0
Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

Hoàn thiện phương pháp kế toán chi phísản xuất và tính giáthành sản phẩm:

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH VOLEX VIỆT NAM (Trang 63 -63 )

- Hình thức sổ kế toán Nhật ký chung: Sổ nhật ký chung

TNHH VOLEX VIỆT NAM

3.2.2. Hoàn thiện phương pháp kế toán chi phísản xuất và tính giáthành sản phẩm:

ứng và tiến hành tính giá thành cho từng loại sản phẩm đó.

3.2.2. Hoàn thiện phương pháp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: phẩm:

Từ những hạn chế và tồn tại mà công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty, có thể có những giải pháp hoàn thiện như sau:

- Về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

Tại từng phân xưởng, các nhân viên quản lý phải có nhiệm vụ theo dõi sát tình hình thực tế sử dụng nguyên vật liệu cho từng loại sản phẩm mà phân xưởng đó sản xuất và lập báo cáo hàng tháng gửi lên phòng kế toán. Đối với những khoản CPNVL có sự tiêu hao vượt mức bình thường thì phải tìm hiểu nguyên nhân.

Nếu tiêu hao vượt quá mức bình thường mà do phía công nhân sản xuất phải chịu, kế toán hạch toán:

Nợ TK 1388: Trị giá nguyên vật liệu tiêu hao vượt quá mức bình thường Có TK 152: Trị giá nguyên vật liệu tiêu hao vượt quá mức bình thường Còn nếu tiêu hao nguyên vật liệu vượt quá mức bình thường mà do phía công ty phải chịu, kế toán hạch toán:

Nợ TK 632: Trị giá nguyên vật liệu tiêu hao vượt quá mức bình thường. Có TK 621: Trị giá nguyên vật liệu tiêu hao vượt quá mức bình thường. Trong quá trình sản xuất, kế toán nên tập hợp chi phí nhiên liệu vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, như vậy sẽ đảm bảo cho việc tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí chung sẽ chính xác hơn, tức là khi phát sinh chi phí về nhiên liệu như dầu điêzen, xăng,... ta hạch toán:

Nợ TK 621 : Trị giá nhiên liệu dùng cho sản xuất.

Có TK 152: Trị giá nhiên liệu dùng cho sản xuất.

Chi phi nguyên vật liệu luôn chiếm tỷ trọng cao trong giá thành sản phẩm và có vai trò quyết định đến mức lợi nhuận của công ty. Chính vì vậy, bên cạnh việc hạch

Chuyên đề tốt nghiệp

Học viện Ngân hàng

toán chính xác, cần phải có những biện pháp tiếp kiệm chi phí nguyên vật liệu và xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu một cách phù hợp.

Để giảm bớt tiêu hao nguyên vật liệu ở mức tối thiểu, công ty cần phải phải tổ chức tốt khâu nguyên vật liệu, các định mức tiêu hao nguyên vật liệu phải được xây dựng chặt chẽ và sát với thực tế tuy nhiên vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, cần nâng cao ý thức, trách nhiệm của các công nhân viên trong sản xuất, nâng cao năng suất sử dụng máy móc thiết bị, tăng năng suất lao động để tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao hơn.

- Về chi phí nhân công trực tiếp:

Để nâng cao chất lượng công việc, tận dụng được thời gian lao động và tạo động lực cho nhân viên cố gắng làm việc, công ty nên kết hợp giữa tính lương theo thời gian và lương theo sản phẩm. Như vậy vừa tận dụng được tối đa thời gian lao động của công nhân sản xuất, lại vừa gắn được trách nhiệm của công nhân vào chất lượng sản phẩm sản xuất. Đồng thời, việc trả lương theo sản phẩm sẽ khuyến khích công nhân làm thêm giờ, tập trung trong khi làm, do đó tăng năng suất lao động của công nhân.

Ngoài ra, đối với những công nhân có phụ cấp trách nhiệm trong công ty thì khi tính các khoản trích theo lương thì phải dựa trên lương cơ bản và khoản phụ cấp trách nhiệm. Như vậy thì chi phí sản xuất của doanh nghiệp và số tiền thực lĩnh của công nhân mới chuẩn xác.

