1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tội mua bán phụ nữ một số vấn đề lý luận và thực tiễn

99 739 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 40,38 MB

Nội dung

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến hai mươi năm: a Mua bán phụ nữ vì mục đích mại dâm; b Có tổ chức; c Có tính chất chuyên nghiệp; d Để đưa ra

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC s ỉ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS Trần Văn Luyện

Viện khoa học hình sự - Bộ Công an

đ a i h o c q u ố c g i a h a NC

t r u n g t â m t h ò n g tin thư v iê n

HÀ NỘI - 2005

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CAM Đ O A N 2

LỜI CẢM ƠN 3

CHỮ V IẾ T TẮ T 4

PHẦN MỞ Đ Ầ U 5

/ Tinh cấp thiết của đ ề tà i 5

2 Tình hình nghiên cứu 6

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 7

4 Đối tượng nghiên cứu 7

5 Cơ sở khoa học của đ ề t à i: 8

6 Phương pháp nghiên cứu 8

7 Điểm mới của luận văn 8

8 Cơ cấu của luận văn 9

CHƯƠNG 1 NHŨNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỘI MUA BÁN PHỤ NỮ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT V IỆT NAM VÀ MỘT s ố NƯỚC 10

1.1 Nhận thức chung về tội mua bán phụ n ữ 10

7.7.7 Khái niệm tội mua bán phụ nữ 10

1.1.2 Dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội mua bán phụ nữ 12

1.2 Phân biệt tội MBPN với một số tội phạm khác 17

/.2.7 Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em (Điều 120) 17

ỉ 2.2 Tội môi giới mại dâm (Điều 2 5 5 ) 19

Ị 2.3 Tội tổ chức, cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ỏ lại nước ngoài trái phép (Điều 2 7 5 ) 20

1.3 Tội MBPN trong luật pháp một số nước trong khu vực Châu á 21

ỉ 3.1 Trung Quốc 21

1.3.2 ỉnđônêxia 24

1.3.3 Thái Lan 25

1.3.4 Philippin 28

ỉ 3.5 M aỉayxia 29

Trang 3

CHUƠNG 2 THỤC TRẠNG TÌNH HÌNH TỘI PHẠM MƯA BÁN PHỤ NỮ Ở

NUỒC TA GIAI ĐOẠN 1995 - 2004 31

2.1 Tình hình tội phạm MBPN ở Việt Nam hiện nay 31

2.1.1 Diễn biến của tội phạm mua bán phụ nữ ỞVN 31

2 1.2 Phương thức, thủ đoạn phạm tội mua bán phụ nữ ở Việt N am 42

2.1.3 Nguyên nhân và điêu kiện của tội phạm mua bán phụ nữ ỎViệt N am 54 2.2 Công tác đâu tranh, phòng chóng tội phạm MBPN ở Việt Nam trong 10 nãm q u a 62

2.2.1 Công tác tuyên truyền, pliổbiến pháp luật và phòng ngừa tội phạm mua bán phụ nữ 63

2.2.2 Thực tiễn khỏi tố, điểu tra, truy tố, xét xử tội phạm MBPN 65

2.2.3 Hợp tác quốc t ế trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm mưa bán phụ nữ: 68

2.2.4 Những hạn c h ế thiếu sót trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm mua bán phụ n ữ 70

Két luận chương 2 : 74

CHUƠNG 3 MỘT s ố GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẤU TRANH PHÒNG CHốNG TỘI PHẠM MUA BÁN PHỤ NỮ 75

3.1 Dự báo tình hình tội phạm MBPN trong thời gian tớ i 75

3.2 Một sỏ giải pháp đấu tranh phòng chống tội M B P N 78

3.2.1 Các giải pháp chung 79

3.2.2 Các giải pháp cụ thể 82

Kêt luận chương 3 : 87

KÉT LUẬN 88

Danh mục tài liệu tham k h ả o 90

Phụ lụ c 94

Trang 4

CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

AIDS Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người

HLHPNVN Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam

HIV Vi rút gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người

INTERPOL Tổ chức cảnh sát hình sự quốc tế

VKSNDTC Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Trang 5

công dán có quyển bất khả xàm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ

về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.

Tội mua bán phụ nữ được quy định tại Điều 119 BLHS năm 1999, là tội nguy hiểm bời nó chà đạp lên nhân phẩm, danh dự cùa người phụ nữ, coi phụ

nữ như' một món hàng để mua bán, ưao đổi Tội phạm này đã xâm phạm đến một trong những quan hệ xã hội quan trọng nhất: quyền được bảo vệ vế nhân phẩm, danh d ự của phụ nữ là quyền hiến định (được quy định tại Điều 63

Hiến pháp 92: "Nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xừ với phụ nữ, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ”).

Trong những năm gẩn đây, hiện tượng mua bán phụ nữ xuất hiện ngày

càng nhiều, mà hậu quả của nó là những thảm cảnh xuất hiện ưong cuộc đời của những cô gái được xem như những món hàng để ưao đổi, mua bán Họ từ những cô thôn nữ thật thà, chân chất ườ thành gái điếm, gái nhà hàng; từ những thiếu nữ ngây thơ, trong trắng ưở thành vợ của những người đàn ông đáng tuổi ông, tuổi cha và là nô lệ tình dục của cả gia đinh Phần lớn họ phải sống trong những điều kiện hết sức cơ cực cả về thể xác lẫn tinh thần Họ bị bóc lột, đánh đập, đối xử như những nô lộ để rồi bị vắt kiột sức lao động trên đất khách quê người mà khổng biết đến bao giờ mới ườ vé quê hương trong niềm nuối tiếc và ân hận.

Tộ buôn bán phụ nữ đã từ lâu không còn là vấn đề trong phạm vi quốc gia mà đang có chiều hướng gia tãng tại các nước đang phát triển trong đó có

1 Tính cấp thiết của đổ tài

Trang 6

Việt Nam Vì nguồn lợi nhuận cao, bọn buôn người không từ một thủ đoạn nào để dụ dỗ, lừa gạt, cưỡng ép và bắt cóc phụ nữ để buôn bán vì mục đích hôn nhân, tình dục, giúp việc gia đình hoặc vì nhiều mục đích khác nhau Tinh hình đó đã và đang đặt ra yêu cầu vừa cần thiết, cấp bách, vừa cơ bản lâu dài, đòi hỏi phải nghiên cứu nghiêm túc cả về lý luận và thực tiễn để nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán phụ nữ Với những lý do trên, tôi chọn đề tài ‘T ộ / mua bán phụ nữ: một số vấn đề lý luận và thực tien" làm luận văn tốt nghiệp cho khoá học.

2 Tình hỉnh nghiên cứa

Mua bán phụ nữ là một vấn đề mang tính thời sự và nổi cộm được khá nhiểu các ngành, nhiều cấp cũng như các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, được phản ánh trên các báo và tạp chí gần đây Riêng năm 2004 có gần 30 bài báo để cập đến vấn nạn này như “Ba ngày bán 3 người bạn thán sang Trung Quốc” (Báo Gia đình xã hội, số 42 ngày 6/4/1004); “Chuyện của

những cô gái trẻ ở Nam Trực, Nam Định : sểnh nhà ra mất tích” (Báo

Công an nhân dân số 20 ngày 14/2/2004) hay như “Cđ Mau: Vì tiền bán hàng xóm, bán cả con” (Báo Gia đình xã hôi số 35 ngày 21/3/2004) Bên

cạnh đó, vấn đề đấu tranh phòng, chống mua bán phụ nữ cũng đã được đề cập trong một số công trình khoa học, sách tham khảo “Cán bộ Hội phụ nữ với công tác phòng chống tộ nạn mại dâm”, của Ban Tuyên giáo, HLHPNVN [1],

“Những điều cần biết về phòng chống buôn bán người đặc biột là phụ nữ và trẻ em” của Ban Nghiên cứu, HLHPNVN 2003, luận văn thạc sỹ về ‘Tổ chức tiến hành một số hoạt động điều tra ban đầu các vụ án mua bán phụ nữ qua biên giới Việt Trung” của Thạc sỹ Nguyễn Quang Dũng năm 1999.

Tuy nhiên, các bài viết và công trình nghiên cứu ưên chỉ mới dừng lại ở viộc tuyên truyền, phổ biến mang tính chất cảnh báo về thực trạng mua bán phụ nữ cũng như mối nguy hiểm của nó hoặc nghiên cứu dưới góc độ điều tra

Trang 7

vụ án mua bán phụ nữ ở một địa bàn cụ thể, mà chưa nghiên cứu một cách hệ thống về mặt lý luận, thực tiễn của tội phạm này dưới góc độ pháp lý hình sự

và tội phạm học để có được giải pháp phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả với

loại tội phạm này

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận vân

Từ những vấn đề lý luận và pháp lý về tội mua bán phụ nữ, luận văn nghiên cứu, đánh giá khái quát thực trạng tình hình tội phạm mua bán phụ nữ

ở Việt Nam hiộn nay, xu thế phát triển cũng như phương thức, thủ đoạn mới của tội phạm này Từ đó, đưa ra những giải pháp phòng ngừa, đấu tranh chống tội mua bán phụ nữ, làm cơ sở phục vụ cho công tác phòng chống tội phạm này đạt hiộu quả cao nhất.

