Đánh giá thực trạng công tác quản lý, sử dụng và tổ chức hạch toán kế toán TSCĐ tạ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hạch toán kế toán Tài sản cố định với việc quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty Cổ phần Sông Đà 7 (Trang 74)

TSCĐ tại Công ty Cổ phần Sông Đà 7

1.1. Những ưu điểm trong công tác quản lý và hạch toán TSCĐ tại Công ty Cổphần Sông Đà 7. phần Sông Đà 7.

1.1.1. Những ưu điểm trong công tác quản lý TSCĐ tại Công ty.

- Với đặc điểm về hoạt động sản xuất kinh doanh thì TSCĐ tại Công ty Cổ phần Sông Đà 7 chủ yếu phục vụ cho hoạt động xây lắp. Do đó, Công ty đã tiến hành cho các TSCĐ được phân về Đội cơ giới, các chi nhánh và khối cơ quan Công ty. Khi TSCĐ được phân về bộ phận nào thì sau khi tiếp nhận, TSCĐ được sử dụng đúng mục đích, kế hoạch của Công ty. Đồng thời, các bộ phận phải có trách nhiệm

quản lý TSCĐ, nếu để xảy ra mất mát, hư hỏng ngoài định mức thì phải bồi thường vật chất. Chính nhờ biện pháp quản lý chặt chẽ và quy về trách nhiệm mà các bộ phận có tinh thấn trách nhiệm cao trong việc bảo quản và sử dụng TSCĐ.

- Để việc quản lý có hiệu quả hơn, định kỳ, Công ty tiến hành kiểm kê TSCĐ để sớm phát hiện những trường hợp thừa thiếu TSCĐ, từ đó đưa ra biện pháp xử lý kịp thời. Đồng thời, qua việc kiểm kê TSCĐ cũng xác định được những TSCĐ hư hỏng cần sửa chữa hay thanh lý, nhượng bán.

1.1.2. Ưu điểm trong hạch toán TSCĐ tại Công ty Cổ phần Sông Đà 7.

 Về tổ chức bộ máy kế toán

- Đội ngũ nhân viên phòng Kế toán- Tài chính tại Công ty Cổ phần Sông Đà 7 mặc dù chưa đáp ứng đủ yêu cầu về số lượng nhưng trình độ chuyên môn cao( 100% nhân viên có trình độ đại học về chuyên ngành kế toán trở lên). Điều đó góp phần nâng cao chất lượng công tác kế toán tại Công ty. Các kế toán viên được phân công theo từng phần hành cụ thể tạo cơ sở cho sự chuyên môn hoá thực hiện công việc.

- Để nâng cao chất lượng công việc và cập nhật các kiến thức, thông tin kế toán tài chính mới ban hành, Công ty Cổ phần Sông Đà 7 rất chú trọng thường xuyên mời chuyên gia, các giảng viên của các trường kinh tế đào tạo cho các nhân viên Phòng kế toán tài chính và các nhân viên kế toán tại các chi nhánh, các tổ đội,

 Về phần mềm kế toán hỗ trợ

Theo chủ trương của Tổng công ty Sông Đà và yêu cầu hoạt động trong thị trường cạnh tranh của một công ty cổ phần có cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán, Phòng tài chính kế toán của Công ty đã sử dụng phần mềm kế toán máy SAS được thiết kế chuyên dùng cho Tổng Công ty Sông Đà và các công ty thành viên, để hỗ trợ cho công tác kế toán tiến hành nhanh chóng, chính xác, chuyên nghiệp trong việc phân loại, hạch toán và tổng hợp các báo cáo. Nhờ việc áp dụng khoa học tiên tiến một cách phù hợp với tình hình Công ty, đã đem lại lợi ích về mọi mặt trong đó phải kể đến công việc của kế toán viên được giảm bớt, việc

hạch toán diễn ra nhanh chóng, chính xác hơn, tránh được những chi phí không cần thiết

 Về chứng từ kế toán

-Bộ chứng từ cho mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh luôn được lập đầy đủ, hợp lý, hợp lệ theo đúng quy định của Bộ tài chính. Công ty sử dụng các mẫu chứng từ như: Biên bản bàn giao TSCĐ, Biên bản thanh lý TSCĐ, thẻ TSCĐ… theo mẫu của Bộ tài chính ban hành. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc lập, luân chuyển chứng từ, lưu trữ và bảo quản cũng như việc kiểm tra đối chiếu giữa số liệu thực tế và số liệu sổ sách.

