Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Luận văn này tập trung nghiên cứu chế định lỗi mà đặc biệt là lỗi cố ý với tính chất là yếu tố quan trọng nhất trong mặt chủ quan
Trang 1Trường Đại học Quốc gia Hà Nội
Khoa Luật
Nguyễn Thị Nhuần
Lỗi cố ý trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn Thạc sĩ luật học
Hà Nội – 2011
Trang 2Trường Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận văn Thạc sĩ luật học
Người hướng dẫn khoa học: TS Hoàng Văn Hùng
Hà Nội - 2011
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong
Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công
trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn
trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và
trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học
và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo
quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội
Vậy tôi viết lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
NGUYỄN THỊ NHUẦN
Trang 41.1 Lỗi và cơ chế hình thành hành vi phạm tội 7 1.2 Tự do ý chí là cơ sở của lỗi trong luật hình sự 10 1.3 Khái niệm chung về lỗi theo Luật hình sự Việt Nam 14 1.4 Phân loại các hình thức lỗi và lỗi cố ý trong Luật hình sự Việt Nam 18
Chương 2 THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY PHẠM PHÁP
LUẬT HÌNH SỰ VỀ LỖI CỐ Ý TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ Ở
2.1 Thực tiễn áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự về lỗi cố ý
trong việc định tội danh 49 2.2 Thực tiễn áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự về lỗi cố ý
trong việc định khung hình phạt 86
Trang 5DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Về cơ chế hình thành hành vi 7
Sơ đồ 1.2: Về biểu hiện người gây thiệt hại có lỗi 15
Trang 6Mở đầu
1 Tính cấp thiết của việc nghiờn đề tài
Lỗi là thái độ tâm lý của chủ thể đối với hành vi và hậu quả của hành vi
đó Vì thế, nó là yếu tố thuộc mặt chủ quan của tội phạm, phản ánh tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi và sự nguy hiểm của người phạm tội Lỗi cho phép người ta hiểu được rằng, tội phạm không chỉ là kết quả của một việc làm sai trái mà còn là hệ quả của một thái độ, một sự nhận thức Việc ghi nhận lỗi như là một yếu tố thuộc về căn cứ của trách nhiệm hình sự, là một nguyên tắc quan trọng của luật hình sự nước ta Nguyên tắc đó là cơ sở của chính sách hình sự của nhà nước Việc thừa nhận lỗi với tính cách là cơ sở của mặt chủ quan của trách nhiệm hình sự thể hiện sự tôn trọng một cách đầy đủ và sâu sắc phẩm giá của con người Luật hình sự của chúng ta coi con người là chủ thể có ý thức và lý trí, có thể tự hiểu được và đánh giá được hành vi của mình, làm chủ thiên nhiên và làm chủ bản thân mình Do đó chúng ta nhìn nhận lỗi như là một yếu tố không chỉ mang tính pháp lý mà còn có cả giá trị đạo đức, văn minh, lỗi thể hiện cơ sở đạo lý của trách nhiệm hình sự Con người chỉ có thể chịu trách nhiệm về hành vi của mình, về những gì con người đó hiểu được, những gì nằm trong tầm kiểm soát của sự nhận thức Không thể nói đến trách nhiệm nếu thiếu đi khả năng tự lựa chọn cách ứng xử
và hành động của con người
"Lỗi trong luật hình sự là một chế định trung tâm và có thể
coi là vô cùng phức tạp Vì đã từ lâu và cho đến tận bây giờ xung quanh các vấn đề về chế định này vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau trong khoa học luật hình sự cũng như trong thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự Chính vì vậy, dưới góc độ nhận thức khoa học, việc nghiên cứu chế định lỗi để từ đó áp dụng đúng pháp luật hình sự và
Trang 7đưa ra những kiến giải lập pháp không chỉ có ý nghĩa lý luận - thực tiễn mà còn có ý nghĩa xã hội- pháp lý quan trọng" [16, tr 532]
Với bản chất là dấu hiệu của tội phạm, ở một mức độ nào đó cho phép các cơ quan bảo vệ pháp luật và toà án phân biệt đâu là hành vi có tính chất tội phạm, đâu là hành vi không có tính chất tội phạm và tương ứng như vậy sẽ quyết định được người đó có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không
Lỗi của chủ thể trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm phải được các cơ quan bảo vệ pháp luật và Toà án khẳng định dứt khoát là có lỗi hay không có lỗi Nếu có người đó đã phạm tội, không thể có trường hợp thứ ba cái gọi là “nghi ngờ lỗi” “Không có lỗi thì không thể có trách nhiệm hình sự” Đó cũng là một trong những yêu cầu đòi hỏi dân chủ và khách quan, công bằng trong hệ thống pháp luật của nhà nước pháp quyền
Lỗi phản ánh những diễn biến tâm lý thể hiện tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi và của người thực hiện hành vi đó Vì vậy, lỗi giúp cơ quan bảo vệ pháp luật và Toà án có thể cá thể hoá trách nhiệm hình sự một cách chính xác Đồng thời các hình thức của lỗi còn là cơ sở để định tội danh với những trường hợp mà việc phân hoá trách nhiệm hình sự tối đa được dựa trên
sự phân định các hình thức lỗi
Việc coi lỗi là cơ sở về mặt chủ quan của trách nhiệm hình sự gắn liền với xuất phát từ mục đích của luật hình sự, của trách nhiệm hình sự và hình phạt, chúng ta đều biết rằng mục đích của luật hình sự và trách nhiệm hình sự
là giáo dục và cải tạo người phạm tội Nếu trách nhiệm hình sự và hình phạt được áp dụng cho một người không kiểm soát được hành vi của mình, không nhận thức được về hành vi đó, thì trách nhiệm hình sự và hình phạt không có
ý nghĩa, thậm chí là vô nhân đạo, phi nhân tính Luật hình sự của chúng ta cũng như đạo lý của nhân dân ta không chấp nhận những việc làm như truy
Trang 8cứu trách nhiệm hình sự người vô tội, những người còn nhỏ chưa hiểu được hành vi của mình
Xuất phát từ những lý do và ý nghĩa nêu trên, việc nghiên cứu một cách sâu sắc và toàn diện về chế định lỗi, đặc biệt là hình thức lỗi cố ý trong luật hình sự là cần thiết và quan trọng để góp phần nâng cao nhận thức - khoa học
về việc tiếp tục hoàn thiện nó trong pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành Do
đó, tôi chọn và nghiên cứu đề tài: “Lỗi cố ý trong Luật hình sự Việt Nam”
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Là một chế định lớn có ý nghĩa, vị trí, vai trò quan trọng, nhưng các quy phạm về lỗi trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985, kể cả Bộ luật hình
sự Việt nam năm 1999 vẫn còn một số nhược điểm chưa được khắc phục mà
lẽ ra cần và có thể khắc phục được
Lỗi cố ý đã từ lâu được nhà nghiên cứu đề cập đến trong luật hình sự Việt Nam, chế định lỗi cố ý luôn được chú ý đúng mức Qua từng bước phát triển của luật hình sự Việt Nam chế định đó từng bước được phát triển và hoàn thiện Trong nước, đáng chú ý nhất là các công trình của các nhà nghiên cứu như: Lê Cảm, Trần Văn Độ, Kiều Đình Thụ, Nguyễn Ngọc Hoà, Đào Trí úc…mà ở đó các khía cạnh khác nhau của lỗi cố ý đã được làm rõ, chẳng hạn như: khái niệm, các hình thức và mức độ của lỗi nói chung và của lỗi cố ý nói riêng…Đề tài lỗi cố ý trong Luật hình sự Việt Nam trước đây cũng đã được nhắc đến rất nhiều Tuy nhiên hiện tại nó vẫn là vấn đề mũi nhọn của Luật hình sự…
Vấn đề lỗi cố ý gắn liền với đặc điểm của từng giai đoạn phát triển của các quan hệ kinh tế - xã hội Do đó, đây là vấn đề thường xuyên ở trong trạng thái phát triển cho phù hợp với tình hình mới
3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Mục đích tổng quát của luận văn là nghiên cứu một cách chuyên sâu và
có tính hệ thống về chế định lỗi trong Luật hình sự Việt Nam; phân biệt rõ các
Trang 9hình thức lỗi và các dạng lỗi trong lý luận và thực tiễn áp dụng Luật hình sự ở nước ta
Để đạt được mục tiêu tổng quát như trên, luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ cụ thể như sau:
Một là, làm sáng tỏ nội dung lý luận của chế định lỗi cố ý trong Luật
hình sự Việt Nam như: lỗi và cơ chế hỡnh thành hành vi phạm tội, cơ sở của lỗi, khỏi niệm lỗi
Hai là, đi sâu nghiên cứu và phân định rõ các hình thức lỗi, các dạng
lỗi trong thực tiễn xét xử, trên cơ sở đó chỉ ra những điểm bất cập trong việc
áp dụng chúng
Ba là, phân tích và làm sáng tỏ sự thể hiện lỗi cố ý trong Bộ luật hình
sự Việt Nam năm 1999
Bốn là, làm sáng tỏ và sâu sắc hơn nữa vị trí, vai trò và ý nghĩa của chế
định lỗi cố ý trong việc định tội danh và định khung hình phạt trong việc áp dụng Luật hình sự
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn này tập trung nghiên cứu chế định lỗi mà đặc biệt là lỗi cố ý với tính chất là yếu tố quan trọng nhất trong mặt chủ quan của cấu thành tội phạm; thực tiễn áp dụng chế định này trong việc định tội danh, định khung hỡnh phạt đối với những chủ thể thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999
Tuy nhiên, do đây là một chế định khó và phức tạp, thêm vào đó thời gian nghiên cứu có hạn cũng như năng lực nghiên cứu, kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề của tác giả còn hạn chế, nên trong Luận văn này, tác giả chỉ
có thể làm sáng tỏ những khía cạnh mà theo quan điểm tác giả là quan trọng
và chủ yếu hơn cả
Phạm vi nghiên cứu
Trang 10Luận văn nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chế định lỗi
cố ý theo pháp luật hình sự Việt Nam dưới góc độ của luật hình sự, đồng thời luận văn cũng đề cập một số quy phạm của luật tố tụng hình sự nhằm hỗ trợ cho việc giải quyết nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu
5 Cơ sở lý luận và cỏc phương pháp nghiên cứu của luận văn
Luận văn được thực hiện trên cơ sở các quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng và Nhà nước về tội phạm cũng như đường lối xử lý tội phạm và đấu tranh phòng chống tội phạm Đồng thời, cơ sở lý luận của Luận văn cũng dựa trên thành tựu của các chuyên ngành khoa học pháp lý và triết học, những luận điểm khoa học trong các công trình nghiên cứu, sách chuyên khảo và các bài viết đăng trên tạp chí
-của một số nhà khoa học luật hình sự Việt Nam
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn này dựa trên việc sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê…trong sự nhìn nhận tổng thể và khách quan, không phiến diện một chiều
Đồng thời, việc nghiên cứu đề tài còn dựa vào các văn bản pháp luật của Nhà nước và những giải thích thống nhất có tính chất chỉ đạo của thực tiễn xét xử thuộc lĩnh vực pháp luật hình sự do Toà án nhân dân tối cao hoặc (và) của các cơ quan bảo vệ pháp luật ở Trung ương ban hành có liên quan đến chế định lỗi; dựa vào báo cáo tổng kết hàng năm của ngành Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân để phân tích, tổng hợp các tri thức khoa học luật hình sự và luận chứng các vấn đề tương ứng được nghiên cứu trong luận văn
6 Những đóng góp về mặt khoa học của luận văn
Trang 11Đây là công trình nghiên cứu chuyên khảo đầu tiên trong khoa học luật hình sự Việt Nam nghiên cứu một cách có hệ thống và đồng bộ những vấn đề
lý luận và thực tiễn về vấn đề lỗi cố ý ở cấp độ một luận văn Trong luận văn này, tác giả đã giải quyết về mặt lý luận những vấn đề sau:
1 Phân tích một cách tương đối có hệ thống và tương đối toàn diện những vấn đề lý luận về chế định lỗi mà đặc biệt là lỗi cố ý như: cơ chế hình thành hành vi phạm tội, cơ sở của lỗi, khái niệm lỗi, phân biệt các hình thức lỗi
2 Phân tích sự cần thiết phải xác định lỗi trong định tội danh và định khung hình phạt
7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Về mặt lý luận: Đây là công trình nghiên cứu chuyên khảo đồng bộ đầu
tiên đề cập một cách có hệ thống và toàn diện những vấn đề lý luận và thực tiễn về chế định lỗi cố ý theo pháp luật hình sự Việt Nam
Về mặt thực tiễn: Luận văn góp phần vào việc xác định đúng đắn
những điều kiện cụ thể của từng trường hợp áp dụng chế định lỗi cố ý trong thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan tiến hành tố tụng, để giúp việc áp dụng chúng trong thực tiễn ngày một hoàn thiện hơn
Ngoài ra, luận văn còn có ý nghĩa làm tài liệu tham khảo lý luận cần thiết cho các nhà khoa học, luật gia, cán bộ thực tiễn và các sinh viên, học viên cao học chuyên ngành tư pháp hình sự, cũng như phục vụ cho công tác lập pháp và hoạt động thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự trong việc đấu tranh phòng và chống tội phạm, cũng như công tác giáo dục, cải tạo người phạm tội ở nước ta hiện nay
8 Kết cấu của luận văn
Xuất phát từ nội dung, yêu cầu của đề tài, ngoài phần mở đầu, kết luận
và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu của luận văn gồm 2 chương như sau:
Chương 1: Những vấn đề chung về lỗi
Trang 12Chương 2: Thực tiễn áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự về lỗi cố
ý trong Bộ luật hình sự ở nước ta giai đoạn hiện nay
Trang 13Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LỖI
1.1 Lỗi và cơ chế hình thành hành vi phạm tội
Tội phạm trước hết là một hành vi Chính vì thế, tội phạm bao giờ cũng được thực hiện bởi chủ thể xác định Không thể có hành vi xuất hiện bên ngoài Thế giới khách quan mà không có chủ thể Theo Từ điển, hành vi được hiểu là toàn bộ những phản ứng, cách cư xử biểu hiện ra bên ngoài của một con người trong một hoàn cảnh cụ thể
Theo quan điểm khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, hành vi của con người suy cho cùng là do điều kiện xã hội khách quan quyết định Tuy nhiên,
đó phải là quá trình diễn ra phức tạp, không đơn thuần chỉ là kết quả của sự lệ thuộc tuyệt đối của con người vào hoàn cảnh khách quan đó Trong quá trình này, ý chí của con người, nhận thức của con người có vị trí độc lập, có ý nghĩa không kém phần quan trọng, mặc dù bản thân ý chí và nhận thức cũng lại do các điều kiện khách quan quyết định
Quan điểm trên cho thấy rằng, sự tác động của môi trường bên ngoài để dẫn đến hành vi đều phải gián tiếp thông qua ý thức và ý chí của con người
Do đó, có thể hiểu rằng: một hành vi phạm tội được thực hiện - đó không thể
là sự phản ánh trực diện của con người đối với hoàn cảnh mà là kết quả của sự tương tác giữa một bên là điều kiện và môi trường xã hội với một bên (khác)
là bản thân con người ấy
- Môi trường chung
Trang 14Một hành vi khách quan đơn thuần xảy ra ngoài sự nhận thức chủ quan của cá nhân không thể là cơ sở để truy cứu trách nhiệm hình sự; những hậu quả và tác hại hiện hữu về vật chất hay tinh thần do những hành vi như vậy gây ra không thể là căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với chủ thể của hành vi, bởi lẽ, chủ thể của hành vi không có ý thức gì về hành vi đó cũng như hậu quả của hành vi
Hành vi của con người bao giờ cũng là sự thống nhất giữa biểu hiện cụ thể bên ngoài Thế giới khách quan và những nội dung tâm lý bên trong (ý chí) của chủ thể thực hiện hành vi chi phối hành vi đó Tội phạm được biểu hiện bởi hành vi, do đó nó cũng là sự thống nhất giữa hai mặt khách quan và chủ quan Hoạt động tâm lý bên trong của người phạm tội luôn gắn liền với các biểu hiện bên ngoài của tội phạm Hành vi nguy hiểm cho xã hội chỉ được coi
là tội phạm, nếu hành vi đó được thực hiện trong một thái độ tâm lý nhất định của con người đối với hành vi đó và hậu quả của hành vi đó gây ra hoặc đối với khả năng phát sinh hậu quả từ hành vi đó
Pháp luật từ xưa đến nay, bao giờ cũng quan tâm đến yếu tố chủ quan của hành vi vi phạm Hành vi vi phạm pháp luật dù thể hiện, gây ra thiệt hại nhưng không có sự thống nhất với mặt chủ quan của người gây thiệt hại sẽ không bị bắt gánh chịu trách nhiệm pháp lý