Để đạt được mục đích đề ra, luận văn tập trung nghiên cứu, giải quyết các nhiộm vụ cụ thể sau:

- Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của công tác phòng, chống tội mua bán phụ nữ.

- Đánh giá và phân tích tình hình của tội mua bán phụ nữ trong 10 năm qua (1995 - 2004) để thấy được xu hướng phát triển và diễn biến phức

tạp của tội phạm này

- Nghiên cứu những nguyên nhân và điều kiện của tội mua bán phụ

nữ, từ đó dự báo tình hình tội phạm này trong thời gian tới.

- Trên cơ sở nghiên cứu những hạn chế thiếu sót trong công tác phòng, chống tội phạm này để đề ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm này.

4 Đối tưựng nghiên cứa

- Tình hình tội phạm mua bán phụ nữ ở V iệt Nam trong giai

đoạn 1995 - 2 0 0 4

Trang 8

- Kết quà công tác đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này.

- Các VBPL liên quan đến cỏng tác phòng, chống tội MBPN

5 Cơ sở khoa học của để tài:

Đề tài được nghiên cứu dựa trên:

- C ơ sở lý luận: phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biộn chứng,

chủ nghĩa duy vật lịch sử.

- Cơ sở thực tiễn: hoạt động mua bán phụ nữ và quá trình đấu tranh

phòng, chống tội phạm mua bán phụ nữ cùa các lực lượng chức năng.

6 Phương pháp nghiên cứa

Luận vân sừ dụng các phương pháp nghiên cứu:

- Lịch sir,

- Tổng hợp, so sánh, phân tích sồ' liệu, tài liệu;

- Thống kê hình SỊT,

- Phương pháp điều ưa xã hội học;

- Phương pháp chuyên gia

7 Điểm mởl cùa luận vãn

- Tổng kết những phương thức thủ đoạn mới nổi lên của tội mua bán phụ nữ, đồng thời nghiên cứu làm rõ tình hình tội phạm này ở Việt Nam cũng như ở một số nước trên thế giới.

- Dự báo tình hình tội phạm MBPN ở Việt Nam trong bối cảnh Viột

Nam hội nhập khu vực và quốc tế Đưa ra những giải pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm này cũng như hoàn thiộn các văn bản pháp luật có liên quan.

Trang 9

8 Cơ cấu của luận vân

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, các bản đồ, bảng số liệu và biểu đồ, nội dung cùa luận văn được trình bày trong

Trang 10

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN Đ Ể L Ý LU Ậ N CH U N G V Ể T Ộ I M UA BÁN PHỤ

N ữ T H E O Q U Y ĐỊNH CỦA P H Á P L U Ậ T V IỆ T NAM VÀ M Ộ T

1.1 NHẬN THỨC CHUNG VỀ TỘI MUA BÁN PHỤ NỬ

1.1.1 Khói niộm tội mua bán phụ nữ

Theo quan điểm của triết học Mác- Lênin thì tội phạm là một hiện tượng

xã hội có nguyên nhân phát sinh bởi những điều kiên kinh tế nhất định, được phản ánh và nhìn nhận từ góc độ lợi ích xã hội và lợi ích giai cấp Hay nói cách khác, tội phạm là một hiện tượng tiêu cực ưong xã hội, nó có nguồn gốc

từ xã hội ra đời cùng với sự xuất hiện của giai cấp và nhà nước, gắn liền với

sự phát triển của xã hội.

Mua bán phụ nữ là một trong những hình thức của buôn bán người Buôn bán người là việc di chuyển đàn ông, đàn bà, trẻ nhỏ từ nơi này đến nơi khác

để lao động cưỡng bức như: làm mại dâm, giúp viộc trong gia đình, làm các việc nông nghiệp nguy hiểm, làm việc trong các cửa hàng, quán ăn, công trường xây dựng và nhiều công việc khác ưong xã hội hiện đại Vấn đề xâm phạm nhân quyền mang tính chất toàn cầu này xuất hiện ở nhiều nước không phân biệt vị trí địa lý, tôn giáo hay lục địa [38, tr 19]

Như vậy, mua bán phụ nữ (sale of women, women trafficking) là bất kỳ một hành động hoặc sự giao dịch nào mà qua đố, người phụ nữ bị chuyển giao từ bất kỳ một người hay một nhóm người cho một người hay một nhóm người khác để nhận tiền hay bất kỳ hình thức thanh toán nào khác.

Khái niộm tội phạm trong pháp luật hình sự Viột Nam đã chỉ ra rằng: tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự,

do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý,

Trang 11

Tại Điều 119 Bộ Luật hình sự Việt Nam năm 1999 quy định:

1 Người nào mua bán phụ nữ thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy nãm

2 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm

năm đến hai mươi năm:

a) Mua bán phụ nữ vì mục đích mại dâm;

b) Có tổ chức;

c) Có tính chất chuyên nghiệp;

d) Để đưa ra nước ngoài;

e) Mua bán nhiều người;

Rõ ràng rằng, pháp luật hình sự Viột Nam coi việc mua bán phụ nữ là tội phạm, vì vậy tội mua bán phụ nữ có đầy đủ các đặc điểm chung của tội phạm

Trang 12

Tuy nhiên, tội mua bán phụ nữ là một tội riêng biệt và cụ thể nên nó có những đặc điểm riêng mà những đặc trưng này được thể hiện chủ yếu trong các yếu tố cấu thành tội phạm.

Theo pháp luật hình sự Việt Nam, bất cứ một tội phạm nào cũng gổm bốn yếu tố cấu thành tội phạm (khách thể, mặt khách quan, chủ thể, mặt chủ quan), nếu thiếu một trong bốn yếu tố nêu ưên thì không cấu thành tội phạm.

a) Khách thể:

Khách thể cùa tội phạm là các quan hộ xã hội bị tội phạm xâm hại.

Vậy, khách thề của tội mua bán phụ nữ là quyền bất khả xám phạm

tự do thân thể, nhân phẩm của người phụ nữ được Hiến pháp và pháp luật bảo vệ Đây chính là quyền được tôn ưọng và bảo vệ nhân phẩm và danh dự của con người.

Con người với ý nghĩa vừa là thực thể tự nhiên, vừa là thực thể xã hội, có thể trở thành chủ thể của nhiều quan hệ xã hội khác Trong số những quan hệ

xã hội đó, có nhiều quan hệ xã hội mà chủ thể là những người phụ nữ Với thiên chức cao cả của người phụ nữ và đặc điểm vể thể chất, đáng lẽ họ phải được tôn trọng, được sống và làm chủ cuộc sống của mình với tư cách một con người trong xã hội Nhưng ngược lại, bọn phạm tội đã coi họ như một món hàng để có thể được mua bán, trao đổi kiếm lời, làm cho nhiẻu phụ nữ phải chịu đựng cảnh sống như nô lệ, bị hành hạ và đối xử tàn tệ.

Trường hợp của cô Lò Thị Kiên và Lò Thị Kiến ở Lào Cai là điển hình cho thân phận các cô gái bị mua bán vào ổ chứa mại dâm ở Trung Quốc Khi biết mình bị bán vào ổ chứa mại dâm, hai chị em Kiên và Kiến chống đối quyết liệt, nhưng bị chủ chứa cho bọn tay chân đánh đập, bắt phải tiếp khách Bọn chúng đã tách hai chị em vào những buồng khác nhau để dễ bề sai khiến.

Trang 13

Trong thời gian bị bọn chúng hành hạ, Kiến đã có thai và giấu chủ chứa để sinh con Khi bào thai đã lớn thì chủ chứa phát hiện ra và kiên quyết buộc cô phải uống thuốc phá thai mặc dù Kiến đã khóc lóc van xin Rồi ngay trước mắt Kiến, đứa trẻ được sinh ra đã bị bọn chúng hành hạ cho đến chết Chứng kiến cảnh đó, Kiến gần như điên dại, cô suy sụp hoàn toàn Nhưng ngay sau

đó vài ngày, bọn chúng lại bắt cô phải tiếp khách mua dâm Chỉ trong thời gian ngắn, Kiến đã không còn khả năng lao động Cũng như Kiến, Kiên cũng

bị bọn chủ chứa hành hạ với thủ đoạn rất vô lương tâm pff-]

b) Mặt khách quan:

bán, trao đổi người phụ nữ để lấy tiền, hàng hóa hoặc lợi ích vật chất khác

Để thực hiện hành vi kiếm lời bất chính trên, người phạm tội có thể dùng bất

cứ một thủ đoạn nào như: rủ rê, dụ dỗ, lừa dối, cưỡng ép phụ nữ để bán họ cho người khác Một điều kiộn tiên quyết cần phải có để xác định tội phạm này là người phụ nữ được đem ra mua bán phải đủ 16 tuổi trở lên, còn nếu dưới 16 tuổi thì xem xét về tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em (Điều 120 BLHS 1999).

