tài chính chủ yếu
2.2.2.1 Phân tích khả năng thanh toán
Dựa vào các số liệu của Bảng cân đối kế toán, để thấy rõ hơn về khả năng thanh toán của công ty trong thời gian gần đây, ta xác định các chỉ tiêu sau:
(1) Hệ số thanh toán hiện thời :
113.716 trđ+ Năm 2010: = 4,97 + Năm 2010: = 4,97 22.885 trđ 127.436 trđ + Năm 2011: = 8,99 14.180 trđ So với năm 2010, hệ số thanh toán hiện thời tăng: 8,99 – 4,97 = 4,02
(2) Hệ số thanh toán nhanh:
113.716 trđ – 104.315 trđ + Năm 2010: = 0,41 22.885 trđ 127.436 trđ – 102.092 trđ + Năm 2011: = 1,79 14.180 trđ
So với năm 2010, hệ số thanh toán nhanh của công ty tăng: 1,79 – 0,41 = 1,38
(3) Hệ số thanh toán tức thời:
1.419 trđ + Năm 2010: = 0,06 22.885 trđ 8.603 trđ + Năm 2011: = 0,61 14.180 trđ
So với năm 2010, hệ số thanh toán tức thời tăng: 0,61 – 0,06 = 0,55
Một cách khái quát khi nhìn vào kết quả tinh toán được, ta thấy khả năng thanh toán của công ty năm 2011 có xu hướng tăng lên rõ rệt so với năm 2010. Tuy nhiên cần thiết phải đi vào xem xét chi tiết để thấy:
- Hệ số thanh toán hiện thời của công ty rất cao nhưng khi loại trừ yếu tố hàng tồn kho thì kết quả thu được (hệ số thanh toán nhanh) lại giảm đáng kể. Do đó, hệ số thanh toán hiện thời cao chưa chắc đã thể hiện khả năng thanh toán được hoàn toàn đảm bảo vì yếu tố hàng tồn kho là yếu tố không dễ dàng chuyển đổi nhanh thành tiền để thanh toán nợ ngắn hạn.
- Hệ số thanh toán tức thời đã tăng lên: từ 0,06 (năm 2010) lên 0,61 (năm 2011). Rõ ràng trong thời gian qua công ty đã có những cố gắng trong việc đảm bảo lượng tiền và tương đương tiền cần thiết tại đơn vị để có thể giải quyết tức thời nhu cầu thanh toán trong những trường hợp cấp bách, nhằm giảm thiểu rủi ro về tài chính trong điều kiện kinh tế khó khăn như hiện nay.
Tóm lại, với lượng TSNH hiện tại, công ty có khả năng thanh toán số nợ ngắn hạn khi có yêu cầu. Các hệ số này đều tăng cho thấy mức độ rủi ro tài chính của công ty đã được giảm xuống.
2.2.2.2 Phân tích tình hình công nợ và rủi ro tài chính của công ty
a) Phân tích tình hình công nợ của công ty
Thực tế trong quá trình SXKD, giữa các DN với Nhà nước, giữa DN này với DN khác và giữa DN với người lao động luôn phát sinh các quan hệ thanh
toán, do vậy luôn phát sinh vốn bị chiếm dụng (công nợ phải thu) và vốn đi chiếm dụng (công nợ phải trả). Có thể nói, tình hình công nợ là “bức tranh” phản ánh tương đối rõ nét về thực trạng TCDN.
Dựa vào số liệu thu thập được, ta lập bảng phân tích sau (Phụ lục 8).
