Xác định được tác động của môi trường giáo dục tới công tác giáo dạo học sinh ở trường trung học; xác định được các yếu tố tạo nên MTGD ở trường trung hoc; Đánh giá thực tiễn MTGD ở trường trung học hiện nay; Nêu được đặc trưng của MTGD thân thiện ở trường trung học hiện nay
Trang 1MÔ ĐUN:
TÌM HIỂU VÀ XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC
Trang 2Mục tiêu
A Kiến thức
- Xác định được tác động của môi trường giáo dục (MTGD) tới công tác giáo dục học sinh ở trường trung học
- Xác định được các yếu tố tạo nên MTGD ở trường trung học
- Đánh giá thực tiễn MTGD ở trường trung học hiện nay
- Nêu được đặc trưng của MTGD thân thiện ở trường trung học hiện nay
- Nêu được các biện pháp xây dựng MTGD thân thiện ở trường trung học hiện nay
Trang 3B Kỹ năng
- Xác định được nội dung, phương pháp, kỹ thuật tìm hiểu về MTGD ở trường trung học
- Xây dựng các tiêu chí đánh giá MTGD thân thiện ở trường trung học
- Xây dựng biện pháp tạo nên MTGD thân thiện ở trường trung học hiện nay
C Thái độ
- Ý thức được vai trò tìm hiểu và xây dựng MTGD thân thiện đối với công tác giáo dục học sinh ở trường trung học hiện nay
- Tích cực, sẵn sàng xây dựng kế hoạch và hành động xây dựng MTGD tại cơ
sở góp phần nâng cao chất lượng công tác giáo dục ở trường trung học hiện nay
Trang 4• Nội dung 3 : Biện pháp xây dựng MTGD thân
thiện ở trường trung học hiện nay
Trang 5Nội dung 1: Tìm hiểu về MTGD ở trường trung học hiện nay
Trang 6Môi trường là gì?
“Môi trường” có nguồn gốc của một từ Pháp cổ “Viron”có nghĩa là
hình tròn, một không gian vòng tròn và tự quay xung quanh mình Hay nói một cách chính xác: môi trường là toàn bộ các yếu tố và các điều kiện xung quanh ảnh hưởng đến con người
“Môi trường là toàn bộ các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con
người và có ảnh hưởng tới sự sống và sự phát triển của từng cá nhân cũng như cả cộng đồng người và tác động qua lại với hoạt động sống của con
người” [7]
“Môi trường là hệ thống hoàn cảnh bên ngoài, các điều kiện TN, XH xung quanh cần thiết cho hoạt động sống và phát triển của con người.”
Trang 7Các yếu tố ảnh hưởng tới con người
Các yếu tố vật chất: điều kiện tự nhiên, hệ sinh thái, cơ sở vật chất,
phương tiện hoạt động có ảnh hưởng tới hoạt động sống, học tập, làm việc của con người
Các yếu tố tinh thần: bầu không khí tâm lý, đạo đức, trí tuệ do các tình
huống hoạt động; Các mối quan hệ xã hội tạo nên
Các yếu tố bên ngoài: điều kiện, phương thức, phương tiện hoạt động, thái
độ, hành vi giao tiếp ứng xử, ngôn ngữ…
Các yếu tố bên trong: sức khoẻ, tâm lý, trí tuệ, các giá trị, vốn kinh
nghiệm…) của các chủ thể
Trang 8Có các loại môi trường nào?
- Môi trường tự nhiên: Bao gồm các điệu kiện về không khí, nước, hệ
sinh thái
- Môi trường xã hội: Bao gồm các điều kiện do các quan hệ xã hội của con
người tạo nên
+ Tính chất của MT: MT chính trị, KT,VHGD, KHCN…
+ Phạm vi của MT: MT lớn (thể chế chính trị, nền KT, VH…) và MT nhỏ (gđ, nt, bạn bè, cộng đồng)
Trang 9Môi trường giáo dục?
- Môi trường giáo dục là tòan bộ điều kiện vật chất và tinh thần
mà trong đó con người được giáo dục, được sống, lao động và
học tập, được sử dụng nhằm tác động đến sự hình thành nhân
cách của người học phù hợp với mục đích giáo dục đã quy định.
