Các giải pháp chung

Một phần của tài liệu Tội mua bán phụ nữ một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 79)

ỉ .3.5 M aỉayxia

3.2. Một sỏ giải pháp đấu tranh phòng chống tội MBPN

3.2.1. Các giải pháp chung

3.2.1.1. Giải pháp kinh tế- xã hội

Phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống cho nhân dân, thực hiện mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh" chính là biện pháp làm hạn chế nguyên nhân phát sinh tội phạm. Tuy nhiên, biộn pháp kinh tế- xã hội này mang tính chất lâu dài vì nước ta từ một nước có nền kinh tế nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá kéo dài đang trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội nên không thể giải quyết tất cả vấn đê trong một thời gian ngắn.

Trong thời gian tới, Nhà nước ta cần tăng cường các chương trình xoá đói giảm nghèo, hỗ trợ vay vốn với lãi suất ưu đãi để tạo công ăn việc làm cho người nông dân và người lao động ở các vùng khó khăn thoát nghèo và vươn lên ổn định cuộc sống, nhất là các tỉnh Tây Nam bộ, các tỉnh biên giới phía Bắc. Thực hiện đồng bộ các giải pháp, lồng ghép cồng tác hỗ trợ với việc phòng chống tệ nạn xã hội, dạy nghề, xoá đói, giảm nghèo và tạo việc làm.

3.2.1.2. Hoàn thiện pháp luật

- Hệ thống pháp luật chung

Mặc dù Việt Nam là một trong số các quốc gia đầu tiên ở Châu Á sớm

công nhận và thể chế hóa một cách chính thức các quyền cơ bản của phụ nữ về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, gia đình ngay trong bản hiến pháp đầu

tien (1946) và liên tục được khảng định Irong các hiến pháp tiếp theo (1959, 1980 và 1992). Việc bảo vệ phụ nữ khỏi bị buôn bán được thể hiện trong nhiều văn bản pháp luật của Quốc hội, Chính phủ, các chương trình, kế hoạch hành động có liên quan. Tuy nhiên, các quy định này cần phải được thể hiện đổng bộ, nhất quán, phù hợp với tình hình kinh tế, chính trị, xã hội để hạn chế lỗ hổng trong việc điều chỉnh bằng pháp luật các quan hệ xã hội- một trong những điều kiện làm nảy sinh tội phạm.

Cần nghiên cứu, xây dựng và ký kết các điều ước quốc tế và khu vực liên quan và những hiệp định tương tợ tư pháp với một số nước trong khu vực về hợp tác đấu tranh ngăn chặn tình trạng buôn bán phụ nữ cũng như tăng cường và tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế.

Cẩn ban hành các văn bản quy định cụ thể về vấn đé hồi hương, hỗ trợ tái hoà nhập các nạn nhân bị buôn bán, giúp họ xoa dịu nỗi đau và tái hoà nhập cộng đồng.

Các cơ quan chức năng cần tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hộ thống pháp luật liên quan đến phòng ngừa, xử lý các tội phạm liên quan đến mua bán phụ nữ và thống nhất việc áp dụng pháp luật trong đấu tranh chống tội phạm. Khắc phục những sơ hở trong quy định của Nhà nước về du lịch, xuất khẩu lao động, kết hôn với người nước ngoài nhằm giảm thiểu và loại bỏ hoàn toàn sự lợi dụng những hình thức này để mua bán phụ nữ.

- Hệ thống quy phạm pháp luật hình sự

Tội mua bán phụ nữ đã được quy định trong Bộ luật hình sự Việt Nam, tuy nhiên pháp luật Việt Nam vẫn chưa có quy định giải thích khái niệm thế nào là "mua bán phụ nữ". Vì vậy cần phải giải thích khái niộm này để áp dụng thống nhất. Định nghĩa cần bao gồm tất cả các hình thức buôn bán người phù hợp với quy định của Nghị định thư.

Cần nghiên cứu để bổ sung quy định về tội phạm liên quan đến cưỡng bức lao động với hình phạt thích hợp, đặc biệt bổ sung thêm một số tình tiết tăng nặng định khung như mua bán phụ nữ vì mục đích vô nhân đạo, mại dâm hay lấy các bộ phận cơ thể, cưỡng bức lao động...

