2. Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Sông Đà 7
2.2.1. Đối với công tác hạch toán kế toán TSCĐ
- Ý kiến thứ nhất: Về bộ máy kế toán
Phòng kế toán của Công ty nên phân công thực hiện công việc kế toán của các đơn vị trực thuộc nhỏ. Điều đó có nghĩa là phòng kế toán của Công ty chỉ nên tổng hợp báo cáo của đơn vị trực thuộc vào cuối mỗi kỳ( theo tháng hoặc theo quý) để tiến hành kiểm tra đồng thời phản ánh vào số liệu tổng hợp của Công ty. Điều này sẽ góp phần làm giảm bớt công việc kế toán cho Công ty, vừa tạo sự chủ động, kịp thời cho các đơn vị trực thuộc.
Việc kế toán TSCĐ kiêm luôn nhiệm vụ thủ quỹ là không hợp lý, do đó Công ty nên tiến hành phân công chức năng, nhiệm vụ rõ ràng cho các nhân viên kế toán, đề phòng tránh những rủi ro không cần thiết, thực hiện chuyên môn hoá công việc để đạt được kết quả cao hơn.
- Ý kiến thứ hai: Tuân thủ ghi nhận TSCĐ theo quy định chung:
Công ty nên thường xuyên tiến hành xem xét lại các TSCĐ hiện có, qua đó phát hiện những TSCĐ có giá trị nhỏ hơn 10 triệu đồng để chuyển sang thành công cụ, dụng cụ đang sử dụng. Xác định số khấu hao luỹ kế và giá trị còn lại của TSCĐ để ghi chuyển sang chi phí trả trước dài hạn hoặc chi phí kinh doanh trong kỳ và được hạch toán như sau:
Nợ TK 242 : Chi phí trả trước dài hạn ( nếu GTCL của TSCĐ lớn) Nợ TK 623,627,641,642: ( nếu GTCL của TSCĐ nhỏ)
Nợ TK 214 : Hao mòn TSCĐ Có TK 211: TSCĐHH
- Ý kiến thứ ba: Về công tác sửa chữa lớn TSCĐ
Theo quy định thì kế toán phải tham gia lập dự toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ nhưng kế toán tại Công ty chỉ làm nhiệm vụ cấp nguồn sửa chữa lớn cho các chi nhánh, gây khó khăn cho việc quản lý nguồn chi phí sửa chữa lớn TSCĐ. Công
ty nên cho các chi nhánh, xí nghiệp chủ động trong quá trình trích trước chi phí sửa chữa và tiến hành hoạt động sửa chữa. Sau đó, phòng kế toán trên Công ty sẽ tiến hành tổng hợp các chứng từ liên quan đến sửa chữa lớn TSCĐ tại các chi nhánh, xí nghiệp để tiến hành hạch toán hợp lý.
- Ý kiến thứ tư: Về công tác khấu hao TSCĐ
+ Về thời điểm trích và thôi trích khấu hao TSCĐ : theo quy định của Bộ tài
chính ban hành theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ. Việc trích và thôi trích khấu hao TSCĐ được thực hiện bắt đầu từ ngày mà TSCĐ tăng, giảm hoặc tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Và căn cứ vào khung thời gian của TSCĐ ban hành kèm theo quyết định số 206/2003/QĐ-BTC, công ty nên xác định lại khung thời gian khấu hao của một số TSCĐ cho phù hợp hơn, tránh tình trạng trích khấu hao không đúng gây ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh cũng như kế toán quản trị của Công ty.
+ Về việc xác định mức trích khấu hao của TSCĐ
Tuân thủ theo quy định về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ hiện hành theo Quyết định số 206 ở trên, đối với những TSCĐ đưa vào sử dụng trước ngày 01/01/2004, Công ty nên xác định lại mức trích khấu hao như sau:
Căn cứ các số liệu trên sổ kế toán, hồ sơ của TSCĐ để xác định giá trị còn lại trên sổ kế toán của Tài sản cố định
Xác định thời gian sử dụng còn lại của TSCĐ theo công thức sau: t1
T = T2 ( 1 - --- ) T1 Trong đó:
T : Thời gian sử dụng còn lại của TSCĐ
T1 : Thời gian sử dụng của TSCĐ xác định theo quy định tại Phụ Lục 1 ban hành kèm theo Quyết định số 166/1999/QĐ-BTC.