- Môi trường giáo dục là tập hợp không gian với các hoạt động
xã hội của cá nhân, các phương tiện và giao lưu được phối hợp với nhau tạo điều kiện thuận lợi để giáo dục đạt kết quả cao nhất
Trang 10Môi trường giáo dục
- Môi trường giáo dục:
MTGD gia đình, MTGD nhà trường và MTGD xã hội
- MTGD nhà trường (môi trường học tập, rèn luyện của HS) là MT sư
phạm tác động trực tiếp tới quá trình hình thành phát triển nhân cách của người học nhằm đạt được các mục tiêu giáo dục đặt ra
Trang 11Thầy cô quan niệm thế nào về MTGD?
1 Điền vào chỗ trống để trở thành câu hoàn chỉnh:
“Môi trường giáo dục là tòan bộ điều kiện mà trong đó con người được giáo dục, được sống, lao động và học tập, được sử dụng nhằm tác động đến sự hình
thành nhân cách của người học phù hợp với mục đích giáo dục đã quy định.”
Trang 12Đáp án
1 Điền vào chỗ trống để trỏ thành câu hoàn chỉnh
“Môi trường giáo dục là tòan bộ điều kiện vật chất và tinh thần mà trong đó con người được giáo dục, được sống, lao động và học tập, được sử dụng nhằm tác động đến sự hình thành nhân cách của người học phù hợp với mục đích giáo dục đã quy định.”
Trang 13- Môi trường vật chất (quan cảnh hệ thống trường lớp, phòng thí nghiệm,
sân bãi, các phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác giáo dục, dạy học
ở nhà trường) và môi trường tinh thần (bầu không khí tâm lý, đạo đức, trí
tuệ do các tình huống dạy học; Các mối quan hệ xã hội trong nhà trường tạo nên)
Trang 14- Môi trường dạy và môi trường học…
- MT học tập
- MT lớp học
Trang 15Môi trường giáo dục nhà trường?
- MTGD nhà trường là tập hợp những yếu tố về con người, cơ sở vật chất
kĩ thuật và phương tiện, các yếu tố quản lí trong sự tương tác lẫn nhau một cách thường xuyên, tạo điều kiện thuận lợi cho sự thành công của hoạt
động học tập, rèn luyện người học ở nhà trường
- Môi trường học tập là tập hợp những yếu tố không gian, nhân lực, vật
lực và tài lực tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc học tập đạt kết quả tốt Môi trường học tập cần được tạo ra ở nhà trường, gia đình, cộng đồng
và xã hội
- Môi trường lớp học: tập hợp những yếu tố không gian, nhân lực, vật lực
và tài lực tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc học tập của người học đạt kết quả tốt trong lớp học
Trang 16Các yếu tố cấu thành MTGD ở trường THPT
+ Các yếu tố khách quan là các yếu tố bên ngoài nhà trường ảnh hưởng tới
công tác giáo dục HS trong nhà trường VD: Vị trí địa lý, điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa giáo dục của địa phương, cộng đồng nơi trường đóng; Gia đình học sinh
+ Các yếu tố chủ quan là các yếu tố bên trong nhà trường tạo nên những tác
động trực tiếp ảnh hưởng tới công tác giáo dục HS ở nhà trường VD: Cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện giáo dục (GD), dạy học (DH) của nhà trường; Chương trình GD, DH; Các hình thức, phương pháp GD,DH, Các quy định, nội quy, kỷ luật của nhà trường; Đội ngũ Cán bộ, GV nhà trường, Học sinh; Công tác quản lý, kiểm tra, đánh giá các hoạt động của nhà trường; Mối quan hệ các chủ thể GD trong nhà trường
Trang 17Các yếu tố cấu thành MTGD ở trường THPT
- Các yếu tố về cơ sở vật chất, trang thiết bị trường lớp
- Chương trình giáo dục, các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục, dạy học
- Hệ thống nội quy, quy định các hoạt động giáo dục của nhà trường
- Giáo viên
- Học sinh
- Ban giám hiệu
- Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường
- Công tác quản lý, kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động giáo dục, dạy học của nhà trường
- Mối quan hệ giữa các chủ thể giáo dục ở trường THPT
- Ban đại diện cha mẹ học sinh trong nhà trường
- Vị trí địa lý, điều kiện chính trị , kinh tế, văn hóa- xã hội, giáo dục của địa phương nơi trường đóng
- Đặc điểm gia đình học sinh
Trang 18Vai trò của MTGD đối với công tác giáo dục HS
ở trường THPT hiện nay
- Môi trường có vai trò thế nào đối với sự phát triển nhân cách?