Nhìn vào bảng phân tích ta thấy: Nợ phải thu của công ty năm 2011 đã tăng thêm 4.433 trđ (72,80%) so với năm 2010. Điều này cho thấy công tác quản lí nợ tại công ty vẫn còn chưa tốt, dẫn đến lượng vốn bị chiếm dụng là tương đối lớn và có xu hướng ngày càng tăng lên. Ngược lại, nợ phải trả của công ty lại có xu hướng giảm đi, cụ thể: năm 2010 khoản nợ này là 22.885 trđ nhưng đến năm 2011 chỉ còn 14.180 trđ, giảm 8.705 trđ tương ứng với giảm 38,04%. Do “Tỉ suất các khoản phải thu” và “Tỉ suất các khoản phải trả” đều có mối quan hệ đồng biến đối với rủi ro tài chính nên trong thời gian tới công ty cần nâng cao hơn nữa khả năng quản lí công nợ để các giảm các tỉ suất trên, đặc biệt là chỉ tiêu “ Tỉ suất các khoản phải thu”, từ đó giảm bớt rủi ro tài chính cho công ty.
b) Phân tích rủi ro tài chính của công ty
Để phân tích, đánh giá tình hình rủi ro TCDN, căn cứ các số liệu đã thu thập được ta tính toán một số chỉ tiêu tài chính và lập bảng phân tích rủi ro tài chính như sau (Phụ lục 9):
Nhìn vào bảng phân tích ta rút ra một số nhận xét sau:
- Tỉ suất các khoản phải thu năm 2011 là 4,54 % tăng thêm 1,26 % so với năm 2010. Điều này chứng tỏ khả năng quản lí nợ phải thu của công ty còn chưa tốt dẫn đến tình trạng lượng vốn bị chiếm dụng của công ty tăng lên khiến rủi ro tài chính cũng tăng lên.
- Trái ngược với xu hướng của chỉ tiêu “Tỉ suất các khoản phải thu”, chỉ tiêu “Tỉ suất các khoản phải trả” của công ty lại có chiều hướng giảm xuống. Cụ thể: Năm 2010 là 12,31 %, sang năm 2011 giảm xuống còn 6,12 %. Điều này chứng tỏ lượng vốn mà công ty đi chiếm dụng trong quá trình SXKD đã giảm xuống, kéo theo mức độ rủi ro tài chính mà công ty có thể gặp phải cũng sẽ giảm xuống.
công ty đều có khả năng thanh toán được các khoản nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, để đảm bảo hơn nữa khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán tức thời các khoản nợ ngắn hạn đòi hỏi công ty phải có kế hoạch quản lí, dự trữ hàng tồn kho tốt hơn nữa vì đây chính là nhân tố có ảnh hưởng lớn tới 2 khả năng thanh toán này của công ty.
- Xét về hệ số nợ: Hệ số nợ của công ty có xu hướng giảm từ 0,17 (năm 2010) xuống còn 0,09 (năm 2011). Có thể thấy rằng: trong tổng số tài sản nói chung, TSNH nói riêng, phần bù đắp bằng nguồn vốn CSH đang có chiều hướng tăng lên, qua đó làm giảm sự lệ thuộc về tài chính, rủi ro tài chính của công ty theo đó cũng giảm đi.
- Xét về hệ số thu hồi nợ và kì hạn thu hồi nợ: năm 2010 giá trị hệ số thu hồi nợ là 7,23 sang năm 2011 đã tăng thêm 3,74 lên thành 10,97. Sự tăng lên của hệ số này sẽ khiến cho kì hạn thu hồi nợ giảm xuống. Từ thực tế phân tích ta nhận thấy: hệ số thu hồi nợ là một chỉ tiêu có quan hệ nghịch biến (ngược chiều) với rủi ro tài chính, còn kì hạn thu hồi nợ lại có quan hệ đồng biến (cùng chiều) với rủi ro tài chính. Do đó, khi hệ số thu hồi nợ tăng lên, kì hạn thu hồi nợ giảm đi sẽ giúp cho rủi ro tài chính của công ty giảm xuống.
- Xét về hệ số quay vòng hàng tồn kho và thời hạn quay vòng hàng tồn kho: hệ số quay vòng hàng tồn kho tăng lên kéo theo thời hạn quay vòng hàng tồn kho sẽ giảm. Mà như đã nói, hàng tồn kho được coi là lượng vốn chết của doanh nghiệp, do đó khi hệ số quay vòng hàng tồn kho tăng và thời hạn quay vòng hàng tồn kho giảm, công ty sẽ tiết kiệm được một lượng vốn trong khâu dự trữ, giảm thiểu chi phí, tăng kết quả SXKD và giảm được rủi ro về tài chính.
