+ Theo Tổ chức Hải quan thế giới WCO Tổ chức này đã đưa ra khái niệm : “Kiểm tra sau thông quan là quy trìnhcông tác cho pháp công chức Hải quan kiểm tra tính chính xác của hoạt động kh
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giớiWTO vừa là cơ hội đồng thời cũng là một thách thức lớn Sự kiện này mở ra một kỷnguyên mới cho các luồng vốn đầu tư và thương mại quốc tế chảy vào thị trườngViệt Nam Việc tuân thủ quy chế WTO với tiêu chí tự do hóa thương mại, mở rộngcác quan hệ hợp tác song phương, đa phương giữa Việt Nam và các quốc gia trênthế giới, việc xóa bỏ dần các rào cản bất hợp lý trong thương mại quốc tế làm cholượng hàng hóa xuất nhập khẩu ngày càng gia tăng, đa dạng về chất lượng và chủngloại Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tăng nhanh là điều đáng mừng nhưngđồng thời cũng là một gánh nặng đối với những nhà quản lý, kiểm tra, giám sátnhằm đảm bảo giảm thiểu những vụ vi phạm pháp luật, phát triển thương mại mộtcách trong sạch Lực lượng Hải quan được xem như “ người gác cửa nền kinh tế”,như một người dẫn đường đảm bảo cho hàng hóa được lưu thông, di chuyển quabiên giới các quốc gia một cách hợp pháp, hỗ trợ cho thương mại quốc tế phát triển,tăng khả năng cạnh tranh giữa các quốc gia
Hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi lực lượng Hải quan cần phải xây dựng hệthống thể chế hiện đại, năng lực thể chế cao, cần có những chiến lược cải cách mới,triệt để và thực hiện nghiêm túc Để thực hiện thắng lợi chiến lược cải cách, tạothuận lợi tối đa cho hoạt động xuất nhập khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh củanền kinh tế Việt Nam, nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về Hải quan,Ngành Hải quan đã có sự chuyển đổi về phương thức quản lý từ kiểm tra trongthông quan sang kiểm tra sau thông quan Phương pháp này dựa trên cơ sở thu thập,phân tích, xử lý thông tin để xác định được trường hợp nào cần phải kiểm tra vàkiểm tra với mức độ như thế nào Do vậy, phương pháp này cần có thời gian để thuthập, phân tích, xử lý thông tin, không thể nào thực hiện ngay trong thời điểm thôngquan hàng hóa Lực lượng kiểm tra sau thông quan được thành lập theo Quyết định
số 16/2003/QĐ-BTC ngày 10/02/2003 của Bộ trưởng Bộ tài chính Trải qua gần 10năm xây dựng và hoạt động, lực lượng kiểm tra sau thông quan đã từng bướctrưởng thành, đạt được nhiều thành tựu quan trọng Công tác kiểm tra sau thôngquan đã nâng cao được ý thức tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp, phát hiện nhiềuvấn đề bất cập của chính sách và việc tổ chức thực hiện chính sách để từ đó kiếnnghị các cơ quan có thẩm quyền bổ sung, sửa đổi, có vai trò không nhỏ trong việc
Trang 2chống gian lận thương mại, chống thất thu thuế cho Ngân sách Nhà nước, cải cáchhành chính, hiện đại hóa Ngành Hải quan.