- GD có vai trò gì trong việc xây dựng môi trường giáo dục học sinh?
Trang 19Thầy cô hãy cho biết ý kiến của mình?
Câu thành ngữ sau đúng hay sai?
Trang 21Môi trường có vai trò thế nào đối với sự phát triển nhân cách?
- Không có sự phát triển nhân cách ngoài MT (TN, XH)
- MT là phương tiện, điều kiện để cá nhân hoạt động lĩnh hội các phương thức hoạt động sống, các giá trị vật chất và tinh thần trên cơ sở đó nhân cách được hình thành và phát triển (Nhân cách là sự phản ánh rõ nét đặc điểm của lịch sử, ĐK sống sinh hoạt, nguồn gốc, địa vị XH của người đó) Khi ĐKXH biến đổi cơ bản thì bộ mặt cơ bản của con người cũng biến
đổi theo Bác Hồ nói: “Chế độ khác, con người cũng khác”
Trang 22Môi trường có vai trò thế nào đối với sự phát triển nhân cách?
- Tuy nhiên, mức độ, tính chất ảnh hưởng của MT đến nhân cách còn tùy thuộc vào lập trường, quan điểm, thái độ cá nhân (tiếp thu, chấp nhận, phủ định), xu hướng, năng lực,tính tự giác, tích cực cải biến MT
- C Mác: “Hoàn cảnh sáng tạo ra con người nhưng trong chừng mực nào
đó con người lại sáng tạo ra hoàn cảnh.”
Trang 23MTGD nhà trường ảnh hưởng tới
GV, HS như thế nào?
- MTGD nhà trường là nơi hoạt động sư phạm của GV, hoạt động học tập rèn luyện của
HS diễn ra trong mối quan hệ tương tác và hợp tác nhằm thực hiện mục tiêu GD của nhà trường
Do đó các chủ thể GD (GV,HS) luôn chịu tác động của MTGD nhà trường mà do
chính mình tạo ra đồng thời biến đổi nó theo hướng có lợi và rồi lại tự điều chỉnh để
thích ứng với môi trường đó.
- MTGD nhà trường là môi trường được tạo nên bởi các yếu tố vật chất và tinh thần, tự nhiên và xã hội, yếu tố tự phát và tự giác Tuy nhiên, đó là một môi trường tác động
đến HS một cách có ý thức, có chọn lọc thông qua chương trình hoạt động GD nhà
trường nhằm đạt mục tiêu GD đặt ra.
Trang 24MTGD nhà trường ảnh hưởng tới HS ?
- MTGD là điều kiện, phương tiện HS chiếm lĩnh các giá trị vật chất, tinh thần, các phương thức hoạt động sống, học tập trên cơ sở đó phát triển nhân cách đáp ứng yêu cầu của XH thông qua chương trình, hoạt động GD, DH của nhà trường
- MTGD tác động toàn bộ nhân cách HS ( sức khỏe, nhận thức, xúc cảm, tình cảm và hành vi hoạt động): MTGD có thể đem lại cho HS sự tiến bộ
về mặt học vấn, trí tuệ ; MTGD tác động tới cảm xúc tích cực (khát vọng, yêu thích, hứng thú học tập rèn luyện ) hay tiêu cực của HS; MTGD là nơi
HS được trải nghiệm, khẳng định bản thân, rèn luyện hành vi, thói quen
hành vi ứng xử phù hợp với các chuẩn mực xã hội quy định
- MTGD là nơi HS thỏa mãn nhu cầu hoạt động và giao lưu trên cơ sở đó nhân cách được hình thành và phát triển
Trang 25MTGD nhà trường ảnh hưởng tới GV?
