Lỗi trong việc định tội danh đối với tội phạm gây hậu quả chết ngườ

Một phần của tài liệu Lỗi cố ý trong luật hình sự Việt Nam (Trang 61)

chết người

Con người là vốn quý của xã hội, là đối tượng hàng đầu được pháp luật nói chung, Luật Hình sự nói riêng bảo vệ đặc biệt. Bảo vệ con người - trước hết là bảo vệ tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự và tự do của họ, vì đó là những vấn đề có ý nghĩa quan trọng hàng đầu đối với bất kỳ con người nào. Thật vậy, tại Điều 71 Hiến pháp 1992 quy định: "Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm".

Vì lẽ đó, Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành tiếp theo việc quy định các tội xâm phạm an ninh quốc gia ở chương XI đã quy định các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người ở chương XII và quy định các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân ở chương XIII. Đây là những chương của Bộ luật hình sự bổ sung những quy phạm pháp luật trực tiếp bảo vệ con người với tư cách là chủ thể các mối quan hệ xã hội.

2.1.2.1. Lỗi cố ý trong việc thực hiện hành vi phạm tội gây hậu quả chết người theo quy định tại Điều 93 Bộ luật hình sự

Các tội xâm phạm tính mạng con người là những hành vi (hành động hoặc không hành động), có lỗi (cố ý hoặc vô ý) xâm phạm quyền được tôn trọng và bảo vệ về tính mạng của người khác.

Điều 93 Bộ luật hình sự quy định tội giết người nhưng không mô tả cụ thể những dấu hiệu của tội này mà chỉ nêu tội danh. Từ thực tiễn xét xử đã được thừa nhận, có thể định nghĩa: giết người là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật.

Điều luật chỉ quy định giết người mà không quy định cố ý giết người, vì từ "giết" đã bao hàm cả sự cố ý. Do đó, nếu có trường hợp nào tước đoạt tính mạng người khác không phải do cố ý thì không phải là giết người.

Đối với các tội cố ý, người phạm tội phải nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi. Nếu không thì hoặc người đó không phạm tội, hoặc người đó phạm tội do cố ý. Nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội ở đây không phải là buộc người phạm tội phải nhận thức được tính trái pháp luật hình sự (tính trái pháp luật hình sự là dấu hiệu hình thức của tội phạm thể hiện tính nguy hiểm của hành vi). Việc người phạm tội không nhận thức được hành vi của mình, không quy định được trong Bộ luật hình sự vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi đó.

Yếu tố bắt buộc khác về mặt lý trí của lỗi cố ý là thấy trước hậu quả của hành vi phạm tội. Thấy trước thực chất là nhận thức, dự đoán sự việc trong tương lai. Thấy trước hậu quả phạm tội là thấy trước kết quả và hành vi phạm tội sẽ gây ra và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả đó. Để khẳng định một người cố ý phạm tội chỉ cần xác định được rằng y nhận thức được mối quan hệ nhân quả, về những nét chung nhất. Để khẳng định bị cáo phạm tội giết người, Tòa án chỉ cần xác định là y biết được những cái đâm của mình gây nên cái chết của nạn nhân mà không cần biết y phải đâm trúng vào đâu, nạn nhân chết do vết thương nào.

Khác với tội vô ý làm chết người, việc thấy trước hậu quả trong tội cố ý mang tính thực tế, có nghĩa là người phạm tội thấy được hậu quả xảy ra trong trường hợp cụ thể đó chứ không phải trong trường hợp khác. Trong từng

trường hợp phạm tội, mức độ thấy trước có thể khác nhau: thấy trước khả năng thực tế hậu quả xảy ra, thấy trước khả năng tất yếu hậu quả xảy ra.

Hành vi khách quan áp dụng tội giết người là hành vi cố ý tước đoạt sinh mạng của người khác một cách trái pháp luật.