Hiện nay, công tác kiểm tra sau thông quan được coi là một khâu nghiệp vụquan trọng trong công nghệ quản lý của Hải quan hiện đại Để nhìn nhận một cách
rõ nét hơn về hoạt động này, em lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Công tác kiểm tra sau thông quan tại Chi cục kiểm tra sau thông quan Hải Phòng Thực trạng – Giải pháp” Bên cạnh việc nghiên cứu, phân tích ưu, nhược điểm do công tác kiểm
tra sau thông quan đem lại tại Cảng biển Hải Phòng, em xin đưa ra các giải pháp,kiến nghị tới các cấp, các Bộ, Ban, Ngành nhằm khắc phục những hạn chế còn tồntại trong thời gian thực hiện vừa qua
Nội dung của đề tài bao gồm:
CHƯƠNG I: Tổng quan chung về Kiểm tra sau thông quan
CHƯƠNG II: Thực trạng công tác Kiểm tra sau thông quan tại Chi cục Kiểm tra sau thông quan Hải Phòng
CHƯƠNG III : Giải pháp hoàn thiện công tác Kiểm tra sau thông quan tại Chi cục Kiểm tra sau thông quan Hải Phòng.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS Nguyễn Văn Tuấn và Chi cụckiểm tra sau thông quan Hải Phòng đã tận tình hướng dẫn, tạo điều kiện và giúp đỡ
em hoàn thành đề tài này
Trang 3CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CHUNG VỀ KIỂM TRA SAU
THÔNG QUAN
1 Khái niệm kiểm tra sau thông quan
“Kiểm tra sau thông quan” hay thuật ngữ “Kiểm tra trên cơ sở kiểm toán”(Audit-based control) là cụm từ khá quen thuộc với Hải quan các nước trên thế giớihiện nay Trên thực tế, tiến hành công tác kiểm tra sau thông quan sẽ giúp cơ quanHải quan kiểm tra có trọng điểm những đối tượng hoạt động xuất khẩu, nhập khẩukhông minh bạch Đó là một trong nhũng biện pháp đấu tranh gian lận có hiệu quảnhất, giúp nâng cao công tác quản lý nhà nước về hải quan đối với hàng hóa xuấtnhập khẩu
Được Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) nghiên cứu và đưa vào thực tế vàonhững năm 60 của thế kỷ XX Tới nay, nhiều nước đã áp dụng và cũng đưa ra nhiềucách hiểu về phương pháp này
+ Theo Tổ chức Hải quan thế giới (WCO)
Tổ chức này đã đưa ra khái niệm : “Kiểm tra sau thông quan là quy trìnhcông tác cho pháp công chức Hải quan kiểm tra tính chính xác của hoạt động khaihải quan thông qua việc kiểm tra các hồ sơ, tài liệu ghi chép về kế toán và thươngmại liên quan đến hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa và tất cả các số liệu, thôngtin, bằng chứng khác cho cơ quan Hải quan mà hiện tại đang được các đối tượngkiểm tra trực tiếp hay gián tiếp tham gia vào hoạt động buôn bán quốc tế nắm giữ”
Công ước về đơn giản hóa, hài hòa hóa thủ tục hải quan (Công ước Kyoto)ngày 18/05/1973 có hiệu lực ngày 25/09/1974 và được sửa đổi bổ sung vào tháng9/1999, tại Phần phụ lục tổng quát, Chương VI có quy định về hoạt động kiểm toánsau thông quan và kiểm toán hệ thống sổ sách doanh nghiệp Hiện nay, WCOkhuyến nghị các thành viên nhanh chóng hoàn chỉnh và áp dụng hệ thống kiểm trasau thông quan nhằm tạo thuận lợi nhất cho hoạt động thương mại
+ Theo Hải quan ASEAN
Trong Sổ tay hướng dẫn về kiểm tra sau thông quan của Hải quan ASEANnhận định rằng : “Kiểm tra sau thông quan là một biện pháp kiểm soát hải quan có
hệ thống mà cơ quan Hải quan thấy thỏa đáng về độ chính xác và trung thực củaviệc khai báo hải quan thông qua việc kiểm tra sổ sách, hồ sơ có liên quan, hệ thống
Trang 4hoặc gián tiếp vào thương mại quốc tế”.
