Lỗi cố ý trong Luật hình sự Việt Nam

Một phần của tài liệu Lỗi cố ý trong luật hình sự Việt Nam (Trang 32)

1.4.2.1 Lỗi cố ý trực tiếp: (khoản 1 Điều 9 Bộ luật hình sự)

Sơ đồ 1.3: Về lỗi cố ý trực tiếp

(Căn cứ khoản 1 Điều 9 Bộ luật hình sự)

Lỗi cố ý trực tiếp là lỗi của một người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức rõ hành vi của mình là có tính nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.

Về lý trí: đối với lỗi cố ý trực tiếp, người phạm tội nhận thức rõ, đầy đủ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi cũng như thấy trước hậu quả sẽ xảy ra nếu thực hiện hành vi đó. Hai mặt này tuy được qui định tưởng như độc lập trong khái niệm đưa ra, nhưng thực ra nhìn từ góc độ tâm lý học cũng như pháp lý, chúng có mối liên hệ vô cùng mật thiết với nhau.

Hành vi nguy hiểm cho xã hội là hành vi gây thiệt hại cho mối quan hệ xã hội nào đó, người phạm tội chỉ có thể nhận thức được hành vi của mình có tính chất nguy hiểm cho xã hội trên cơ sở thấy trước được hậu quả có hại mà

Cố ý trực tiếp Lý trí (nhận thức được) Ý chí (mong muốn) Nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội

Nhận thức được hậu quả nguy hiểm cho xã hội sẽ xảy ra

hành vi đó gây ra. Rõ ràng hai mặt nhận thức này tồn tại song song và tác động qua lại (có mối quan hệ biện chứng) lẫn nhau.

Trong thực tế, trong từng trường hợp cụ thể, mỗi người phạm tội cụ thể (tuỳ theo hoàn cảnh cụ phạm tội, hành vi phạm tội và trình độ nhận thức của chính người đó…) thấy trước khả năng xảy ra hậu quả của hành vi gây ra ở mức độ khác nhau. Đó là sự nhận thức các tình tiết khách quan tạo nên tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi. Việc thấy hậu quả là sự dự kiến của người phạm tội về sự phát triển của hành vi. Đối với các tội phạm có cấu thành tội phạm vật chất, hậu quả của tội phạm là dấu hiệu bắt buộc. Vì vậy, sự dự kiến này có thể là dự kiến hậu quả tất nhiên sẽ xảy ra. Trong trường hợp các tội phạm có cấu thành tội phạm hình thức thì vấn đề thấy trước hay không thấy trước hậu quả không được đặt ra. Nếu hậu quả là tình tiết định khung trong cấu thành tội phạm tăng nặng thì việc khẳng định người phạm lỗi cố ý trực tiếp cũng phải đòi hỏi người phạm tội thấy trước được hậu quả.

Đối với các trường hợp phạm tội cố ý, người phạm tội thấy trước hậu quả thực tế do hành vi mình gây ra. Điều đó có nghĩa là người phạm tội thấy trước rằng hành vi của mình cụ thể trong trường hợp này (chứ không phải hành vi tương tự trong hoàn cảnh tương tự) sẽ dẫn đến hậu quả nguy hại và như vậy hành vi đó có tính chất nguy hiểm cho xã hội.

Trường hợp người phạm tội thấy trước là hành vi của mình tất yếu sẽ gây ra hậu quả nguy hại thì có thể khẳng định được rằng chủ thể phạm tội do cố ý trực tiếp. Nghĩa là: hành động phạm tội là hành vi có ý thức, tức là thể hiện nhận thức và ý chí của chủ thể. Ý chí của hoạt động tâm lý con người luôn luôn được xuất phát từ nhận thức, con người quyết định hành động trên cơ sở nhận thức đó. Ngược lại, ý chí cũng tác động tích cực lên mặt nhận thức trong quá trình hành động.