Con người tồn tại trong Thế giới bị chi phối bởi những qui luật khách quan và hoạt động của con người bị chi phối bởi những điều kiện lịch sử xã hội cụ thể Tất cả những động cơ thúc đẩy con người hành động không phải bộc phát một cách ngẫu nhiên trong ý thức của con người mà được hình thành một cách có qui luật Đó là kết quả giao tiếp của người đó với người khác, sự phát triển tâm lý trước đây, sự phản ánh những sự vật, hiện tượng tác động trực tiếp đến người ấy Thông qua hoạt động tâm lý con người hoạt động có ý thức, từ đó quyết định sự hình thành và phát triển xã hội [37, tr 190]
Trang 15Xử sự của con người có tính qui luật nhưng không phải mang tính tuyệt đối Khi sống trong cùng một xã hội, cùng một điều kiện nhưng có người vi phạm các chuẩn mực xã hội, có người thực hiện tốt các trách nhiệm của một thành viên trong xã hội, có người phạm tội, có người không phạm tội, có người phạm tội một lần, có người phạm tội nhiều lần… Chủ nghĩa Mác - Lênin công nhận tính qui luật của xử sự con người nhưng cũng công nhận sự
tự do ý chí của con người Hoạt động của con người bị chi phối bởi các qui luật khách quan nhưng nhờ hoạt động ý thức, con người đã nhận thức và vận dụng các qui luật đó vào việc thực hiện các mục đích của mình Đó chính là
sự tự do ý chí
Tuy nhiên, tự do ý chí của con người không phải là sự suy nghĩ tuyệt đối độc lập, mà nó bị chi phối bởi các qui luật tự nhiên, tự do ý chí là năng lực quyết định của một người khi nhận thức được nó Hêghen nói:
“Tự do là nhận thức được cái tất yếu, tất yếu sẽ mù quáng khi con
người chưa nhận thức được nó” [2, tr 195]
Tất cả những gì tác động đến con người, thúc đẩy hành vi đều phải thông qua bộ óc của con người Hoạt động của con người không phải là kết quả tác động trực tiếp của các điều kiện lịch sử mà chịu ảnh hưởng trực tiếp của hoạt động tâm lý bên trong con người
Con người có sự tự do của mình, nghĩa là có quyền lựa chọn một xử sự phù hợp với các qui luật, đó là sự tự do thực sự Ngược lại, con người sẽ bị tước bỏ sự tự do của mình khi xử sự không phù hợp với qui luật
Theo chủ nghĩa Mác - Lênin thì chỉ có sự tự do tương đối trong khuôn khổ các điệu kiện lịch sử, xã hội cụ thể và phụ thuộc vào bản chất của chế độ
xã hội Vì vậy, mỗi cá nhân trong xã hội dựa trên cơ sở sự tự do của mình phải đáp ứng những đòi hỏi có tính qui luật của xã hội là pháp luật và đạo đức
xã hội Đó là vấn đề trách nhiệm của cá nhân trong xã hội, phù hợp với sự tự
do của cá nhân nhằm bảo đảm tôn trọng sự tự do của cá nhân khác
Trang 16Tóm lại, con người có khả năng nhận thức và vận dụng tốt các qui luật của xã hội để giành lấy tự do cá nhân Tuy nhiên, không phải lúc nào họ cũng
là như vậy Đôi lúc, họ vẫn nhận thức được các qui luật đó nhưng không phải
họ vận dụng nó để thực hiện hành vi một cách phù hợp với sự tự do của người khác mà ngược lại, họ hành động sai với qui luật Đó là ý chí của cá nhân người muốn tự tước bỏ tự do của người khác và hậu quả cũng tự tước bỏ sự tự
do của mình Pháp luật buộc họ phải chịu trách nhiệm về hành vi đó của họ là phù hợp
Tự do là cơ sở của trách nhiệm và trách nhiệm chỉ đặt ra cho một người khi họ có tự do Con người xử sự trái với lợi ích của Nhà nước, lợi ích của xã hội trong khi có tự do thì có nghĩa họ có lỗi Trách nhiệm chỉ đặt
ra khi họ có lỗi
Tự do, trách nhiệm là cơ sở lý luận của lỗi Đúng như Ph Ăngghen đã viết:
“Người ta không thể bàn bạc đúng đắn về đạo đức và pháp quyền, mà
lại không nói đến cái gọi là tự do ý chí, đến trách nhiệm của con người, đến quan hệ giữa tất yếu và tự do” [2, tr 194]
1.2 Tự do ý chí là cơ sở của lỗi trong luật hình sự
Con người phải chịu trách nhiệm về hành vi gây thiệt hại cho xã hội của mình, vì con người có khả năng nhận thức được ý nghĩa xã hội của hành
vi và có khả năng điều khiển được hành vi theo những đòi hỏi của xã hội Một người chỉ phải chịu trách nhiệm về hành vi gây thiệt hại cho xã hội của mình trong trường hợp người đó đã lựa chọn hành vi này khi có đủ điều kiện lựa chọn hành vi khác không gây thiệt hại cho xã hội Đó là những trường hợp có lỗi Trong trường hợp này tội phạm được coi là một xử sự mất tự do
Lỗi là thái độ tâm lý của người phạm tội đối với hành vi nguy hiểm cho
xã mà họ thực hiện và hậu quả đó do hành vi đó gây ra cho xã hội Con người chỉ có thể chịu trách nhiệm về hành vi của mình, về những gì con người đó hiểu được, những gì nằm trong tầm kiểm soát của sự nhận thức Nó không thể
Trang 17phải chịu trách nhiệm về những gì tuy có liên quan đến việc làm của mình và thậm chí những gì đã dẫn đến hành vi đó, nhưng lại nằm ngoài nhận thức và ý thức của chủ thể Từ đó cho thấy, không thể nói đến trách nhiệm nếu thiếu đi khả năng lựa chọn cách ứng xử và hành động của con người
Việc coi lỗi là cơ sở về mặt chủ quan của trách nhiệm hình sự gắn liền với xuất phát từ mục đích của luật hình sự, của trách nhiệm hình sự và hình phạt Chúng ta đều biết rằng, mục đích của Luật Hình sự và của trách nhiệm hình sự là giáo dục và cải tạo người phạm tội Nếu trách nhiệm hình sự và hình phạt được đem áp dụng cho một người không kiểm soát được hành vi của mình, không nhận thức được về hành vi đó thì trách nhiệm hình sự và hình phạt sẽ không có ý nghĩa, thậm chí là vô nhân đạo, phi nhân tính Luật hình sự của chúng ta cũng như đạo lý của nhân dân ta không chấp nhận những việc làm như truy cứu trách nhiệm người vô tội, những người còn nhỏ chưa hiểu được hành vi của mình
Trong luật hình sự Việt Nam, nguyên tắc có lỗi là nguyên tắc cơ bản Người phải chịu trách nhiệm hình sự theo Luật hình sự Việt nam không phải chỉ đơn thuần vì người này đã có hành vi khách quan gây thiệt hại cho xã hội
mà còn vì đã có lỗi trong việc thực hiện hành vi khách quan đó Theo nguyên tắc này, luật hình sự Việt nam không chấp nhận việc “qui tội khách quan”, nghĩa là truy cứu trách nhiệm hình sự con người chỉ trên cơ sở hành vi khách quan mà không xét đến lỗi của họ
Việc thừa nhận nguyên tắc có lỗi trong luật hình sự chính là sự thừa nhận và tôn trọng tự do thực sự của con người Đó là cơ sở đảm bảo cho trách nhiệm hình sự có khả năng khách quan thực hiện được mục đích:
“… không chỉ nhằm trừng trị người phạm tội mà còn nhằm giáo dục họ trở
thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các qui tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa chủ nghĩa, ngăn ngừa họ phạm tội mới…”
(Điều 27 Bộ luật hình sự)
Trang 18Người thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội bị coi là có lỗi nếu hành vi đó là kết quả của sự tự lựa chọn của họ trong khi có đủ điều kiện khách quan và chủ quan để lựa chọn và thực hiện xử sự khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội
Chủ nghĩa Mác- Lênin khẳng định: xử sự của con người có tính qui định trước nhưng đối với chính xử sự của mình con người vẫn có tự do, vì con người qua hoạt động có ý thức của mình có năng lực lựa chọn, quyết định
và thực hiện xử sự phù hợp với qui luật tự nhiên và xã hội đã nhận thức được
Xử sự của con người có tính qui định trước, có nghĩa được hình thành một cách có qui luật, xuất hiện không phải một cách ngẫu nhiên, tách rời những điều kiện kinh tế - xã hội Điều kiện kinh tế - xã hội qui định những khả năng xử sự của con người Những khả năng đó có tính tất nhiên Nhưng khả năng khách quan nào được thực hiện qua cá nhân cụ thể còn phụ thuộc
vào chủ quan của chính cá nhân đó, vì “tất cả cái gì thúc đẩy con người hành
động đều tất nhiên phải thông qua đầu óc họ”…[1, tr.78]
“Con người khi hành động không phải chỉ nhắm mắt thụ động, để cho
hoàn cảnh khách quan lôi kéo…mà còn có tự do tương đối”…[20, tr 339].