Trên cơ sở đó, Hải quan ASEAN đã đưa ra hệ thống sáu khía cạnh cơ bản vềkiểm tra sau thông quan như sau :
Thứ nhất, kiểm tra sau thông quan chia sẻ trách nhiệm quản lý hải quan với
các đơn vị chức năng khác của Hải quan như : đơn vị thông quan, đơn vị điều tra viphạm hải quan
Thứ hai, kiểm tra sau thông quan là một phương pháp kiểm tra của các cán
bộ Hải quan Luật và các quy định Hải quan ở cấp độ pháp lý thích hợp, cần đưa racác quy định cần thiết để thực hiện kiểm tra sau thông quan như quy định tráchnhiệm, thẩm quyền của cán bộ, quy định về thủ tục, hình phạt Thông qua quy trìnhkiểm tra sau thông quan, các cán bộ Hải quan tiếp cận với các cá nhân đang bị kiểmtra và tiến hành kiểm tra sau thông quan với sự đồng ý và hợp tác của họ
Thứ ba, kiểm tra sau thông quan là phương pháp kiểm tra ngược thời gian,
diễn ra sau khi giải phóng hàng hóa
Thứ tư, kiểm tra sau thông quan được tiến hành để xác định xem các tờ khai
có tuân thủ theo pháp luật Hải quan và các quy định khác có liên quan hay không
Tự đánh giá là một điểm cực kỳ quan trọng để tiến hành kiểm tra sau thông quan cóhiệu quả Vì vậy, cơ quan Hải quan cần khuyến khích các nhà xuất khẩu, nhập khẩuhoặc bất kỳ đối tượng khai hải quan nào tuân thủ các quy định pháp luật Hải quanthông qua phần tự khai báo
Thứ năm, kiểm tra sau thông quan thực hiện kiểm tra theo tất cả các thông
tin liên quan, bao gồm cả dữ liệu điện tử do các cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấpnhằm thực hiện mục tiêu trên
Cuối cùng, kiểm tra sau thông quan không chỉ hướng vào các đối tượng khai
báo mà cả các cá nhân, công ty liên quan đến thương mại quốc tế
+ Theo Hải quan Việt Nam
Căn cứ vào Điều 32 Luật Hải quan sửa đổi, bổ sung Thông tư BTC ngày 15/12/2005 :
“Kiểm tra sau thông quan là hoạt động nghiệp vụ do cơ quan chuyên tráchcủa Ngành Hải quan thực hiện nhằm thẩm định tính chính xác, trung thành của việckhai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan và đánhgiá mức độ tuân thủ pháp luật của người khai hải quan làm cơ sở xem xét mức độ
ưu tiên trong việc làm thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan và xử lý vi
Trang 5Công tác kiểm tra sau thông quan rất phức tạp và khó khăn, trách nhiệmpháp lý đối với sự chuẩn xác của trị giá hải quan, áp mã hàng hóa và thuế xuất nhậpkhẩu được chuyển từ cơ quan Hải quan sang cho người khai hải quan Người khaihải quan phải tự chịu trách nhiệm về tính chính xác cho toàn bộ thông tin do họcung cấp Trên cơ sở đó, cơ quan Hải quan sẽ xác định áp mã chính xác, kiểm tratính đúng đắn của hồ sơ và kiểm tra trị giá tính thuế hải quan.
Trong những năm gần đây, quá trình kiểm tra sau thông quan tập trung kiểmtra về giá tính thuế, mã số hàng hóa xuất nhập khẩu, chú trọng kiểm tra hàng lỏng,hàng rời Chú ý kiểm tra việc thực hiện các ưu đãi về thuế kiểm tra đối với hàng giacông và hàng sản xuất xuất khẩu - một loại hình vốn được tạo thuận lợi và đơn giảnnhưng vẫn có trường hợp lợi dụng gian lận trốn thuế
2 Nguyên tắc, mục đích, đối tượng, phạm vi của Kiểm tra sau thông quan
2.1.Nguyên tắc kiểm tra
- Hoạt động kiểm tra sau thông quan phải được tiến hành theo đúng quy địnhcủa Pháp luật, phải đảm bảo được tính chính xác, khách quan, không gây cản trở tớihoạt động của doanh nghiệp được kiểm tra
- Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
ký quyết định kiểm tra sau thông quan đối với các đơn vị trong phạm vi, địa bànquản lý của mình
- Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ký quyết định kiểm tra sau thông quanđối với các trường hợp có nội dung kiểm tra phức tạp, phạm vi kiểm tra liên quanđến nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Cơ quan hải quan có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho đơn vị đượckiểm tra về quyết định kiểm tra sau thông quan chậm nhất là 05 (năm) ngày làmviệc trước ngày tiến hành kiểm tra
2.2 Mục đích
Thực hiện công tác kiểm tra sau thông quan nhằm mục đích:
- Kiểm tra sau thông quan là hoạt động nghiệp vụ do cơ quan chuyên tráchcủa Ngành Hải quan thực hiện nhằm thẩm định tính chính xác, trung thực nội dungcác chứng từ mà chủ hàng, người được chủ hàng ủy quyền, tổ chức, cá nhân trực
tiếp xuất khẩu, nhập khẩu đã khai, nộp, xuất trình với cơ quan hải quan đối với hàng
hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan
- Tiến hành hoạt động kiểm tra sau thông quan một cách có hệ thống nhằm
Trang 6ngăn ngừa các hành vi gian lận thương mại, bảo đảm áp dụng có hiệu quả nhất cácquy định của pháp luật.
