1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra theo pháp luật dân sự Việt Nam

157 3,6K 34

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 157
Dung lượng 1,69 MB

Nội dung

Là một dạng cụ thể của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, nhưng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra có đặc trưng riêng đó là chủ sở hữu, người

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

HOÀNG ĐẠO

TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ GÂY RA THEO

PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM

Chuyên ngành : Luật dân sự

Mã số : 60 38 30

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS Phùng Trung Tập

Hµ néi - 2011

Trang 3

Mục lục

Trang Trang bìa phụ

Lời cam đoan

Mục lục

Ch-ơng 1 Những vấn đề lý luận về trách

nhiệm bồi th-ờng thiệt hại do nguồn

nguy hiểm cao độ gây ra

1.1 Khái niệm trách nhiệm bồi th-ờng thiệt hại do nguồn nguy

hiểm cao độ gây ra

9

1.1.2 Khái niệm trách nhiệm bồi th-ờng thiệt hại do nguồn nguy

hiểm cao độ gây ra

18

1.2 Đặc điểm trách nhiệm bồi th-ờng thiệt hại do nguồn nguy

hiểm cao độ gây ra

19

1.2.1 Trách nhiệm bồi th-ờng thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao

độ gây ra là một dạng trách nhiệm bồi th-ờng thiệt hại ngoài

hợp đồng

19

1.2.2 Trách nhiệm bồi th-ờng thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao

độ gây ra phát sinh không cần điều kiện lỗi

22

1.2.3 Thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra không bao gồm

thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật đời t- của cá

nhân

24

1.3 Tiến trình phát triển của pháp luật về trách nhiệm bồi

th-ờng thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra ở Việt

Nam từ năm 1945 đến nay

24

Trang 4

TRáCH NHIệM BồI THƯờNG THIệT HạI DO

NGUồN NGUY HIểM CAO Độ GÂY RA

2.1 Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi th-ờng thiệt hại do

nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

43

2.1.2 Có việc gây thiệt hại trái pháp luật của nguồn nguy hiểm cao

độ

48

2.1.3 Có mối quan hệ nhân quả giữa sự hoạt động của nguồn nguy

hiểm cao độ và thiệt hại

56

2.1.4 Yếu tố lỗi trong trách nhiệm bồi th-ờng thiệt hại do nguồn

nguy hiểm cao độ gây ra

60

2.2 Xác định thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra 65

2.3 Ng-ời có trách nhiệm bồi th-ờng thiệt hại và ng-ời đ-ợc bồi

th-ờng thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

81

2.3.1.2 Ng-ời đ-ợc chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn 83

Trang 5

cao độ

2.3.1.4 Ng-ời đ-ợc ng-ời đ-ợc chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng

nguồn nguy hiểm cao độ giao lại nguồn nguy hiểm cao độ

(ng-ời thứ ba)

93

Ch-ơng 3. THựC TIễN GIảI QUYếT Và kiến nghị

hoàn thiện quy định của pháp luật về

trách nhiệm bồi th-ờng thiệt hại do

nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

3.1 Thực tiễn giải quyết bồi th-ờng thiệt hại do nguồn nguy

hiểm cao độ gây ra

98

3.1.1 Tranh chấp do xác định không đúng trách nhiệm bồi th-ờng

thiệt hại

103

3.1.1.1 Trách nhiệm bồi th-ờng thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao

độ gây ra bị xác định là trách nhiệm bồi th-ờng thiệt hại

ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra

103

3.1.1.2 Trách nhiệm bồi th-ờng thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi

trái pháp luật gây ra bị xác định là trách nhiệm bồi th-ờng

thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

3.1.4 Tranh chấp do không xác đúng mức bồi th-ờng và chủ thể

chịu trách nhiệm bồi th-ờng thiệt hại trong tr-ờng hợp

nguồn nguy hiểm cao độ đã đ-ợc giao cho ng-ời khác chiếm

hữu, sử dụng đúng pháp luật

121

3.2 Kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về trách nhiệm 128

Trang 6

3.2.1 Bổ sung khái niệm nguồn nguy hiểm cao độ 128 3.2.2 Bổ sung quy định về điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi

th-ờng thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

129

3.2.3 Sửa đổi các tr-ờng hợp chủ sở hữu, ng-ời đ-ợc giao chiếm

hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ đ-ợc miễn trách nhiệm

bồi th-ờng thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

132

3.2.4 Hoàn thiện quy định về trách nhiệm bồi th-ờng của ng-ời

đ-ợc giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ hợp

pháp

133

3.2.5 Hoàn thiện các quy định về trách nhiệm của ng-ời thứ ba

đ-ợc giao lại nguồn nguy hiểm cao độ

134

3.2.6 Bổ sung quy định về trách nhiệm bồi th-ờng thiệt hại của

Nhà n-ớc trong tr-ờng hợp nguồn nguy hiểm cao độ thuộc

quyền sở hữu, quản lý của nhà n-ớc

136

3.2.7 Bổ sung quy định về chủ thể chịu trách nhiệm bồi th-ờng

thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra trong tr-ờng hợp

nguồn nguy hiểm cao độ đ-ợc chuyển giao thông qua hợp

đồng mua bán nh-ng ch-a hoàn tất thủ tục sang tên theo qui

định của pháp luật

137

3.2.8 Bổ sung quy định về chủ thể chịu trách nhiệm bồi th-ờng

thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra trong tr-ờng hợp

chủ sở hữu bắt buộc phải giao quyền chiếm hữu sử dụng

nguồn nguy hiểm cao độ theo quyết định hành chính của cơ

quan nhà n-ớc có thẩm quyền

138

3.2.9 Hoàn thiện hệ thống các quy phạm pháp luật về bảo quản,

trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ

139

3.2.10 Hoàn thiện các quy định về bồi th-ờng thiệt hại 141

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một chế định quan trọng của pháp luật dân sự Mục đích của chế định này là buộc những chủ thể

có hành vi gây thiệt hại trái pháp luật, có lỗi phải bồi thường những thiệt hại

do mình đã gây ra

Là một dạng cụ thể của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, nhưng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra có đặc trưng riêng đó là chủ sở hữu, người được giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra ngay cả khi chứng minh được mình không có lỗi trong việc xảy

ra thiệt hại Việc xác định đúng nguồn nguy hiểm cao độ cũng như điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định trách nhiệm của chủ sở hữu, người được giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại, bảo đảm trật tự công bằng xã hội

Mặc dù có ý nghĩa quan trọng như vậy, nhưng tại Điều 627 của Bộ luật dân sự năm 1995 cũng như Điều 623 Bộ luật dân sự năm 2005 chưa xây dựng được khái niệm cụ thể về nguồn nguy hiểm cao độ cũng như những điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao

độ gây ra Trong khi đó, trong những năm qua, dưới sự tác động mạnh mẽ của công cuộc công nghiệp hóa, cơ giới hóa, số lượng những vật được coi là nguồn nguy hiểm cao độ không ngừng tăng lên, kéo theo sự gia tăng về số lượng những vụ tai nạn do những vật này gây ra Điều này gây khó khăn không nhỏ cho các nhà nghiên cứu cũng như những người áp dụng pháp luật trong việc giải quyết bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

Trang 8

Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng việc giải quyết những vụ việc về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra trong nhiều trường hợp vẫn chưa thực sự thoả đáng, gây bức xúc trong dư luận

Trước thực trạng đó việc nghiên cứu phân tích và làm rõ cơ sở lý luận

và thực tiễn của những căn cứ pháp lý xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là một trong nhiều nhu cầu cấp bách trong khoa học pháp lý dân sự ở Việt Nam hiện nay Với tinh thần đó, việc

chọn đề tài “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra theo pháp luật dân sự Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học

là đảm bảo tính cấp thiết và tính thời sự của việc nghiên cứu

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra được chính thức ghi nhận từ năm 1972, trong Thông tư 173/UBTP ngày 23 tháng 3 năm 1972 của Tòa án nhân dân tối cao Hướng dẫn xét xử bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Trải qua gần 40 năm phát triển và hoàn thiện, đây là một trong những chế định thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu và áp dụng pháp luật Đã có nhiều bài viết trên các tạp chí khoa học phân

tích, bình luận về trách nhiệm này Tiêu biểu có thể kể đến bài viết: “Chủ thể

của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra”, tác

giả Lưu Tiến Dũng, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 9/1991; “Chủ thể trách

nhiệm dân sự do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra”, tác giả Nguyễn Đức

Thành, Tạp chí Dân chủ và pháp luật số 8/1998; “Bồi thường thiệt hại do

nguồn nguy hiểm cao độ gây ra theo Điều 627 BLDS”, tác giả Đặng Văn

Dùng, Tạp chí Tòa án nhân dân số 10/ 1998; “Trách nhiệm bồi thường thiệt

hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra” tác giả Nguyễn Thanh Lành, Tạp chí

Dân chủ và Pháp luật, số 8/2002; “Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm

Trang 9

tác giả Lê Phước Ngưỡng, Tạp chí Kiểm sát, số 1/2005; “Bổ sung khái niệm

về nguồn nguy hiểm cao độ”, tác giả Nguyễn Xuân Đang, Tạp chí nghiên cứu

lập pháp, số 4/2005

Không chỉ ở các bài viết, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra cũng đã được đề cập trong một số công trình nghiên cứu sau đại học như: Luận văn Thạc sỹ luật học của tác giả Lê Mai Anh:

“Những vấn đề cơ bản về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong Bộ luật dân sự”, Luận văn“Lỗi trong trách nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” của thạc sỹ Bùi Thị Thủy Chung

Trong các giáo trình giảng dạy luật học tại các cơ sở đào tạo luật học ở nước ta những năm qua cũng có những phân tích về trách nhiệm này (VD: Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam của trường Đại học Luật Hà Nội…) Một số

sách chuyên khảo cũng đã đề cập đến vấn đề này như: “Bồi thường thiệt hại

ngoài hợp đồng về tài sản, sức khoẻ và tính mạng“ của Tiến sỹ Phùng Trung

Tập Đặc biệt, gần đây nhất phải kể đến Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường

“Trách nhiệm dân sự do tài sản gây thiệt hại- Vấn đề lý luận và thực tiễn”

của Trường Đại học Luật Hà Nội (năm 2009)

Những bài viết, những công trình khoa học kể trên ở những góc độ khác nhau đã có những ý kiến phân tích, bình luận về khái niệm, điều kiện làm phát sinh trách nhiệm cũng như những chủ thể phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, những bài viết hoặc mới chỉ đề cập ở dạng chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra hoặc có phân tích chi tiết nhưng lại chỉ tập trung vào một số khía cạnh của trách nhiệm như: chủ thể, điều kiện mà chưa đưa ra những điểm đặc thù của loại trách nhiệm đặc biệt này Một số những bài viết được viết trước khi Bộ luật dân sự (1995) được ban hành, một số những bài viết khác có phân tích bình luận song lại trên cơ sở của Bộ luật dân sự 1995 và những văn bản hướng dẫn

Trang 10

Trong hai công trình gần đây nhất là sách chuyên khảo của Tiến sỹ

Phùng Trung Tập: “Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng về tài sản, sức khoẻ

và tính mạng“ và Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường “Trách nhiệm dân sự

do tài sản gây thiệt hại- Vấn đề lý luận và thực tiễn” của Trường Đại học Luật

Hà Nội (năm 2009), trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao

độ gây ra cũng đã được đề cập đến Tác giả của hai công trình đã có những kiến giải sâu sắc về bản chất cũng như điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra Tuy nhiên, do chỉ là một phần nhỏ trong cả một nội dung lớn, nên các yếu tố khác của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra cũng chưa được phân tích đầy đủ trong hai công trình này

Với tình hình nghiên cứu trên, có thể nói đề tài "“Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra theo pháp luật dân sự Việt Nam” là một công trình nghiên cứu riêng, không bị trùng lặp với các

công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố

3 Phạm vi nghiên cứu đề tài

Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi tập trung nghiên cứu những quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2005 và những văn bản có liên quan như: Luật Giao thông đường bộ, Luật Giao thông đường thủy, Bộ luật Hàng hải…để làm sáng tỏ khái niệm, đặc điểm, điều kiện phát sinh, cách xác định thiệt hại, chủ thể phải bồi thường cũng như được bồi thường trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra Chỉ ra những điểm hợp lý cũng như chưa hợp lý khi áp dụng các quy định của pháp luật về vấn đề này, qua đó đề xuất một số kiến nghị nhằm tháo gỡ những khó khăn trong quá trình thực thi pháp luật dân sự về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, từ đó góp phần vào việc hoàn thiện hơn nữa khoa học luật trong lĩnh vực bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và bồi thường

Trang 11

4 Phương pháp nghiên cứu đề tài

Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu và hoàn thành luận văn dựa trên cơ sở lý luận của học thuyết Mác - Lênin về chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để tìm ra mối quan hệ biện chứng giữa pháp luật và thực tiễn đời sống xã hội, trên cơ sở đó tìm ra mối liên hệ giữa các hiện tượng để đánh giá các vấn đề nghiên cứu một cách khoa học

Trên cơ sở phương pháp luật của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, trong quá trình nghiên cứu chúng tôi còn sử dụng các phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê… để giải quyết các vấn đề trong nội dung luận văn

5 Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài

5.1 Mục đích của việc nghiên cứu đề tài

Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là dựa trên cơ sở lý luận để nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành về trách nhiệm bồi thường thiệt hại

do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; tìm hiểu thực tiễn áp dụng luật thực định

để giải quyết các tranh chấp về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao

độ trong hoạt động xét xử của Tòa án; qua đó tìm ra những bất cập, thiếu sót của luật thực định để nêu phương hướng hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra nói riêng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung

5.2 Nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài

Với mục đích trên, luận văn thực hiện một số nhiệm vụ sau:

- Nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra làm cơ sở để nghiên cứu các phần tiếp theo của luận văn Để thực hiện nhiệm vụ này, luận văn đã xây dựng khái niệm khoa học về nguồn nguy hiểm cao độ, khái niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, phân tích đặc

Trang 12

điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, tìm hiểu tiến trình phát triển của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra ở Việt Nam từ năm 1945 đến nay

- Nghiên cứu các quy định hiện hành về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra Với nhiệm vụ này, luận văn phân tích các quy định của Bộ luật Dân sự về: điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; cách xác định thiệt hại

do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại

và người được bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra Luận văn tập trung đánh giá nội dung những quy định này trên cơ sở đó tìm ra những điểm bất cập, hạn chế làm cơ sở cho phương hướng hoàn thiện những quy định này

- Tìm hiểu thực tiễn xét xử của ngành tòa án trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

để tìm ra các nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc tranh chấp này trong thực tế

- Đưa ra một số kiến nghị nhằm sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các quy định của Bộ luật Dân sự về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra nói riêng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung

6 Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn

Đề tài mà chúng tôi chọn là một công trình đầu tiên nghiên cứu riêng

và chuyên sâu về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao

độ gây ra theo quy định của pháp luật hiện hành Luận văn đã đưa ra được một số điểm mới sau đây:

- Luận văn đã xây dựng được khái niệm khoa học về nguồn nguy hiểm cao độ; trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

Trang 13

- Phân tích đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra trên cơ sở đó phân định rạch ròi giữa trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra với trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật có lỗi của con người gây ra (có liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ)

- Phân tích những điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

- Phân tích những cơ sở xác định thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra (thiệt hại về tài sản, tính mạng, sức khỏe)

- Phân định cụ thể từng trường hợp chủ sở hữu, người được giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; xác định rõ ràng chủ thể nào được hưởng bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

- Hệ thống hóa những quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do

nguồn nguy hiểm cao độ gây ra qua các giai đoạn lịch sử, trên cơ sở phân tích, so sánh luận văn đã đưa ra những nhận định làm sáng tỏ quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

- Luận văn cũng phân tích nêu ra những bất cập trong quy định của pháp luật hiện hành về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra đồng thời đưa ra được những kiến nghị khắc phục những bất cập đó nhằm hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra nói riêng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, Kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương:

Trang 14

Chương 1: Những vấn đề lý luận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do

nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

Chương 2: Những cơ sở pháp lý xác định trách nhiệm bồi thường thiệt

hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

Chương 3: Thực tiễn giải quyết và kiến nghị hoàn thiện quy định của

pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây

ra

Trang 15

Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ GÂY RA

THIỆT HẠI DO NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ GÂY RA

1.1.1 Khái niệm nguồn nguy hiểm cao độ

Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, những thành tựu mới của cuộc cách mạng công nghiệp hóa đã làm cuộc sống ngày càng văn minh hiện đại hơn nhưng cũng kéo theo sự gia tăng những tai nạn mang tính khách quan nằm ngoài khả năng chi phối, kiểm soát của con người Trên thế giới xuất hiện ngày càng nhiều những sự vật mà bản thân sự tồn tại của chúng luôn tiềm ẩn sự nguy hiểm cho những người xung quanh như: phương tiện giao thông cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp, vũ khí, chất phóng xạ Những vật này mặc dù đã được chủ sở hữu, người được giao chiếm hữu,

sử dụng áp dụng mọi biện pháp cần thiết để kiểm soát vận hành an toàn, nhưng vẫn có những thiệt hại khách quan bất ngờ xảy ra nằm ngoài sự kiểm

soát đó Khoa học pháp lý gọi đây là những: “Nguồn nguy hiểm cao độ“

Pháp luật dân sự các nước có quy định khác nhau về nguồn nguy hiểm cao độ Bộ luật dân sự và Thương mại Thái Lan tiếp cận khái niệm nguồn nguy hiểm cao độ theo hướng xây dựng một khái niệm chung về những vật được coi là nguồn nguy hiểm cao độ Cụ thể Điều 437 Bộ luật dân sự và Thương mại Thái Lan quy định:

Nguồn nguy hiểm cao độ là bất cứ vật chất nào được kéo, đẩy bằng máy móc ( ) những vật có thể gây nguy hiểm bởi tính chất, mục

đích hoặc sự vận hành cơ khí của chúng [8]