Xử sự của con người tuy chịu sự tác động của điều kiện kinh tế - xã hội nhưng không phải là kết quả trực tiếp của riêng điều kiện kinh tế - xã hội, vì
“mọi sự tác động của hiện tượng lên một hiện tượng khác đều bị khúc xạ bởi
các thuộc tính bên trong của hiện tượng bị tác động” [24, tr 270] Tất cả xử
sự của con người đều là kết quả của sự tác động qua lại giữa điều kiện khách quan bên ngoài của cuộc sống xã hội và điều kiện chủ quan bên trong của chủ thể Điều kiện kinh tế - xã hội qui định xử sự của con người nhưng phải thông qua lăng kính chủ quan của mỗi chủ thể Xử sự của con người không được qui định một cách trực tiếp bởi điều kiện bên ngoài mà là kết quả trực tiếp của sự lựa chọn, quyết định và thực hiện xử sự trong số những xử sự khách quan đã nhận thức được Con người có tự do đối với xử sự của mình có nghĩa họ có tự
Trang 19do lựa chọn, có tự do quyết định và tự do thực hiện xử sự Nhưng việc lựa chọn, việc quyết định và việc thực hiện xử sự chỉ có thể là tự do thực sự khi
xử sự đã lựa chọn, đã quyết định, đã thực hiện phù hợp với qui luật Trái lại, nếu con người lựa chọn, quyết định và thực hiện xử sự không phù hợp qui luật thì có nghĩa họ đã tự tước bỏ khả năng tự do của mình
Trong xã hội vẫn còn những xử sự biểu hiện của sự mù quáng xã hội
Đó là những hành vi phạm tội, những hành vi vi phạm và những hành vi trái đạo đức Đối với những người đã có hành vi như vậy xã hội và nhà nước có quyền phản ứng, có quyền lên án và có quyền buộc họ phải gánh chịu trách nhiệm Đó là hậu quả của việc không thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ trên cơ
sở quyền hạn đã có, trên cơ sở của tự do Con người phải gánh chịu trách nhiệm về những hành vi mù quáng xã hội của mình, vì con người có năng lực lựa chọn, năng lực đánh giá xử sự của mình và vì con người trong xã hội có
đủ điều kiện để thoả mãn những đòi hỏi của xã hội, hay nói một cách khác vì
họ có tự do Tự do là cơ sở của trách nhiệm và trách nhiệm chỉ đặt ra cho một người khi họ có tự do Con người xử sự trái với lợi ích của nhà nước, lợi ích của xã hội trong khi có tự do thì có nghĩa họ là người có lỗi Trách nhiệm chỉ đặt ra khi có lỗi
Như vậy, lỗi trong luật hình sự, trước hết được hiểu là quan hệ giữa cá nhân người phạm tội với xã hội mà nội dung của nó là sự phủ định chủ quan những đòi hỏi của xã hội đã được thể hiện qua các đòi hỏi cụ thể của Luật hình sự Sự phủ định chủ quan này tồn tại trên cơ sở và trong sự thống nhất với sự phủ định khách quan là sự gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội là khách thể được luật hình sự bảo vệ Cũng như quan hệ giữa khách quan và chủ quan, sự phủ định khách quan có thể tồn tại độc lập không cần có sự phủ dịnh chủa quan nhưng sự phủ định chủ quan chỉ tồn tại khi có sự phủ định khách quan
Trang 20Điều đó có nghĩa là: lỗi bao giờ cũng phải đi liền với hành vi nguy hiểm cho xã hội và không thể nói đến lỗi khi không có hành vi cụ thể nguy hiểm cho xã hội Lỗi trong Luật hình sự Việt Nam là lỗi cá nhân, lỗi của con người cụ thể khi thực hiện hành vi cụ thể nguy hiểm cho xã hội
Sự phủ định chủ quan thể hiện ở sự tự lựa chọn, quyết định và thực hiện xử sự khách quan gây thiệt hại cho xã hội và trái pháp luật hình sự
Trong trường hợp có lỗi, chủ thể có nhiều khả năng xử sự - khả năng
xử sự gây thiệt hại cho xã hội và khả năng xử sự phù hợp với lợi ích của xã hội Những khả năng này chủ thể đều có thể lựa chọn quyết định và thực hiện
xử sự gây thiệt hại cho xã hội Như vậy, lỗi chỉ đặt ra cho những trường hợp trong đó có khả năng xử sự phù hợp với xã hội và chủ thể đã không lựa chọn khả năng này
1.3 Khái niệm chung về lỗi theo Luật hình sự Việt Nam
(Điều 9+10 = thái độ đối với hành vi và hậu quả)
Lỗi là thái độ tâm lý bên trong của một người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra
Trong Luật hình sự Việt Nam, nguyên tắc lỗi là nguyên tắc cơ bản Một người phải chịu trách nhiệm hình sự không chỉ đơn thuần vì họ có hành vi khách quan đã gây ra thiệt hại cho xã hội, mà còn vì đã có lỗi trong việc thực hiệm hành vi khách quan đó Một người có hành vi gây thiệt hại cho xã hội sẽ
bị coi là có lỗi nếu hành vì đó là kết quả của sự tự lựa chọn và quyết định của chủ thể trong khi chủ thể có đủ điều kiện khách quan và chủ quan để lựa chọn hoặc quyết định một xử sự khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội
Trang 21Sơ đồ 1.2: Biểu hiện người gây thiệt hại có lỗi
Việc thừa nhận nguyên tắc lỗi trong luật hình sự việt nam chính là sự thừa nhận và tôn trọng tự do ý chí của con người Đó là cơ sở đảm bảo cho trách nhiệm hình sự được khách quan và thực hiện được mục đích của việc truy cứu trách nhiệm này Bởi vì, chỉ có thể đạt được mục đích cải tạo, giáo dục người phạm tội, giúp họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các qui tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới nên việc truy cứu trách nhiệm hình sự và áp dụng hình phạt đối với người phạm tội trên cơ sở lỗi của họ trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội
Lỗi trong luật hình sự trước hết được hiểu là quan hệ giữa cá nhân người phạm tội với xã hội, thể hiện qua các đòi hỏi cụ thể của luật hình sự Lỗi bao giờ cũng đi với hành vi nguy hiểm cho xã hội nhất định, không có lỗi độc lập với hành vi nguy hiểm Lỗi trong luật hình sự là lỗi cá nhân cụ thể của con người đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội Tức là chủ quan người phạm tội tự lựa chọn và quyết định thực hiện một xử sự khách quan gây thiệt hại cho xã hội và trái pháp luật hình sự Trong trường hợp này, chủ thể có nhiều khả năng để xử sự, khả năng xử sự gây thiệt hại hoặc khả năng xử sự phù hợp với lợi ích xã hội Những khả năng này chủ thể đều có khả năng lựa chọn và quyết định thực hiện nhưng chủ thể đã lựa chọn xử sự gây thiệt hại cho xã hội
Người gây
thiệt hại
Tự lựa chọn và quyết định trong khi
có đủ khả năng và điều kiện để lựa chọn và quyết định khác
Không tự lựa chọn và quyết định hoặc lựa chọn và quyết định trong khi không có khả năng hoặc điều kiện để lựa chọn và quyết định khác
Có lỗi
Không có lỗi
Trang 22Như vậy, theo Luật hình sự Việt nam, một hành vi bị xem là có tính có lỗi (tức là người thực hiện hành vi bị xem là có lỗi) khi có đủ 2 điều kiện:
+ Hành vi trái pháp luật hình sự
+ Hành vi đó là kết quả của sự tự lựa chọn và quyết định của người thực hiện hành vi trong khi có khả năng và điều kiện để lựa chọn và quyết định xử sự khác không trái pháp luật hình sự
Ví dụ: A chở B (say rượu) bằng xe gắn máy và trên đường đã để B rớt xuống đường gây chấn thương sọ não dẫn đến tử vong Hành vi của A là trái pháp luật hình sự (Điều 202) Đây cũng là kết quả của sự tự lựa chọn và quyết định của A trong khi có khả năng và điều kiện để lựa chọn và quyết định xử
sự khác không trái với pháp luật hình sự (không chở B khi B đang say rượu)
Vì vậy, trong hành vi gây ra hậu quả này, A có lỗi
Lỗi là một phạm trù xã hội, bởi vì, lỗi thể hiện thái độ của người phạm tội đối với các giá trị quan trọng nhất của xã hội Quan hệ giữa cá nhân người phạm tội và xã hội là nội dung của lỗi, luôn được thể hiện và tồn tại như một quan hệ tâm lý nhất định của chủ thể với hành vi gây thiệt hại cho xã hội Nội dung tâm lý ở đây bao gồm yếu tố lý trí và yếu tố ý chí, 2 yếu tố cần thiết để tạo nên lỗi Hai yếu tố này vừa thể hiện năng lực nhận thức thực tại khách quan vừa thể hiện năng lực điều khiển hành vi trên cơ sở nhận thức thực tại khách quan Trong trường hợp xử sự gây thiệt hại bị coi là có lỗi thì quá trình
lý trí và ý chí phải có những đặc điểm nhất định phản ánh được rằng, xử sự đó
là kết quả của sự tự lựa chọn và quyết định của chủ thể trong khi chủ thể có
đủ điều kiện để lựa chọn một xử sự khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội
Bản chất của quá trình ý chí trong việc thực hiện các tội phạm có lỗi cố
ý trực tiếp thể hiện ở định hướng có ý thức của các hành động nhằm đạt được mục đích đã đặt ra Trong việc thực hiện các tội phạm có lỗi cố ý gián tiếp hoặc vô ý, quá trình ý chí thể hiện ở sự không thận trọng, lơ là biểu hiện trong hành vi của con người xảy ra trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội
Trang 23Đặc trưng của các loại lỗi thể hiện ở chỗ chủ thể không thực hiện các biện pháp cần thiết để ngăn ngừa các hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành
vi của mình gây ra, dù có khả năng và điều kiện để làm điều đó
Ngoài ra trong hoạt động tâm lý của người phạm tội còn bao gồm cả yếu tố tình cảm Khi thực hiện hành vi phạm tội, người phạm tội có thể ở trong trạng thái vui, buồn, giận, lo lắng, sợ… Tuy nhiên, tình cảm không là yếu tố quyết định trong việc xác định nội dung và hình thức lỗi nên có không
là dấu hiệu bắt buộc trong mặt chủ quan của tội phạm
Với ý nghĩa là nội dung của lỗi, quan hệ giữa cá nhân người phạm tội với xã hội luôn luôn được thể hiện và tồn tại là quan hệ tâm lý nhất định giữa chủ thể với hành vi gây thiệt hại cho xã hội Đó là mặt hình thức của lỗi
Căn cứ vào mặt hình thức này của lỗi có thể định nghĩa lỗi như sau: Lỗi là thái độ tâm lý của con người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được biểu hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý
Là mặt hình thức của lỗi, quan hệ tâm lý ở đây bao gồm yếu tố lý trí và yếu tố ý chí là hai yếu tố cần thiết tạo thành lỗi Hai yếu tố này, một thể hiện khả năng nhận thức; một thể hiện khả năng điều khiển hành vi trên cơ sở của nhận thức, là những yếu tố tâm lý cần thiết của mọi hoạt động có ý thức của con người
Nếu chủ thể bị coi là có lỗi khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội thì quá trình lý trí và ý chí phải có đặc điểm nhất định phản ánh được rằng hành vi nguy hiểm cho xã hội đã thực hiện là kết quả của sự tự lựa chọn và tự quyết định của chủ thể, trong khi chủ thể có đủ điều kiện để lựa chọn và quyết định xử sự khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội
Trong trường hợp có lỗi, lý trí của chủ thể đối vớỉ xử sự đã lựa chọn, đã quyết định phải ở một trong hai khả năng hoặc là nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi hoặc là không nhận thức được Cùng với
Trang 24việc nhận thức được tính chất xã hội của hành vi đã lựa chọn như vậy, chủ thể trong trường hợp có lỗi còn nhận thức được (hoặc không nhận thức được nhưng có đủ điều kiện để nhận thức được) những khả năng xử sự khách quan khác không gây thiệt hại cho xã hội
Trên cơ sở lý trí như vậy, ý chí của chủ thể một mặt đã điều khiển việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã lựa chọn Mặt khác, ý chí của chủ thể cũng hoàn toàn có khả năng kìm chế xử sự khác phù hợp với đòi hỏi của
xã hội
Như vậy có thể định nghĩa lỗi theo đặc điểm cấu trúc tâm lý như sau: Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là có lỗi nếu khi thực hiện nhận thức được hoặc có đủ điều kiện để nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi và đủ điều kiện lựa chọn, thực hiện hành vi khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội
Căn cứ vào đặc điểm cấu trúc tâm lý của yếu tố lý trí và ý chí trong những trường hợp có lỗi, luật hình sự Việt nam chia lỗi thành 2 loại - cố ý và
vô ý Trong cố ý có 2 hình thức là cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp; vô ý cũng
có 2 hình thức là vô ý vì quá tự tin và vô ý vì cẩu thả
Như vậy, theo luật hình sự Việt nam có bốn loại trường hợp có lỗi hay nói một cách khác có bốn loại trường hợp chủ thể đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội khi có đủ điều kiện lựa chọn và thực hiện xử sự khác phù hợp với xã hội
1.4 Phân loại các hình thức lỗi và lỗi cố ý trong Luật hình sự Việt Nam
1.4.1 Phân loại các hình thức lỗi theo Luật hình sự Việt Nam
Lỗi - bản thân nó, với tính cách là thái độ tâm lý nội tại của con người -
có những mức độ biểu hiện của nó Có lỗi nặng, có lỗi nhẹ, có lỗi cố ý và có lỗi vô ý
Mức độ nặng nhẹ của lỗi thể hiện những mức độ nguy hiểm cho xã hội của nhân thân người phạm tội Các nhà nghiên cứu về tội phạm học đã phân
Trang 25biệt rõ loại nhân thân của những người phạm các tội vô ý, coi đó là những người phạm tội ngẫu nhiên hoặc là loại người mà nhận thức về các chuẩn mực giá trị xã hội và về trách nhiệm của mình đối với xã hội, với cộng đồng chưa cao
Chính vì vậy, sự phân biệt mức độ lỗi và hình thức lỗi cần phải được dẫn đến sự phân biệt về thái độ của luật hình sự đối với các trường hợp khác nhau đó Xu hướng rõ nét nhất của luật hình sự hiện nay là sử dụng trách nhiệm hình sự đối với các hành vi có lỗi cố ý Đối với lỗi vô ý, chỉ áp dụng trách nhiệm hình sự trong những trường hợp cụ thể nhất định Đó thường là những trường hợp gây ảnh hưởng nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng
Bộ luật hình sự Việt Nam cũng đi theo xu hướng tiến bộ đó nhằm xác định một thái độ pháp lý rõ ràng là: coi cố ý nguy hiểm hơn vô ý; chỉ qui định
là tội phạm những hành vi vô ý trong những trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng Chẳng hạn: Tại Mục A của Chương VIII, trong số 12 điều thì đã có
11 điều qui định hành vi phạm tội trong trường hợp “gây hậu quả nghiêm trọng”
Qui định rõ ràng như vậy là cơ sở để áp dụng pháp luật thống nhất trong thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử và vì vậy, đây là điều kiện quan trọng
để bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa Đó còn là những ưu điểm của kỹ thuật lập pháp hiện đại, vì:
a/ Thông qua việc phân biệt rạch ròi, người ta có thể biết được hành vi nào thì bị coi là tội phạm bất kể hình thức lỗi là gì, còn hành vi nào chỉ là tội phạm khi có lỗi cố ý
b/ Thông qua việc phân biệt hình thức lỗi mà tiến hành thiết kế một số chế định quan trọng ở Phần chung của Bộ luật hình sự Chẳng hạn, Điều 40
Bộ luật hình sự khi qui định tái phạm đã kết hợp các trường hợp phạm tội có lỗi cố ý với tội nghiêm trọng do lỗi vô ý
c/ Thông qua thái độ pháp lí rõ ràng đó, Bộ luật hình sự Việt Nam khẳng định chính sách hình sự nhất quán là: hướng mũi nhọn đấu tranh vào
Trang 26các hành vi cố ý, nguy hiểm, sử dụng tối đa các biện pháp phòng ngừa, giáo dục của xã hội đối với các hành vi phạm tội không cố ý và ít nghiêm trọng
Trên tinh thần đó, cần tiến tới đặt các qui định về phân loại tội phạm ở phần chung, về án treo, về giảm và miễn hình phạt, về xoá án…trên cơ sở xác định hình thức lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý
Xác định tính có lỗi của tội phạm đồng nghĩa với việc xác định người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, gây thiệt hại cho xã hội có lỗi trong việc thực hiện hành vi đó Dựa trên cơ sở phân tích các yếu tố cấu thành lỗi điều kiện để một người thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội có lỗi, phù hợp với qui định của pháp luật hình sự hiện hành, một người thực hiện hành
vi nguy hiểm cho xã hội bị xem là có lỗi khi họ có năng lực trách nhiệm hình
sự khi thực hiện hành vi đó Điều đó có nghĩa là, khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, họ phải thoả mãn 2 điều kiện:
+) Không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi
+) Đạt độ tuổi theo qui định tại Điều 12 Bộ luật hình sự hiện hành: Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
Tội phạm tuy có chung các dấu hiệu nhưng những hành vi phạm tội cụ thể có tính nguy hiểm cho xã hội rất khác nhau Sự khác nhau đó xuất phát từ nhiều cơ sở, có thể là nguyên nhân, điều kiện phát sinh phạm tội, tính chất của khách thể bị xâm hại, tính nguy hiểm của hành vi phạm tội… Trong đó phải
kể đến một yếu tố hết sức quan trọng là yếu tố chủ quan Nó là cơ sở là tiền
đề cho việc triển khai và thực hiện có hiệu quả nguyên tắc phân hoá trách nhiệm hình sự, đảm bảo áp dụng hình phạt đạt hiệu quả
Trang 27Nội dung cơ bản của lỗi được hợp thành bởi 2 yếu tố cơ bản là: lý trí và
ý chí Sự kết hợp khác nhau giữa ý thức và ý chí tạo nên các hình thức khác nhau của lỗi Một người phạm tội với lỗi cố ý thể hiện sự chống đối xã hội cao hơn trường hợp lỗi vô ý và do đó hình phạt áp dụng đối với họ sẽ nghiêm khắc hơn Không thể buộc 2 người cùng phạm một loại tội nhưng với lỗi khác nhau phải chịu chung một hình phạt Muốn có được sự đúng đắn trong hoạt động này, trước tiên ta phải phân loại lỗi
Lỗi là dấu hiệu của tất cả các cấu thành tội phạm, đòi hỏi phải được xác định trong mọi trường hợp khi áp dụng luật hình sự Xác định lỗi đúng là một điều kiện cần thiết để định tội đúng; xác định lỗi sai sẽ dẫn đến định tội sai Cùng những biểu hiện khách quan như nhau, nếu xác định lỗi khác nhau sẽ có những kết luận khác nhau về tội danh