Người cố ý trực tiếp phạm tội là người mong muốn hậu quả xảy ra. Lỗi là thái độ tâm lý của người phạm tội đối với hành vi của mình và hậu quả của

hành vi đó. Vì vậy, khái niệm mong muốn phải là khái niệm pháp lý dựa trên cơ sở tâm lý chứ không phải là khái niệm thông thường. Từ góc độ tâm lý mà nói: người phạm tội không thể nói là không mong muốn hậu quả khi chính mình nhận thức được rằng hậu quả tất yếu sẽ xảy ra mà vẫn quyết định hành động. Người ta chỉ nói, mong muốn hay không mong muốn một cái gì đó có thể đến, có thể không, còn cái chắc chắn sẽ đến và nó là do kết quả của hành vi mình, ý chí mình thì đó là cái mong muốn đối với người có hành vi đó.

Ví dụ: A không thể nói không muốn B chết khi chính y xô B từ gác năm xuống đất.

Hay, N không thể nói không muốn M chết khi chính y bắn một loạn đạn AK vào M ở cự ly vài ba mét.

Vấn đề này cũng đã được Toà án nhân dân Tối cao khẳng định trong bản chuyên đề tổng kết thực tiễn xét xử loại tội giết người: mặc dù không có dấu hiệu gì là muốn giết người từ trước, nhưng trong quá trình hành động, can phạm biết rằng hành vi của y tất nhiên phải làm nạn nhân chết mà cứ làm, phải định tội là giết người (với hình thức cố ý trực tiếp) [38, tr. 329].

Ở các tội có cấu thành tội phạm vật chất, hậu quả của tội phạm là dấu hiệu bắt buộc cho nên người cố ý trực tiếp phạm tội không những nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình mà ngay khi thực hiện hành vi cũng đã thấy trước được hậu quả của nó.

Thấy trước hậu quả của hành vi là sự dự kiến của người phạm tội về sự phát triển của hành vi. Người phạm tội có thể dự kiến hành vi tất nhiên sẽ gây ra hậu quả hoặc dự kiến hành vi có thể gây ra hậu quả.

Điều cần chú ý là:

- Hành vi phạm tội luôn phải là hành vi được thực hiện. Bởi chỉ khi hành vi nguy hiểm được thực hiện chúng ta mới xem xét lỗi của người thực hiện hành vi.

- Nói nhận thức là nói nhận thức của chủ thể về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi, còn thấy trước là thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội mà hành vi nguy hiểm sẽ gây ra hoặc có thể gây ra. Việc thấy trước hậu quả là kết quả của việc nhận thức được hành vi trên cơ sở nhận thức biểu hiện khách quan của hành vi cũng như những tình tiết có liên quan đến hành vi đã thực hiện như công cụ, phương tiện, phương pháp, thủ đoạn, hoàn cảnh, địa điểm thực hiện tội phạm, đặc điểm của đối tượng tác động của tội phạm…

Hậu quả của tội phạm là sự thực hiện hoá của hành vi nguy hiểm cho xã hội. Hậu quả là cái có sau hành vi, là cái dự kiến, cái kéo theo của hành vi nguy hiểm cho nên chỉ có thể là thấy trước (thực chất là sự dự kiến, hình dung hay mường tượng, liên tưởng) của chủ thể về hậu quả khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Nói đến nhận thức bao giờ cũng là nhận thức về thực tại khách quan, còn thấy trước là sự suy đoán có căn cứ về diễn biến tương lai của sự việc. Và ngược lại, để đoán định, biết được, thấy được cái tương lai thì phải nhận thức được cái hiện tại, hiện thời.

Trong qui định tại Điều 9 Bộ luật hình sự đã không nói đến việc chủ thể mong muốn thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà chỉ nói mong muốn hậu quả nguy hiểm. Hậu quả nguy hiểm và hệ quả, là kết quả trực tiếp của hành vi nguy hiểm, để hậu quả phát sinh, hậu quả hiện diện trong thực tế thì không còn cách nào khác là chủ thể phải thực hiện hành vi. Do vậy, khi chủ thể mong muốn hậu quả thì tất nhiên họ phải mong muốn thực hiện hành vi. Chính vì vậy, Điều 9 Bộ luật hình sự đã không nói đến vấn đề này.

Ở các tội có cấu thành tội phạm hình thức, hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc, do vậy, vấn đề có thấy trước hay không thấy trước hậu quả không được đặt ra khi xem xét lý trí của người phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp.