Trang 16

Ngược lại với Thái Lan, Bộ luật dân sự Nhật Bản không xây dựng khái niệm nguồn nguy hiểm cao độ mà chỉ liệt kê những đối tượng được coi là

nguồn nguy hiểm cao độ Theo đó “các nhà máy chế tạo, nơi khai thác

khoáng sản dễ gây cháy nổ, độc hại, phương tiện giao thông, vận tải cơ giới

là nguồn nguy hiểm cao độ”

Được xây dựng trên nguyên tắc, trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng

phát sinh không cần điều kiện lỗi: “Một người phải chịu trách nhiệm về thiệt

hại do mình gây ra, không những do hành vi mà còn do sự cẩu thả hoặc không thận trọng của mình” (Điều 1383) nên Bộ luật dân sự Cộng hoà Pháp

không đề cập đến nội dung nguồn nguy hiểm cao độ mà chỉ quy định “một

người phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại do ( ) những vật mà mình coi giữ gây ra” (Điều 1384)

Theo pháp luật Việt Nam, Khoản 1 Điều 623 Bộ luật dân sự 2005 quy định:

Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải

cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.[29]

Điều luật này không đưa ra khái niệm nguồn nguy hiểm cao độ mà chỉ liệt kê các đối tượng được coi là nguồn nguy hiểm cao độ Bao gồm:

- Phương tiện giao thông vận tải cơ giới: hiện nay chưa có một văn bản

pháp luật nào đưa ra khái niệm “phương tiện giao thông vận tải cơ giới”, mà khái niệm này chỉ được quy định rải rác trong các văn bản pháp luật như: Luật Giao thông đường bộ 2008, Luật Giao thông đường thuỷ 2004, Luật Hàng không dân dụng 2006, Luật Đường sắt 2005, Bộ luật hàng hải 2005 Theo quy định tại các văn bản này thì phương tiện giao thông vận tải cơ giới

là những phương tiện hoạt động trên đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường

Trang 17

[64, tr 290] Những phương tiện này có chung đặc điểm là được vận hành bằng động cơ, có khả năng gây nguy hiểm cao cho những người xung quanh,

vì vậy, để được tham gia giao thông những phương tiện này phải đáp ứng được các yêu cầu về trình độ của người điều khiển (thông thường người điều khiển các phương tiện này phải có giấy phép VD: giấy phép lái xe), về an toàn kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng (phải được kiểm tra định kỳ về an toàn

kỹ thuật) Những phương tiện này bao gồm:

Phương tiện giao thông vận tải cơ giới đường bộ: Theo Khoản 18 Điều

3 Luật Giao thông đường bộ 2008:

Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự [35]

Phương tiện giao thông vận tải cơ giới đường thuỷ, đường biển bao

gồm: tàu, thuyền và các cấu trúc nổi khác, có động cơ chuyên hoạt động trên

đường thuỷ nội địa, đường biển (Khoản 7 Điều 3 Luật Giao thông đường thuỷ

2004, Điều 11 Bộ luật Hàng hải 2005)

Phương tiện giao thông vận tải cơ giới đường sắt: đầu máy, toa xe động lực, phương tiện động lực chuyên dùng di chuyển trên đường sắt (Khoản 20,

22 Điều 3 Luật Đường sắt 2005)

Phương tiện giao thông vận tải cơ giới hàng không: máy bay, trực thăng

- Hệ thống tải điện: được hiểu là dây chuyền dẫn điện, mô tơ, máy

phát điện, cầu dao ;

- Nhà máy công nghiệp: như nhà máy công nghiệp nặng, công nghiệp

nhẹ

Trang 18

Phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công

nghiệp chỉ được coi là nguồn nguy hiểm cao độ khi nó “đang hoạt động”,

điều đó có nghĩa là nếu nó đang ở trạng thái tĩnh thì không tạo nguy hiểm cho những người xung quanh

- Vũ khi: Theo Quy chế quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ-

ban hành kèm theo Nghị định số 47/CP của Chính phủ ngày 12/8/1996, vũ khí bao gồm:

Vũ khí quân dụng: các loại súng ngắn, súng trường, súng liên thanh; các loại pháo, dàn phóng, bệ phóng tên lửa, súng cối, hoá chất độc và nguồn phóng xạ các loại đạn; bom, mìn, lựu đạn, ngư lôi, thuỷ lôi, vật liệu nổ quân dụng, hoả cụ và vũ khí khác dùng cho mục đích quốc phòng - an ninh

Vũ khí thể thao gồm: các loại súng trường, súng ngắn thể thao chuyên dùng các cỡ; các loại súng hơi, các loại vũ khí khác dùng trong luyện tập, thi đấu thể thao và các loại đạn dùng cho các loại súng thể thao nói trên

Súng săn gồm: Các loại súng săn một nòng, nhiều nòng các cỡ, tự động hoặc không tự động, súng hơi các cỡ, súng kíp, sung hoả mai, súng tự chế và các loại đạn, vỏ đạn, hạt nổ, thuốc đạn dùng cho các loại súng kể trên

Vũ khí thô sơ gồm: Dao găm, kiếm, giáo, mác, đinh ba, đại đao, mã tấu, quả đấm bằng kim loại hoặc chất cứng, cung, nỏ, côn các loại và các loại khác do Bộ Nội vụ quy định

Tuy nhiên, không phải tất cả các loại vũ khí trên đều mang tính chất là nguồn nguy hiểm cao độ Bởi các loại vũ khí thô sơ là công cụ sản xuất, tư liệu sinh hoạt như dao găm, đinh ba thì không được coi là nguồn nguy hiểm cao độ

- Chất nổ: là chất có khả năng gây nên một phản ứng hoá học nhanh,

mạnh, toả nhiều nhiệt và ánh sáng, đồng thời sinh khí và kèm theo tiếng nổ, thường dùng làm mìn, đạn dược [64, tr 197]

Trang 19

- Chất cháy: “chất rất dễ bén lửa và gây cháy” [64, tr 197] là những

chất có đặc tính tự bốc cháy khi tiếp xúc với ôxy trong không khí, nước hoặc dưới tác động của các yếu tố khác ở nhiệt độ cao hoặc không cao (diêm, phốt pho, xăng, dầu )

- Chất độc: là những chất có độc tính cao, rất nguy hiểm cho sức khoẻ,

tính mạng của con người, động vật cũng như đối với môi trường xung quanh VD: các chất độc bảng A như Acônitin và các loại muối của nó, kẽm phốt pho, nicotin

- Chất phóng xạ: là “chất ở thể rắn, lỏng hoặc khí có hoạt động phóng

xạ riêng lớn hơn 70 kilo Beccơren trên kilogam (70KBO/KG) Chất phóng xạ

là nhân tố sát thương của vũ khí hạt nhân gồm những đồng vị không bền của các nguyên tố hoá hoạc (urani, radi ) có khả năng phát ra những chùm tia phóng xạ không nhìn thấy gây bệnh hoặc gây nhiễm xạ đối với người, động vật và môi trường sống (Khoản 3 Điều 3 Pháp lệnh an toàn và kiểm soát bức

xạ năm 1996)

- Thú dữ: là động vật bậc cao, có lông mao, tuyến vú, nuôi con bằng

sữa, lớn, rất dữ, có thể làm hại người VD: hổ, báo, sư tử, gấu [64, tr 1234]

- Các nguồn nguy hiểm cao độ khác: đây là quy định mang tính chất dự

phòng Trong tương lai, có thể có những vật mà được pháp luật quy định là

“nguồn nguy hiểm cao độ”

Việc Bộ luật dân sự 1995 cũng như 2005 không xây dựng được khái

niệm mà chỉ liệt kê những vật được coi là “nguồn nguy hiểm cao độ” như

hiện nay có một số điểm hạn chế như sau:

(i) Khái niệm cụ thể của từng vật được coi là nguồn nguy hiểm cao độ được quy định rải rác trong nhiều văn bản khác nhau VD: chỉ riêng tìm hiểu khái niệm “phương tiện giao thông vận tải cơ giới” là gì, thì phải tra cứu từ ít nhất 5 văn bản pháp luật: Luật Giao thông đường bộ 2008, Luật Giao thông đường thuỷ 2004, Luật Hàng không dân dụng 2006, Luật Đường sắt 2005, Bộ luật hàng hải 2005 Tuy nhiên, trong 5 văn bản này cũng không đưa ra được

Trang 20

khái niệm chung về “phương tiện giao thông vận tải cơ giới” mà cũng chỉ liệt

kê được phương tiện giao thông vận tải cơ giới đường bộ, đường thủy, đường biển, đường sắt, đường hàng không gồm những phương tiện nào Thậm chí,

có những vật được Bộ luật dân sự liệt kê là nguồn nguy hiểm cao độ nhưng không thể tra cứu trong các văn bản pháp luật mà chỉ có thể tra trong Từ điển VD: thú dữ, nhà máy công nghiệp, chất cháy… Cách quy định như vậy khiến cho việc tìm hiểu bản chất của những vật được coi là nguồn nguy hiểm cao độ gặp nhiều khó khăn, gây trở ngại cho công tác nghiên cứu cũng như áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra trên thực

tế

(ii) Chỉ quy định những vật được coi là nguồn nguy hiểm cao độ theo hướng liệt kê mà không xây dựng được tiêu chí chung để xác định tính nguy hiểm của vật như hiện nay đã khiến nội dung điều luật vừa “thừa” lại vừa