Trong thực tiễn xét xử hình sự, việc xác định lỗi ở nhiều trường hợp rất phức tạp Để có thể xác định được lỗi một cách chính xác trong những trường hợp này, đòi hỏi người áp dụng không chỉ nắm vững những dấu hiệu về hình thức cấu trúc tâm lý của các loại lỗi đã được mô tả trong các điều luật của Bộ luật hình sự và còn phải hiểu rõ bản chất của lỗi nói chung cũng như mặt nội dung của từng loại lỗi Chỉ trên cơ sở nhận thức đầy đủ về lỗi và từng loại lỗi mới có thể có được phương pháp đúng trong việc xác định lỗi ở trong những trường hợp phạm tội cụ thể
Để phân loại lỗi, chúng ta cần xác định một tiêu chí thống nhất cho việc phân loại
Thực ra để phân loại một sự vật hiện tượng, chúng ta có rất nhiều tiêu chí nhưng chúng ta cần xác định một tiêu chí phổ biến nhất nhằm đạt mục đích của sự phân loại
Theo quan niệm truyền thống trong Luật hình sự thì lỗi là tháo độ tâm
lý của chủ thể đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội do mình thực hiện và hậu quả mà hành vi đó gây ra được thể hiện dưới dạng cố ý hoặc vô ý Lỗi thể
Trang 28hiện thái độ, tâm lý của chủ thể đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả của hành vi đó Quan hệ tâm lý này gồm 2 yếu tố lý trí và ý chí:
1/ Yếu tố lý trí: thể hiện năng lực nhận thức thực tại khách quan
Người phạm tội nhận thức được rõ hành vi của mình có tính chất nguy hiểm cho xã hội, thấy trước khả năng xảy ra hậu quả của hành vi; hoặc không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội do sơ xuất, cẩu thả mặc dù đáng lẽ người phạm tội có thể và cần phải thấy trước khả năng gây ra hậu quả nguy hiểm của hành vi của mình
2/ Yếu tố ý chí: thể hiện năng lực điều khiển hành vi trên cơ sở nhận thức - người phạm tội mong muốn hoặc có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra; hoặc cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được
Hai yếu tố lý trí và ý chí có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Nếu người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội bởi hành vi của mình, nhưng lại không điều khiển được hành vi đó thị họ không có lỗi
Ví dụ: Một nhân viên đường sắt có nhiệm vụ bẻ ghi tàu cho tàu hoả đi vào đúng đường ray, nhưng vì người này bị lên cơn sốt ác tính nên không thể thực hiện được nhiệm vụ được giao làm cho tàu hoả đâm vào tài đang
đỗ trong sân ga gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về người và tài sản
Theo cách phân chia lỗi của Bộ luật hình sự Việt nam hiện hành, các nhà làm luật đã dựa vào tiêu chí là mối liên hệ giữa lý trí và ý chí (khả năng nhận thức của người đó đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả nguy hiểm cho xã hội và ý chí của họ đối với hậu quả do hành vi đó gây ra) Đây là tiêu chí đúng đắn bởi nó xuất phát từ nội dung cơ bản của lỗi
Trên cơ sở đó lỗi được chia thành:
+/ Lỗi cố ý, trong đó có 2 dạng: lỗi cố ý trực tiếp và lỗi cố ý gián tiếp +/ Lỗi vô ý, trong đó có 2 dạng: lỗi vô ý vì quá tự tin và lỗi vô ý do cẩu thả
Trang 29Sau đây xin phép được đi sâu phân tích về lỗi cố ý trong luật hình sự Việt nam:
Lỗi là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm
Theo qui định của pháp luật hình sự, lỗi được thể hiện dưới 2 hình thức: lỗi cố ý và lỗi vô ý Việc xác định đúng hình thức lỗi, dạng cố ý hay vô
ý có ý nghĩa quan trọng trong việc định tội, quyết định hình phạt cũng như áp dụng một số chế định khác của pháp luật hình sự
Điều 9 - Bộ luật hình sự qui định: Cố ý phạm tội là phạm tội trong trường hợp nhận thức rõ hành vi của mình có tính chất nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hoặc có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra
Như vậy, cố ý phạm tội bao gồm 2 trường hợp:
Thứ nhất: phạm tội trong trường hợp nhận thức rõ hành vi của mình có tính chất nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn cho hậu quả xảy ra
Trường hợp này, khoa học luật hình sự gọi là cố ý trực tiếp phạm tội Thứ 2: là phạm tội trong trường hợp nhận thức rõ hành vi của mình có tính chất nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó nhưng lại
có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra Và khoa học luật hình sự gọi là cố ý gián tiếp phạm tội
Sự phân chia này dựa trên cơ sở phân tích các yếu tố nhận thức, ý chí
và sự kết hợp của chúng trong hành động tâm lý của người phạm tội Vì thế cho nên muốn nghiên cứu dạng cố ý này hay cố ý khác, phân biệt chúng với nhau, phân biệt lỗi cố ý với vô ý…cần phải xem xét tất cả các yếu tố tạo thành của hoạt động tâm lý trong một thể thống nhất biện chứng với nhau Việc tách rời chúng ra xem xét chỉ có thể trong nghiên cứu và coi chúng độc lập một cách tương đối mà thôi
Lỗi là sự phủ định chủ quan thì cố ý là sự phủ định chủ quan nghiêm trọng nhất đối với những đòi hỏi của xã hội Tính nghiêm trọng này của lỗi cố
Trang 30ý thể hiện ở chỗ chủ thể đã lựa chọn, quyết định và thực hiện sự phủ định khách quan, trong khi đã nhận thức được đầy đủ tác động khách quan của nó đối với xã hội
Là mặt chủ quan của hành vi phạm tội, lỗi cố ý cũng luôn luôn gắn với hành vi nguy hiểm cho xã hội cụ thể được qui định trong luật hình sự Do vậy,
sự nhận thức những đặc điểm khách quan thể hiện tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi đã thực hiện đòi hỏi phải là sự nhận thức những đặc điểm khách quan được phản ánh trong cấu thành tội phạm (kể cả cấu thành tội phạm cơ bản và cấu thành tăng nặng) Những đặc điểm đó, tuỳ thuộc vào từng cấu thành tội phạm, có thể là tính chất thực tế của hành vi, là đặc điểm của đối tượng tác động, là sự biến đổi của đối tượng tác động, là những điều kiện khách quan khác như công cụ, phương tiện, thủ đoạn, thời gian, địa điểm… Như vậy, nội dung cụ thể của cố ý cũng như sự xác định một trường hợp có
cố ý hay không luôn luôn phải gắn với những dấu hiệu khách quan của một cấu thành tội phạm
Ví dụ: Muốn khẳng định trong trường hợp phạm tội giết người (Điều
93 - Bộ luật hình sự) cần phải xác định về mặt chủ quan chủ thể có lỗi cố
ý Việc xác định lỗi cố ý ở đây phải gắn với những dấu hiệu khách quan của cấu thành tội phạm giết người Chủ thể sẽ có lỗi cố ý nếu khi thực hiện hành vi khách quan đã nhận thức được hành vi có tính chất gây ra cái chết cho con người; đối tượng mà hành vi nhằm vào là con người đang sống; tác động khách quan của hành vi là sự tước đoạt tính mạng con người bị hành vi nhằm vào
Những đặc điểm khách quan của hành vi mà chủ thể nhận thức được trong trường hợp lỗi cố ý có thể trùng hợp với mục đích hành động trùng hợp với sự mong muốn của chủ thể Nhưng cũng có trường hợp hậu quả của hành
vi tuy cũng là một đặc điểm khách quan mà chủ thể đã nhận thức được nhưng không trùng hợp với mục đích của chủ thể
Trang 31Căn cứ vào sự khác nhau như vậy, Bộ luật hình sự Việt Nam phân biệt
2 hình thức lỗi cố ý Hai hình thức này không có tên gọi riêng trong Bộ luật
Từ trước đến nay hai hình thức cố ý này vẫn được gọi là cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp
Trong trường hợp cố ý trực tiếp, chủ thể sở dĩ đã lựa chọn hành vi mà mình đã nhận thức được đầy đủ các đặc điểm khách quan thể hiện tính nguy hiểm của nó, vì tất cả đặc điểm đó trung hợp với mục đích hành động đã được
đề ra
Ngược lại, ở hình thức lỗi cố ý gián tiếp, chủ thể đã lựa chọn vì đã chấp nhận những đặc điểm đã nhận thức được (kể cả hậu quả của hành vi) để đạt được một mục đích khác (không trung hới hậu quả của hành vi)
Như vậy, xét về quan hệ lý trí của chủ thể với những đặc điểm khách quan của hành vi trong đó có hậu quả là dấu hiệu đặc trưng của cấu thành tội phạm vật chất thì ở cả hai hình thức lỗi cố ý chủ thể đều nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi và đều thấy trước hậu quả nguy hiểm do hành vi đó gây ra
Hình thức lỗi cố ý trực tiếp và lỗi cố ý gián tiếp khác nhau chính ở quan
hệ ý chí của chủ thể đối với những đặc điểm khách quan của hành vi
+) Nếu ở cố ý trực tiếp, hậu quả của hành vi là sự mong muốn của chủ thể thì ở cố ý gián tiếp hậu quả của hành vi chỉ là “cái” được chấp nhận để chủ thể đạt được sự mong muốn khác