- Đảm bảo việc tuân thủ pháp luật hải quan, tạo thuận lợi cho việc trao đổi,luân chuyển hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, thu đúng, thu đủ thuế và các khoản thukhác cho ngân sách nhà nước
2.3 Đối tượng của kiểm tra sau thông quan
Kiểm tra sau thông quan được thực hiện trong các trường hợp có dấu hiệugian lận thuế, gian lận thương mại, vi phạm quy định về quản lý xuất khẩu, nhậpkhẩu, đồng thời căn cứ vào phân tích thông tin từ cơ sở dữ liệu, từ trinh sát hảiquan Qua đó, đối tượng kiểm tra sau thông quan được quy định tại Điểm 1.2 phần Ithông tư số 96/2003/TT-BTC ngày 10/10/2003 của Bộ tài chính là các chứng từthuộc hồ sơ hải quan, chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính, các dữ liệuđiện tử và các giấy tờ khác có liên quan đến lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu của các
tổ chức, cá nhân có liên quan bao gồm:
+ Người khai hải quan, đại lý làm thủ tục hải quan;
+ Người hoặc đại lý mua, bán, tiêu thụ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu;
+ Tổ chức, cá nhân lưu giữ và sử dụng hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đãđược thông quan
2.4 Phạm vi và phương pháp kiểm tra sau thông quan
2.4.1 Phạm vi của kiểm tra sau thông quan
- Công chức hải quan chỉ được tiến hành kiểm tra sau thông quan khi pháthiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhậpkhẩu đã được thông quan
- Trong quá trình kiểm tra, nếu thấy cần thiết, cơ quan hải quan có thể làmviệc với các cơ quan khác như: cơ quan thuế, ngân hàng, bảo hiểm, giám định, vậntải, giao nhận và các tổ chức cá nhân có liên quan để đối chiếu, xác minh tính chínhxác của bộ hồ sơ, các tài liệu, chứng từ của lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu đã thôngquan Cụ thể là:
H
ồ sơ hải quan
+ Đối với hàng hóa xuất khẩu, bao gồm:
▪Tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu
▪ Hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc giấy tờ có giá trị tương đương với hợpđồng
Trang 7▪ Hóa đơn thương mại
▪ Bản kê chi tiết hàng hóa
▪Vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải khác tương đương
▪ Giấy phép xuất khẩu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
+ Đối với hàng hóa nhập khẩu, bao gồm:
▪Tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu
▪ Hợp đồng mua bán hoặc các giấy tờ có giá trị tương đương
▪ Hóa đơn thương mại
▪ Vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải khác tương đương
▪ Bản kê chi tiết hàng hóa (đối với hàng hóa đóng gói không đồng bộ)
▪ Tờ khai trị giá hàng nhập khẩu (nếu cần)
▪ Giấy phép nhập khẩu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
▪ Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (nếu cần)
▪ Hợp đồng ủy thác nhập khẩu (nếu nhận ủy thác nhập khẩu)
▪ Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa (nếu cần)
▪ Giấy đăng ký kiểm dịch do cơ quan kiểm dịch cấp( đối với hàng hóathuộc diện phải kiểm dịch)
▪ Lệnh giao hàng (D/O) (đối với trường hợp nhập khẩu qua cảng biển)
Các loại chứng từ, giấy tờ khác liên quan đến lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu
▪ Các loại hóa đơn, biên lai, biên nhận lô hàng đã hoàn thành các nghĩa vụ
về thuế như: hóa đơn nộp tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng,thuế tiêu thụ đặc biệt, hóa đơn nộp các khoản thu nhập doanh nghiệp…
▪ Các loại hóa đơn, biên lai, biên nhận liên quan đến việc tiêu thụ lô hàngnhập khẩu trong thị trường nội địa như: hóa đơn, biên lai, biên nhận giao hàng chođại lý, hóa đơn bán buôn, bán lẻ, chứng từ thanh toán…
▪ Các chứng từ liên quan đến nghiệp vụ thanh toán quốc tế qua Ngân hàngvới đối tác nước ngoài theo hợp đồng mua bán ngoại thương như: văn bản nhờ thu,đơn đề nghị mở L/C, các khiếu nại liên quan đến thanh toán quốc tế…
▪ Chứng thư giám định kết quả giám định, phân tích; hợp đồng, hóa đơnhoặc chứng từ giao nhận hàng hóa; chứng từ bảo hiểm
▪ Các chứng từ khác
Các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm tạo điều kiện cung
Trang 8trực tiếp cho công tác kiểm tra sau thông quan theo yêu cầu văn bản của cơ quanHải quan.
