Giải pháp về công tác phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính Công ty TNHH Đức Dương (Trang 38)

TẠI CÔNG TY TNHH ĐỨC DƯƠNG 3.1 Đánh giá về tình hình tài chính của công ty

3.2.6 Giải pháp về công tác phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp

Hoạt động tài chính là một trong những nội dung chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm giải quyết các mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình SXKD biểu hiện dưới hình thái tiền tệ. Cần phải nâng cao hơn

nữa chất lượng công tác phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp để không những giúp công ty nắm được thực trạng của hoạt động tài chính mà còn trên cơ sở đó có thể dự đoán được nhu cầu tài chính trong các kì tiếp theo, nâng cao một bước tích cực, chủ động trong SXKD.

Trên thực tế hiện nay, công tác phân tích tình hình tài chính của công ty thường do kế toán trưởng đảm nhiệm, tuy nhiên công tác này chỉ mang tính hình thức, việc phân tích chỉ dừng lại ở mức độ tổng quát mà chưa đi sâu vào phân tích chi tiết để tìm ra các nguyên nhân gây ảnh hưởng đến tình hình tài chính của công ty. Không những thế, việc phân tích chỉ dựa trên số liệu của 2 năm liên tiếp nên chưa phản ánh được hết tình hình hoạt động của công ty.

Theo đó, công ty nên xây dựng một kế hoạch dài hạn với các chiến lược phát triển lâu dài trên nhiều lĩnh vực. Đồng thời, công ty cũng cần xác định kế hoạch cụ thể, chi tiết về quản lí tài chính ngắn hạn như: quản lí các khoản phải thu, các khoản phải trả,... Bên cạnh đó, công ty cũng nên thực hiện công tác phân tích tình hình tài chính theo các bước trong quy trình sau để đảm bảo mang lại kết quả chính xác và sát với thực tế hơn:

- Xác định đối tượng sử dụng tài liệu phân tích: việc làm này giúp cho công tác phân tích đi theo trọng điểm, bỏ qua những yếu tố không cần thiết gây rối báo cáo.

- Lập kế hoạch phân tích: Đưa ra kế hoạch phân tích cụ thể bao gồm: thời gian tiến hành, tài liệu cần sử dụng, phương pháp sử dụng để phân tích,...

- Tiến hành phân tích: phân tích chi tiết, cụ thể trên những thông tin kế toán, ngoài ra cần thu thập thêm những thông tin thị trường, xây dựng các tỉ suất ngành để so sánh.

Tóm lại, công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty nên được tiến hành thường xuyên để các nhà quản lí có các thông tin để nắm bắt được tình hình tài chính của đơn vị mình một cách chính xác, từ đó đưa ra các quyết định tài chính kịp thời để vừa giảm thiểu rủi ro, vừa thu được hiệu quả trong quá trình SXKD của công ty nhất là trong nền kinh tế có nhiều biến động như hiện nay.

KẾT LUẬN

Quá trình tìm hiểu, thu thập các tài liệu liên quan và tiến hành phân tích tình hình tài chính của Công ty TNHH Đức Dương, đã giúp em củng cố và nâng cao hơn nữa các kiến thức xung quanh vấn đề tài chính doanh nghiệp. Đồng thời, sau khi phân tích và đánh giá về tình hình tài chính của công ty trong thời gian gần đây, em cũng đã rút ra được những nhận xét xung quanh vấn đề này, từ đó thấy được những kết quả đạt được cũng như những tồn tại, hạn chế trong hoạt động kinh doanh của công ty và mạnh dạn bày tỏ một số ý kiến của bản thân nhằm cải thiện tình hình tài chính của công ty trong thời gian tới.

Với lượng kiến thức còn hạn hẹp, kinh nghiệm thực tế còn thiếu thốn nên trong luận văn của em không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong sẽ nhận được sự góp ý, chỉ bảo của Quý thầy cô để luận văn tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn.

Một lần nữa, em xin được gửi lời cảm ơn trân trọng nhất tới Ban lãnh đạo Công ty TNHH Đức Dương cùng các cô chú, anh chị trong phòng Kế toán của công ty đã tận tình giúp đỡ em trong suốt thời gian em đến thực tập tại đơn vị. Đặc biệt, em cũng xin được gửi những lời cảm ơn sâu sắc nhất đến giảng viên: TS. Nguyễn Đăng Huy – người đã hướng dẫn em hoàn thành luận văn này.

Em xin trân trọng cảm ơn!

Sinh viên

Lê Thị Mỹ Dung

PHỤ LỤC 1:

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính Công ty TNHH Đức Dương (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w