• - GV với vai trò là người định hướng, tổ chức, điều khiển, điều chỉnh,
khuyến khích HS tham gia vào chương trình GD trên cơ sở đó phát triển nhân cách HS đáp ứng yêu cầu XH Hay nói khác đi, GV với vai trò là người thiết kế, tổ chức hoạt động tạo nên môi trường học tập, rèn luyện
HS trên cơ sở đó thực hiện các mục tiêu GD của nhà trường
• - MTGD nhà trường là nơi GV thể hiện năng lực nghề nghiệp, thể hiện bản thân, thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình trong nhà trường
Trang 26Với vai trò là GV thầy, cô mong đợi gì ở MTGD nhà trường?
Trang 27GV mong đợi ở MTGD nhà trường:
- Thuận tiện, an toàn, dễ chịu (Thân thiện), cảm giác khỏe
- Có điều kiện phương tiện hỗ trợ
- Vừa sức, phù hợp với điều kiện sở thích, tính cách bản thân
- Được tôn trọng, đề cao, được khích lệ
- Chan hòa, cởi mở, vui vẻ, thân mật
- Được tự tin thể hiện, được thiết kế, sáng chế
- Được thành công, khẳng định bản thân
- Được tương tác, trải nghiệm
- Sự hài lòng, hợp tác của HS, đồng nghiệp
Trang 28HS mong đợi ở MTGD nhà trường?
- Thuận tiện, an toàn, dễ chịu, khỏe mạnh
- Có điều kiện phương tiện hỗ trợ
- Thiết thực, vừa sức, phù hợp với điều kiện sở thích, tính cách bản thân
- Được tôn trọng, đề cao, được khích lệ
- Chan hòa, cởi mở, vui vẻ, thân mật
- Được tự tin thể hiện, được thách thức, thiết kế, sáng chế,
- Được thành công, khẳng định bản thân
- Được tương tác, trải nghiệm
- Cái mới (kiến thức, cái nhìn, kỹ năng…);
- Thay đổi các trạng thái hoạt động…
Trang 29Nội dung 2: Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện ở
trường trung học hiện nay
Trang 30Tiêu chí MTGD thân thiện
+ Cơ sở vật chất, trang thiết bị cảnh quan trường học an toàn, xanh, sạch, đẹp tạo cảm giác gần gũi và an toàn cho học sinh trong trường
+ Chương trình hoạt động giáo dục, dạy học nhà trường được tổ chức khoa
học, hiệu quả theo hướng giáo dục toàn diện, tích cực hóa hoạt động của HS
+ Nội quy, kỷ luật, nề nếp hoạt động của nhà trường được mọi người tôn trọng, ý thức và thực hiện đầy đủ
+ Văn hóa giao tiếp, ứng xử sư phạm trong nhà trường đảm bảo sự tôn
trọng, chân thành, hợp tác Phấn đấu: “Mỗi thầy cô giáo là một tấm
gương về tình yêu thương, tinh thần trách nhiệm, tự học và sáng tạo”
+ Mối quan hệ giữa gia đình học sinh, nhà trường và các lực lượng xã hội
trong công tác giáo dục học sinh đảm bảo sự thống nhất, liện hệ thường
xuyên và hợp tác chặt chẽ trên mọi phương diện
Trang 32Vai trò là nhà sư phạm đối với việc xây dựng MTGD
- Giáo dục nhà trường cần nâng cao nhận thức, giáo dục giá trị, lập trường quan điểm
vững vàng cho học sinh để giúp họ chiếm lĩnh những ảnh hưởng tích cực, tránh những ảnh hưởng tiêu cực của môi trường
Trang 33Những nội dung cần tìm hiểu về MTGD ở trường THPT
- Tìm hiểu về mục tiêu, chương trình giáo dục, dạy học, các hình thức
phương pháp giảng dạy, giáo dục ở trường THPT
- Tìm hiểu về các nội quy, quy định nhà trường về học tập, rèn luyện của
HS, về công tác giảng dạy, giáo dục của cán bộ, GV …
- Tìm hiểu về cơ cấu tổ chức các lực lượng sư phạm trong nhà trường
(BGH, các tổ chuyên môn, Đoàn thanh niên, …), Ban đại diện phụ huynh HS: người đứng đầu, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, năng lực, trách
nhiệm của các tổ chức, …
- Tìm hiểu về đội ngũ GV bao gồm cả GV giảng dạy và GVCN về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tính tích cực hoạt động, tư thế tác phong, phẩm chất đạo đức, thái độ đối với nghề, điều kiện hoàn cảnh cá nhân…
Trang 34Những nội dung cần tìm hiểu về MTGD ở trường THPT
- Tìm hiểu về HS về bản thân các em (đặc điểm tâm sinh lý, trình độ nhận thức, xu hướng, tính cách, sở thích …), gia đình HS (điều kiện hoàn cảnh, nghề nghiệp, trình độ văn hóa nói chung, trình độ về giáo dục con cái nói riêng, sự quan tâm tới GD con cái…), bạn bè HS
- Tìm hiểu về cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục, dạy học của nhà trường và đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu giáo dục, dạy học, sinh hoạt của HS, GV như thế nào?