Cấu thành tội phạm hình thức là cấu thành tội phạm chỉ có một dấu hiệu của mặt khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm là dấu hiệu hành vi nguy hiểm cho xã hội. Trong cấu thành tội phạm hình thức không có

dấu hiệu hậu quả cũng như quan hệ nhân quả giữa hành vi nguy hiểm và hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Do đặc điểm của cấu thành tội phạm hình thức như vậy mà quan hệ tâm lý của người phạm tội với các dấu hiêu của tội phạm có cấu thành tội phạm hình thức có điểm khác nhau căn bản so với tội phạm có cấu thành tội phạm vật chất.

Đối với trường hợp cố ý trực tiếp, về lý trí người phạm tội cũng nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình. Nhận thức tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi là nhận thức tính chất gây thiệt hại cho xã hội của hành vi trên cơ sở nhận thức những tình tiết khách quan của hành vi hoặc có liên quan đến hành vi (tương tự như trường hợp tội phạm có cấu thành tội phạm vật chất).

Tuy nhiên, ở tội phạm có cấu thành tội phạm hình thức, hậu quả của tội phạm không phải là dấu hiệu bắt buộc, do vậy, vấn đề thấy trước hay không thấy trước hậu quả không được đặt ra khi xem xét dấu hiệu lý trí của người phạm tội [45, 105].

Đối với trường hợp này, chỉ cần người phạm tội nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình.

Về ý chí: Người phạm tội mong muốn hậu quả phát sinh.

Điều đó có nghĩa, hậu quả của hành vi phạm tội mà người phạm tội đã thấy trước hoàn toàn phù hợp với mục đích và phù hợp với sự mong muốn của người đó. Ở đây, sở dĩ không đặt vấn đề mong muốn hay không mong muốn hành vi, bởi vì, khi đã nhận thức được tính chất của hành vi mà vẫn thực hiện thì chứng tỏ chủ thể mong muốn thực hiện hành vi đó.

Khi nói đến mong muốn cho hậu quả xảy ra là muốn nói đến thái độ có chủ định, có định hướng để đạt đến một hậu quả nhất định. Hậu quả mong muốn là hậu quả người phạm tội muốn và hy vọng đạt được. Hậu quả đó có thể là nằm trong mục đích hành động của người phạm tội và để đạt đến hậu quả ấy, người phạm tội đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội cả trong

trường hợp chỉ thấy được khả năng hậu quả đó có thể xảy ra (ví dụ: muốn giết người, một người đã nổ súng bắn ở cự ly xa) và cả trường hợp thấy trước hậu quả đó tất yếu sẽ xảy ra (ví dụ: nổ súng bắn vào vùng ngực ở cự ly rất gần).

Hậu quả mong muốn trong lỗi cố ý trực tiếp không phải chỉ là hậu quả nằm trong mục đích của người phạm tội mà còn là hậu quả, với tính cách như một phương tiện cần thiết để người phạm tội đạt được mục đích của tội phạm, nếu như người phạm tội thấy trước được là hậu quả đó tất yếu sẽ xảy ra.

Ví dụ: khi thực hiện hành vi cướp tài sản, người phạm tội nhận thức được rằng muốn chiếm đoạt tài sản phải dùng vũ lực tấn công người có hành vi chồng trả và người phạm tội đã dùng dao nhọn đâm vào tim người đó. Trong trường hợp này, hậu quả chết người tất yếu xảy ra được coi như một phương tiện cần thiết để người phạm tội thực hiện được mục đích chiếm đoạt tài sản. Người phạm tội đã phạm tội cướp tài sản và giết người với lỗi cố ý trực tiếp.

Từ đó, cho chúng ta thấy khi người phạm tội thấy được hậu quả tất yếu sẽ xảy ra của hành vi thì chỉ có thể xác định rằng người đó mong muốn cho hậu quả xảy ra trong hai trường hợp:

- Một là: hậu quả đó nằm trong mục đích hành động của người phạm tội. - Hai là: hậu quả đó là phương tiện cần thiết để người phạm tội đạt đến mục đích phạm tội nào đó.