Hành vi MBPN là một hành động phi nhân tính, nó đã chà đạp lên nhân phẩm, nhân quyền của người phụ nữ Cho nên, việc người phụ nữ có thỏa thuận trở thành đối tượng mua bán hay không, không có ý nghĩa về mặt cấu thành tội phạm Bởi vì, thực tế trong nhiều, vụ án MBPN cho thấy, có những trường hợp người bị hại ở trong điều kiên hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nên

đã đổng ý thỏa thuận việc đưa sang Trung Quốc, Đài Loan để hy vọng có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Do vậy, ở đây chỉ cần có đầy đủ các dấu hiệu về hành vi mua, bán và đối tượng của sự mua, bán này là phụ nữ thì có thể kết tội mua bán phụ nữ rồi Vì

là hành vi mua bán nên dấu hiộu thu lợi cũng là một dấu hiệu quan trọng,

Trang 14

nhưng nó không phải là dấu hiệu bắt buộc, việc người phạm tội có thu lợi hay không điéu đó không có ý nghĩa về mặt định tội, nếu có thì cũng chỉ có ý

nghĩa trong viộc áp dụng hình phạt (lượng hình).

Chúng ta biết rằng MBPN là tội đặc biệt nghiêm trọng Hậu quả của hành vi MBPN là người phụ nữ đã bị đem ra mua bán Nếu người phạm tội đã thực hiện các hành vi chuần bị để nhằm mua, nhằm bán như tìm người, liên

hộ nơi bán, thỏa thuận giá cả nhưng viộc mua bán chưa xảy ra thì cũng không

vì thế mà cho rằng chưa phạm tội MBPN mà trong trường hợp này là chuẩn bị phạm tội hoăc phạm tội chưa đạt Do đó, tùy theo tính chất, mức độ cùa hành

vi phạm tội vản bị truy cứu ưách nhiộm hình sự [2,tr.23]

và đối với hậu quả của hành vi ấy gây nên dưới hình thức cố ý hoặc vô ý.

Lỗi của người phạm tội mua bán phụ nữ là cố ý trực tiếp Người phạm

tội ý thức được rằng việc MBPN là xâm phạm nhân phẩm, danh dự của người phụ nữ, đổng thời gây thiệt hại lớn cho xã hội nhưng vẫn làm để trục lợi.

Trang 15

Luật hình sự Việt Nam bào vệ nsười phụ nữ bàng cách trừng trị mọi hành vi trái pháp luật xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của họ thông qua việc sử dụng hình phạt nghiêm khắc.

Hình phạt chính đối với người phạm tội này gồm 2 khung:

Khung 1: là khung hình phạt cơ bản, có mức phạt tù từ 2 nầm đến 7 năm.

Khung 2: là khung hình phạt lăng năng, có mức phạt tù từ 5 năm đến 20 năm Khung này áp dụng trong những trường hợp sau:

- Mua bán phụ nữ vì mục đích mại dâm như mua bán phụ nữ cho các ổ chứa, nhà hàng, khách sạn ưona đó bí mật hoạt động mại dâm hoặc bán cho người nước ngoài để họ quan hộ tình dục

- Có tổ chức là từ 2 người trờ lên cùng cố ý thực hiện tội phạm,

có sự phân công vai trò, trách nhiệm cùa từng người và quyết tâm thực

- Mua bán nhiều người là mua bán từ hai người trở lên.

- Mua bán nhiều lần là trường hợp đã thực hiện hành vi mua bán phụ nữ từ hai lần trở lên, trong đó có thể có người bị đưa ra nước ngoài; không có người bị đưa ra nước ngoài, thì người phạm tội vừa mua bán nhiều lần vừa để đưa ra nước ngoài (có hai tình tiết tăng nặng định khung) Khi phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng định khung thì người phạm tội phải chịu e) Hình phạt:

Trang 16

hình phạt cao hơn người có 1 tình tiết nếu các tinh tiết cùa vụ án tương tự như nhau [64,tr 195]

Ngoài hình phạt chính, luật quy định buộc người phạm tội còn phải chịu một số các hình phạt bổ sung như: bị phạt tiển từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 1 năm đến 5 năm.

Phạt tiền là hình thức phạt bằng tiền nộp của người phạm tội, mức phạt

tiền được quyết định tùy theo tính chất và mức độ nghiêm trọng cùa tội phạm

đã thực hiện và tiền phạt có thể nộp một lần hoặc nhiều lần trong thời hạn do Tòa án quyết định trong bản án Việc quy định này là kết quả của sự nhìn nhận một cách đúng đắn của các nhà lập pháp nước ta đối với nguyẽn nhân sâu xa của tội mua bán phụ nữ- là lợi nhuận Vậy thì việc đánh vào kinh tê

sẽ thực sự mang lại hiêu quả cao ưong việc ngăn chặn tội phạm này.

Quản ch ế là buộc người bị kết án phải cư trú, làm ăn sinh sống và cải tạo

ở một địa phương nhất định, dưới sự kiểm soát, giáo dục của chính quyền và nhân dân địa phương Trong thời gian quản chế, người bị kết án không được

tự ý ra khỏi nơi cư trú và bị tước một số quyẻn công dân [2, tr.32]

Cấm cư trú là buộc người bị kết án không được tạm trú và thường trú ở

một số địa phương nhất đinh [2, ư.32] Bản án tuyên cấm bị cáo cư trú ở địa phương nào thì họ không được tạm trú và thường trú ở tất cả các vùng thuộc địa phận của địa phương đó Thời gian cấm cư trú bắt đầu kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù.

Việc áp dụng hình phạt bổ sung này đối với người phạm tội mua bán phụ

nữ không phải là nguyên tắc bắt buộc Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà Tòa án có thể quyết định áp dụng hình phạt bổ sung.

Hình phạt bổ sung khồng chỉ có ý nghĩa góp phần trừng trị, giáo dục người phạm tội mà còn nhầm phòng ngừa tội phạm Vì vậy, việc áp dụng hình

Trang 17

phạt bổ sung có tác dụng thiết thực ngân chặn hành vi phạm tội tương tự có thể xảy ra đối với người đã chấp hành xong hình phạt chính.

Việc quy định các hình phạt chính và hình phạt bổ sung này đã thể hiện

sự nghiêm khắc của Nhà nước ta nói chung và Luật hình sự nói riêng đối với những hiện tượng tiêu cực, những hành vi nguy hiểm cho xã hội Đấu tranh phòng ngừa và tiến tới ngăn chặn tộ nạn mua bán phụ nữ là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và của toàn xã hội, mà trực tiếp là của cơ quan bảo vệ pháp luật Do vậy, nhiệm vụ đạt ra đối với những con người nắm trong tay trọng trách to lớn này là phải nắm vững lý luận, sát sao thực tiễn để cuộc đấu tranh đạt hiệu quả cao nhất.

1.2 PHÂN BIỆT TỘI MBPN VỚI MỘT s ố TỘI PHẠM KHÁC

1.2.1 Tội mua bàn, đánh tráo hoặc chiếm đoọt trề em (Điểu 120)

Điều 120 BLHS quy định ‘Tội bắt ưộm, mua bán hoặc đánh tráo trẻ em” Như vậy, khi nào người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 119 hay Điều 120.

Người phụ nữ được đưa ra mua bán phải là người từ đủ 16 tuổi trở lên, nếu nạn nhân dưới 16 tuổi thì đối tượng phạm tội không thuộc tội này mà là tội mua bán, đánh tráo trẻ em Vì pháp luật Việt Nam quy định trẻ em ỉà

những người dưới 16 tuổi. (Bộ luật lao động của Việt Nam)

Theo Nghị quyết số 04/HĐTP ngày 29 tháng 11 năm 1986 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định trong phần các tội phạm của BLHS thì mua bán trẻ em được hiểu là: “việc

mua hoặc bán trẻ em vì mục đích tư lợi, dù là mua của kẻ đã bắt trộm hoặc mua của chính người có con đem bán Hành vi mua bán trẻ em khi biết rõ là đứa trẻ bị bắt trộm đ ể về làm con nuôi cũng bị xử lý về tội mua bán trẻ errí\

Như vậy, mua bán trẻ em được hiểu là có hành vi trao đổi, mua bán trẻ em bằng tiền bạc, vật chất, trẻ em ở đây được hiểu là người từ mới sinh đến dưới

Trang 18

16 tuổi Tội mua bán, đánh tráo trẻ em là một hành vi tội ác nguy hiểm cho xã hội, đặc biệt nghiêm trọng vì nó được thực hiện với đối tượng bị xâm hại là trẻ em, tức là những người còn non nớt về trí tuệ và thể chất, khả năng tự bảo

2 Phạm tội thuộc 1 trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 10 năm

đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiộp;

c) Vì động cơ đê hèn:

d) Mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt nhiẻu trẻ em;

đ) Để đưa ra nước ngoài;

e) Để sử dụng vào mục đích vô nhân đạo;

g) Để sử dụng vào mục đích mại dâm;

h) Tái phạm nguy hiểm;

i) Gây hậu quả nghiêm trọng

3 Người phạm tội còn cố thể bị phạt tiền từ 5 triệu đổng đến 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công viộc nhất định

từ 1 đến 5 năm".

Trang 19

1.2.2 Tội môi gicif mọi dâm (Đrêu 255)

/ Người nào dụ dỏ hoặc dẫn dắt người mại dâm thì bị pliạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

Như vậy, tội môi giới mại dâm biểu hiện bằng hành vi làm trung gian, tổ chức cho người mại dâm gặp người khác hoặc dẫn dắt người khác quan hộ tình dục với người mại dâm Tội phạm này có khung hình phạt thấp hơn tội mua bán phụ nữ và đặc biột thấp hơn nhiều khung hình phạt đối với tội mua bán phụ nữ trong trường hợp có tình tiết tăng năng "vì mục đích mại dâm".