Tóm lại, qua phân tích và đánh giá các chỉ tiêu trên, ta nhận thấy rủi ro tài chính của công ty đang có xu hướng giảm, công ty đang ngày càng tự chủ về tài chính tạo cơ sở cho sự phát triển bền vững của công ty.
2.2.2.3 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty
Đối với mỗi DN, việc tổ chức huy động vốn là khâu khởi đầu để đảm bảo điều kiện về vật chất cho quá trình SXKD được tiến hành bình thường và liên tục, nhưng việc quản lí và sử dụng vốn đó như thế nào mới là vấn đề sống còn
của DN. Vì vậy, để có thể quản lí, sử dụng vốn một cách hiệu quả, hợp lí ta thấy cần thiết phải phân tích, đánh giá kết quả của hoạt động này. Từ đó, mỗi DN mới thấy được những tác động tích cực và tiêu cực của các nhân tố, các nguyên nhân dẫn đến hiệu quả của việc quản lí, sử dụng vốn.
Khi đề cập đến việc đánh giá kết quả của việc quản lí và sử dụng vốn kinh doanh nói chung, của từng loại vốn nói riêng, cần phải xác định được cứ mỗi đồng vốn bỏ ra trong quá trình SXKD thì DN đã thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Do đó, căn cứ các số liệu thu thập được, ta xác định một số chỉ tiêu sau:
(1) Hiệu suất sử dụng VCĐ: 36.542 trđ + Năm 2010: = 0,57 ( 56.545 trđ + 72.140 trđ) : 2 91.127 trđ + Năm 2011: = 1,03 ( 72.140 trđ + 104.096 trđ) : 2
So với năm 2010, hiệu suất sử dụng VCĐ đã tăng: 1,03 – 0,57 = 0,46
Chỉ tiêu này nói lên rằng: năm 2011 cứ 1 đồng VCĐ tạo ra 1,03 đồng doanh thu, so với năm 2010 đã tăng thêm 0,46 đồng. Nhìn chung, dù không cao nhưng hiệu suất sử dụng VCĐ của công ty đang có dấu hiệu tăng dần. Chứng tỏ công ty đang có những kế hoạch đầu tư đúng hướng và việc sử dụng vốn đang từng bước có hiệu quả.
(2) Số vòng luân chuyển VLĐ: 36.542 trđ + Năm 2010: = 0,32 ( 114.614 trđ + 113.716 trđ) : 2 91.127 trđ + Năm 2011: = 0,76 ( 113.716 trđ + 127.436 trđ) : 2
Mặc dù số vòng luân chuyển VLĐ của công ty đã tăng lên nhưng nhìn chung là vẫn còn khá thấp: năm 2011, cứ 1 đồng VLĐ bỏ ra chỉ tạo được 0,76 đồng doanh thu thuần.
(3) Số ngày luân chuyển VLĐ:
360 ngày + Năm 2010: = 1.125 0,32 360 ngày + Năm 2011: = 474 0,76
Chênh lệch số ngày luân chuyển: Nlc = 474 – 1.125 = - 651 ngày Từ đây ta xác định số vốn tiết kiệm được của công ty như sau:
91.127 trđ
Số vốn tiết kiệm được = x (- 651ngày) = - 164.788 trđ 360 ngày
Qua kết quả tính toán trên ta thấy: Số vòng luân chuyển VLĐ của công ty đã tăng lên 0,76 vòng ( năm 2011), tăng 0,44 vòng so với năm 2010. Nhờ đó số ngày luân chuyển VLĐ của công ty năm 2011 đã giảm đi đáng kể so với năm 2010 và nhờ vậy số vốn công ty tiết kiệm được là 164.788 trđ.
Nguyên nhân dẫn đến việc công ty có số vòng luân chuyển VLĐ còn quá thấp, số ngày luân chuyển còn quá cao là do trong cơ cấu VLĐ của công ty tỉ trọng hàng tồn kho quá cao (năm 2010 là 91,73% và năm 2011 là 80,11%, theo số liệu từ Bảng phân tích cơ cấu tài sản của công ty) – mà đây lại là lượng vốn “chết” rất khó chuyển đổi thành tiền.