Hành vi tước đoạt tính mạng được hiểu là hành vi có khả năng gây ra cái chết cho con người, chấm dứt sự sống của họ. Những hành vi không có khả năng này không thể coi là hành vi khách quan của tội giết người. Hành vi có khả năng gây ra cái chết cho con người có thể là hành động như: đâm, chém, bắn, đấm, đá, đốt cháy, đầu độc, bóp cổ, treo cổ, trói ném xuống vực, xuống sông, chôn sống… Hành vi khách quan của tội giết người cũng có thể là không hoạt động - đó là những trường hợp chủ thể có nghĩa vụ phải hành động, phải làm một số việc nhất định để đảm bảo sự an toàn về tính mạng cho người khác nhưng họ đã không hành động, không thực hiện những việc làm đó. Không hành động của họ trong trường hợp này có khả năng gây ra cái chết cho người khác (ít gặp nhưng vẫn có thể xảy ra). Chẳng hạn: để trả thù người có thai đến kỳ sinh nở, không thể sinh bình thường mà phải mổ, bác sĩ phụ sản trực tiếp xử lý ca mổ đã cố ý trì hoãn không cho mổ với mục đích giết hại người đó dẫn đến người đó chết.

Hành vi tước đoạt tính mạng của người khác phải là hành vi trái pháp luật, tức là luật cấm mà cứ làm, luật bắt làm mà không làm. Như vậy, sẽ có trường hợp tước đoạt tính mạng người khác được pháp luật cho phép như: hành vi tước đoạt tính mạng người khác trong tội phạm phạm tội chưa đạt, trong tình thế cấp thiết hoặc thi hành một mệnh lệnh hợp pháp của nhà chức trách. Ví dụ: người cảnh sát thi hành bản án tử hình đối với người phạm tội.

Hành vi trái pháp luật phải là nguyên nhân gây ra hậu quả chết người, tức là có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả. Thực tiễn xét xử không phải bao giờ cũng dễ dàng xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả chết người. Vì vậy, khi xác định mối quan hệ nhân quả của hành

vi và hậu quả phải xuất phát từ quan điểm của của chủ nghĩa duy vật biện chứng về cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả với những đạc điểm sau;

- Hành vi là nguyên nhân gây ra chết người phải là hành vi xảy ra trước hậu quả về mặt thời gian. Ví dụ: sau khi bị bắn, nạn nhân chết. Tuy nhiên không phải bất cứ hành vi nào xảy ra trước hậu quả chết người đều là nguyên nhân mà chỉ những hành vi có mối quan hệ nội tại, tất yếu với hậu quả khi cái chết của nạn nhân có sơ sở ngay trong hành vi cả của người phạm tội; hành vi của người phạm tội đã mang trong nó mầm mống sinh ra hậu quả chết người; hành vi của người phạm tội trong những điều kiện nhất định phải dẫn đến hậu quả người chứ không thể khác được. Ví dụ: Một người dùng súng bắn vào đầu người khác, tất yếu sẽ dẫn đến cái chết của người này. Nếu một hành vi đã mang trong nó mầm mống dẫn đến cái chết cho nạn nhân, nhưng hành vi đó lại được thực hiện trong hoàn cảnh không có những điều kiện cần thiết để hậu quả chết người xảy ra và thực tế hậu quả đó chưa xảy ra, thì người có hành vi vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người nhưng ở giai đoạn phạm tội chưa đạt. Ví dụ: A có ý định bắn vào đầu B nhằm tước đoạt tính mạng của B nhưng đạn không trúng đầu của B mà chỉ trúng tay nên B không chết.

- Trong thực tiễn xét xử còn gặp những trường hợp tước đoạt tính mạng của người khác do được sự đồng ý của nạn nhân. Động cơ của những hành vi này có thể khác nhau, trong đó có những động cơ mang tính nhân đạo. Ví dụ: tước đoạt tính mạng của người mắc bệnh hiểm nghèo nhằm tranh đau đớn kéo dài cho họ theo sự yêu cầu của nạn nhân và gia đình nạn nhân. Dù với động cơ gì, những trường hợp này cũng bị coi là trái pháp luật theo Luật Hình sự Việt Nam. Tuy nhiên, thời gian gần đây pháp luật của một số nước trên thế giới lại cho phép và công nhận việc tước đoạt tính mạng người khác trong những trường hợp đó là hợp pháp.