“thiếu” “Thừa” là bởi nội dung điều luật quá dài mà không nêu được bản chất của sự vật; “thiếu” là bởi mặc dù quy định dài như vậy nhưng vẫn bỏ sót nhiều vật vốn dĩ phải được coi là nguồn nguy hiểm cao độ, VD: rắn độc, cá sấu, ong vò vẽ… Những vật này không được coi là “thú dữ” (vì theo giải

thích trong Từ điển Tiếng việt, thú dữ phải là “động vật bậc cao, có lông

mao, tuyến vú, nuôi con bằng sữa, lớn, rất dữ, có thể làm hại người”) Tuy

không được coi là “thú dữ” nhưng so với những con vật như: voi, hổ, báo, sư tử thì những con vật này cũng có tính hoang dã và sự nguy hiểm không kém Mặc dù vậy, những vật này vẫn không được coi là “nguồn nguy hiểm cao độ”

vì theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 03/2006/NQ- HĐTP thì để xác định nguồn nguy hiểm cao độ cần phải căn cứ vào khoản 1 Điều 623 Bộ luật dân

sự và văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan hoặc quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về lĩnh vực cụ thể đó, mà cho đến nay chưa có bất kỳ một văn bản pháp luật nào quy định: cá sấu, rắn độc, trăn hay ong vò vẽ… là “nguồn nguy hiểm cao độ” Do vậy, dù rất nguy hiểm nhưng dưới góc

Trang 21

chỉ đích danh (như “thú dữ”) nên những vật này vẫn không được coi là

“nguồn nguy hiểm cao độ”

(iii) Theo tinh thần Khoản 1 Điều 623 Bộ luật dân sự 2005 (khoản 1 Điều 627 Bộ luật dân sự 1995), ngoài những loại nguồn nguy hiểm cao độ đã

được liệt kê trong điều này, còn có “các nguồn nguy hiểm cao độ khác do

pháp luật quy định” Mục đích của quy định này nhằm tạo hướng mở cho

các Tòa án trong việc xác định những vật mặc dù có tính chất nguy hiểm nhưng chưa được liệt kê trong luật, nếu trên thực tế gây thiệt hại thì cũng có thể xác định là thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra Tuy nhiên, như trên đã trình bày, ngoài những vật được liệt kê trong Bộ luật dân sự, cho đến nay chưa có bất kỳ một văn bản nào chính thức ghi nhận thêm về những vật được coi là “nguồn nguy hiểm cao độ” Không những thế, chính hướng mở này của quy phạm đã gây không ít khó khăn cho Tòa án khi xác định phạm vi những vật được coi là nguồn nguy hiểm cao độ

VD: Năm 2002, Toà án nhân dân huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi

đã phải có Công văn số 140/CV để xin ý kiến của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thuốc tân dược có được coi là nguồn nguy hiểm cao độ không?

Tại Công văn số 129/2002/KHXX của Tòa án nhân dân tối cao ngày 27/8/2002 về trao đổi về việc trách nhiệm bồi thường thiệt hại, Tòa án nhân dân tối cao đã trả lời: Ngoài một số nguồn nguy hiểm cao độ đã liệt kê, khoản

1 Điều 627 Bộ luật dân sự còn quy định “ các nguồn nguy hiểm cao độ

khác do pháp luật quy định", quy định này được hiểu là khi pháp luật có quy

định về các nguồn nguy hiểm cao độ khác ngoài các nguồn đã được liệt kê tại khoản 1 Điều 627 thì mới được coi là nguồn nguy hiểm cao độ Tuy nhiên, ngoài các quy định tại khoản 1 Điều 627 nêu trên, cho đến nay chưa có văn bản pháp luật nào quy định thêm về vấn đề này Đối với các loại thuốc tân dược xét về bản chất, thành phần và công dụng, thuốc tân dược được dùng để điều trị bệnh nên không được coi là nguồn nguy hiểm cao độ theo tinh thần

Trang 22

Từ những lý do trên, để tạo cơ sở cho việc nghiên cứu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra được chính xác, trước tiên, phải xây dựng được khái niệm về “Nguồn nguy hiểm cao độ”

Nghiên cứu những vật được coi là nguồn nguy hiểm cao độ được liệt kê tại Khoản 1 Điều 623 Bộ luật dân sự 2005 nhận thấy, những vật trên sở dĩ được gọi là “nguồn nguy hiểm cao độ” trước hết bởi bản thân sự tồn tại của chúng luôn chứa đựng khả năng gây thiệt hại cho những người xung quanh; sau nữa tính nguy hiểm còn thể hiện ở việc con người không thể kiểm soát được một cách tuyệt đối nguy cơ gây thiệt hại của những vật này khi chúng hoạt động; mặc dù chủ sở hữu, người được giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết để quản lý, kiểm soát vận hành nguồn nguy hiểm cao độ một cách an toàn nhưng vẫn có những thiệt hại khách quan bất ngờ có thể xảy ra nằm ngoài sự kiểm soát đó Tuy nhiên, cần lưu ý, nguồn nguy hiểm cao độ chỉ thực sự nguy hiểm khi đang hoạt động Còn khi ở trạng thái “tĩnh” nó cũng giống như những vật bình thường khác, không tạo ra mối nguy hiểm đe dọa những người xung quanh Nếu vì một lý do nào đó, ở trạng thái tĩnh những vật này vẫn gây ra thiệt hại, thì đây cũng không được coi là thiệt hại “do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra” Riêng đối với nguồn nguy hiểm cao độ là chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng

xạ , thì tự thân các chất này đang tồn tại ở một trạng thái nhất định (trạng thái tĩnh) có tiềm ẩn một nguy cơ rất lớn gây ra thiệt hại về tài sản, sức khỏe, tính mạng – khi chúng gây thiệt hại, chủ sở hữu phải bồi thường, trừ trường hợp người bị thiệt hại có lỗi cố ý

VD: A đang điều khiển xe mô tô thì xe bị chết máy Sau nhiều lần khởi động không được, A dựng tạm chiếc xe máy ở đó để gọi người trợ giúp Nhưng do dựng chân chống không cẩn thận nên chiếc xe đã nghiêng, đổ vào

tủ kính bán hàng của B bên đường Hậu quả, tủ kính bị vỡ gây thiệt hại cho B Trong trường hợp này, mặc dù xe mô tô là nguồn nguy hiểm cao độ nhưng

Trang 23

gây ra mà là hành vi có lỗi (vô ý do cẩu thả) của A gây ra Trách nhiệm bồi thường của A trong trường hợp này là trách nhiệm bồi thường thiệt hại do

hành vi có lỗi mà không phải trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy

hiểm cao độ gây ra Cũng với tình huống trên nhưng giả sử, A đang đi thì xe máy bất ngờ bị kẹt ga, đâm thẳng vào tủ kính của B bên đường Thiệt hại trong trường hợp này mới là thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

Từ những phân tích trên, có thể rút ra khái niệm: Nguồn nguy hiểm

cao độ là những vật khi hoạt động có khả năng gây ra những thiệt hại bất ngờ về tính mạng, sức khỏe, tài sản cho những người xung quanh mặc dù

đã được chủ sở hữu, người được giao chiếm hữu, sử dụng áp dụng những biện pháp cần thiết về bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng theo đúng quy định của pháp luật

Căn cứ vào những qui định của pháp luật hiện hành qui định về nguồn nguy hiểm cao độ, thì nguồn nguy hiểm cao độ chỉ được qui định đối với những người xung quanh, người không có quan hệ lao động liên quan đến việc sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ: Hành khách trên các phương tiện giao thông, người tham gia giao thông đối với các phương tiện giao thông cơ giới khác đang hoạt động, khán giả trong rạp xiếc, khách tham quan trong vườn bách thú, nơi nuôi hổ, báo, sư tử…

Việc xác định người xung quanh và người không được coi là người xung quanh của nguồn nguy hiểm cao độ có ý nghĩa về mặt pháp lý trong việc xác định người bị nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại được hưởng bồi thường theo trách nhiệm dân sự hay theo chế độ bảo hiểm xã hội đối với công chức, viên chức, người lao động bị nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thiệt hại trong khi đang thực hiện nhiệm vụ hoặc điều khiển, vận hành, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ Nếu là người xung quanh mà bị nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại, thì được bồi thường thiệt hại xác định được theo nguyên tắc toàn bộ và kịp thời Nhưng nếu nguời bị nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt

Trang 24

không được hưởng bồi thường theo trách nhiệm dân sự, mà được hưởng chế

độ đối với công chức, viên chức, người lao động bị nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại trong khi thực hiện nhiệm vụ liên quan đến việc sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ

Việc xác định này có ý nghĩa về mặt pháp lý trong viêc áp dụng qui phạm pháp luật trong việc giải quyết những thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao

độ gây ra hoặc những thiệt hại liên quan đến việc sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ mà bị chúng gây thiệt hại