T2 : Thời gian sử dụng của TSCĐ xác định theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC
t1 : Thời gian thực tế đã trích khấu hao của TSCĐ
Xác định mức trích khấu hao hằng năm( cho những năm còn lại của TSCĐ) như sau:
Mức trích khấu hao Giá trị còn lại của TSCĐ
trung bình hàng năm = --- của TSCĐ Thời gian sử dụng còn lại của TSCĐ
Mức trích khấu hao trung bình hằng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng.
+ Về việc hạch toán đúng chi phí khấu hao:
Công ty nên sử dụng đúng các tài khoản để phản ánh đúng chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh, các chi phí khấu hao máy móc của đội xây dựng Tổng hợp Sơn La tại chi nhánh Sông Đà 708 nên đưa vào Tài khoản 623- Chi phí máy thi công, để xác định đúng giá thành các công trình thực hiện, chi phí khấu hao máy móc phục vụ cho công tác quản lý nên đưa vào tài khoản 6424- Khấu hao tài sản phục vụ cho quản lý, tạo thuận lợi cho kế toán quản trị trong việc nghiên cứu các biện pháp nhằm giảm bớt chi phí kinh doanh của Công ty
+ Về việc lựa chọn phương pháp tính khấu hao hợp lý
Theo quyết định 206/2003QĐ-BTC về việc quản lý TSCĐ và trích khấu hao TSCĐ đã cho phép doanh nghiệp căn cứ vào tình trạng kỹ thuật của TSCĐ mà xác định một khoảng thời gian tối thiểu hoặc tối đa, cũng như quy định ba phương pháp tính khấu hao TSCĐ( trong đó có phương pháp khấu hao theo đường thẳng mà Công ty đang áp dụng). Do Công ty mua TSCĐ bằng nguồn vốn tự bổ sung và nguồn vốn tín dụng, nên để đảm bảo cho Công ty có thể trả vốn vay nhanh khi tiến hành đầu tư TSCĐ bằng nguồn vốn tín dụng, Bộ Tài chính đã cho Doanh nghiệp khấu hao TSCĐ theo năm vay vốn nhưng không quá số vốn vay. Việc này tạo điều kiện cho doanh nghiệp tính nhanh mức khấu hao, từ đó giảm tối đa thời gian khấu hao. Do Công ty Cổ phần Sông Đà 7 quản lý TSCĐ của cả các chi nhánh, các tổ đội
xây dựng nên cấn lưu tâm đến quy định vừa nêu. Khi khấu hao hết thì có kế hoạch thanh lý hay nhượng bán TSCĐ, tận dụng thời gian khấu hao nhanh để tăng hiệu suất sử dụng TSCĐ và cập nhật công nghệ mới. Bên cạnh đó, Công ty cần có sự giám sát chặt chẽ việc sử dụng và trích khấu hao của các chi nhánh, đội xây dựng nhằm tránh tình trạng lợi dụng quy định để làm tăng chi phí hay bảo quản không tốt TSCĐ, hoặc có thông đồng với các đơn vị được nhượng bán, thanh lý TSCĐ, tạo nguồn thu bất chính cho một số cá nhân.
Công ty có thể lựa chọn phương pháp khấu hao phù hợp với từng loại TSCĐ. Như: TSCĐ là nhà cửa, vật kiến trúc thì nên áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng. TSCĐ là máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải gắn liền với biến động của tình hình sản xuất kinh doanh và thường xuyên được sử dụng thì nên áp dụng phương pháp khấu hao nhanh.
+ Về việc trích khấu hao của TSCĐ VH là quyền sử dụng đất
Theo quyết định số 206/QĐ-BTC thì quyền sử dụng đất lâu dài là TSCĐ VH đặc biệt được ghi nhận vào nguyên giá nhưng không được trích khấu hao. Còn quyền sử dụng đất có thời hạn thì thời gian sử dụng là thời hạn được sử dụng đất theo quy định, do vậy quyền sử dụng đất có thời hạn vẫn phải trích khấu hao. Quyền sử dụng đất của Công ty Cổ phần Sông Đà 7 chính là quyền sử dụng đất của Toà nhà Sông Đà trên đường Phạm Hùng, Mỹ Đình và một số nơi khác( nơi đặt các chi nhánh, các tổ đội của Công ty), nhưng quyền sử dụng đất này do Tổng Công ty cấp cho Công ty CP Sông Đà 7 nên chưa xác định được thời hạn sử dụng đất. Công ty nên làm rõ về thời hạn sử dụng đất với Tổng công ty Sông Đà để ra quyết định rõ ràng về việc có trích khấu hao quyền sử dụng đất.