+) Nếu ở cố ý trực tiếp, chủ thể mong muốn hậu quả xảy ra khi thực hiện hành vi phạm tội thì ở cố ý gián tiếp chủ thể chỉ có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra - hậu quả xảy ra cũng chấp nhận và không xảy ra cũng được
Nếu ở lỗi nói chung ta nói đến sự lựa chọn thì ở lỗi cố ý là sự lựa chọn hành vi phạm tội (là hành vi có các dấu hiệu được mô tả trong cấu thành tội phạm - trừ dấu hiệu lỗi) Trong trường hợp lỗi cố ý trực tiếp, chủ thể lựa chọn hành vi phạm tội vì chủ thể mong muốn hành vi đó; còn trong trường hợp lỗi
Trang 32cố ý gián tiếp, chủ thể lựa chọn hành vi phạm tội vì chủ thể chấp nhận hành vi
đó Sự chấp nhận này là cơ sở chấp nhận đặc điểm nhất định của hành vi phạm tội, trong đó có hậu quả của hành vi
1.4.2 Lỗi cố ý trong Luật hình sự Việt Nam
1.4.2.1 Lỗi cố ý trực tiếp: (khoản 1 Điều 9 Bộ luật hình sự)
Sơ đồ 1.3: Về lỗi cố ý trực tiếp
(Căn cứ khoản 1 Điều 9 Bộ luật hình sự)
Lỗi cố ý trực tiếp là lỗi của một người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức rõ hành vi của mình là có tính nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra
Về lý trí: đối với lỗi cố ý trực tiếp, người phạm tội nhận thức rõ, đầy
đủ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi cũng như thấy trước hậu quả sẽ xảy
ra nếu thực hiện hành vi đó Hai mặt này tuy được qui định tưởng như độc lập trong khái niệm đưa ra, nhưng thực ra nhìn từ góc độ tâm lý học cũng như pháp lý, chúng có mối liên hệ vô cùng mật thiết với nhau
Hành vi nguy hiểm cho xã hội là hành vi gây thiệt hại cho mối quan hệ
xã hội nào đó, người phạm tội chỉ có thể nhận thức được hành vi của mình có tính chất nguy hiểm cho xã hội trên cơ sở thấy trước được hậu quả có hại mà
Cố ý
trực tiếp
Lý trí (nhận thức được)
Ý chí (mong muốn)
Nhận thức được hành vi của mình
là nguy hiểm cho xã hội
Nhận thức được hậu quả nguy hiểm cho xã hội sẽ xảy ra
Mong muốn (cho hậu quả xảy ra)
Trang 33hành vi đó gây ra Rõ ràng hai mặt nhận thức này tồn tại song song và tác động qua lại (có mối quan hệ biện chứng) lẫn nhau
Trong thực tế, trong từng trường hợp cụ thể, mỗi người phạm tội cụ thể (tuỳ theo hoàn cảnh cụ phạm tội, hành vi phạm tội và trình độ nhận thức của chính người đó…) thấy trước khả năng xảy ra hậu quả của hành vi gây ra ở mức độ khác nhau Đó là sự nhận thức các tình tiết khách quan tạo nên tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi Việc thấy hậu quả là sự dự kiến của người phạm tội về sự phát triển của hành vi Đối với các tội phạm có cấu thành tội phạm vật chất, hậu quả của tội phạm là dấu hiệu bắt buộc Vì vậy, sự dự kiến này có thể là dự kiến hậu quả tất nhiên sẽ xảy ra Trong trường hợp các tội phạm có cấu thành tội phạm hình thức thì vấn đề thấy trước hay không thấy trước hậu quả không được đặt ra Nếu hậu quả là tình tiết định khung trong cấu thành tội phạm tăng nặng thì việc khẳng định người phạm lỗi cố ý trực tiếp cũng phải đòi hỏi người phạm tội thấy trước được hậu quả
Đối với các trường hợp phạm tội cố ý, người phạm tội thấy trước hậu quả thực tế do hành vi mình gây ra Điều đó có nghĩa là người phạm tội thấy trước rằng hành vi của mình cụ thể trong trường hợp này (chứ không phải hành vi tương tự trong hoàn cảnh tương tự) sẽ dẫn đến hậu quả nguy hại và như vậy hành vi đó có tính chất nguy hiểm cho xã hội
Trường hợp người phạm tội thấy trước là hành vi của mình tất yếu sẽ gây ra hậu quả nguy hại thì có thể khẳng định được rằng chủ thể phạm tội do
cố ý trực tiếp Nghĩa là: hành động phạm tội là hành vi có ý thức, tức là thể hiện nhận thức và ý chí của chủ thể Ý chí của hoạt động tâm lý con người luôn luôn được xuất phát từ nhận thức, con người quyết định hành động trên
cơ sở nhận thức đó Ngược lại, ý chí cũng tác động tích cực lên mặt nhận thức trong quá trình hành động
Người cố ý trực tiếp phạm tội là người mong muốn hậu quả xảy ra Lỗi
là thái độ tâm lý của người phạm tội đối với hành vi của mình và hậu quả của
Trang 34hành vi đó Vì vậy, khái niệm mong muốn phải là khái niệm pháp lý dựa trên
cơ sở tâm lý chứ không phải là khái niệm thông thường Từ góc độ tâm lý mà nói: người phạm tội không thể nói là không mong muốn hậu quả khi chính mình nhận thức được rằng hậu quả tất yếu sẽ xảy ra mà vẫn quyết định hành động Người ta chỉ nói, mong muốn hay không mong muốn một cái gì đó có thể đến, có thể không, còn cái chắc chắn sẽ đến và nó là do kết quả của hành
vi mình, ý chí mình thì đó là cái mong muốn đối với người có hành vi đó
Ví dụ: A không thể nói không muốn B chết khi chính y xô B từ gác năm xuống đất
Hay, N không thể nói không muốn M chết khi chính y bắn một loạn đạn AK vào M ở cự ly vài ba mét
Vấn đề này cũng đã được Toà án nhân dân Tối cao khẳng định trong bản chuyên đề tổng kết thực tiễn xét xử loại tội giết người: mặc dù không có dấu hiệu gì là muốn giết người từ trước, nhưng trong quá trình hành động, can phạm biết rằng hành vi của y tất nhiên phải làm nạn nhân chết mà cứ làm, phải định tội là giết người (với hình thức cố ý trực tiếp) [38, tr 329]
Ở các tội có cấu thành tội phạm vật chất, hậu quả của tội phạm là dấu hiệu bắt buộc cho nên người cố ý trực tiếp phạm tội không những nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình mà ngay khi thực hiện hành vi cũng đã thấy trước được hậu quả của nó
Thấy trước hậu quả của hành vi là sự dự kiến của người phạm tội về sự phát triển của hành vi Người phạm tội có thể dự kiến hành vi tất nhiên sẽ gây
ra hậu quả hoặc dự kiến hành vi có thể gây ra hậu quả
Điều cần chú ý là:
- Hành vi phạm tội luôn phải là hành vi được thực hiện Bởi chỉ khi hành vi nguy hiểm được thực hiện chúng ta mới xem xét lỗi của người thực hiện hành vi
Trang 35- Nói nhận thức là nói nhận thức của chủ thể về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi, còn thấy trước là thấy trước hậu quả nguy hiểm cho
xã hội mà hành vi nguy hiểm sẽ gây ra hoặc có thể gây ra Việc thấy trước hậu quả là kết quả của việc nhận thức được hành vi trên cơ sở nhận thức biểu hiện khách quan của hành vi cũng như những tình tiết có liên quan đến hành
vi đã thực hiện như công cụ, phương tiện, phương pháp, thủ đoạn, hoàn cảnh, địa điểm thực hiện tội phạm, đặc điểm của đối tượng tác động của tội phạm…
Hậu quả của tội phạm là sự thực hiện hoá của hành vi nguy hiểm cho
xã hội Hậu quả là cái có sau hành vi, là cái dự kiến, cái kéo theo của hành vi nguy hiểm cho nên chỉ có thể là thấy trước (thực chất là sự dự kiến, hình dung hay mường tượng, liên tưởng) của chủ thể về hậu quả khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội Nói đến nhận thức bao giờ cũng là nhận thức về thực tại khách quan, còn thấy trước là sự suy đoán có căn cứ về diễn biến tương lai của sự việc Và ngược lại, để đoán định, biết được, thấy được cái tương lai thì phải nhận thức được cái hiện tại, hiện thời
Trong qui định tại Điều 9 Bộ luật hình sự đã không nói đến việc chủ thể mong muốn thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà chỉ nói mong muốn hậu quả nguy hiểm Hậu quả nguy hiểm và hệ quả, là kết quả trực tiếp của hành vi nguy hiểm, để hậu quả phát sinh, hậu quả hiện diện trong thực tế thì không còn cách nào khác là chủ thể phải thực hiện hành vi Do vậy, khi chủ thể mong muốn hậu quả thì tất nhiên họ phải mong muốn thực hiện hành
vi Chính vì vậy, Điều 9 Bộ luật hình sự đã không nói đến vấn đề này
Ở các tội có cấu thành tội phạm hình thức, hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc, do vậy, vấn đề có thấy trước hay không thấy trước hậu quả không được đặt ra khi xem xét lý trí của người phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp
Cấu thành tội phạm hình thức là cấu thành tội phạm chỉ có một dấu hiệu của mặt khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm là dấu hiệu hành vi nguy hiểm cho xã hội Trong cấu thành tội phạm hình thức không có
Trang 36dấu hiệu hậu quả cũng như quan hệ nhân quả giữa hành vi nguy hiểm và hậu quả nguy hiểm cho xã hội Do đặc điểm của cấu thành tội phạm hình thức như vậy mà quan hệ tâm lý của người phạm tội với các dấu hiêu của tội phạm có cấu thành tội phạm hình thức có điểm khác nhau căn bản so với tội phạm có cấu thành tội phạm vật chất