Hình phạt của nước ta không chỉ có mục đích trừng trị tội phạm mà đồng thời còn cải tạo giáo dục họ trở thành người lương thiện, có ích cho xã hội. Quy định đúng là có sở quan trọng để có thể nâng cao hiộu quả của hình phạt, là khâu quan trọng trong quá trình áp dụng Luật hình sự. Tuy nhiên, trong khoản 2 Điều 119 quy định hình phạt từ "5 năm đến 20 năm tù" khoảng cách giữa mức tối thiểu và mức tối đa của hình phạt là quá rộng. Mặc dù, khoảng cách rộng có ưu điểm tạo điều kiện cho toà án .khi áp dụng pháp luật có khả năng lựa chọn một hình phạt tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi, phù hợp với đặc điểm nhân thân của người phạm tội. Nhưng mặt khác, khoảng cách quá xa trong từng khung hình phạt cũng tạo ra những sơ hở về mặt luật định cho sự tuỳ tiện, không thống nhất trong việc áp dụng hình phạt, Vì vậy, nên chia nhỏ khung hình phạt để thuận lợi cho việc áp dụng trong thực tiễn xét xử.

Cần bổ sung vào pháp luật tố tụng hình sự thủ tục điều tra, truy tố, xét xử riêng với loại tội phạm buôn bán người này để đảm bảo thủ thù tố tụng nhanh chóng, nghiêm minh đổng thời có cơ chế bảo vệ nạn nhân và nhân chứng.

Cần xây dựng Luật riêng về chống buôn bán người giống như một số nước để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho cuộc đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này. Đồng thời, như một cam kết pháp lý mạnh mẽ, hiệu quả, vững chắc cho việc phòng chống buôn bán phụ nữ.

3 .2 .I.3 . Cần chú trọng công tác quản lý trật tự, an toàn xã hội của các cấp chính quyền và của các cơ quan Nhà nước. Nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát của cơ quan Công an, dân quân tự vệ cần thực hiện thường xuyên, nghiêm túc ở

những nơi công cộng. Hơn nữa, cần nâng cao tinh thần trách nhiệm, kiên quyết đấu tranh chống tội phạm ở mọi nơi, mọi lúc của cán bộ ở cơ sờ.

3 .2 .I.4 . Không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm cho cán bộ, viên chức thuộc hệ thống cơ quan bảo vệ pháp luật. Đồng thời, cần phát hiện và xử lý kịp thời những cán bộ trực tiếp làm công tác điều tra, xét xử mà lại vi phạm pháp luật. Phải xử lý nghiêm khắc những cán bộ có chức, có quyền bao che, dung túng cho những hoạt động phi pháp, còn can thiệp sai trái vào hoạt động nghiệp vụ của các cơ quan bảo vệ pháp luật tạo thành những lỗ hổng để tội phạm phát sinh. Song, phải có chế độ khen thưởng, nêu gương tốt những người có thành tích cao.

3.2.2. Các giái pháp cụ thể

- Tăng cường công tác thông tin y tuyên truyền giáo dục đạo đức, pháp luật về phòng chống tội phạm mua bán phụ nữ trong phạm vi cả

nước, tập trung vào những vùng điểm hoặc có nguy cơ cao:

+ Thông tin để mọi người, nhất là phụ nữ thấy được thực trạng phụ nữ bị buôn bán và tình cảnh của họ tại các nước khác nâng cao ý thức cảnh giác và tự bảo vệ bản thân.

+ Giúp phụ nữ nâng cao nhận thức vé tính chất nguy hại của nạn buồn bán phụ nữ.

+ Giáo dục pháp luật có liên quan đến quyền của phụ nữ như Công ước quốc t ế về xóa bỏ tất cả các hình thứcphân biệt đối xử với phụ nữ, Luật hôn nhân và gia đình, Bộ luật hình sự...

+ Phối hợp với các chiến dịch truyén thông có tính tập trung tại một số vùng trọng điểm.

+ Có nội dung và phương pháp phong phú, đa dạng phù hợp với từng đối tượng (như nạn nhân, gia đình nạn nhân, kẻ môi giới dần dắt...)

như tuyên truyền miệng đối với các đối tượng phụ nữ nông thôn, phụ nữ dân tộc, những người có trình độ văn hóa thấp và đối với các vùng không có phương tiện thông tin đại chúng.

+ Bàng người thật, việc thật và sử dụng chính các nạn nhân tham gia tuyên truyền giáo dục.

+ Tạo dư luận xã hội lên án mạnh mẽ nạn buôn bán phụ nữ, biến nó thành nỗi lo chung của cả xã hội chứ không phải chỉ là nỗi lo của các cơ quan bảo vệ pháp luật. Khi có sự đổng lòng, quyết tàm của toàn thể quẩn chúng thì cho dù khó đến đảu chúng ta cũng loại bỏ được tội phạm mua bán phụ nữ ra khỏi xã hội.