Xét vé hình thức thì hai tội phạm này đều xâm phạm trật tự xã hội, ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người, đến đạo đức xã hội, có thể lan truyền

những bộnh xã hội và cù n g jìh ằn ìJh ư cJ4ộ n Jifl& tjì£ữ g jn ai dâm Nhưng vể

bản chất thì hai tội phạm này có những điểm khác nhau cơ bản như:

- T hứ nhất: đối với tội mua bán phụ nữ thì yếu tố vụ lợi của người

phạm tội như nhận tiền hoặc tài sản có giá trị bằng tiền là một trong những điều kiện thiết yếu để cấu thành tội phạm này, nhưng tội môi giới mại dâm thì lại không phải là điều kiện kiên quyết cần phải có.

- T hứ hai: người phạm tội mua bán phụ nữ thể hiộn rõ hành vi coi

người phụ nữ như một vật, một món hàng thuộc sở hữu cùa mình, toàn quyẻn quyết định cuộc sống, số phận của họ để thu lợi nhuận hoặc phục vụ cho lợi ích của mình, còn tội phạm môi giới mại dâm thì chỉ đóng vai trò là trung gian để dàn xếp cho hoạt động mua bán mại dâm được thực hiện.

- Thứ ba: người phụ nữ bị đem ra mua bán không hể hay biết mình là

nạn nhân của một vụ mua bán người hay ít ra thì cũng không tự nguyện biến mình thành món hàng để mua bán trao đổi, nhưng đối với tội môi giới mại dâm thì người phụ nữ thực hành nghề mại dâm là người đồng ý hoặc để nghị, nhờ vả người môi giới dẫn dắt để bán dâm.

Trang 20

- Thứ tw người phạm tội môi giới mại nhận hoa hồng trực tiếp từ

người mua dâm và người phụ nữ được môi giới bán dâm, còn tội mua bán phụ

nữ nhận tiền từ bên mua phụ nữ.

nước ngoài trái phép (Điểu 275)

Việc phân biột tội mua bán phụ nữ và tội tổ chức, cưỡng ép người khác

trốn đi nước ngoài trong nhiều trường hợp khó phân định, vì thực tiễn xét xử

cho thấy, phần lớn những người phạm tội chỉ nhận mình là người tổ chức

người khác trốn đi nước ngoài chứ không nhận là mua bán phụ nữ để đưa ra

nước ngoài Vì tội mua bán phụ nữ là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng nên

hình phạt nặng hơn nhiều so với trường hợp phạm tội có tổ chức, cưỡng ép

người khác trốn đi nước ngoài Khi xét xử một hành vi cụ thể cần căn cứ vào

các tình tiết của vụ án, các dấu hiộu pháp lý mà đặc biột là dấu hiệu khác

nhau giữa hai tội, trên cơ sở đó mà xác định người có hành vi phạm tội gì

(mua bán phụ nữ hay chỉ là tổ chức người khác trốn đi nước ngoài) Vậy có 3

dấu hiệu phân biệt như sau: [34, tr 196]

Một là: đối với tội tổ chức, cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài

người phạm tội có thể thu lợi từ những người trốn đi hoặc vì rnục đích khác

nhưng không phải chống chính quyển nhân dân, tién, vàng mà người phạm tội

thu được là của người trốn đi nước ngoài, còn ở tội mua bán phụ nữ lại là mục

đích vụ lợi, thu tiền hoặc vật chất khác của người mua hay của người khác

Đây là dấu hiộu rất quan ưọng để phân biệt giữa hai tội này.

Hai là: người phạm tội mua bán phụ nữ để đưa ra nước ngoài biết rõ

người phụ nữ sẽ bị bán lại cho người khác hoặc bán họ để sử dụng vào mục đích nào đó, còn ở tội tổ chức người khác trốn đi nước ngoài, người phạm tội

chỉ biết làm thế nào đưa được người ra nước ngoài còn mục đích ra nước

ngoài làm gì người phạm tội không quan tâm, nếu biết thì không có ý nghĩa

Trang 21

trong việc xác định hành vi phạm tội Trường hợp người phạm tội đưa phụ nữ

ra nước ngoài và họ cũng biết rõ rằng người mà mình tổ chức trốn đi sẽ bị đem bán và người phạm tội được hường những khoản tiền hoặc lợi ích vật

chất khác từ việc mua bán đó thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua

Điều 240 Người nào buôn bán phụ nữ, trẻ em thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm và phạt tién; phạm tội thuộc một trong những tình tiết dưới đây thì bị phạt tù từ mười năm trờ lên; hoặc tù chung thân, phạt tiền và tịch thu tài sản; nếu có tình tiết đặc biệt nghiêm trọng thì bị xử từ hình và tịch thu tài sản:

1 Người cầm đầu tổ chức buôn bán phụ nữ, trẻ em;

2 Buôn bán phụ nữ, trẻ em từ ba người trở lên;

3 Hiếp dâm phụ nữ bị đem bán;

4 Lừa gạt, cưỡng bức những phụ nữ bị đem bán phải bán dâm hoặc bán họ cho người khác mà nhũng người này cưỡng bức họ phải bán dâm;

5 Dùng bạo lực, ép buộc hoặc các biện pháp gây mê để bắt cóc phụ

nữ, ưẻ em để bán họ;

6 Bắt cóc trẻ em vì mục đích để đem bán;

Trang 22

7 Nếu gây ra cho phụ nữ, trẻ em bị đem bán hoặc những người thàn của họ bị chết hoặc những hậu quà nghiêm trọng khác;

8 Đưa phụ nữ, trẻ em đem bán ra nước ngòai.

Tội buôn bán phụ nữ, trẻ em là một trong những tội lừa gạt, bất cóc, mua chuộc, tiếp đón trung chuyển phụ nữ, trẻ em.

Điều 241 Người nào phạm tội mua bán phụ nữ, trẻ em bị đem bán thì bị phạt tù đến ba năm, bị giam giữ hoặc quản chế.

Phạm tội mua phụ nữ bị đem bán, cưỡng chế để quan hệ tình dục với họ, thì bị xử phạt theo quy định của Điểu 236 Bộ luật này.

Người nào có những hành vi phạm tội như mua PN, ưẻ em bị đem bán rồi tước đoạt, hạn chế trái phép quyền tự do thân thể hoặc làm tổn hại, làm nhục nạn nhân, thì bị xử phạt theo quy định của những điều luật có liên quan của Bộ luật này.

Người nào mua phụ nữ, trẻ em bị đem bán và phạm các tội quy định ở các khoản 2 và 3 của Điều này sẽ bị trừng phạt về phạm nhiều tội cùng một lúc.

Phạm tội mua phụ nữ, ưẻ em và bán họ, thì bị xử phạt theo quy định của Điều 240 Bộ luật này.

Người nào mua phụ nữ, ưẻ em bị đem bán nhưng không cản ưở phụ nữ

bị đem bán trở về quê cũ theo nguyện vọng của họ, hoặc không lạm dụng trẻ

em bị đem bán hoặc không ngăn cản các nỗ lực giải thoát số trẻ em đó thì có thể không bị truy cứu trách nhiộm hình sự.

Điều 242 Người nào dùng bạo lực uy hiếp, ngăn cản nhân viên, người thi hành công vụ để giải thoát cho phụ nữ, trẻ em bị đem bán thì bị xử phạt theo Điều 277 của Bộ luật này.

Trang 23

Người nào cầm đầu một tổ chức ngãn cản nhủn viên Nhà nước thi hành công vụ giải thoát cho trẻ em, phụ nữ bị đem bán, thì bị phạt tù đến 5 nãm, hoặc bị giam giữ; những người tham gia khác mà sử dụng biện pháp bạo lực hay uy hiếp thì bị xừ phạt theo khoản 1 Điều này.

Như vậy, so sánh giữa 2 hệ thống pháp luật Trung Quốc và Viột Nam quy định tội phạm mua bán phụ nữ thì có những điểm tương đồng, giống nhau như: về nguồn luật- cùng được quy đình trong Bộ luật hình SỊT, hình phạt cũng bao gồm hình phạt chính (quản chế, giam giữ, tù có thời hạn) và hình phạt bổ sung (phạt tiền); quy định những tình tiết tăng nặng định khung như phạm tội có tổ chức, tái phạm, mua bán nhiều người Tuy nhiên, giữa hai hộ

thống pháp luật này cũng có những nét khác nhau cơ bản:

Một là: vé định tội danh, Luật hình sự Trung Quốc quy định hành vi

buôn bán phụ nữ và buôn bán trẻ em cùng trong một tội danh là Buôn bán phụ nữ, trẻ em Còn luật hình sự Viột Nam tách riêng 2 hành vi phạm tội này thành 2 tội danh riêng biệt: Tội mua bán phụ nữ và Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em.

Hai là: về loại hành vi mua, hành vi bán phụ nữ luật hình sự Việt Nam

quy định chung trong cùng 1 điều luật Còn luật Trung Quốc lại tách riêng và quy định hai hành vi này tại 2 điều luật riêng biệt: hành vi buôn bán (điều 240) và hành vi mua (điều 241) Ngoài ra, BLHS Trung Quốc còn quy định hành vi dùng bạo lực uy hiếp, ngăn cản nhân viên, người thi hành công vụ khi

họ những người này giải cứu cho nạn nhân bị đem bán.