Đối với trường hợp cố ý trực tiếp, về lý trí người phạm tội cũng nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình Nhận thức tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi là nhận thức tính chất gây thiệt hại cho xã hội của hành vi trên cơ sở nhận thức những tình tiết khách quan của hành vi hoặc có liên quan đến hành vi (tương tự như trường hợp tội phạm có cấu thành tội phạm vật chất)
Tuy nhiên, ở tội phạm có cấu thành tội phạm hình thức, hậu quả của tội phạm không phải là dấu hiệu bắt buộc, do vậy, vấn đề thấy trước hay không thấy trước hậu quả không được đặt ra khi xem xét dấu hiệu lý trí của người phạm tội [45, 105]
Đối với trường hợp này, chỉ cần người phạm tội nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình
Về ý chí: Người phạm tội mong muốn hậu quả phát sinh
Điều đó có nghĩa, hậu quả của hành vi phạm tội mà người phạm tội đã thấy trước hoàn toàn phù hợp với mục đích và phù hợp với sự mong muốn của người đó Ở đây, sở dĩ không đặt vấn đề mong muốn hay không mong muốn hành vi, bởi vì, khi đã nhận thức được tính chất của hành vi mà vẫn thực hiện thì chứng tỏ chủ thể mong muốn thực hiện hành vi đó
Khi nói đến mong muốn cho hậu quả xảy ra là muốn nói đến thái độ có chủ định, có định hướng để đạt đến một hậu quả nhất định Hậu quả mong muốn là hậu quả người phạm tội muốn và hy vọng đạt được Hậu quả đó có thể là nằm trong mục đích hành động của người phạm tội và để đạt đến hậu quả ấy, người phạm tội đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội cả trong
Trang 37trường hợp chỉ thấy được khả năng hậu quả đó có thể xảy ra (ví dụ: muốn giết người, một người đã nổ súng bắn ở cự ly xa) và cả trường hợp thấy trước hậu quả đó tất yếu sẽ xảy ra (ví dụ: nổ súng bắn vào vùng ngực ở cự ly rất gần)
Hậu quả mong muốn trong lỗi cố ý trực tiếp không phải chỉ là hậu quả nằm trong mục đích của người phạm tội mà còn là hậu quả, với tính cách như một phương tiện cần thiết để người phạm tội đạt được mục đích của tội phạm, nếu như người phạm tội thấy trước được là hậu quả đó tất yếu sẽ xảy ra
Ví dụ: khi thực hiện hành vi cướp tài sản, người phạm tội nhận thức được rằng muốn chiếm đoạt tài sản phải dùng vũ lực tấn công người có hành
vi chồng trả và người phạm tội đã dùng dao nhọn đâm vào tim người đó Trong trường hợp này, hậu quả chết người tất yếu xảy ra được coi như một phương tiện cần thiết để người phạm tội thực hiện được mục đích chiếm đoạt tài sản Người phạm tội đã phạm tội cướp tài sản và giết người với lỗi cố ý trực tiếp
Từ đó, cho chúng ta thấy khi người phạm tội thấy được hậu quả tất yếu
sẽ xảy ra của hành vi thì chỉ có thể xác định rằng người đó mong muốn cho hậu quả xảy ra trong hai trường hợp:
- Một là: hậu quả đó nằm trong mục đích hành động của người phạm tội
- Hai là: hậu quả đó là phương tiện cần thiết để người phạm tội đạt đến mục đích phạm tội nào đó
Và điều đó cũng có nghĩa là: không phải mọi trường hợp người phạm tội thấy trước được hậu quả tất yếu sẽ xảy ra của hành vi của mình thì đều là căn cứ để khẳng định thái độ mong muốn cho hậu quả xảy ra của người đó
Nếu như mặc dù người phạm tội thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội tất yếu sẽ xảy ra nhưng hậu quả đó không nằm trong mục đích, hành động của người phạm tội, cũng không phải là phương tiện cần thiết để người phạm tội đạt đến mục đích phạm tội nào đó thì không thể nói người phạm tội mong muốn cho hậu quả đó xảy ra
Trang 38Ví dụ: một người thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng Người đó nhận thức được rằng nếu không cứu giúp thì chắc chắn người kia sẽ chết Mặc dù có đủ những điều kiện để cứu giúp người đó nhưng đã không cứu giúp, dẫn đến cái chết của người mà trước đó ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng
Trong trường hợp này, mặc dù người phạm tội thấy trước hậu quả chết người tất yếu sẽ xảy ra nếu người đó không hành động cứu giúp, cũng không thể nói rằng người đó mong muốn cho hậu quả chết người xảy ra Nghĩa là, không thể đánh giá người đó phạm tội do lỗi cố ý trực tiếp mà là phạm tội do lỗi cố ý gián tiếp
Ở các tội có cấu thành tội phạm vật chất, hậu quả nguy hiểm cho xã hội
là dấu hiệu bắt buộc cho nên việc kiểm tra ý chí của người phạm tội đối với hậu quả đã thấy trước là điều cần thiết để có thể khẳng định được có cố ý trực tiếp hay không
Còn về ý chí, ở các tội có cấu thành tội phạm hình thức hậu quả nguy hiểm cho xã hội không phải là dấu hiệu bắt buộc cho nên việc xác định dấu hiệu ý chí đối với hậu quả nguy hiểm cho xã hội không được đặt ra Muốn xác định người phạm tội có lỗi cố ý trực tiếp chỉ cần xác định người đó đã nhận thức được tính chất nguy hiểm của hành vi mà vẫn thực hiện hành vi đó [45, tr 105] Như vậy, về ý chí, chỉ cần người phạm tội (trên cơ sở nhận thức của lý trí) mong muốn thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà không cần phải mong muốn hậu quả xảy ra
Cấu thành tội phạm hình thức là cấu thành tội phạm mà dấu hiệu hậu quả không được phản ánh trong cấu thành tội phạm Việc xác định lỗi đối với cấu thành tội phạm hình thức chỉ xem xét quan hệ tâm lý của chủ thể đối với dấu hiệu khách quan được phản ánh trong cấu thành tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội
Trang 39Nếu hậu quả nguy hiểm cho xã hội được qui định là tình tiết định khung trong cấu thành tội phạm tăng nặng hoặc được xem là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự khi quyết định hình phạt thì việc chứng minh lỗi cố
ý trực tiếp đối với hậu quả nguy hiểm cho xã hội cũng đòi hỏi phải xác định ý chí của người phạm tội đối với hậu quả đó
Đối với những tội phạm cấu thành hình thức, có quan điểm cho rằng chỉ có lỗi cố ý trực tiếp, không có lỗi cố ý gián tiếp Chúng tôi không đồng tình với quan điểm này bởi vì xét về mặt lý thuyết, có lỗi hay không có lỗi, lỗi
cố ý trực tiếp hay cố ý gián tiếp không phải do cấu thành tội phạm vật chất hay cấu thành hình thức quyết định Vấn đề là có loại lỗi cố ý trực tiếp hay có loại cố ý gián tiếp tồn tại hay không Thật vô lý nếu cùng một tội danh nếu qui định là cấu thành hình thức thì không có lỗi cố ý gián tiếp
Nói tóm lại, hình thức lỗi cố ý trực tiếp có 3 đặc điểm:
- Một là: người phạm tội thấy trước hành vi của mình nguy hiểm cho xã hội
- Hai là: người phạm tội thấy trước hậu quả tác hại của hành vi đó
- Ba là: người phạm tội mong muốn gây ra hậu quả tác hại
Vụ án giết người sau đây được thực hiện do hình thức lỗi cố ý trực tiếp:
Hà Thị T có chồng là Nguyễn Gia C, C thường xuyên uống rượu say và chửi mắng, đánh đập vợ Do không thể chịu đựng được sự đánh đập thường xuyên tàn bạo nên Hà Thị T đã làm đơn xin ly dị chồng Vụ việc chưa được giải quyết, Nguyễn Gia C tiếp tục đánh vợ tàn bạo Vì quá uất ức, tủi nhục nên một đêm Hà Thị T đã giấu búa ở gầm giường, đợi khi chồng ngủ say, Hà Thị T đã dùng búa đập liên tục 3 nhát, làm Nguyễn Gia C chết tại chỗ
Tình tiết sự việc nêu trên đáp ứng qui định của Bộ luật hình sự về hình thức lỗi cố ý trực tiếp vì:
- Hà Thị T biết trước hành vi của mình dùng búa là vật có khả năng gây chết người, đập vào đầu người khác là hết sức nguy hiểm
Trang 40- Hà Thị T biết trước hành vi dùng búa đạp vào đầu người chồng thì người chồng sẽ chết (thấy trước hậu quả tác hại của hành vi)
- Hà Thị T đập 3 nhát liền vào đầu người chồng chứng tỏ thị mong muốn cho chồng mình chết
Còn khi nhận thức được hành vi là nguy hiểm cho xã hội nếu không mong muốn hành vi đó thì nó sẽ không bao giờ được thực hiện Bởi lẽ tự nhiên là một người bình thường không bao giờ lại thực hiện việc làm vô nghĩa, thậm chí việc đó không đem lại lợi ích gì mà còn hại chính bản thân
họ Do vậy, hành vi nguy hiểm cho xã hội trong trường hợp này sẽ không được thực hiện Khi đã không có hành vi thì việc xem xét lỗi sẽ không được đặt ra
Nguyên tắc trách nhiệm trên cơ sở lỗi đòi hỏi có sự thống nhất giữa các dấu hiệu về mặt khách quan và chủ quan Điều đó có nghĩa là:
- Một người chỉ có thể phải chịu trách nhiệm về những gì thuộc về chủ quan của mình (ý nghĩ, tư tưởng…), khi những cái chủ quan đó được hiện hữu vào các hành vi có thực
- Ngược lại, một hành vi và hậu quả của nó dù là nguy hại cho xã hội cũng không thể trở thành cơ sở của trách nhiệm, nếu như hành vi và hậu quả
đó không được quyết định bởi ý thức và thái độ tinh thần của chủ thể