Có thể nói, trong thời gian qua, dù đã có những tín hiệu đáng mừng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ tại công ty nhưng sự chuyển biến này còn khá khiêm tốn, công ty cần có những biện pháp hữu hiệu hơn để cải thiện tình hình này, như: tích cực đối chiếu để thu hồi các khoản công nợ khi đến hạn, quá hạn; kiểm tra cấu thành hàng tồn kho để không dự trữ nguyên vật liệu quá mức cần thiết;...
2.2.2.4 Phân tích hiệu quả của SXKD
Dựa vào Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả SXKD của công ty, ta xác định các chỉ tiêu tài chính sau:
(1) Tỉ suất lợi nhuận doanh thu:
11.349 trđ + Năm 2010: x 100 = 31% 36.542 trđ 11.574 trđ + Năm 2011: x 100 = 13% 91.127 trđ
Kết quả tính toán được cho thấy: tỉ suất lợi nhuận doanh thu năm 2011 giảm đáng kể so với năm 2010 (giảm 18%). Nguyên nhân là do mức độ tăng của lợi nhuận sau thuế (1,98%) quá nhỏ so với mức độ tăng của DT thuần về BH&CCDV (149,39%). Doanh thu tăng chứng tỏ tình hình kinh doanh của công ty có những chuyển biến tích cực, tuy nhiên do giá vốn, chi phí tăng cao nên tổng lợi nhuận kế toán trước thuế cũng như lợi nhuận sau thuế tăng không đáng kể. Vì vậy, công ty nên có kế hoạch để quản lí chi phí tốt hơn nhằm cải thiện chỉ tiêu này của đơn vị trong thời gian tới.
(2) Tỉ suất lợi nhuận sau thuế của vốn SXKD:
Vốn SXKD bình quân = VLĐ bình quân + VCĐ bình quân 11.349 trđ + Năm 2010: x 100 = 6,36 % 114.165 trđ + 64.342,5 trđ 11.574 trđ + Năm 2011: x 100 = 5,55 % 120.576 trđ + 88.118 trđ
Rõ ràng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty chưa cao lắm mà lại còn có xu hướng giảm đi: năm 2010, cứ 100 đồng vốn kinh doanh bỏ ra chỉ thu được 6,36 đồng lợi nhuận, sang năm 2011 con số này chỉ còn là 5,55 đồng. Nguyên nhân của việc giảm tỉ suất lợi nhuận sau thuế của vốn SXKD một phần
là do công ty chịu ảnh hưởng của nền kinh tế trong giai đoạn khó khăn,bên cạnh đó nhiều công trình thi công chưa được quyết toán khiến doanh thu không cao,việc tăng vốn SXKD để mở rộng lĩnh vực kinh doanh trong khi có những lĩnh vực kinh doanh không hiệu quả,... Do đó, công ty cần phải có kế hoạch nghiên cứu, tìm hiểu thị trường kĩ lưỡng trước khi đưa ra quyết định mở rộng kinh doanh để có thể thu được hiệu quả cao hơn.
(3) Tỉ suất lợi nhuận vốn CSH:
11.349 trđ + Năm 2010: x 100 = 8,42 % ( 115.213 trđ + 154.506 trđ) : 2 11.574 trđ + Năm 2011: x 100 = 6,34 % ( 154.506 trđ + 210.427 trđ ) : 2
Tương tự như 2 chỉ tiêu trên, chỉ tiêu này cũng có xu hướng giảm đi, năm 2011 giảm 2,08 % so với năm 2010. Việc vốn CSH tăng đáng kể trong khi lợi nhuận sau thuế chỉ tăng nhẹ là nguyên nhân dẫn đến sự giảm này của chỉ tiêu “Tỉ suất lợi nhuận vốn CSH” tại doanh nghiệp trong thời gian gần đây.
CHƯƠNG 3