Ba là: về hình phạt, pháp luật Trung Quốc quy định nghiêm khắc hơn và

đa dạng hơn pháp luật Việt Nam như hình phạt chính của loại tội phạm này

là quản chế, giam giữ, tù có thời hạn, tù chung thân, từ hình và hình phạt bổ sung là phạt tiền, tịch thu tài sản.

Trang 24

Bon là: BLHS Trung Quốc quy định cụ thể hơn về các tình tiết tăng nặng

định khung của loại tội phạm này và tập trung nhiều đến hậu quả mà nạn

nhân bị mua bán có thể gặp phải.

Năm là: BLHS Trung Quốc đã đưa được định nghĩa tội buôn bán phụ và

cách xác định tội phạm này bao gồm những hành vi và tội phạm cụ thể nào.

1.3.2 Inđônêxia

Inđônêxia là một trong những quốc gia đã xây dựng kế hoạch quốc gia

và chiến lược đa khu vực chống lại viộc buôn bán người, đặc biột là buôn bán

phụ nữ, trẻ em Hiến pháp 1945 cũng đã được sửa đổi để đảm bảo quyền của

phụ nữ, chấm dứt mọi sự phân biột đối với phụ nữ và đảm bảo quyẻn bình

đẳng giới Luật 1999 vể nhân quyẻn quy đinh tăng cường và bảo vộ quyền cùa

phụ nữ Bộ trưởng về quyền phụ nữ của Inđônêxia phát biểu tại hội nghị bộ

trưởng các nước thành viên phong trào khống liên kết: “Chúng tôi muốn các

nước chia sẻ mối quan tám và cùng nhau đối phó với nạn mua bán phụ nữ

đang gm tăng hiện nay” [3-|] Thể hiộn của những nỗ lực trong công tác

phòng chống buôn bán phụ nữ, Inđônêxia đã thông qua Luật số 39 về nhân

quyền, tại Điều 65 quy định “Aíợi phụ nữ, trẻ em có quyền được bảo vệ khỏi

bị bóc lột quấy rối tình dục, bắt cóc, buôn bán và các dạng kành hạ khác

nhau” và được cụ thể hoá những quy định và chế tài trong Luật hình sự:

Điều 297: Buôn bán phụ nữ và trẻ em bị phạt tối đa 6 năm tù.

Điều 332: Tham gia vào hành động phạm tội bắt cóc phụ nữ bị phạt theo

các hình thức:

- Tối đa 7 năm tù đối với người bắt cóc 1 phụ nữ dưới tuổi trưởng thành không có sự đổng ý của cha mẹ hay người bảo hộ nhưng có sự đồng

thuận của phụ nữ khác Cho các mục đích gây áp lực đối với phụ nữ trong

hoặc ngoài ràng buộc hôn nhân.

Trang 25

- Tối đa 9 năm tù đối với người bất cóc 1 phụ nữ thông qua dụ dỗ, ép buộc hoặc đe doạ, cho các mục đích gây áp lực đối với phụ nữ trong hoặc

ngoài ràng buộc hôn nhân.

Điều 328: Bất cứ ai bắt cóc 1 người khỏi nơi cư trú khiến người đó dưới

quyền kiểm soát bất hợp pháp của mình hoặc của người khác hoặc hành hạ

nạn nhân về thể chất và tinh thần sẽ bị phạt tù tối đa 12 năm.

Điều 329: Bất cứ ai chủ ý đưa bất hợp pháp 1 người tới nơi khác khi

người đó đã đồng ý làm việc ở một nơi xác định sẽ bị phạt tù tối đa 7 năm.

So sánh những quy định vể vấn để MBPN giữa 2 bộ luật hình sự của

Inđônêxia và Việt Nam thì luật của Viột Nam quy định cụ thể hơn cả về các

loại hành vi, các tình tiết của tội phạm và loại hình phạt Trong pháp luật

Inđônêxia chi quy định 1 loại hình phạt duy nhất là phạt tù và tập trung nhiều

vào hành vi bắt cóc phụ nữ và vận chuyển, đưa người trái phép.

1.3.3 Thái Lan

Theo Luật năm 1928 vẻ phòng chống tộ nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em

thì bất cứ người nào mang phụ nữ và trẻ em vào Thái Lan hoặc đưa họ vào với

mục đích hoạt động tình dục với người khác đều sẽ bị phạt tò từ 7 năm trở xuống và phạt tiền với giá trị cao nhất là 1.000 bạt Luật này đã bộc lộ những hạn chế nhất định trong quá trình thực thi trong thực tiễn, dẫn đến hậu quả là không ngăn ngừa được các hành vi phạm tội được che đậy dưới các hình thức khác nhau không bị pháp luật cấm, không xác định rõ tội trạng buôn bán phụ

nữ và trẻ em gái ra nước ngoài nhằm mục đích mại dâm và mức phạt tiển 1.000 bạt là quá thấp cũng như chưa khẳng định khung hình phạt tối thiểu đối với tội phạm này [35", tr.30 - 31]

Để khắc phục tình trạng trên, Luật năm 1960 đã có những bước tiến đáng

kể trong viộc ngăn chặn nạn buôn bán người vì mục đích mại dâm Ngoài ra, các Điều từ 282 - 286 của Bộ luật hình sự Thái Lan năm 1956 ghi nhận các

Trang 26

hành vi sau là hành vi phạm tội mua bán phụ nữ kể cả trường hợp có sự đồng

ý của người đó, mua bán phụ nữ bằng cách đe doạ dùng vũ lực, xúi dục bằng những thủ đoạn đồi bại hoặc bất cứ cách nào khác chống lại ý muốn của

người phụ nữ đó; bắt cóc hoặc che giấu phụ nữ bị bắt cóc Hình phạt với mức

ca o nhát là tù chung thán, mức phạt tiền tới 40.000 bạt.

Ngoài ra, ở Thái Lan còn có luật về việc làm và bảo vệ người đi tìm việc

Đạo luật này được ban hành nhầm ngăn chận tội buôn bán phụ nữ dưới các

hình thức tuyển người Theo Luật, các hành vi được coi là phạm tội khi có sự

lừa đảo trona viộc tuyển nsười, làm cho nsười đi tìm việc làm bị kẹt ở nước ngoài và lợi dụng tình trạng này của nạn nhân để mua bán Để ngần chận các hành vi trên, Luật quy định thủ tục đãn£ ký bát buộc đối với các công ty tuyển người làm và quy định một khoản tiền ký quỹ như là khoản tiền giao kèo an ninh cho mỗi nsười nhận việc Khoản tiền này sẽ được trả cho những hành động vi phạm nhữns cam kết mà nhãn viên của công ty có thể gây ra hoặc nhằm ngăn chặn hoạt độn2 của côn2 ty bất hợp pháp hoặc ưá hình.

Thái Lan còn có các quy định do các cơ quan hành pháp thông qua

nhằm thực hiện các biện pháp chống buôn bán phụ nữ Đó là các quyết định của Chính phủ như Quvếi định của Chính phủ ngày 15/6/1982 vé xét cấp hộ

chiếu cho phụ n ữ Thái Lan ra nước ngoài Theo Quyết định này thì việc cấp

hộ chiếu cho phụ nữ Thái Lan ra nước n20ài có thể bị đình chỉ nếu có cơ sở cho rằng động cơ ra nước nsoài không trung thực.

Quyết định của Chính phủ ngày 30/5/1978 về hôn nhàn giữa phụ nữ Thải và ngoại kiều quy định người nước ngoài phải có một bảng kê khai về

nghề nghiệp, thu nhập, tình trạng hôn nhân với sự chứng nhận của Sứ quán

mà người đó có quốc tịch (hoặc cơ quan có thẩm quyền) và hai người sống tại nước anh ta cư trú chứng nhận.

Trang 27

Chính phủ dans thực hiện nhiêu chiến lược để ngăn ngừa các hình thức giới thiệu, ép buộc hoặc buôn bán người cho công nghiệp tình dục kết hợp với bào vệ các nạn nhân bị buôn bán như thiết lập hệ thống giải đáp thắc mắc trợ

2Ìúp phụ nữ nước ngoài đang bị bắt buộc mãi dâm ở Thái Lan Hộ thống này

sẽ đưa các nạn nhân về nước họ Đồng thời, tạo ra nhận thức cho xã hội về

thực hiện các hành động chống lại việc buôn bán này.

Chính quyền Thái Lan cam kết sửa đổi và cải thiện hệ thống xét xứ để

xử lý kịp thời những người phạm tội buôn bán phụ nữ vì mục đích bóc lột tình dục Chính quyền đang xây dựng chiến lược xét xử các tổ chức tuyển người đóng vài trò như là đầu mối đưa phụ nữ trẻ em thành các công nhân tình dục

cả trong nước và quốc tế Thực hiện kiểm tra các ga tàu xe và các tuyến gần

bién giới Hỗ trợ chính phủ các nước trong viộc thực thi pháp luật đối với

những cống dân phạm tội buôn bán người.