Bên cạnh đó, công ty phải tiến hành trích trước lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất vào chi phí sản xuất sản phẩm, coi như một khoản chi phí phải trả để đảm bảo sự ổn định của giá thành sản phẩm. Khi trích trước lương nghỉ phép, kế toán ghi:

Nợ TK 622: số tiền trích trước Có TK 335: chi phí phải trả - Về chi phí sản xuất chung:

Do công ty chưa thể khai thác hết công suất của máy móc nên khi hạch toán chi phí chung, tất cả các khoản chi phí đều được kết chuyển sang TK 154, điều này làm

cho giá thành của sản phẩm hoàn thành tăng lên. Chính vì vậy, trong công tác hạch toán chi phí sản xuất chung, ngoài quản lý theo từng yếu tố chi phí, công ty nên tổng hợp chi phí sản xuất chung theo chi phí cố định và chi phí biến đổi.

+

Chi phí cố định: Là các khoản chi phí không thay đổi khi có sự thay đổi về mức độ hoạt động của đơn vị như: chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí nhân viên phân xưởng, tiền thuê nhà, thuê tài sản, tiền bảo hiểm hoặc chi trả lãi vay...

+

Chi phí biến đổi: Là những khoản chi phí thay đổi theo quy mô sản xuất hoặc doanh số như: chi phi lao động, chi phí nguyên vật liệu dùng chung cho sản xuất, chi phí mua ngoài (tiền điện, nước, điện thoại, …) hoặc chi phí hành chính...

Chi phí biến đổi cộng chi phí cố định bằng tổng chi phí sản xuất. Trong khi tổng chi phí biến đổi thay đổi cùng với sự gia tăng của sản xuất hoặc doanh số thì tổng chi phí cố định không đổi.

Để nâng cao tính chính xác của giá thành và tính hiệu quả của kế toán quản trị,công ty cần phân biệt được chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi, xác định được mức công suất bình thường để từ đó phân bổ chi phí sản xuất chung cố định vào sản xuất.

Căn cứ vào công suất hoạt động thực tế của nhà máy, chi phí chung cố định được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm được dựa trên công suất bình thường của máy móc sản xuất.

+

Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường thì chi phí sản xuất chung cố định chỉ được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường. Khoản chi phí sản xuất chung không được phân bổ được ghi nhận là chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.

Nợ TK 154: CPSXC theo mức công suất thực tế.

Có TK 627: CPSXC theo mức công suất thực tế.

Nợ TK 632: CPSXC cố định do hoạt động dưới mức công suất.

Có TK 627: CPSXC cố định do hoạt động dưới mức công suất.

Chuyên đề tốt nghiệp

Học viện Ngân hàng

thường thì chi phí sản xuất chung cố định được phân bổ cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh.

Nợ TK 154: CPSXC thực tế phát sinh. Có TK 627:CPSXC thực tế phát sinh.

Ngoài ra, việc công ty đang tập hợp tất cả chi phí về dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác vào tài khoản chi phí quản lý doanh ngiệp do đó đã làm giảm giá thành của sản phẩm so với thực tế. Vì vậy, công ty nên phân định rõ, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền nào thuộc về sản xuất hoặc thuộc về quản lý doanh nghệp. Để từ đó có phản ánh đúng đắn nhất giá thành sản xuất của sản phẩm, phục vụ tốt hơn cho công tác xác định giá thành sản phẩm và quản trị doanh nghiệp.

Theo đó, chí phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho sản xuất kế toán sẽ định khoản: Nợ TK 627 ( 6277 , 6278 ): Chí phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho sản xuất

Có TK 111,112,...: Chí phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho sản xuất Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho quản lý của công ty sẽ định khoản:

Nợ TK 642: Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho quản lý.

Có TK 111,112…: Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho quản lý. Về trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ: vì ngay từ đầu năm, phòng tài chính kế toán nhận được kế hoạch sửa chữa lớn TSCĐ trong năm do phòng kỹ thuật lập và được tổng giám đốc thông qua nên nhân viên kế toán có trách nhiệm trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ trong kỳ nhằm đảm bảo sửa chữa kịp thời, tài sản hoạt động bình thường, phục vụ cho nhu cầu sử dụng của các phân xưởng sản xuất và không ảnh hưởng đến chi phí sản xuất kinh doanh của công ty. Kế toán trích trước chi phí sửa chữa lớn theo kế hoạch:

Nợ TK 627: chi phí trích trước hàng tháng theo kế hoạch Có Tk 335: chi phí phải trả

Khi chi phí thực tế đã phát sinh thì kế toán hạch toán Nợ TK 2413: chi phí phát sinh thực tế

Có TK 111, 152, 334...