- Tìm hiểu tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội của địa phương nơi trường đóng: các Cấp chính quyền, Đảng, các Cơ quan chức năng, các
Doanh nghiệp, Hội phụ nữ, Hội phụ lão, Cựu chiến binh, Mặt trận tổ quốc, Đoàn thanh niên… (người phụ trách, chức năng nhiệm vụ, sự quan tâm đối với GD…)
Trang 35Mục tiêu đánh giá:
- Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài trường
học để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa phương và đáp ứng nhu cầu xã hội
- Phát huy tính chủ động, tích cực, tự giác, sáng tạo của học sinh trong các hoạt động giáo dục trong nhà trường và tại cộng đồng
Xây dựng tiêu chí đánh giá MTGD thân thiện ở trường TH hiện nay
Trang 36Các tiêu chí đánh giá đảm bảo các nội dung sau:
1.Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn
2.Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập
3.Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh
4.Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh
5.Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch
sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương
(xem tài liệu từ trang 79 -90)
Trang 37Nội dung 3 : Biện pháp xây dựng MTGD thân thiện ở
trường trung học hiện nay
Trang 38Biện pháp xây dựng MTGD thân thiện ở trường THPT hiện
nay
• 3.1 Biện pháp nâng cao nhận thức về việc xây dựng trường THPT thân thiện cho CB,
GV, HS.
• 3.2 Biện pháp xây dựng nội quy, kỷ luật, nề nếp hoạt động của nhà trường
• 3.3 Biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục, dạy học hiệu quả.
• 3.4 Biện pháp xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cảnh quan trường học an toàn, xanh, sạch, đẹp.
• 3.5 Biện pháp xây dựng văn hóa giao tiếp, ứng xử sư phạm trong nhà trường
• 3.6 Biện pháp phối kết hợp giữa gia đình học sinh, nhà trường và các lực lượng xã hội trong công tác giáo dục học sinh
(trang 99 đến trang 138)
Trang 40Môi trường lớp học thân thiện cần đảm bảo các nội dung:
1 Bố trí không gian lớp học: Một môi trường lôi cuốn, hấp dẫn, sẽ làm cho cảm xúc
cá nhân thoải mái hơn, hạnh phúc vui vẻ hơn điều này sẽ làm tăng hiệu quả hiệu suất của việc học và sẵn sàng giúp đỡ người khác Ngược lại, học tập trong không gian
thường xuyên bị đe dọa bởi bạo lực hay ô nhiễm sẽ dẫn đến sự lo sợ và ức chế ở học
sinh
Bố trí phòng học: Các yếu tố cố định; Nơi để các tài liệu hướng dẫn và cung cấp; Khu
vực giao thông; Tầm nhìn; Sự linh hoạt; Môi trường hoàn cảnh; Dành vị trí thích hợp cho học sinh khuyết tật.
2 Sắp xếp chỗ ngồi: Xếp chỗ cho học sinh trong lớp một cách hợp lý giúp giảm thiểu
các vấn đề có thể xảy ra và tạo cơ hội cho HS tiếp thu tốt hơn các nội dung đang được giảng dạy trong lớp
Xếp chỗ hàng đầu cho học sinh có vấn đề về hành vi, để chúng ngồi càng gần giáo viên trong một khoảng thời gian càng dài càng tốt Xếp những HS hay bị phân tán tập trung qua thị giác vào những vị trí mà ở đó chúng ít bị ảnh hưởng bởi các tác nhân kích thích gây phân tán nhất Tạo ra các tầm nhìn rõ ràng để học sinh có thể theo dõi nội dung
giảng dạy của giáo viên và giáo viên có thể theo dõi học sinh trong suốt giờ học