- Nàng cao vai trò quản lý của gia đỉnh, của tổ chức thanh niên,

phụ nữ.

Nâng cao vai trò và trách nhiệm của gia đình, đặc biệt là vai trò người mẹ trong việc giáo dục, quản lý và bảo vệ con cái, ý thức phát hiộn và tố giác tội phạm. Ông bà, cha mẹ phải là những tấm gương tốt về đạo đức và cách xử sự với mọi người xung quanh, về quan điểm sống và phong cách lao động.

Mặt khác, con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội chịu tác động thường xuyên của xã hội nên viộc giáo dục đạo đức, nhân cách và kiến thức pháp luật không chỉ bó hẹp trong phạm vi gia đình mà còn là nhiệm vụ quan trọng của các tổ chức xã hội, đặc biệt là Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nma trong công tác quản lý phụ nữ.

VI vậy, một trong những biện pháp cơ bản để phòng tội phạm mua bán phụ nữ là tăng cường giáo dục đạo đức, tuyên truyền pháp luật trong gia đình, nhà trường và xã hội để mỗi người dân nắm rõ quyền và nghĩa vụ cơ bản của mình được pháp luật quy định.

- G iải quyết việc làm, nâng cao trình độ vân hóa, tay nghé cho

phụ nữ.

Đây là một trong những giải pháp mang tính chất lâu dài và bén vững, giải quyết việc làm, giúp phụ nữ thoát khỏi điều kiện sống khó khãn, bần hàn không lối thoát là môi trường tốt để ngăn cản phụ nữ không bị lợi dụng, bị buôn bán. Để thực hiện chính sách này, thì trước tiên người phụ nữ phải có trình độ văn hoá nhất định, xoá mù chữ, có chuyên môn, tay nghề nhất định để đáp ứng đòi hỏi của công việc trong xã hội ngày càng hiện đại. Vì vậy, Nhà nước cần phải có kế hoạch, giải pháp thích hợp để đào tạo nâng cao trình độ văn hoá cũng như tay nghề cho phụ nữ những vùng dân tộc, vùng sâu, vùng xa.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý hộ tịch, hộ khẩu, hoạt động của Công an xã phường, thị trấn và công tác xuất nhập cảnh.

Kết quả nghiên cứu tội phạm mua bán phụ nữ cho thấy công tác quản lý hành chính ở nước ta còn quá lỏng lẻo. Việc quản lý dân cư ở địa phương chưa được tiến hành thường xuyên, vì vậy chính quyền địa phương không nắm rõ được số lượng dân thường trú, tạm trú tại địa phương mình nên rất dễ cho tội phạm hoạt động và ẩn nấp. Do đó, công an và chính quyền địa phương cần tăng cường công tác quản lý địa bàn, quản lý nhân khẩu, hộ khẩu, đăng ký tạm trú, tạm vắng ngay tại cơ sở ở khu vực nông thôn, địa bàn giáp biên giới, vùng sâu, vùng xa. Tiến hành điều tra, rà soát, thống kê, phân loại đối tượng. Thiết lập hệ thống thông tin về công tác hỗ trợ phụ nữ là nạn nhân bị buôn bán trở về. Đồng thời, cần tãng cường các hoạt động quản lý biên giới, cửa khẩu tại sân bay, hải cảng của lực lượng An ninh, Hải quan, Bộ đội biên phòng.

Thành lập bộ phận tiếp nhận phụ nữ là nạn nhân bị buôn bán từ nước ngoài trớ vé, trực thuộc chính quyền cơ sở địa phương nơi có cửa khẩu biên giới. Lập hồ sơ cá nhân của từng nạn nhân để quản lý, thống kê, theo dõi, phối hợp với chính quyển địa phương, cơ quan chức năng giải quyết nhanh chóng, đơn giản hơn các thủ tục hồi hương tạo điều kiện giúp đỡ nạn nhân

sớm trở về hoà nhập gia đình và cộng đồng.

Có chính sách giải quyết việc làm, đào tạo nghề và được học hành, hỗ trợ vốn cho những phụ nữ hồi hương để tạo dựng lại cuộc sống, tránh bị lừa và bị bán trở lại. Có thái độ thông cảm, bao dung và tránh kỳ thị, xa lánh hay khinh rẻ, thù địch.