1.1.2 Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

Bản thân nguồn nguy hiểm cao độ luôn tiềm ẩn trong nó “nguy cơ” gây

ra thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản cho những người xung quanh Tuy nhiên, thiệt hại liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ rất đa dạng và do nhiều nguyên nhân khác nhau Có những thiệt hại xảy ra là do hành vi của con người tác động thông qua nguồn nguy hiểm cao độ mà gây thiệt hại VD: lái

xe phóng nhanh vượt ẩu gây tai nạn, cố tình bỏ thuốc độc vào bể nước nhà hàng xóm để đầu độc, tẩm xăng đốt nhà người khác để trả thù, nhốt người vào chuồng hổ cho con thú tấn công Đây được gọi là những thiệt hại có “liên quan” đến sự hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ Ngược lại, có những thiệt hại xảy ra hoàn toàn là do sự tác động của bản thân nguồn nguy hiểm cao độ hoặc do hoạt động nội tại của nguồn nguy hiểm gây ra VD: xe ô tô đang vận hành thì bất ngờ mất phanh, gẫy trục, gẫy cầu gây tai nạn; thú trong rạp xiếc bất ngờ tấn công người Chúng ta gọi đây là những thiệt hại do “tự thân” sự hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ gây ra Thiệt hại xảy ra trong trường hợp này hoàn toàn độc lập và nằm ngoài sự quản lý, kiểm soát của con người

Nếu thiệt hại xảy ra trong trường hợp thứ nhất- thiệt hại xảy ra do hành

Trang 25

hại ngoài hợp đồng nói chung Việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại dựa trên 4 điều kiện: có thiệt hại xảy ra, hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật, có lỗi của người gây ra thiệt hại, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra Nếu thiệt hại xảy ra trong trường hợp thứ hai - thiệt hại xảy ra do sự tự thân hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ, hoàn toàn không có yếu tố lỗi của con người, thì đây là trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra Việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp này chỉ cần dựa trên 3 điều kiện:

có thiệt hại xảy ra, có việc gây thiệt hại trái pháp luật, có mối quan hệ nhân quả giữa sự hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ và thiệt hại xảy ra Yếu tố lỗi không cần xem xét khi xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

Tóm lại, Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao

độ gây ra là một dạng của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, theo đó chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có trách nhiệm bồi thường những thiệt hại về vật chất cũng như bù đắp những tổn thất về tinh thần cho người khác khi những người này bị hoạt động tự thân của nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại về tính mạng, tài sản, sức khoẻ

1.2 ĐẶC ĐIỂM TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ GÂY RA

1.2.1 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là một dạng trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là một dạng của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng bởi nó mang đầy đủ những đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung

Trang 26

Về cơ sở phát sinh trách nhiệm: trách nhiệm bồi thường thiệt hại do

nguồn nguy hiểm cao độ gây ra phát sinh giữa các chủ thể mà trước đó không

có quan hệ hợp đồng hoặc tuy có quan hệ hợp đồng nhưng hành vi của người gây thiệt hại không thuộc về nghĩa vụ thi hành hợp đồng đã ký kết VD: người lái xe ô tô vận chuyển hành khách thực chất là quan hệ hợp đồng xuất phát từ

sự thỏa thuận giữa hai bên: bên lái ô tô (người vận chuyển) và hành khách Nhưng nếu trên đường đi xe ô tô bất ngờ mất phanh lao xuống vực gây tai nạn thì việc bồi thường về tính mạng, sức khỏe cho hành khách lại là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (trách nhiệm bồi thường thiệt hại

do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra ) vì tính mạng, sức khỏe của hành khách là

do pháp luật bảo vệ chứ không phải bằng hợp đồng mặc dù có sự thực hiện hợp đồng giữa hai bên

Về điều kiện phát sinh trách nhiệm: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại

do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra phát sinh trên cơ sở những điều kiện do pháp luật quy định, đó là: có thiệt hại xảy ra, có việc gây thiệt hại trái pháp luật, có mối quan hệ nhân quả giữa sự hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ

và thiệt hại xảy ra

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra chỉ phát sinh khi có thiệt hại, thiệt hại phải do chính nguồn nguy hiểm cao độ gây

ra và phải có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại với sự “tự thân” gây thiệt hại của nguồn nguy hiểm cao độ Thiệt hại- đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra - là điều kiện tiền đề, điều kiện cơ

sở để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại Nếu không có thiệt hại thì không phát sinh trách nhiệm bồi thường Đối với bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thiệt hại không phải là yếu tố quyết định có hay không có trách nhiệm bồi thường mà chính hành vi vi phạm nghĩa vụ đã cam kết mới chính

là yếu tố quyết định việc phát sinh trách nhiệm bồi thường Đối với bồi

Trang 27

phát sinh thì người có hành vi vi phạm hợp đồng cũng vẫn phải bồi thường VD: trong hợp đồng đặt cọc nhằm bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ dân

sự thì khi nghĩa vụ bị vi phạm, tuy chưa gây thiệt hại cho bên có quyền nhưng bên vi phạm hợp đồng vẫn phải chịu trách nhiệm tài sản đối với bên bị vi phạm

Về chủ thể chịu trách nhiệm: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do

nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, về nguyên tắc, chủ sở hữu, người được giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ luôn có trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại đã xảy ra (cho dù họ không phải là người gây ra thiệt hại) Một điểm đáng lưu ý là người gây thiệt hại trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra phải gánh chịu trách nhiệm liên đới nếu có đủ các điều kiện mà luật yêu cầu Còn đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thì trách nhiệm liên đới chỉ phát sinh nếu có thỏa thuận trước

Về mức bồi thường: Khi bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao

độ gây ra, về nguyên tắc thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ, trừ một số trường hợp do luật định mức bồi thường có thể thấp hơn thiệt hại thực tế Điều đó có nghĩa, mức bồi thường do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra có thể

sẽ thấp hơn hoặc bằng thiệt hại đã xảy ra Còn đối với bồi thường thiệt hại trong hợp đồng, nếu trước đó, trong hợp đồng các bên đã có thỏa thuận trước, thì khi thiệt hại xảy ra các bên sẽ y theo mức đã thỏa thuận Do đó, mức bồi

thường có thể sẽ thấp hơn, cao hơn hoặc bằng so với thiệt hại thực tế

Trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây

ra, việc bồi thường thiệt hại sẽ làm chấm dứt nghĩa vụ của chủ thể gây thiệt hại, còn đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng, việc bồi thường chỉ làm chấm dứt được trách nhiệm bồi thường thiệt hại, nhưng không làm chấm dứt được nghĩa vụ thực hiện hợp đồng của chủ thể (giao vật, thực hiện công việc ) Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao

Trang 28

độ gây ra chỉ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại chứ không có hình thức phạt

Đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, thiệt hại xảy ra không phải do hành vi trái pháp luật, có lỗi của con người mà do “tự thân” sự hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ gây ra Do

đó, khi xem xét trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, không đòi hỏi phải xem xét đến yếu tố lỗi Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra phát sinh khi thỏa mãn 3 điều kiện:

(i) Có thiệt hại xảy ra;

(ii) Có việc gây thiệt hại trái pháp luật;

(iii) Có mối quan hệ nhân quả giữa sự hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ và thiệt hại

Về nguyên tắc, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra chỉ cần thoả mãn các điều kiện trên đây Điều kiện về lỗi không

có ý nghĩa đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao

độ gây ra bởi lỗi là trạng thái tâm lý của con người đối với hành vi của mình

và hậu quả do hành vi đó gây ra Lỗi luôn gắn với một con người cụ thể Một con người bị coi là có lỗi khi họ có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực

Trang 29

thực hiện là vi phạm pháp luật nhưng họ vẫn thực hiện hành vi đó Vì vậy, sẽ

là không hợp lý khi xem xét một đồ vật (nguồn nguy hiểm cao độ) gây thiệt hại mà lại xem xét lỗi của đồ vật đó Nói cách khác, chỉ coi là trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn là do sự tác động, sự “tự thân” hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ- hoàn toàn không có yếu tố lỗi của con người Nếu thiệt hại xảy ra là do hành

vi trái pháp luật, có lỗi của con người thì đó là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung, không phải trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

Việc quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra phát sinh không cần điều kiện lỗi điều đó có nghĩa, chủ sở hữu, người được giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường mọi thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra ngay cả khi họ chứng minh được rằng mình hoàn toàn không có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại trừ trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị hại, do tình thế cấp thiết, do trường hợp bất khả kháng hoặc chủ sở hữu không có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại (Khoản 3, Điều 623 BLDS 2005) Quy định này hoàn toàn hợp lý bởi lẽ bản thân nguồn nguy hiểm cao độ luôn tiềm ẩn trong nó những nguy cơ gây thiệt hại cho những người xung quanh mà bản thân con người rất khó kiểm soát, mặc dù chủ sở hữu, người được giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ đã áp dụng các biện pháp phòng ngừa nhưng không thể kiểm soát được một cách tuyệt đối khả năng gây thiệt hại của nguồn nguy hiểm cao độ Nếu trong mọi trường hợp khi thiệt hại xảy ra đều buộc người bị hại chứng minh lỗi thì không khác gì gián tiếp bác bỏ quyền đòi bồi thường thiệt hại của người bị thiệt hại Việc không quy định lỗi là một điều kiện bắt buộc làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể

bị thiệt hại, nâng cao tinh thần trách nhiệm của chủ sở hữu, người được giao

Trang 30

chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trong việc quản lý, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ

1.2.3 Thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra không bao gồm thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật đời tư của cá nhân

Là một dạng của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra chỉ phát sinh khi có thiệt hại Nếu không có thiệt hại, trách nhiệm bồi thường sẽ không bao giờ được đặt ra Tuy nhiên, xuất phát từ nguyên nhân gây ra thiệt hại, thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra có những điểm khác biệt so với thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây ra Thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao

độ gây ra là những thiệt hại do “phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ

thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ ” gây ra Vì vậy, những thiệt hại này

chỉ có thể là thiệt hại về tài sản, tính mạng hoặc sức khỏe mà không thể là những thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín hay bí mật đời tư của cá nhân như đối với các thiệt hại do các hành vi trái pháp luật khác gây ra Bởi danh

dự, nhân phẩm, uy tín là những giá trị nhân thân gắn liền với những cá nhân hoặc tổ chức nhất định Việc xâm phạm những giá trị nói trên chỉ có thể được thực hiện thông qua hành vi của con người dưới dạng hành động (lời nói, chữ viết, hành vi cụ thể ) nhằm bôi nhọ, nói xấu, xuyên tạc dẫn đến tổn thất về tinh thần cho người bị hại còn bản thân nguồn nguy hiểm cao độ chỉ là những vật vô tri vô giác (hoặc động vật) tự thân chúng không thể gây ra những thiệt hại nói trên

1.3 TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGUỒN NGUY HIỂM CAO

ĐỘ GÂY RA Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY

Xét về nguồn gốc lịch sử, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp

Trang 31

Những quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có lịch

sử hình thành cùng với sự xuất hiện của chế độ tư hữu và nhà nước, do vậy trong mỗi chế độ xã hội khác nhau thì những biện pháp chế tài cũng được áp dụng rất khác nhau đối với người gây ra thiệt hại So với chế định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra có lịch sử ra đời muộn hơn Tại Việt Nam, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao

độ gây ra lần đầu tiên được ghi nhận trong Thông tư số 173/UBTP ngày 23 tháng 3 năm 1972 của TAND tối cao hướng dẫn xét xử bồi thường thiệt hại

Điều 581 Quốc triều Hình luật qui định:

Người thả trâu ngựa cho dày xéo, ăn lúa, dâu của người ta thì xử phạt 80 trượng và đền sự thiệt hại Nếu cố ý thả cho dày xéo thì biếm một tư và đền gấp đôi sự thiệt hại Nếu trâu ngựa lồng lên không kìm hãm được thì được miễn tội trượng [9]

Trang 32

Theo qui định trên, việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại được tính theo yếu tố lỗi Nếu thiệt hại xảy ra là do lỗi vô ý của người trực tiếp chăn thả để trâu ngựa phá hoại hoa màu, mùa màng thì người này bị phạt 80 trượng và phải đền bù toàn bộ thiệt hại Nếu thiệt hại xảy ra do lỗi cố ý của người trực tiếp chăn thả thì người này bị biếm một tư và đền gấp đôi sự thiệt hại Còn nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn không do lỗi của người chăn thả mà do bản tính hung dữ trâu ngựa tự lồng lên không kìm hãm được thì người này được miễn trách nhiệm hình sự, tuy nhiên về trách nhiệm dân sự vẫn phải bồi thường thiệt hại Trong trường hợp, hai con trâu đánh nhau dẫn đến hậu quả một con chết thì được xử lý theo qui định tại Điều 586 Quốc triều Hình luật:

“Trâu của hai nhà đánh nhau, con nào chết thì hai nhà cùng ăn thịt, con sống hai nhà cùng cầy Trái luật xử phạt 80 trượng”

Qua một số ví dụ trên có thể thấy, trong Quốc triều Hình luật các nhà làm luật đã quy định tương đối rõ ràng trách nhiệm bồi thường thiệt hại của chủ sở hữu khi tài sản của mình gây thiệt hại cho người khác Nếu hành vi trái pháp luật, có lỗi của con người thông qua sự tác động của tài sản (trâu ngựa, gia súc) là nguyên nhân gây ra thiệt hại thì người thực hiện hành vi phải chịu đồng thời hai loại trách nhiệm: trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự (bồi thường thiệt hại) Ngược lại, nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn không do lỗi của con người mà do tự thân sự tác động của tài sản gây nên (VD: trâu hai nhà tự đánh nhau, trâu ngựa tự lồng lên không kìm hãm được) thì khi đó chủ

sở hữu hoặc người trực tiếp quản lý (người chăn thả) không phải chịu trách nhiệm hình sự nhưng vẫn có trách nhiệm bồi thường

Những tiến bộ trên không được kế thừa trong bộ Hoàng Việt luật lệ Chịu ảnh hưởng nặng nề của chế độ phong kiến phương Bắc nên trong Hoàng Việt luật lệ, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra nói chung không được quy định cụ thể mà bộ luật chủ yếu qui định về trách nhiệm bồi

Trang 33

hại về tài sản của Vua hoặc quan lại triều đình mà không có qui định về bồi thường thiệt hại tài sản của công dân Đây là một điểm hạn chế rất lớn của bộ luật này.[62]

Trong thời kỳ Pháp thuộc, ảnh hưởng bởi khoa học pháp lý phương Tây, trách nhiệm dân sự đã được tách ra khỏi trách nhiệm hình sự Chế định bồi thường thiệt hại trong bộ Dân luật Bắc Kỳ và Hoàng Việt Trung Kỳ Hộ luật được chia thành trách nhiệm dân sự trong hợp đồng và ngoài hợp đồng

Do sự hạn chế về khoa học kỹ thuật, trong thời kỳ này, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra vẫn chưa được đặt ra, nhưng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra vẫn tiếp tục được ghi nhận Điều 711 Bộ Dân luật Bắc Kỳ và Điều 763 Hoàng Việt Trung Kỳ Hộ luật quy định:

Người ta phải chịu trách nhiệm không những tổn hại tự mình làm

ra mà cả về sự tổn hại do những người mà mình phải bảo lãnh hay

do những vật mình phải trông coi nữa Phàm vật vô hồn mà làm nên tổn hại thì người trông coi vật ấy cho là có lỗi vào đó, không phân biệt vật đó có tay người động đến hay không, muốn phá sự phỏng đoán đó thì phải có bằng chứng trái lại mới được Bấy nhiêu trường hợp như trên đều có trách nhiệm cả, trừ khi người chịu trách nhiệm đó có bằng chứng rằng cái việc sinh ra trách nhiệm ấy mình không thể ngăn cấm được.[3, 21]

Theo quy định trên, tài sản (“những vật vô hồn”) có thể gây thiệt hại trong hai trường hợp Trường hợp thứ nhất, là do người quản lý trông coi tài sản đã có lỗi cố ý hay vô ý trong quản lý, khai thác, sử dụng tài sản khiến thiệt hại xảy ra (thiệt hại do hành vi trái pháp luật, có lỗi của người quản lý trông coi tài sản) Trường hợp thứ hai, tài sản tự nó gây thiệt hại mà không do lỗi của bất kỳ ai (thiệt hại do tài sản gây ra) Lỗi của người quản lý trong trường hợp này là do suy đoán (nếu họ thực hiện tốt các biện pháp phòng

Trang 34

sản phải bồi thường thiệt hại Họ sẽ chỉ được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hai trường hợp khi họ chứng minh được rằng: thiệt hại xảy ra

là do hành vi trái pháp luật có lỗi của người thứ ba; hoặc thiệt hại xảy ra là do

sự kiện bất khả kháng (khi nguyên nhân gây ra thiệt hại họ “không thể ngăn

cấm được”)

Tóm lại trước năm 1945, do nhiều nguyên nhân nên trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra vẫn chưa được quy định trong các văn bản pháp luật Tuy nhiên, pháp luật ở thời kỳ này ở những mức

độ khác nhau đều có những quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do

tự thân sự tác động của tài sản gây ra nói chung Những quy định này dù còn nhiều hạn chế song bước đầu đặt nền móng cho sự phân định hai loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đó là: trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây ra và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tự thân sự tác động của tài sản gây ra, tạo tiền đề cho sự ra đời của quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra sau này

1.3.2 Từ năm 1945- 1983

Cách mạng tháng Tám thành công, đánh dấu một bước ngoặt mới: nước Việt Nam dân chủ cộng hòa - Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á - đã ra đời

Song song với công cuộc xây dựng và bảo vệ chính quyền còn non trẻ, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa cũng chú trọng đến việc xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong điều kiện và hoàn cảnh mới Ngày 10/10/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh 90/SL cho phép tạm sử dụng một số luật lệ hiện hành ở Bắc- Trung-

Nam với điều kiện "những luật lệ ấy không trái với nguyên tắc độc lập của

nước Việt Nam và chính thể cộng hòa"