Chính phủ Thái Lan hoạch định chiến lược để tiếp tục, giám sát, cung cấp dịch vụ tư vấn, các hỗ trợ đầy đủ d ể nạn nhân hồi hương và tái hoà

nhập như nhà tạm lánh, giáo dục và đào t ạ o nghẻ, nơi làm việc và vốn cho phụ nữ trẻ em từ bỏ mãi dâm để chuẩn bị cho cuộc sống bình thường.

Các quy định về buôn bán phụ nữ ưong hệ thòng pháp luật của Thái Lan: Các biện pháp phòng ngừa ngân chặn buôn bán phụ nữ, trẻ em (1997); Luật Hình sự sửa đổi (1997); Sửa đổi luật Tố tụng hình sự (1999); Luật di cir, Luật chống rửa tiền; Luật bảo vệ lao động; Lực lượng đặc biột thuộc UBQG về các vấn đề phụ nữ; Chương trình ký kết giữa chính phủ với các tổ chức phi chính phù; Chương trình ký kết giữa Thái Lan và Campuchia.

Vấn đẻ mua bán phụ nữ được ghi nhận ưong nhiều văn bản của hộ thống pháp luật Thái Lan Hệ thống pháp luật này đặt mục tiêu phòng ngừa lên đầu

và đã gần như quy định bao quát hết những hành vi mua bán phụ nữ ưong giai

Trang 28

đoạn hiện nay, đây là một điểm mạnh hơn của pháp luật Thái Lan so với hộ thống pháp luật Việt Nam.

1.3.4 Philippin

Đại hội quốc hội lần thứ 12 của nước Cộng hoà Philippin, phiên họp thứ

2 thông qua Luật phòng, chống và loại bỏ hoàn toàn nạn buôn bán người đặc biệt là phụ nữ và ưẻ em, thiết lập cơ quan bảo vệ và hỗ ượ cho người bị buôn bán, quy định hình phạt nghiêm khắc cho loại tội phạm này Luật nhấn mạnh

về quan điểm của Nhà nước là ưu tiên bảo vệ nhân phẩm, danh dự cho phụ nữ khỏi bất kỳ hình thức buôn bán hay bạo lực nào và quan trọng hơn là có được những giải pháp phục hổi, hỗ ượ họ để hoà nhập với cộng đồng [39]

Đây là một bước tiến lớn của Philipin khi có 1 đạo luật riêng quy định về vấn đề mua bán phụ nữ Theo Luật này, tất cả những hành vi vận chuyển, dụ

dỗ để mua bán phụ nữ lấy tiền, có được lợi nhuận hay tư liệu sản xuất, đạt được mục đích kinh tế hay vì mại dâm, nhằm khai thác tình dục hoặc lao động cưỡng bức đều là hành vi phạm tội và bị nghiêm cấm kể cả mọi hình thức nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc mua bán người Đặc biệt Luật còn

nhấn mạnh và đưa ra những hình phạt nghiêm khắc đối với mua bán người có

tổ chức, có sự liên minh, liên kết và phân công vai trò rõ ràng trong tổ chức thực hiộn tội phạm.

So với pháp luật Việt Nam quy định vé ván đẻ này thì, Luật của Philippin

có điểm tiến bộ hơn là đã đề cập đến viộc người phạm tội là người thân, người bảo trợ của nạn nhân, người quản lý hay người có khả năng chi phối được nạn nhân và kể cả công chức nhà nước, quân nhân tại ngũ, người thi hành pháp luật nếu phạm tội mua bán người thì đều bị xét xử tăng nặng vé trách nhiệm hình sự [40]

Hình phạt đối với những hành vi buôn bán người, đặc biệt là buôn bán phụ nữ (Điểu 10): tù đến 20 nãm và phạt tiền từ 1 triệu pesos đến 2 triệu

Trang 29

pesos; Hành vi giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tội phạm mua bán phụ nữ được thực hiện thì bị phạt tù đến 15 năm và phạt tiền từ 500 nghìn pesos đến

1 triệu pesos; phạm tội khi có những tình tiết tăng nặng định khung như mua bán có tổ chức, mua bán vì mục đích mại dâm, khi người phạm tội là quân nhân, người thi hành pháp luật., thì bị phạt tù chung thân và phạt tiền từ 2 triệu đến 5 triệu pesos Bẻn cạnh đó, tại Điều 11 của Luật này cũng quy định hình phạt đối với những người không tham gia MBPN nhưng có sử dụng phụ

nữ bị mua bán: vi phạm lần đầu bị tuyên lao động công ích trong 6 tháng và chịu phạt 50 nghìn pesos, tái phạm thì bị phạt tù 1 năm và 100 nghìn pesos.

1.3.5 Malaixia

Luật bảo vộ phụ nữ và trẻ em gái - Luật số 106 năm 1973 trong Chương

4 có quy định: "bất cứ ai có hành vi mua bán hay sắp đặt, môi giới cho việc mua bán phụ nữ Malaixia trong và ngoài nước nhằm mục đích lao động hay mại dâm, hoặc biết hay có lý do để suy luận rằng người phụ nữ sẽ bị mua bán thì đều bị phạt tù và tiển theo từng trường hợp cụ thể".

Điều 18 Luật này quy định về tội buôn bán phụ nữ: bất kỳ người nào mua, bán, trao đổi hoặc có hành vi chuẩn bị, tiếp tay cho viộc mua bán phụ nữ hoặc đưa phụ nữ nước ngoài vào Malaixia hay mang phụ nữ Malaixia ra khỏi nước nhằm mục đích mua bán, làm quà hay hoạt động mại dâm thì sẽ bị phạt

tù tới 5 năm hoặc phạt tiẻn 10 nghìn ringgit hay chịu cả hai hình phạt trên.

Pháp luật Malaixia liên quan tới các tội phạm buôn bán phụ nữ chủ yếu được ghi nhận trong Luật chống bạo lực đối với phụ nữ, trẻ em; Luật số 9208 năm 2003 về phòng chống buôn bán người; Luật số 7659 quy định về hình phạt tử hình đối với những tội nghiêm trọng, mất nhàn tính; Luật số 8505 về hành động giúp đỡ và bảo vệ nạn nhân bị buôn bán năm 1998; Luật số 7610

vé bảo vệ đặc biệt đối với ưẻ em chống lại sự lạm dụng, khai thác và phân biệt [42]

Trang 30

Tóm lại: Pháp luật các quốc gia trong khu vực đểu thừa nhận hành vi

mua bán phụ nữ là tội phạm nguy hiểm trong xã hội và đểu dùng chế tài của pháp luật hình sự để khống chế nó Hầu hết các nước quy định trong Bộ luật hình sự, riêng Philippin có một đạo luật riêng quy định vé vấn đề này Quy định về tội danh của loại tội phạm này có 2 xu hướng: thứ nhất là quy định cà hai loại hành vi mua và bán trong cùng một tội danh (như Việt Nam, Inđônêxia, Philippin), thứ hai là quy định hai loại hành vi mua và bán thành hai tội danh riêng biột (Trung Quốc và Thái Lan), v ề hình phạt trong mỗi hộ thống pháp luật đã có những quy định riêng về hình thức và mức độ để ngăn ngừa và trừng trị buôn bán người, nhưng nhìn chung các quốc gia trong khu vực cùng thống nhất với nhau ở một điểm là nỗ lực xoá bỏ hiện tượng trên

bằng cách quản lý giám sát chặt chẽ sự xuất nhập cảnh, cư trú của công dân mình và người nước ngoài kết hợp với viộc xoá bỏ tội mại dâm.

Kết luận chương 1:

Vấn để mua bán phụ nữ, một hình thức buôn bán nô lệ hiộn đại đang gia tăng và mang tính xã hội phức tạp Phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ ngày nay không còn nằm trong pham vi của mỗi quốc gia, không còn hạn chế

ở bất kỳ khu vực nào và đang được các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ phối hợp hành động ngăn chặn Ở Việt Nam, tộ nạn này cũng đang gia tăng

và trở thành vấn đề nhức nhối của toàn xã hội Luật pháp Việt Nam vể cả hình

sự, hành chính, dân sự, kinh tế, xuất nhập cảnh, đã thể hiộn đầy đủ các nguyên tắc, tư tưởng của các văn bản pháp lý quốc tế Chính phủ Viột Nam đã

và đang nỗ lực thực hiện các giải pháp nhằm phòng, chống tệ nạn này nhằm đảm bảo các quyền cơ bản cho phụ nữ theo đúng pháp luật quốc tế và đạo lý, truyền thống dân tộc Việt Nam.