= Giá trị CCDC thực tế xuất dùng

Số lần dự kiến phân bổ Giá trị CCDC phân bổ trong kỳ

Khi sửa chữa đã hoàn thành , kế toán tiến hành kết chuyển chi phí sửa chữa lớn thực sự phát sinh như sau:

Nợ TK 335: số tiền thực tế phát sinh sửa chữa tài sản Có TK 2413:

Sau cùng kế toán tiến hành xử lý chênh lệch giữa số tiền trích trước và số tiền thực tế phát sinh, nếu số thực tế phát sinh lớn hơn chi phí trích trước thì sẽ ghi bổ sung như sau:

Nợ TK 627: số tiền chênh lệch Có TK 335:

- Về hạch toán công cụ, dụng cụ:

Để hạch toán chính xác công cụ dụng cụ, kế toán phải tiến hành phân loại công cụ dụng cụ sử dụng cho hợp lý. Đối với những CCDC có giá trị nhỏ, căn cứ vào giá trị xuất dùng, kế toán ghi :

Nợ TK 6273: Có TK 153:

Còn CCDC có giá trị lớn, được sử dụng cho nhiều kỳ sản xuất thì căn cứ vào giá trị CCDC xuất dùng và số kỳ sử dụng dự kiến, kế toán phân bổ dần giá trị thực tế vào chi phí sản xuất trong kỳ, giá trị phân bổ cho từng kỳ được tính như sau:

Kế toán sẽ hạch toán:

+

Khi xuất dùng CCDC sử dụng nhiều lần, kế toán ghi: Nợ TK 142, 242:

Có TK 153:

+

Khi phân bổ dần vào chi phí sản xuất kinh doanh1 kỳ, kế toán ghi: Nợ TK 6273:

Có TK 142, 242: - Về kế toán hàng tồn kho

Đối với hoạt động sản xuất của Công ty, yếu tố nguyên vật liệu luôn chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm, vì vậy việc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho là hợp lý. Việc trích lập này sẽ tạo điều kiện giúp doanh nghiệp có được nguồn tài

Chuyên đề tốt nghiệp

Học viện Ngân hàng

chính nhất định nhằm bù đắp cho những tổn thất về nguyên vật liệu có thể xảy ra trong năm kế hoạch, đảm bảo chi phí phát sinh không quá cao trong kỳ và giá hàng không cao hơn giá trị thị trường tại thời điểm lập báo cáo, từ đó tránh được những quyết định sai lầm và có những biện pháp giảm thiểu tổn thất.

Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập vào cuối niên độ kế toán trước khi lập báo cáo tài chính. Trên cơ sở có được bằng chứng tin cậy về sự giảm giá vật tư, kế toán xác định mức dự phòng giảm giá cần lập với điều kiện số dự phòng không vượt quá số lợi nhuận thực tế phát sinh.

Mức dự phòng giảm giá cần lập năm tới cho số vật liệu tồn kho có thể được tính theo công thức:

Việc lập dự phòng này chỉ cần tiến hành đối với những nguyên vật liệu chính và đối với những loại nguyên vật liệu có khả năng giảm giá, khả năng bị hư hỏng mạnh nhất.

Trình tự của việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được tiến hành như sau: Cuối mỗi niên độ kế toán, căn cứ vào công thức được xác định ở trên, kế toán tiến hành tính khoản dự phòng cần lập sau đó tiến hành hạch toán:

Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán

Có TK 159: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Cuối niên độ kế toán sau, kế toán tính lại mức cần trích lập dự phòng cho niên độ và tiến hành bút toán điều chỉnh số trích lập dự phòng. Theo đó nếu số cần trích lập lớn hơn số đã trích lập, kế toán ghi:

Nợ TK 632: Mức chênh lệch giữa khoản dự phòng và thực tế. Có TK 159: Mức chênh lệch giữa khoản dự phòng và thực tế.

Mức dự phòng giảm giá vật tư hàng hóa Lượng vật tư hàng hóa thực tế tồn kho tại thời điểm lập BCTC Giá gốc hàng tồn kho theo sổ kế toán = x Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho -

64

Ngược lại, khi số cần trích lập thực tế nhỏ hơn số đã trích lập, kế toán thực hiện bút toán hoàn nhập dự phòng hàng tồn kho giảm giá như sau:

Nợ TK 159:Mức chênh lệch giữa khoản dự phòng và thực tế. Có TK 632: Mức chênh lệch giữa khoản dự phòng và thực tế.

3.3. Điều kiện để thực hiện các giải pháp hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Volex Việt Nam:

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH VOLEX VIỆT NAM (Trang 63 -63 )

×