Ngày 22/05/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 97/SL sửa

Trang 35

quy định: “Những quyền dân sự đều được luật bảo vệ khi người ta hành sự nó

đúng với quyền lợi của nhân dân" Điều này có nghĩa, pháp luật bảo vệ mọi

quyền dân sự của công dân với điều kiện những chủ thể này phải thực hiện những hành vi nằm trong giới hạn mà pháp luật cho phép Điều 12 Sắc lệnh

tiếp tục quy định: " Người ta chỉ được hưởng dụng và sử dụng các vật thuộc

quyền sở hữu của mình một cách hợp pháp và không thiệt hại đến quyền lợi của nhân dân" Theo quy định này, chủ sở hữu có toàn quyền sử dụng, khai

thác và hưởng lợi từ những tài sản thuộc quyền sở hữu của mình đồng thời cũng phải chịu trách nhiệm về mọi thiệt hại do những tài sản đó gây ra

Trên cơ sở kế thừa những quy định pháp luật đã ban hành, trải qua quá trình tổng kết kinh nghiệm xét xử trong nhiều năm, ngày 23 tháng 3 năm

1972, lần đầu tiên, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao

độ gây ra đã được chính thức quy định trong Thông tư 173/UBTP của Tòa án nhân dân tối cao Hướng dẫn xét xử bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (sau đây được viết tắt là Thông tư 173/UBTP)

Đây là một thông tư có nội dung tương đối đầy đủ, hướng dẫn đường lối giải quyết về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra nói riêng

Thông tư 173 – UBTP quy định: trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh khi có đủ 4 điều kiện:

(i) Phải có thiệt hại xảy ra: Đó là thiệt hại về vật chất, cụ thể là thiệt

hại về tài sản, hoặc là những chi phí và những thu nhập bị giảm sút hay bị mất

do có sự thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ đưa đến Thiệt hại ấy phải thực sự

đã xảy ra và có thể tính toán được Tuy nhiên, đối với loại thiệt hại như: hoa màu sắp được thu hoạch một cách tương đối chắc chắn mà bị làm hư hỏng, hay súc vật sắp đến ngày sinh con mà bị làm chết, thì cần xem xét một cách khách quan và thích đáng để có cơ sở buộc người gây thiệt hại phải bồi

thường những thiệt hại về tài sản do mình gây ra

Trang 36

Tuy nhiên, do những hạn chế về lịch sử, Thông tư 173/UBTP đã không

dự liệu để hướng dẫn các cấp Tòa án ở Việt Nam về bồi thường thiệt hại do tổn thất về tinh thần liên quan đến thiệt hại về sức khỏe, tính mạng bị xâm phạm

(ii) Phải có hành vi gây thiệt hại trái pháp luật: Hành vi trái pháp luật

có thể là một việc phạm pháp về hình sự, một vi phạm pháp luật về dân sự, một vi phạm đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, hoặc một vi phạm quy tắc sinh hoạt xã hội Theo Thông tư 173/UBTP thì trong trường hợp một người vì thừa hành một nhiệm vụ trong trường hợp cần thiết do luật pháp quy định mà gây thiệt hại, thì không coi là trái pháp luật Nhưng nếu hành vi của người đó vượt quá giới hạn luật pháp quy định, thì lại coi là trái pháp luật

(iii) Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại trái pháp luật

và thiệt hại Thiệt hại xảy ra phải đúng là kết quả tất yếu của hành vi trái

pháp luật; hay ngược lại, hành vi trái pháp luật là nguyên nhân của thiệt hại Thông tư 173/UBTP đã có sự phân biệt giữa hành vi là nguyên nhân trực tiếp với hành vi là nguyên nhân gián tiếp của thiệt hại Có trường hợp tuy hành vi trái pháp luật không phải là nguyên nhân trực tiếp của thiệt hại xảy ra, nhưng lại có ý nghĩa quyết định đối với thiệt hại và được coi là quan hệ nhân quả với thiệt hại Cho dù thiệt hại xảy ra là do nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp thì người có hành vi trái pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại

(iv) Phải có lỗi của người gây thiệt hại: Theo hướng dẫn trong Thông

tư 173/UBTP thì: “Người gây thiệt hại phải nhận thức hoặc có thể nhận thức

được rằng hành vi của mình là trái pháp luật và có thể gây ra thiệt hại cho

người khác: cố ý hay vô ý đều là có lỗi” [47]

Theo Thông tư 173/UBTP thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ phát sinh khi thỏa mãn 4 điều kiện nói trên, nhưng riêng trách

nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thì “không phụ

Trang 37

chủ sở hữu, người được giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra ngay cả khi họ không có lỗi

Thông tư 173/UBTP đã có sự phân biệt rõ ràng giữa thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra với thiệt hại do hành vi trái pháp luật của con người

gây ra có “quan hệ” đến nguồn nguy hiểm cao độ Thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là “thiệt hại xảy ra do sự hoạt động của nguồn nguy hiểm

cao độ gây nên, không do lỗi của ai” (ví dụ: tai nạn ô-tô xảy ra do cấu tạo

máy móc của xe, bình hoá chất bị nổ khi đang vận chuyển, tai nạn do dây dẫn

điện bị cháy ) Thiệt hại có “quan hệ” đến nguồn nguy hiểm cao độ là thiệt hại “do lỗi của người được giao trách nhiệm sử dụng nguồn nguy hiểm cao

độ” (ví dụ: lái xe phóng nhanh vượt ẩu gây tai nạn, say rượu bia điều khiển xe

gây tai nạn…

Đối với thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra tuy không do lỗi của ai nhưng cơ quan quản lý nguồn nguy hiểm cao độ vẫn phải chịu trách

nhiệm bồi thường thiệt hại Đối với thiệt hại có “quan hệ” đến nguồn nguy

hiểm cao độ, tức là những thiệt hại xảy ra do lỗi của người sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ, thì cơ quan quản lý nguồn nguy hiểm cao độ vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, nhưng sau đó, có quyền đòi người được giao trách nhiệm sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ hoàn trả việc bồi thường đó

Liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, Thông tư 173/UBTP quy định cụ thể về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do việc sử dụng vũ khí hoặc súng săn gây nên và trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với người đi nhờ xe (thiệt hại do ô tô gây ra)

Vũ khí, súng săn hay ô tô đều là những nguồn nguy hiểm cao độ Vì vậy, đường lối giải quyết trách nhiệm bồi thường thiệt hại do việc sử dụng vũ khí hoặc súng săn gây nên và trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với người

đi nhờ xe về cơ bản theo nguyên tắc giải quyết trách nhiệm bồi thường thiệt

Trang 38

hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra Tuy nhiên, để tạo điều kiện thuận lợi cho Tòa án các cấp xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, Thông tư 173/UBTP đã phân tích cụ thể giữa hành vi là nguyên nhân trực tiếp của thiệt hại với hành vi là nguyên nhân gián tiếp của thiệt hại, giữa hành vi là nguyên nhân của thiệt hại với hành vi chỉ là điều kiện của thiệt hại

Đối với những hành vi trái pháp luật là nguyên nhân trực tiếp của thiệt hại thì đương nhiên chủ sở hữu, người chiếm hữu sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại (VD: Người được giao sử dụng vũ khí hợp pháp trong khi thực hiện nhiệm vụ được phân công, như: tuần tra, canh gác, luyện tập, lau chùi vũ khí mà vô ý làm nổ súng gây thiệt hại, thì

cơ quan, đơn vị, xí nghiệp đã phân công nhiệm vụ, phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại Còn nếu người được giao sử dụng vũ khí hợp pháp nhưng lại

sử dụng vũ khí vào việc riêng, như đem đi săn bắn , mà gây thiệt hại, thì cá nhân người này phải chịu trách nhiệm bồi thường.)

Đối với những hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gián tiếp của thiệt

hại tức là những hành vi tuy không trực tiếp gây ra thiệt hại nhưng ”lại có ý

nghĩa quyết định đối với thiệt hại và được coi là có quan hệ nhân quả với thiệt hại” thì người thực hiện hành vi cũng phải bồi thường Trách nhiệm bồi

thường thiệt hại trong trường hợp này là trách nhiệm liên đới (giữa người có hành vi là nguyên nhân trực tiếp với người có hành vi là nguyên nhân gián tiếp của thiệt hại) Quy định về trách nhiệm liên đới trong trường hợp này là hoàn toàn hợp lý bởi giữa hai người này đã có sự thống nhất về ý chí đối với hậu quả xảy ra VD: chủ sở hữu, người được giao sử dụng vũ khí do vô ý một cách nghiêm trọng để người khác tò mò, nghịch vũ khí, gây tai nạn, thì hành

vi của họ, tuy không phải là nguyên nhân trực tiếp của tai nạn, nhưng do tính chất vô ý nghiêm trọng, nên đã trở thành nguyên nhân có ý nghĩa quyết định của tai nạn Hành vi của người tò mò, nghịch vũ khi gây tai nạn cũng là một

Trang 39

nạn, cũng phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại Hoặc nếu chủ

sở hữu, người được giao sử dụng vũ khí cho một người mà họ biết rõ ràng là

chưa biết sử dụng vũ khí mượn, sau đó người mượn vũ khí gây tai nạn, thì hành vi của người cho mượn là nguyên nhân gián tiếp, hành vi của người gây tai nạn là nguyên nhân trực tiếp của thiệt hại, Trong trường hợp này, người cho mượn vũ khí và người mượn vũ khí cũng phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại

Đối với những hành vi trái pháp luật chỉ là điều kiện của thiệt hại thì người thực hiện hành vi được miễn trách nhiệm bồi thường VD: chủ sở hữu/người được giao sử dụng vũ khí trong khi thực hiện nhiệm vụ do vô ý để người khác tò mò, nghịch vũ khí, gây tai nạn, thì hành vi của họ không phải là nguyên nhân trực tiếp của thiệt hại, mà chỉ là tạo điều kiện cho việc gây thiệt hại Vì vậy, chủ sở hữu/cơ quan, đơn vị, xí nghiệp giao sử dụng vũ khí có thể được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại Người tò mò, nghịch vũ khí, trực tiếp gây thiệt hại, phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Thông tư 173/UBTP cũng hướng dẫn về trách nhiệm về bồi thường thiệt hại đối với người đi nhờ xe (ô tô)

- Nếu sự thoả thuận cho đi nhờ xe xuất phát từ động cơ tốt, vì lợi ích chung, nhằm giúp đỡ người đang gặp khó khăn, thì mặc dù việc cho đi nhờ xe không liên quan đến nhiệm vụ công tác của người thoả thuận, việc bồi thường thiệt hại thuộc về trách nhiệm của cơ quan quản lý xe cho đi nhờ

- Nếu sự thoả thuận cho đi nhờ xe là cố ý, trái với chế độ công tác do

cơ quan đã quyết định cụ thể (như cơ quan đã quyết định cấm cho đi nhờ đối với một chuyến xe cụ thể), hoặc là trái với pháp luật và vì mục đích tư lợi (như lợi dụng nhiệm vụ dùng xe chở người và hàng hoá lấy tiền tiêu riêng, chở người đem hàng hoá phi pháp, hàng lậu thuế, chở kẻ phạm pháp trốn tránh pháp luật ), thì nói chung là cá nhân người đã thoả thuận cho đi nhờ xe phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người đi nhờ xe; trong những

Trang 40

trường hợp cụ thể nhất định, việc bồi thường thiệt hại có thể không được giải quyết

Bằng những hướng dẫn chi tiết và khoa học Thông tư 173/UBTP đã đóng một vai trò quan trọng, góp phần không nhỏ vào công tác xét xử, giải quyết những tranh chấp liên quan đến việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra nói riêng, bảo vệ được những quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại

1.3.3 Từ năm 1983 - 1995

Mặc dù có nhiều điểm tiến bộ, nhưng do ban hành trong điều kiện nền kinh tế- xã hội chưa phát triển, trình độ kỹ thuật lập pháp còn khiêm tốn vì vậy sau một thời gian áp dụng, những quy định trong Thông tư 173/UBTP đã bộc lộ nhiều điểm hạn chế Nhiều quy định trong Thông tư không theo kịp sự phát triển của những quan hệ dân sự ngày càng đa dạng và phức tạp Thực trạng đó đã đưa đến cuộc trao đổi thống nhất giữa Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Giao thông vận tải và Tòa án nhân dân tối cao Kết quả, ngày 5/4/1983, Thông tư số 03-TAND do Tòa án nhân dân tối cao ban hành nhằm Hướng dẫn giải quyết một số vấn đề về bồi thường thiệt hại trong tai nạn ô tô (sau đây gọi tắt là Thông tư 03- TAND) đã chính thức ra đời

Theo hướng dẫn tại Thông tư 03-TAND, việc bồi thường thiệt hại trong tai nạn ô tô cũng căn cứ vào 4 điều kiện của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là: Có thiệt hại xảy ra, có việc làm trái pháp luật, có quan hệ nhân quả giữa việc làm trái pháp luật với thiệt hại, có lỗi của người gây thiệt hại Tuy nhiên, hoạt động ô tô là một nguồn nguy hiểm cao độ, nên phía ô tô

có trách nhiệm bồi thường cho người thiệt hại ngay cả khi chủ sở hữu, người chiếm hữu sử dụng phương tiện (ô tô) không có lỗi (những tai nạn xảy ra do rủi ro- do cấu tạo của máy móc, vật liệu )

Ngày đăng: 25/03/2015, 14:24

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Chính phủ (1996), Nghị định số 47/CP ngày 12/8/1996 ban hành Quy chế quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 47/CP ngày 12/8/1996 ban hành Quy chế quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ
Tác giả: Chính phủ
Năm: 1996
4. Quốc hội (2000), Luật Hôn nhân và gia đình, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Hôn nhân và gia đình
Tác giả: Quốc hội
Năm: 2000
6. Quốc hội (2004), Luật Giao thông đường thủy, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Giao thông đường thủy
Tác giả: Quốc hội
Năm: 2004
8. Quốc hội (2005), Bộ luật Hàng hải, Hà Nội 9. Quốc hội (2005), Luật Đường sắt, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ luật Hàng hải, "Hà Nội 9. Quốc hội (2005), "Luật Đường sắt
Tác giả: Quốc hội (2005), Bộ luật Hàng hải, Hà Nội 9. Quốc hội
Năm: 2005
10. Quốc hội (2006), Luật Bảo hiểm xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Bảo hiểm xã hội
Tác giả: Quốc hội
Năm: 2006
11. Quốc hội (2006), Luật Hàng không dân dụng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Hàng không dân dụng
Tác giả: Quốc hội
Năm: 2006
12. Quốc hội (2008), Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Tác giả: Quốc hội
Năm: 2008
13. Quốc hội (2008), Luật Giao thông đường bộ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Giao thông đường bộ
Tác giả: Quốc hội
Năm: 2008
15. Tòa án nhân dân tối cao (1972), Thông tư 173/UBTP ngày 23 tháng 3 năm 1972 của Tòa án nhân dân tối cao về việc Hướng dẫn xét xử bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư 173/UBTP ngày 23 tháng 3 năm 1972 của Tòa án nhân dân tối cao về việc Hướng dẫn xét xử bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Tác giả: Tòa án nhân dân tối cao
Năm: 1972
16. Tòa án nhân dân tối cao (1983), Thông tư số 03-TAND ngày 5 tháng 4 năm 1983 của Tòa án nhân dân tối cao Hướng dẫn giải quyết một số vấn đề về bồi thường thiệt hại trong tai nạn ô tô, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 03-TAND ngày 5 tháng 4 năm 1983 của Tòa án nhân dân tối cao Hướng dẫn giải quyết một số vấn đề về bồi thường thiệt hại trong tai nạn ô tô
Tác giả: Tòa án nhân dân tối cao
Năm: 1983
19. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (1996), Pháp lệnh an toàn và kiểm soát bức xạ năm 1996, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pháp lệnh an toàn và kiểm soát bức xạ năm 1996
Tác giả: Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Năm: 1996
27. Bùi Thị Thủy Chung (2006), Lỗi trong trách nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Luận văn thạc sỹ luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lỗi trong trách nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Tác giả: Bùi Thị Thủy Chung
Năm: 2006
28. Bộ Tư pháp, Viện nghiên cứu khoa học pháp lý (1995), Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự Nhật Bản, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự Nhật Bản
Tác giả: Bộ Tư pháp, Viện nghiên cứu khoa học pháp lý
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1995
29. Bộ Tư pháp, Viện nghiên cứu khoa học Pháp lý (1998), Một số vấn đề về pháp luật dân sự Việt Nam từ thế kỷ XV đến thời Pháp thuộc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về pháp luật dân sự Việt Nam từ thế kỷ XV đến thời Pháp thuộc
Tác giả: Bộ Tư pháp, Viện nghiên cứu khoa học Pháp lý
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1998
30. Bộ Tư pháp, Viện nghiên cứu khoa học Pháp lý (2001), Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự Việt Nam
Tác giả: Bộ Tư pháp, Viện nghiên cứu khoa học Pháp lý
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2001
31. Bộ Tư pháp, Vụ Pháp luật dân sự- kinh tế (2002), Tìm hiểu Bộ luật dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu Bộ luật dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Tác giả: Bộ Tư pháp, Vụ Pháp luật dân sự- kinh tế
Nhà XB: NXB Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2002
32. Bộ Tư pháp, Vụ Công tác lập pháp (2005), Những nội dung mới của Bộ luật dân sự 2005, NXB Tư pháp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những nội dung mới của Bộ luật dân sự 2005
Tác giả: Bộ Tư pháp, Vụ Công tác lập pháp
Nhà XB: NXB Tư pháp
Năm: 2005
33. Hoàng Thế Liên & Vũ Đức Giao (2001), Bình luận khoa học Bộ luật dân sự Việt Nam Tập 1, Những quy định chung, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bình luận khoa học Bộ luật dân sự Việt Nam Tập 1, Những quy định chung
Tác giả: Hoàng Thế Liên & Vũ Đức Giao
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2001
34. Phùng Trung Tập (2004), Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng về tài sản, sức khỏe và tính mạng, Nxb Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng về tài sản, sức khỏe và tính mạng
Tác giả: Phùng Trung Tập
Nhà XB: Nxb Hà Nội
Năm: 2004
35. Tòa án nhân dân tối cao (2000), Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án năm 2000, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án năm 2000
Tác giả: Tòa án nhân dân tối cao
Năm: 2000

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w