Trang 31

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TỘ I PHẠM MUA BÁN PHỤ NỮ

ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1995 - 2004

2.1 TÌNH HÌNH TỘI PHẠM MBPN Ỏ VIỆT NAM HIỆN NAY

Vấn đề mua bán phụ nữ, một hình thức mua bán nô lệ hiện đại, đang còn xảy ra nhiều và mang tính chất xã hội phức tạp Phụ nữ Việt Nam bị lừa gạt, bán ra nước ngoài trong những năm qua là vấn đề rất phức tạp và rất khó kiểm soát 10 năm trước đày, tình trạng mua bán phụ nữ chi xảy ra ờ một số vùng

đò thị, thành phố thì nay đã lan rộng ra nhiều khu vực ưong cả nước, không loại trừ địa bàn nào yà qua nhiều con đường khác nhau Hoạt động mua bán phụ nữ không chỉ diễn ra trong nước, từ tình này sang tình khác, từ nông thôn

ra thành phố, vào các tụ điểm mại dâm nhà hàng, khách sạn mà đặc biệt còn

là số lượng lốm phụ nữ Việt Nam bị mua bán qua biên giới (Trung Quốc, Đài Loan, Lào, Camphuchia, Hổng Kônơ, Malaixia, Thái Lan) khiến cho hiện tượng này vừa mang tính đặc trims vùna, miền, dản tộc, lại vừa mang những nét phổ biến toàn cầu và khu vực

Các địa phương có nhiều phụ nữ bị lừa gạt bán ra nước ngoài là: Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An, Thái Bình, Hà Nam, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Bắc Giang TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa- Vũng Tàu, An Giang, Kiên Giang, Tây Ninh, Đồng Tháp Điển hình như Thái Bình đến tháng 9/2003 đã phát hiện 2.514 phụ nữ bị lừa gạt buôn bán hoặc tự nguyện ra nước ngoài (chủ yếu là sang Trung Quốc); Lạng Sơn đã phát hiên 4.390 phụ

nữ đi khỏi địa phương, trong đó phần lớn là bị lừa gạt hoặc xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc lấy chồng; tại Thanh Hoá là 2.515 phụ nữ bị lừa gạt ra nước ngoài; Tại Tây Ninh, qua thống kê năm 2003 có 2.240 phụ nữ lấy chồng

Trang 32

nước ngoài ( 1.695 người lấy chồng Đài Loan, số còn lại lấy chồng Hàn Quốc

và một số nước Châu Âu), một bộ phận trong đó đã bị lừa bán [48,tr.6]

Để có cái nhìn toàn diện vé tình trạng này, phải xem xét khái quát vé diễn biến của loại tội phạm này ở Việt Nam trong giai đoạn từ 1995 - 2004

Bảng 2.1 Tổng số vụ án mua bán phụ nữ giai đoạn 1995 - 2004

(Nguồn: sôiiệu của TANDTC và Cục TKTP - VKSNDTC)

Trong 10 năm qua, cả nước đã điểu tra và truy tố 1688 vụ mua bán phụ

nữ với 3010 bị cáo nhưng so với thực tế con số này còn lớn hơn rất nhiều Do tính chất phức tạp và thủ đoạn tinh vi của loại tội phạm này nên việc thống kê

số vụ mua bán phụ nữ gặp nhiều khó khăn và chưa có được số liệu chính xác.Qua số liệu nêu trên, nếu so sánh 5 năm đầu thể kỷ 21 với 5 năm cuối của thế kỷ 20 thì thấy tình hình các vụ phạm tội mua bán phụ nữ đã có sự cải thiện đáng kể, giảm 38,8% về số vụ và giảm gần 1/2 (42,1% ) về số đối tượng phạm tội này Có được sự chuyển biến tích cực này phải kể đến một trong những nguyên nhân quan trọng là sự ra đời của Bộ luật hình sự 1999 thay thế

Bộ luật hình sự 1985 Trong đó sửa đổi, bổ sung căn bản các quy định về tội mua bán phụ nữ, thể hiộn ở việc phân hoá được trách nhiộm hình sự trên cơ sở quy định chi tiết các trường hợp tăng nặng của tội phạm và bổ sung thêm hình phạt tiền cho loại tội phạm này Viộc quy định này là kết quả của sự nhìn nhận một cách đúng đắn của các nhà lập pháp nước ta đối với tính chất của loại tội phạm này là lợi nhuận thu được đứng thứ 2 sau tội phạm về ma tuý

Trang 33

Phân tích các số liệu mà ngành Toà án đã tổng hợp trong 10 năm gần đây thì thấy rằng tội phạm MBPN trong giai đoạn 1995 - 1999 gia tăng nhanh chóng thì đến giai đoạn gần đây 2000 - 2004 đã có sự suy giảm đáng kể:

Bảng 2.2 Sô liệu tình hình về án mua bán phụ nữ giai đoạn 1995 - 2004

(Nguồmsô liệu của Toà án nhàn dân tối cao)

Từ năm 1995 đến 1999, số vụ mua bán phụ nữ được điẻu tra, khởi tố và xét sử tăng 30,9% và số bị cáo tăng 33,1% , nhưng con số này dao động tăng, giảm không ổn định theo biểu đồ hình sin trong suốt giai đoạn 1995 - 1999

Từ năm 2(XX) có sự giảm theo từng năm về số vụ pham tội và số bị cáo

Biểu đồ 2.1 Tinh hình về án mua bán phụ nữ giai đoạn 1995 - 2004

Trang 34

Tuy nhiên, nếu chỉ xét trên số liệu các vụ đã được phát hiện và khởi tố

mà đánh giá tình hình diễn biến tội phạm này là không chính xác Hơn nữa, lại cho rằng tội phạm này đã có sự chuyển biến tích cực, không cần phải quan tâm, đầu tư nhiều cho công tác đấu tranh phòng, chống thì là một quan điểm sai lầm Bởi lẽ, những gì mà các cơ quan chức năng phát hiện và xử lý chỉ là phần nổi của cả một tảng băng chìm và phần chìm này ngày càng phát triển

mà chúng ta chưa thể lường trước được để đối phó Do thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi hơn, tổ chức chặt chẽ thành các đường dây hoạt động dưới những hình thức hợp pháp nhằm che mắt nhà chức trách nên khó phát hiện.Điều này được chứng minh qua số lượng phụ nữ bị buôn bán trong và ngoài nước làm gái mại dâm hoặc làm vợ bất hợp pháp, theo ước tính của các

cơ quan chức năng thì con số này đã lên tới hơn hàng chục ngàn trong vòng

10 năm qua

Biểu đồ 2.2 Tỷ lệ PN bị BB Biểu đồ 2.3 Tỷ lệ PN bị đưa ra nước ngoài BB

Đưa dCn

Tỷ lệ % Tỷ lệ % Nguồn: số liệu tổng hợp của các tổ chức quốc tế

Phụ nữ Việt Nam bị đưa ra nước ngoài buôn bán ngày càng trở thành

Trang 35

số lượng lớn nhims cư trú bất hợp pháp và luôn biến động nên Công an Truns Quốc không thể thốna kê chính xác Theo báo cáo của Bộ Tư lệnh bộ đội Biên phòng, chỉ từ năm 2000 đến nãm 2004, Trung Quốc đã đẩy về 2.917 trường hợp, qua phàn loại có 947 đói tượng bị bán Tại Hổng Kông, từ tháng

4 năm 2000, Cục di cư Hồng Kòng phát hiện 685 phụ nữ Việt Nam tuổi từ 20

- 35, trong đó chủ yếu là người Hài Phòns (201 người) và 57 người ở Quảns Ninh và số còn lại ờ Hà Nam Phú Thọ Kiên Giang, An Giang và thành phố

Hổ Chí Minh nhập cành trái phép sans Hổns Kông Tuyến biên giới Tây Nam trons vòng 5 năm qua đã xảy ra 21 “ vụ với 1.395 phụ nữ bị lừa bán hoặc xuất cảnh trái phép san2 Campuchia làm mại dâm Theo báo cáo của Tổ chức Afeship, số nạn nhàn Việt Nam bị buôn bán tại Campuchia có độ tuổi từ 17 -

27 chiếm '44% , chi riêng năm 2003 có 66 người trong số 149 người Một số nạn nhân đã bị chuyển từ Campuchia sans Malaixia và Thái Lan Các băng nhóm tội phạm vận chuyển các nạn nhãn trực tiếp từ Việt Nam sang các tỉnh Xiem Reap sang Thái Lan và Malaixia thông qua cửa khẩu biên giới Poipet.Tuy nhiên, thực tế số phụ nữ là nạn nhân bị buôn bán trong nước và nsoài nước còn lớn hơn rất nhiều so vói số liệu báo cáo của Bộ Tư lộnh bộ đội Biên phòng, bởi điều kiện địa lý và tính chất của sự việc nên khó có thể thốna

kẻ đầy đủ số liệu thực tế Qua phân tích số liộu khảo sát tình hình nạn nhàn trờ về tại một số địa phương cho thấv hầu hết nạn nhân tự giải thoát trờ về, một số khác được phía bạn trả về qua con đường chính thức và một số ít do bọn tội phạm buôn nsười bị tố giác, phát hiện nên đã thả cho về

Vấn đề buôn bán phụ nữ ngắv cànọ gia tăng và diễn biến phức tạp, thủ đoạn hoạt động của bọn tội phạm nsàv càng tinh vi, xảo quyệt, tuỳ thuộc vào từng đối tượng mà chúng lừa gạt như dụ dỗ, hứa hẹn, giúp đỡ tìm kiếm việc làm hoặc núp dưới danh nghĩa kết hỏn với người nước ngoài Các tổ chức, đường dây tội phạm đều có sự câu kết chặt chẽ giữa các đối tượng, kể cả đối

tượng ở nư ớc n g o à i, c h ia ra n h iều Cón2 đ oạn h o ạ t đ ộ n g kh ép k ín , từ v iệ c tìm

Trang 36

kiếm người, vận chuyển, chứa chấp, giao nhận Bọn tội phạm thường xuyên thay đổi họ, tên, lợi dụng sơ hở của lực lượng Biên phòng, xuất nhập cảnh trong các khâu tuần tra, kiểm soát, để đưa nạn nhân qua biên giới Vì vậy việc phát hiện, điều tra của các cơ quan chức năng gặp rất nhiều khó khăn Vấn nạn này không chỉ mang tính chất cục bộ, đơn lẻ của riêng Việt Nam mà đã mang tính toàn cầu, là vấn đề nan giải và là mối quan tâm của nhiều chính phủ, nhiều tổ chức quốc tế và tổ chức phi chính phủ trên thế giới.