- Đối với trường hợp lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quannhưng vẫn còn đang được lưu giữ tại đơn vị được kiểm tra hoặc tổ chức, cá nhân cóliên quan thì cơ quan Hải quan tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa để kết luận chínhxác nội dung kiểm tra
- Trong thời hạn 5 năm kể từ ngày hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đượcthông quan, cơ quan Hải quan được phép kiểm tra sau thông quan nếu phát hiện dấuhiệu vi phạm pháp luật đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã thông quan đó
2.4.2 Hình thức và phương pháp kiểm tra sau thông quan
Cơ quan Hải quan tiến hành kiểm tra lại hồ sơ hải quan của hàng hóa xuấtkhẩu, nhập khẩu đã thông quan qua các hình thức và phương pháp sau:
- Kiểm tra tại Trụ sở Hải quan theo phương pháp so sánh, đối chiếu giữa nộidung khi tại hồ sơ hải quan với các thông tin nghiệp vụ hải quan và các quy địnhcủa pháp luật có liên quan
- Kiểm tra tại Trụ sở đơn vị được kiểm tra theo phương pháp so sánh, đốichiếu giữa sổ kế toán, chứng từ kế toán, báo cáo tài chính và các chứng từ khác cóliên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu với nội dung khai hải quan Trongnhững điều kiện cần thiết và có đủ điều kiện thì tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa
đã được thông quan
3 Vai trò của kiểm tra sau thông quan
Trước khi Việt Nam áp dụng phương pháp kiểm tra sau thông quan vào hoạtđộng quản lý Hải quan, hàng hóa xuất nhập khẩu sau khi được thông quan và đưa rathị trường được xem gần như là hết trách nhiệm với cơ quan hải quan nếu khôngphát hiện sai sót gì sau công tác phúc tập hồ sơ hải quan Chính vì vậy, các doanhnghiệp nhân cơ hội Nhà nước mở cửa giao thương đã tìm kiếm những khe hở củapháp luật để buôn lậu, xuất khẩu, nhập khẩu hàng cấm, luồn lách những lỗ hổngtrong quá trình làm thủ tục hải quan để trốn thuế làm giảm nguồn thu ngân sách nhànước Kiểm tra sau thông quan đã khắc phục một phần không nhỏ tình trạng này vì
cơ quan Hải quan sẽ được phép kiểm tra lại theo kế hoạch hoặc kiểm tra theo dấuhiệu vi phạm trong quá trình xuất nhập khẩu của doanh nghiệp trong thời hạn 05năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan Điều này cũng sẽ khiến các doanh nghiệp
có ý định làm sai pháp luật về hải quan sẽ dần
Trang 9Kiểm tra sau thông quan được xem như là một biện pháp nâng cao năng lựcquản lý của cơ quan Hải quan, cho phép áp dụng đơn giản hóa, tự động hóa thủ tụchải quan đảm bảo thông quan hàng hóa nhanh, giảm chi phí quản lý về hải quan,giảm thiểu các rủi ro cho các đối tượng tham gia và quan hệ pháp luật hải quan, gópphần tích cực cho sự phát triển, giao lưu thương mại quốc tế.