- Quy trình luân chuyển TSCĐ được thực hiện một cách chặt chẽ. Việc xác định từng TSCĐ bằng các số liệu tương ứng với các đặc trưng kỹ thuật và tác dụng của chúng giúp cho kế toán quản trị thuận lợi trong việc sắp xếp TSCĐ theo các chỉ tiêu quản lý, nghiên cứu khi cần thiết. Đồng thời đảm bảo được trách nhiệm vật chất cá nhân, bộ phận sử dụng trong quá trình bảo quản và sử dụng TSCĐ

 Về tài khoản kế toán

Công tác áp dụng hệ thống tài khoản kế toán ban hành theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006. Ngoài ra, Công ty còn mở chi tiết các tài khoản cấp 3, 4 để thuận lợi hơn trong công tác hạch toán kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

 Về hệ thống sổ kế toán và hệ thống báo cáo

Hằng năm, Công ty lập hệ thống sổ và báo cáo theo đúng quy định, bên cạnh đó, Công ty còn lập hệ thống sổ và báo cáo quản trị riêng nhằm phục vụ cho mục đích quản lý. Riêng đối với TSCĐ, Công ty lập sổ tăng giảm TSCĐ, sổ khấu hao theo đơn vị sử dụng, đồng thời có các báo cáo tăng giảm TSCĐ, bảng tổng hợp khấu hao. Như vậy, có thể thấy rõ ràng tình hình tăng, giảm TSCĐ, mức khấu hao để có biện pháp phân bổ và sử dụng TSCĐ một cách hợp lý.

 Về công tác sửa chữa lớn Tài sản cố định

Tài sản của Công ty phần lớn là máy mócc thiết bị có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài. Do vậy, hàng năm, Công ty đều lập kế hoạch sửa chữa lớn TSCĐ,

điều này giúp Công ty chủ động trong quá trình sửa chữa. Đối với những TSCĐ đã khấu hao hết giá trị mà vẫn hoạt động được, Công ty trích phụ phí sử dụng TSCĐ và sửa chữa lớn, công việc sửa chữa thường xuyên đảm bảo cho quá trình thi công- sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn.

 Về công tác đầu tư mới TSCĐ

Là công ty Cổ phần có sự chi phối hoạt động của Nhà nước, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng, Công ty luôn nhận thức rõ vấn đề quan trọng của việc đầu tư trang thiết bị TSCĐ đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngay từ khi mới thành lập, Công ty đã đầu tư một cơ cấu TSCĐ hợp lý và có chất lượng nhằm đảm bảo tốt cho công tác sản xuất kinh doanh. Với kết quả kinh doanh đạt được trong quá trình hoạt động, Công ty luôn chủ động trong việc đầu tư mua mới trang thiết bị, điều này ảnh hưởng tích cực đến quá trình và chất lượng thi công của Công ty

 Về nguồn đầu tư cho TSCĐ

Đầu tư cho TSCĐ có đặc điểm là vốn lớn, thời gian thu hồi vốn dài.. nên không dễ dàng để huy động nguồn đầu tư cho TSCĐ. Tuy nhiên, Công ty Cổ phần Sông Đà 9 đã rất năng động trong việc huy động vốn tự có và vốn tín dụng để giải quyết vấn đề này. Nhờ uy tín của Công ty trên thị trường mà việc huy động vốn tín dụng của Công ty diễn ra khá suôn sẻ, phần vốn tín dụng đầu tư trong TSCĐ của Công ty là tương đối lớn.