Mục đích của việc mua bán phụ nữ

+ Để bóc lột tình dục: chủ yếu làm mại dâm trong các khách sạn, nhà hàng, vũ trường

+ Để cưỡng ép kết hôn với người nước ngoài ít có khả năng lấy vợ và

để ép buộc sinh đẻ (nhất là đẻ con trai).

+ Để bóc lột lao động ở công xưởng, hầm mỏ, đồng ruộng và viộc nhà + Để sử dụng vào mục đích của các băng nhóm tội phạm như mua bán hoặc vận chuyển ma túy, ăn xin và các hoạt động phi pháp khác

Đối tượng phạm tội phạm mua bán phụ nữ ở Việt Nam

Bảng 2.3 Tinh trạng nghề nghiệp của bị cáo đã xét xử

Trang 37

Bảng 2.4 Đặc điểm nhân thân của bị cáo đă xét xử

ị Nguồn : sô liệu thốn lị kê của Toà án nhản dân tối cao)

Nghiên cứu các đối tượng bị bắt trong quá trình giải quyết các vụ án mua bán phụ nữ ở nước ta trong 10 năm qua từ 1995 - 2004 cho thấy người phạm tội mua bán phụ nữ chủ yếu là người Việt Nam, người nước ngoài chiếm 0,3% Những người có tiền án, tiền sự vẻ hành vi chứa mại dâm, môi giới mại dâm chiếm 2,6% Những người không có việc làm, viộc làm không ổn định hoặc làm ăn, buôn bán ỏ các tỉnh giáp biên giới hay thường qua lại biên giới.

Biểu đồ 2.4 Tinh trạng nghề nghiệp của bị cáo đả xét xử

(Nguồn: s ố liệu thống kê của Toà án nhân dân tối cao)

Trang 38

Đối tượng phạm tội thường là nhữnơ người đã từng ra nước ngoài lấy chồng, làm ăn buôn bán hoạt động mại dâm hoặc có mối quan hệ móc nối với những tên chủ chứa, mòi giới dẫn dắt mại dâm ờ nước ngoài, tạo thành những tổ chức, những đường dây Một số từng là nạn nhân bị buôn bán trước đây Những người là cán bộ, nhân viên bị thoái hóa biến chất, tiếp tay cho các hoạt động buôn bán phụ nữ chiếm 0 9 ^ Những người mà không ai có thể ngờ tới và cảnh giác như chính những nsười họ hàng, thân quen của nạn nhân (2ồm cha me, cô, dì, chú, bác và nhữns thành viên khác trong gia đình)

Phàn loại vai trò đối tượng phạm tội: tội phạm mua bán phụ nữ thường hoạt động có tổ chức, cấu kết chặt chẽ thành các đường dây chuyên nghiệp,

có sự phân công, phàn nhiệm rõ ràng trons quá trình thực hiện tội phạm

+ Người cầm đấu chù mini: là nhữnơ người đã trưởng thành và dầy

dặn kinh nghiệm, có bản lĩnh đứng ra tổ chức, những băng nhóm hoạt động xuyên quốc gia.

+ Người mua: là người trả tiền để sờ hữu người bị bán, người mua

thường là chủ chứa mại dâm, môi giới mại dâm trong nước và nước ngoài,

chủ các cơ sở kinh doanh dịch vụ giải trí văn hóa, các cơ sở lao động, sản xuất, kinh doanh, những người có hoạt động phi pháp khác

+ Người môi giới: những người từns qua lại biên giới làm ăn, người cùng quê, người họ hàng, thân quen của nạn nhân và gia đình họ Những

người có trách nhiộm trong các khâu làm thủ tục, giấy tờ hoặc trong các cơ sở nuôi dưỡng trẻ mồ cối Những người khác do quan hệ xã hội, nghé nghiệp có

điều kiện thuận lợi nên được bên mua, bên bán đạt yêu cầu giúp môi giới

+ Bảo kê: là những người làm công việc kiểm soát "người bị sở hữu" ở

nđ làm việc Bảo kê thường giới thiộu phụ nữ và các em gái cho nhà hàng, thòa thuận giá cả, sắp xếp ăn nghỉ và quản thúc nạn nhân.

Trang 39

Nạn nhân của tội phạm mua bán phụ nữ ở Việt Nam

Nhìn chung, phụ nữ bị mua bán thường có hoàn cảnh kinh t ế khó khăn,

nhà nghèo, đông con, bản thân sức khoẻ yếu hoặc khuyết tật Phụ nữ ở vùng

sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số hoặc gặp khó khăn trong cuộc sống, không việc làm, buôn bán thua lỗ

Một s ố chị em có hoàn cảnh gia đình éo le, trắc trở như chưa có chồng,

quá lứa nhỡ thì, bị gia đình ruồng bỏ, hắt hủi, sống tự ti mặc cảm với mọi người xung quanh

Những người thất nghiệp, thiếu công ăn việc làm, việc làm không ổn

định, thu nhập thấp, mong muốn tìm kiếm được công việc tốt và nhàn hạ hơn.

Một s ố đối tượng có lối sống thực dụng, thích ăn chơi đua đòi, lười lao động, thiếu sự giáo dục dạy dỗ của gia đình, lại có mong muốn ra nước ngoài hoặc lấy chồng nước ngoài để có cuộc sống giàu sang nên cả tin, dễ bị rủ rê,

lồi kéo, lừa gạt

Vê độ tuổi: phụ nữ thường bị lừa bán trong độ tuổi từ 1Ể> đến 40 Độ tuổi

của nạn nhân cũng được chia theo mục đích của việc mua bán, nếu để làm mại dâm thì nạn nhân thường từ 16 đến 25 tuổi, nếu là để lấy chồng nước ngoài có thể đến 35 tuổi, buôn bán vì cá.c mục đích lao động có thể lên tới

40 tuổi.

V ề trình độ vân hóa

Nạn nhân bị mua bán là những người có trình độ văn hoá thấp, thiếu

hiểu biết kiến thức xã hội; nhận thức về pháp luật, hậu quả, âm mưu, thủ đoạn của bọn buôn người còn hạn chế, do đó họ đễ bị lừa gạt, lôi kéo trở thành nạn nhân của bọn buôn người Theo thống kê của các cơ quan chức năng thì trình

độ học vấn của nạn nhân chủ yếu là tiểu học và trung học cơ sở, có đến 20% nạn nhân là không biết chữ.

Trang 40

N ghề nghiệp: phần lớn ngưòi bị mua bán sống ở các vùng nông thôn,

miền núi, làm nông nghiệp, buôn bán nhỏ hoặc không có việc làm Nạn nhân cũng chủ yếu là cái cô gái từng là nhân viên trong các cơ sở mát sa, nhà hàng,

gái mại dâm

Các tuyến trọng điểm của họat động mua bán phụ nữ ở Việt Nam

Các vụ mua bán phụ nữ xẩy ra ở hầu hết các địa bàn trong cả nước, nhưng tập trung chủ yếu ở một số khu đô thị, thành phố lớn, các khu công nghiệp, các

xã miền núi, vùng sâu vùng xa, vùng nông thôn và địa bàn biên giới các tỉnh

Các tuyến mua bán phụ nữ trong nước:

+ Từ nông thôn, miền núi ra thành thị, các khu trung tâm kinh tế,

thương mại bán cho các ổ mại dâm để bóc lột tình dục tại các thành phố lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh.

+ Đưa phụ nữ từ các tỉnh trong nội địa đến các tỉnh giáp biên giới như

Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng Ninh, An Giang, Tây Ninh Các khu vực giáp biên này là nơi diễn ra việc mua bán hoặc ià nơi trung chuyển các nạn nhân đưa bán ra nước ngoài Nơi đến phổ biến là những địa phương kinh tế phát triển, có nhiều ngành nghề dịch vụ như du lịch, khách sạn, nhà hàng và nơi có

nhu cầu vể thị trường lao động

Các tuyến buôn bán phụ nữ ra nước ngoài:

+ Qua biên giới Viột - Trung "lấy chồng", lao động cưỡng bức hoặc làm gái mại dâm, nạn nhân bị đưa đi bằng đường bộ qua cửa khẩu hoặc

đường mòn thuộc các tỉnh Lạng Sơn, Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Lai Châu

và Quảng Ninh Chủ yếu là bị bán sang các tỉnh phía Nam Trung Quốc như Vân Nam, Quảng Tây.

+ Biên giới Việt Nam - Camphuchia: phần lớn đi đường bộ và đường

thủy, chủ yếu qua các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Tây Ninh, Kiên Giang, Trà

Ngày đăng: 25/03/2015, 14:36

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w