Khác với cách hiểu của nhiều doanh nghiệp cho rằng kiểm tra sau thôngquan giống như việc “bới lông tìm vết”, soi hồ sơ hải quan, tài liệu liên quan nhằmtìm ra những lỗi nhỏ nhặt để truy thu thêm thuế hay những hậu quả xấu hơn nữa chodoanh nghiệp Nhưng trên thực tế, công tác kiểm tra sau thông quan giống như việctạo ra “sân chơi” bình đẳng hơn cho các doanh nghiệp Hạn chế sự cạnh tranhkhông lành mạnh về giá khi có doanh nghiệp khai báo không trung thực về xuất xứ,
mã số hàng hóa, trị giá hải quan…để giảm số thuế phải nộp hoặc trốn thuế, từ đógây ra giá ảo gây thiệt hại cho những doanh nghiệp làm ăn chân chính Ngoài ra,kiểm tra sau thông quan thực hiện kiểm tra lại hàng hóa có dấu hiệu vi phạm phápluật, ngăn chặn tình trạng nhập lậu…giúp các doanh nghiệp làm ăn chân chính ítphải đối mặt với những hàng hóa trôi nổi, không rõ nguồn gốc
Kiểm tra sau thông quan đang ngày càng được nhìn nhận có một vị trí quantrọng trong hoạt động hải quan Thông qua việc nhận biết và xử lý các rủi ro tiềm ẩncủa hệ thống kiểm tra, giám sát hải quan, kiểm tra sau thông quan có tác động tíchcực trở lại với hệ thống quản lý của cơ quan Hải quan Việc nhìn nhận đúng đắn vềcông tác kiểm tra sau thông quan sẽ giúp các nhà làm chính sách hoạch định chiếnlược phát triển và đầu tư thích đáng cho hoạt động kiểm tra sau thông quan Đây làmột trong những biện pháp bảo đảm cho Luật Hải quan và những văn bản pháp luậtkhác liên quan đến lĩnh vực hải quan được thực hiện nghiêm chỉnh
4 Cơ sở pháp lý việc thực hiện kiểm tra sau thông quan ở Việt Nam
- Luật Hải quan số 29/2001-QH10 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam kháo X, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/06/2001
- Nghị định số 102/2001/NĐ-CP ngày 31/12/2001 của Chính Phủ quy địnhchi tiết về kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
- Quyết định số 568/TCHQ/QĐ/TCCB ngày 21/04/2003 của Tổng cụctrưởng Tổng cục Hải quan quy định nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công táccủa các phòng thuộc Cục kiểm tra sau thông quan
- Thông tư số 96/2003/TT-BTC ngày 10/10/2003 của Bộ tài chính hướng dẫn
Trang 10thi hành Nghị định 102/2001/NĐ-CP ngày 31/12/2001 của Chính Phủ quy định chitiết về kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
- Quyết định số 134/2004/QĐ-TCHQ-KTSTQ ngày 18/12/2004 của Tổngcục trưởng Tổng cục Hải quan về việc ban hành quy chế thu thập, xử lý và quản lýthông tin phục vụ công tác kiểm tra sau thông quan
- Thông tư số 144/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005 của Bộ tài chính hướngdẫn về kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
- Quyết định số 1383/QĐ-TCHQ ngày 29/03/2006 của Tổng cục trưởngTổng cục Hải quan về việc ban hành Quy trình phúc tập hồ sơ hải quan và Quytrình kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
- Công văn số 039/KTSTQ-KHTH ngày 07/04/2006 của Cục Kiểm tra sauthông quan hướng dẫn Quy trình phúc tập hồ sơ hải quan, Quy trình kiểm tra sauthông quan và chế độ báo cáo
- Quyết định số 33/2006/QĐ-BTC ngày 06/06/2006 của Bộ trưởng Bộ tàichính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục kiểm trasau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan
- Thông tư 79/2009/TT-BTC ngày 20/04/2009 của Bộ tài chính hướng dẫn