Trợ giúp đối tượng trong việc làm giấy chứng minh nhân dần, nhập hộ . khẩu, xoá mù chữ, làm giấy khai sinh, cho trẻ em đi học. Tuỳ từng đối tượng và khả năng cùa từng địa phương mà hỗ trợ đối tượng đất canh tác, làm nhà ở.

- Phát triểnđẩy mạnh hiệu quả của các Trung tâm hỗ trợ kết hôn nước ngoài

Việc phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài là vấn đề mang tính quy luật của quá trình mở cửa và hội nhập. Vấn đề là phải tạo cơ sở pháp lý đầy đủ và kiểm soát các hoạt động này, tránh xảy ra tình trạng bị lạm dụng để mua bán phụ nữ đưa ra nước ngoài.

Thực hiện Nghị định 68- NĐ/CP của Chính phủ, một sô' tỉnh đã thành lập Trung tâm hỗ trợ kết hôn và đã chính thức triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm tư vấn, hướng dẫn các hoạt động liên quan đén kết hôn có yếu tố nước ngoài nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của phụ nữ, cũng như đảm bảo hôn nhân tiến bộ, tự nguyộn và bình đẳng. Tuy nhiên, các trung tâm còn rất lúng túng trong thủ tục tiến hành cũng như những nhu cầu mới phát sinh trong xã hội mà chưa có một văn bản của Nhà nước nào hướng dẫn cụ thể về vấn đề này.

Vì vậy, chúng tôi thấy cần phải có văn bản hướng dẫn thống nhất trong cả nước về tổ chức và hoạt động của Trung tâm hỗ trợ kết hôn các tỉnh, thành. Ban hành các văn bản pháp lý ràng buộc trách nhiệm với các Công ty môi giới hỏn nhân nước ngoài nhằm bảo vệ quyén và lợi ích chính đáng, hợp pháp của cô dâu Việt Nam ở nước sở tại.

Kết hôn giữa phụ nữ Việt Nam và người Đài Loan, Hàn Quốc là nhu cầu cao nhất trong thời điểm hiện nay, vì vậy để quản lý chặt chẽ vấn đề này cần phải có những quy định cụ thể của Nhà nước, Chính phủ về thủ tục và điểu kiện kết hôn cũng như mối quan hệ giữa Trung tâm với Đại sứ quán, cơ quan Văn phòng Kinh tế và Văn hoá Đài Bắc.

- Nang cao hiệu quả điếu tra, xử lý tội phạm mua bán phụ nữ.

Tăng cường phát hiện, điểu tra, xử lý kịp thời và có hiệu quả tội phạm mua bán phụ nữ bằng cách tạo sự phối hợp hiệp đồng, liên kết chặt chẽ giữa các ngành: Công an, Hải quan, Bộ đội biên phòng, Viộn kiểm sát nhân dân, Toà án nhân dản trong cổng tác đấu tranh, phòng chống tội phạm. Ngành công an cần phải xây dựng lực lượng vững vàng về chính trị, giỏi về nghiộp vụ và pháp luật, được trang bị phương tiện hiện đại để làm tốt chức năng tham mưu và nòng cốt trong cuộc đấu tranh, phòng chống tội phạm.

- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế:

Tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế về phòng chống tội phạm mua bán phụ nữ. Phối kết hợp với Tổ chức cảnh sát hình sự quốc tế và cảnh sát các nước trong khu vực nhằm phát hiộn, ngăn chặn và triột phá các tổ chức mua bán phụ nữ có tính quốc tế. Các bên phải thường xuyên thông báo tình hình ở vùng biên giới có liên quan đến trật tự, an toàn xã hội, vể vấn đề nhập cảnh trái phép. Phối hợp tổ chức điều tra xử lý các vụ án có liên quan đến nhau,

phối hợp thẩm tra, truy lùng, bắt giữ, dẫn độ tội phạm. Lực lượng Cánh sát Việt Nam cần mở rộng hình thức sĩ quan liên lạc ở các nước có tình hình mua

bún phụ nữ liên quan nhiều đến Việt Nam như Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc... Việc cử sĩ quan liên lạc cần được đề cập trong các Nghị định thư, hiệp định song phương nhằm đảm bảo cho hoạt động của họ ở nước ngoài được thuận lợi và hiệu quả.

Cần thúc đẩy ký kết các hiệp định hợp tác song phương hoặc đa phương

Một phần của tài liệu Tội mua bán phụ nữ một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)