- Hậu quả chết người là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm của tội này. Nếu hậu quả chết người chưa xảy ra thì phạm tội có thể đang ở giai

đoạn chuẩn bị hoặc chưa đạt. Hậu quả chết người có trường hợp không phải do một nguyên nhân gây ra mà do nhiều nguyên nhân cùng gây ra thì cần phải phân biệt nguyên nhân nào là nguyên nhân chủ yếu, nguyên nhân nào là thứ yếu. Nguyên nhân chủ yếu là nguyên nhân mà nếu không có nó thì hậu quả không xuất hiện, nó quyết định những đặc trưng tất yếu chung của hậu quả ấy, còn nguyên nhân thứ yếu là nguyên nhân chỉ quyết định những đặc điểm nhất thời cá biệt không ổn định của hậu quả; khi nó tác dung vào kết quả thì chỉ có tính chất hạn chế và phục tùng nguyên nhân chủ yếu. Ví dụ: có nhiều người cùng đánh một người, người bị đánh chết là do tập thể, nhưng trong đó có hành vi của một người là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cái chất của nạn nhân, còn hành vi của những người khác chỉ là nguyên nhân thứ yếu. Dù là chủ yếu hay thứ yếu nhưng mức độ có tính khác nhau.

- Trong thực tế, chúng ta còn thấy hậu quả chết người xảy ra có cả nguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân gián tiếp. Nguyên nhân trực tiếp là nguyên nhân tự do sinh ra kết quả, nó có tính chất quyết định rõ rệt đối với hậu quả; còn nguyên nhân gián tiếp là nguyên nhân chỉ góp phần gây ra hậu quả. Thông thường, hành vi là nguyên nhân trực tiếp mới phải chịu trách nhiệm đối với hậu quả, còn đối với hành vi là nguyên nhân gián tiếp thì không phải chịu trách nhiệm đối với hậu quả. Ví dụ: A cho B mượn súng để đi săn, nhưng B đã dùng súng đó để bắn chết người. Tuy nhiên, trong vụ án có đồng phạm thì hành vi của tất cả những người đồng phạm là nguyên nhân trực tiếp.

- Hành vi tước đoạt tính mạng người khác là hành vi được thực hiện do lỗi cố ý.

Cố ý giết người là trường hợp trước khi có hành vi tước đoạt tính mạng người khác, người phạm tội nhận thức rõ hành động của mình tất yếu hoặc có thể gây cho nạn nhân chết và mong muốn hoặc bỏ mặc cho nạn nhân chết. Nghĩa là: trong trường hợp lỗi cố ý trực tiếp, người phạm tội thấy trước được

hậu quả chết người có thể xảy ra (hoặc tất nhiên sẽ xảy ra) nhưng vì mong muốn hậu quả đó xảy ra nên đã thực hiện hành vi phạm tội.

Trong trường hợp lỗi cố ý gián tiếp, người phạm tội nhận thức được hành vi của mình có thể nguy hiểm đến tính mạng của người khác, thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra, nhưng để đạt được mục đích của mình, người phạm tội có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra, hay nói một cách khác, họ chấp nhận hậu quả đó.

Trong trường hợp hậu quả chết người đã xảy ra, việc xác định lỗi cố ý trực tiếp hay cố ý gián tiếp không có ý nghĩa trong việc định tội danh. Nhưng trong trường hợp hậu quả chết người chưa xảy ra, việc xác định lỗi này có ý nghĩa rất quan trọng. Cụ thể là:

+ Nếu hậu quả chết người chưa xảy ra và lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp thì người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người nhưng ở giai đoạn chưa đạt.

+ Nếu hậu quả chết người chưa xảy ra và lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý gián tiếp thì người phạm tội chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích (nếu có thương tích xảy ra) mà không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người chưa đạt.

Trong thực tiễn, việc xác định lỗi cố ý trực tiếp hay cố ý gián tiếp không phải luôn đơn giản, mà trong nhiều trường hợp hết sức phức tạp. Việc xác định lỗi còn đặc biệt phức tạp hơn trong những trường hợp xác định lỗi cố ý gián tiếp hay chỉ là lỗi vô ý do quá tự tin đối với hậu quả chết người.