về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đốivới hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
5 Những kinh nghiệm kiểm tra sau thông quan ở một số nước trên thế giới
5.1 Hải quan Hàn Quốc
Hải quan Hàn Quốc là một trong số cơ quan Hải quan tiên tiến nhất trong Tổchức Hải quan thế giới (WCO) luôn quan tâm tới công tác cải cách quy trình quản
lý nghiệp vụ Đặc biệt, những phương pháp kiểm tra sau thông quan của Hải quanHàn Quốc được đánh giá rất cao, là hình mẫu lý tưởng cho nhiều cơ quan hải quantrên thế giới
+ Phương pháp kiểm tra giao dịch:
Kiểm tra giao dịch là phương pháp kiểm tra ngay khi tiến hành thông quan,khi cơ quan hải quan địa phương cảm thấy cần thiết phải tiến hành kiểm tra thì hoạtđộng kiểm tra sau thông quan sẽ được tiến hành cùng ngày thông quan lô hàng hoặcsau đó 1-2 ngày Khi thực hiện theo phương pháp này sẽ có những “nhân viên kiểmtra lựa chọn” xem xét, thẩm tra lại hồ sơ, tài liệu và thông báo cho nhóm “nhân viêngiao dịch” về những trường hợp cần kiểm tra Sau đó, nhóm “nhân viên giao dịch”
Trang 11tiến hành kiểm tra các trường hợp được chỉ định theo từng nhóm hàng và nhập kếtquả vào hệ thống điện tử Cách làm này đã tạo ra tính chuyên môn hóa và nâng caohiệu quả công tác kiểm tra sau thông quan
+ Phương pháp quản lý nhà nhập khẩu tin cậy:
Phương pháp này được thực hiện dựa trên cơ sở tự chấp hành của các doanhnghiệp với mục đích tận dụng nguồn nhân lực trong hoạt động kiểm tra khi mànguồn nhân lực có giới hạn không thể đáp ứng được với lưu lượng trao đổi thươngmại ngày càng gia tăng Như vậy sẽ hạn chế sự tham gia của hải quan đối với những
“doanh nghiệp tin cậy” để có thể tập trung nguồn nhân lực vào các “doanh nghiệpkhông được tin cậy”
Để xác định được “doanh nghiệp tin cậy”, Hải quan Hàn Quốc sẽ đánh giádựa trên quá trình hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp, sự tuân thủ phápluật và thực hiện nghĩa vụ thuế Những doanh nghiệp này sẽ được hưởng rất nhiềuquyền lợi, được ưu tiên trong khi làm thủ tục thông quan, có nhiều trường hợp cònđược miễn trừ thuế…
+ Phương pháp tự khai báo và tự nguyện tuân thủ:
Các hoạt động khai báo xuất nhập khẩu của doanh nghiệp với cơ quan hảiquan Hàn Quốc diễn ra hoàn toàn tự động thông qua phương tiện điện tử nhómphân tích thông tin của hải quan sử dụng công cụ tính toán tin học cho người sửdụng (EUC) để xem xét việc phân loại hàng hóa, trị gia stinhs thuế nội địa và khấutrừ thuế có hợp lệ hay không Ngoài ra, hoc còn sử dụng phương pháp phân tích giánhập khẩu để xác định mức độ rủi ro, phát hiện khai báo giả trong hoạt động khaibáo nhập khẩu và kiểm tra chứng từ khai báo
+ Phương pháp kiểm tra có kế hoạch:
Những doanh nghiệp không tin cậy, có mức độ rủi ro cao trong việc cố tìnhtrốn thuế hoặc không chấp hành hướng dẫn tự nguyên tuân thủ sẽ trở thành nhómđối tượng hải quan tiến hành kiểm tra chuyên sâu Hiện nay, Hải quan Hàn Quốc đãxây dựng Trung tâm phân tích thông tin trên mạng (OLAP) với tính năng tích hợp
dữ liệu thông quan, khấu trừ thuế quan, tỷ giá hối đoái, giao dịch ngoại tệ nhằm phụ
vụ cho việc phân tích thông tin có hệu quả hơn
+ Phương pháp kiểm tra toàn diện:
Phương pháp kiểm tra này là mục tiêu hướng đến tương lai của Ngành Hảiquan Hàn Quốc Kiểm tra toàn diện nhằm mục đích thiết lập một hệ thống kiểm tra
Trang 12doanh nghiệp và các nhà môi giới hải quan vi phạm.