1.2. Những nhược điểm trong hạch toán kế toán TSCĐ tại Công ty Cổ phầnSông Đà 7Sông Đà 7 Sông Đà 7

Bên cạnh những điểm đã đạt được thì công tác kế toán TSCĐ tại Công ty Cổ phần Sông Đà 7 vẫn còn những mặt chưa hoàn thiện như sau:

 Về bộ máy kế toán

Do bộ máy tổ chức của Công ty còn cồng kềnh nên công tác tổ chức kế toán chưa được nhanh chóng, gọn nhẹ, do vậy đôi khi gây nhầm lẫn trong việc hạch toán. Công ty tổ chức sản xuất kinh doanh theo mô hình trực tuyến, ngoài việc uỷ quyền cho các đơn vị trực thuộc lớn hạch toán độc lập thì Công ty vẫn chỉ đạo chỉ

đạo trực tiếp cho các đơn vị trực thuộc nhỏ. Điều đó có nghĩa là các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở các đơn vị trực thuộc nhỏ đều phải tập hợp lên phòng kế toán của Công ty để hạch toán. Do đó gây mất thời gian, làm chậm trễ trong việc hạch toán, làm tăng khối lượng công việc trong phòng kế toán Công ty, ảnh hưởng đến tiến độ thi công và gây mất chủ động ở các đơn vị trực thuộc. Trong việc phân công nhiệm vụ của các nhân viên trong phòng kế toán, vẫn còn tồn tại tình trạng nhân viên kế toán vừa là kế toán TSCĐ vừa là thủ quỹ. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng lao động của cán bộ này.

 Về công tác khấu hao TSCĐ

- Trong sổ chi tiết TSCĐ, số khấu hao theo nguồn không được phản ánh. Việc khấu hao TSCĐ dùng cho công tác quản lý tại Công ty như sau: Tại toà nhà Sông Đà- nơi đặt trụ sở của Công ty tại Mỹ Đình sử dụng máy phát điện DETUZ 165KVA… thì chi phí khấu hao phải đưa vào Tài khoản 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp thì Công ty lại hạch toán vào Tài khoản 627404- Trụ sở Công ty tại Mỹ Đình. Hoặc khấu hao TSCĐ mà cụ thể là máy thi công san, ủi tại đội xây dựng tổng hợp Sơn La, phải đưa vào Tài khoản 623- chi phí máy thi công, Công ty lại đưa vào 627- chi phí sản xuất chung, đã làm sai bản chất chi phí, từ đó có thể có những đánh giá sai lệch trong việc tính giá trị sản phẩm dở dang, ảnh hưởng đến kết luận của kế toán quản trị cũng như của ban giám đốc Công ty…

- Công ty đã tiến hành rích khấu hao với một số TSCĐ vô hình như Thương hiệu Sông Đà, phần mềm máy tính nhưng chưa tiến hành trích khấu hao đối với TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất, là một TSCĐ vô hình có giá trị lớn. Công ty nên tham khảo về quy định liên quan đến thời gian sử dụng đất với việc trích khấu hao quyền sử dụng đất.

 Về công tác đánh giá lại TSCĐ

Khi đánh giá lại TSCĐ, kế toán Công ty không hạch toán sự tăng giảm giá trị TSCĐ trên tài khoản 412 “ Chênh lệch đánh giá lại”, mà giá trị tăng giảm đó kế toán Công ty lại ghi giá trị âm vào bên tài khoản 214 “ Hao mòn luỹ kế”, như vậy sẽ

làm cho khấu hao không đúng, gây khó khăn cho công tác đánh giá tình hình tài sản, ảnh hưởng đến đánh giá của kế toán quản trị.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hạch toán kế toán Tài sản cố định với việc quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty Cổ phần Sông Đà 7 (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w