Và điều đó cũng có nghĩa là: không phải mọi trường hợp người phạm tội thấy trước được hậu quả tất yếu sẽ xảy ra của hành vi của mình thì đều là căn cứ để khẳng định thái độ mong muốn cho hậu quả xảy ra của người đó.

Nếu như mặc dù người phạm tội thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội tất yếu sẽ xảy ra nhưng hậu quả đó không nằm trong mục đích, hành động của người phạm tội, cũng không phải là phương tiện cần thiết để người phạm tội đạt đến mục đích phạm tội nào đó thì không thể nói người phạm tội mong muốn cho hậu quả đó xảy ra.

Ví dụ: một người thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng. Người đó nhận thức được rằng nếu không cứu giúp thì chắc chắn người kia sẽ chết. Mặc dù có đủ những điều kiện để cứu giúp người đó nhưng đã không cứu giúp, dẫn đến cái chết của người mà trước đó ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.

Trong trường hợp này, mặc dù người phạm tội thấy trước hậu quả chết người tất yếu sẽ xảy ra nếu người đó không hành động cứu giúp, cũng không thể nói rằng người đó mong muốn cho hậu quả chết người xảy ra. Nghĩa là, không thể đánh giá người đó phạm tội do lỗi cố ý trực tiếp mà là phạm tội do lỗi cố ý gián tiếp.

Ở các tội có cấu thành tội phạm vật chất, hậu quả nguy hiểm cho xã hội là dấu hiệu bắt buộc cho nên việc kiểm tra ý chí của người phạm tội đối với hậu quả đã thấy trước là điều cần thiết để có thể khẳng định được có cố ý trực tiếp hay không.

Còn về ý chí, ở các tội có cấu thành tội phạm hình thức hậu quả nguy hiểm cho xã hội không phải là dấu hiệu bắt buộc cho nên việc xác định dấu hiệu ý chí đối với hậu quả nguy hiểm cho xã hội không được đặt ra. Muốn xác định người phạm tội có lỗi cố ý trực tiếp chỉ cần xác định người đó đã nhận thức được tính chất nguy hiểm của hành vi mà vẫn thực hiện hành vi đó [45, tr. 105]. Như vậy, về ý chí, chỉ cần người phạm tội (trên cơ sở nhận thức của lý trí) mong muốn thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà không cần phải mong muốn hậu quả xảy ra.

Cấu thành tội phạm hình thức là cấu thành tội phạm mà dấu hiệu hậu quả không được phản ánh trong cấu thành tội phạm. Việc xác định lỗi đối với cấu thành tội phạm hình thức chỉ xem xét quan hệ tâm lý của chủ thể đối với dấu hiệu khách quan được phản ánh trong cấu thành tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội.

Nếu hậu quả nguy hiểm cho xã hội được qui định là tình tiết định khung trong cấu thành tội phạm tăng nặng hoặc được xem là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự khi quyết định hình phạt thì việc chứng minh lỗi cố ý trực tiếp đối với hậu quả nguy hiểm cho xã hội cũng đòi hỏi phải xác định ý chí của người phạm tội đối với hậu quả đó.

Đối với những tội phạm cấu thành hình thức, có quan điểm cho rằng chỉ có lỗi cố ý trực tiếp, không có lỗi cố ý gián tiếp. Chúng tôi không đồng tình với quan điểm này bởi vì xét về mặt lý thuyết, có lỗi hay không có lỗi, lỗi cố ý trực tiếp hay cố ý gián tiếp không phải do cấu thành tội phạm vật chất hay cấu thành hình thức quyết định. Vấn đề là có loại lỗi cố ý trực tiếp hay có loại cố ý gián tiếp tồn tại hay không. Thật vô lý nếu cùng một tội danh nếu qui định là cấu thành hình thức thì không có lỗi cố ý gián tiếp.

Nói tóm lại, hình thức lỗi cố ý trực tiếp có 3 đặc điểm:

- Một là: người phạm tội thấy trước hành vi của mình nguy hiểm cho xã hội. - Hai là: người phạm tội thấy trước hậu quả tác hại của hành vi đó.

Một phần của tài liệu Lỗi cố ý trong luật hình sự Việt Nam (Trang 32)