Ví dụ: đứng trước tình hình nạn chuột phá lúa và hoa màu, bà con nông dân đã áp dụng rất nhiều phương pháp khác nhau để diệt chuột, trong đó có biện pháp giăng bẫy điện xung quanh ruộng lúa, hoa màu.

Do vườn mía phía sau nhà bị chuột cắn phá, Nguyễn Thị Mai đã nhiều lần dùng thuốc diệt chuột nhưng không có hiệu quả. Thấy nhiều gia đình dùng điện diệt chuột có hiệu quả. Mai đã dùng điện giăng xung quanh vườn mía

nhà mình bằng dây điện trần. Xung quanh vườn mía có hàng rào cao khoảng 1 - 1,5m và không có lối đi tắt qua cho những người hàng xóm.

Thường thường, Mai cắm điện vào 22h đêm hôm trước và rút phích cắm vào 5h sáng hôm sau. Khi cắm điện diệt chuột, Mai có nói với mọi người xung quanh, hàng xóm biết việc này và thường cho họ những con chuột đã bẫy được.

Khoảng 24h ngày 29/7/2001, có một thanh niên khác xã với Mai (cách đó khoảng 2,5km) đi trèo qua rào để vào vườn mía của Mai và bị điện giật chết.

Trong trường hợp này, có hai quan điểm khác nhau: Mai phạm tội giết người (do lỗi cố ý gián tiếp) và Mai phạm tội cố ý làm chết người (lỗi vô ý vì quá tự tin). Phân tích chính xác, chúng ta có thể khẳng định Mai gây ra hậu quả chết người với lỗi vô ý vì quá tự tin. Đó là trường hợp người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội nhưng dựa vào những căn cứ phòng ngừa không xác đáng nên đã cho rằng hậu quả đó đã không xảy ra và nếu có xảy ra cũng có thể ngăn ngừa được. Người thực hiện hành vi phạm tội trên đã không mong muốn hậu quả xảy ra và hậu quả đó không thỏa mãn nhu cầu của họ. Kết quả không phải là mục đích của người phạm tội.

Sự hình thành ý thức của người có hành vi giết người được biểu hiện khác nhau:

- Dạng biểu hiện thứ nhất: là trước khi thực hiện hành vi nguy hiểm đến tính mạng người khác, người phạm tội thấy trước được hậu quả chết người tất yếu xảy ra và mong muốn cho hậu quả đó phát sinh. Loại biểu hiện này rõ nét. Biểu hiện yếu tố này ra bên ngoài thường được biểu hiện bằng những hành vi như: chuẩn bị hung khí (phương tiện), điều tra theo dõi mọi hoạt động của người định giết, chuẩn bị những điều kiện, thủ doạn để che dấu tội phạm… còn gọi là cố ý có dự mưu. Tuy nhiên, cũng có tội phạm trước khi hành động người phạm tội có những chuẩn bị nhưng họ vẫn thấy trước được hậu quả tất yếu xảy ra và cũng mong muốn cho hậu quả phát sinh. Ví dụ:

A và B cãi nhau, sẵn có dao trong tay (vì A đang thái thịt lợn) A dùng dao chém liên tiếp nhiều nhát vào đầu B làm B chết ngay tại chỗ. Trường hợp này gọi là có ý đột xuất.

- Dạng biểu hiện thứ hai: là trước khi có hành vi nguy hiểm người mới, người phát triển chỉ nhận thức được hậu quả chết người có thể xảy ra chứ không chắc chắn nhận định xảy ra vì người phạm tội chưa tin vào hành vi của mình nhất định sẽ gây ra hậu quả chết người. Bản thân người phạm tội cũng rất mong muốn cho hậu quả xảy ra, nhưng họ lại không tin một cách chắc chắn rằng hậu quả ắt xảy ra. Ví dụ: A gài lựu đạn nhằm giết B vì A đã theo dõi hàng ngày B thường đi qua đoạn đường này, nhưng A không tin vào khả

Một phần của tài liệu Lỗi cố ý trong luật hình sự Việt Nam (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)