Phương pháp này cho thấy nhiều điểm ưu việt, nâng cao hiệu quả kiểm tra
Nó tạo điều kiện cho việc thẩm tra khai báo của các nhà kinh doanh xuất nhập khẩubằng quy trình kiểm tra một cửa trong cùng một thời điểm
5.2 Hải quan Nhật Bản
Hệ thống kiểm tra sau thông quan của Nhật Bản được áp dụng thí điểm từnăm 1967 đến năm 1968 được triển khai trên diện rộng trong cả nước và đi vào hoạtđộng có nề nếp
Thủ tục kiểm tra sau thông quan của Hải quan Nhật Bản được chia thành 5bước cơ bản: Kiểm tra dữ liệu; Lựa chọn và lập kế hoạch về kiểm toán tại doanhnghiệp; Tiền kiểm toán; Kiểm toán tại doanh nghiệp và thủ tục sau khi kiểm toán tạidoanh nghiệp
+ Kiểm tra dữ liệu:
Các thông tin liên qua đến giao dịch nhập khẩu được thu thập từ nhiều nguồnkhác nhau như Phòng thông quan, Phòng trị giá, Phòng pháp chế, Phòng kiểm toántại doanh nghiệp, các tổ chức khác…đặc biệt cần quan tâm tới hệ thống các báo cáonhư: các báo cáo về những tờ khai có nghi ngờ được phát hiện khi Phòng thôngquan kiểm tra hoặc rà soát hồ sơ, các dữ liệu về tờ khai nhập khẩu cập nhật thôngqua Hệ thống thông quan hàng hóa tự động Nhật Bản, các bản ghi về những sai sótphát hiện trong các hồ sơ vừ kiểm tra hàng thực nhập do Phòng thông quan cậpnhật…
+ Quản lý rủi ro:
Để xác định được thời gian và các nguồn thông tin nhằm kiểm tra kỹ cácgiao dịch có mức độ rủi ro cao hoặc khai báo sai thì mỗi phòng Kiểm toán phải thựchiện phân tích các rủi ro và đánh giá mức độ rủi ro Sau đó sẽ so sánh các mức độrủi ro đã đánh giá trong số những người nhập khẩu và phân loại các nhà nhập khẩu
để xác định thứ tự kiểm toán
+ Lựa chọn và lập kế hoạch:
Các đơn vị kiểm tra sau thông quan của Nhật Bản sẽ lên những kế hoạchhàng năm, hàng tháng, trong đó nêu rõ những nhà nhập khẩu cần được kiểm toán tạidoanh nghiệp, thời hạn kiểm toán, số cán bộ kiểm tra và các chỉ tiêu cần thiết khác.Tại Nhật Bản, nhà nhập khẩu được chia thành nhiều đối tượng phụ thuộc vào quy
mô giao dịch nhập khẩu hoặc mức độ nghi ngờ Dựa vào các dữ liệu như các bản
Trang 13ghi về các lần kiểm toán trước đây, các thông tin đã nêu, dữ liệu CIS và dữ liệu vềnhà nhập khẩu, sau khi xem xét và phân tích, đơn vị kiểm tra sau thông quan sẽchọn ra những nhà nhập khẩu cần được kiểm toán.
+ Tiền kiểm toán:
Để việc kiểm toán tại doanh nghiệp có hiệu quả cao, cần có bước chuẩn bịkiểm toán Bước này được thực hiện dựa trên cơ sở các điều kiện thực tế về hoạtđộng kinh doanh và những bản ghi trước đây về hoạt động nhập khẩu cảu nhà nhậpkhẩu cần được kiểm toán, cần nghiên cứu những trường hợp đã từng xảy ra vềnhững vi phạm đã phát hiện được trong các giao dịch cùng lĩnh vực và có cùng bảnchất tương tự
+ Thông báo trước về kiểm toán:
Cần tiến hành hoạt động này để nhà nhập khẩu chuẩn bị các tài liệu cần thiếtcũng như người có trách nhiệm liên quan, chuẩn bị địa điểm để thực hiện kiểm tra
và thực hiện những công việc khác Khi liên lạc với nhà nhập khẩu, kiểm toán viên
sẽ giải thích về nội dung kiểm tra sau thông quan và thông báo về lịch làm việc, sốngười tham gia Sau khi nhận được sự đồng ý của nhà nhập khẩu, nhóm kiểm trasau thông quan sẽ tiếp xúc với người ở vị trí chịu trách nhiệm về việc kiểm toán củadoanh nghiệp
+ Kiểm toán tại doanh nghiệp:
Thông thường kiểm toán tại doanh nghiệp được thực hiện theo quy trình sau:
- Tìm hiểu sơ lược về doanh nghiệp
- Tìm hiểu sự lưu thông tiền tệ qua các sổ sách kế toán
- Tìm hiểu các giao dịch thực tế thông qua việc phỏng vấn người có nhiệm
vụ liên quan
- Kiểm toán thông qua các dữ liệu liên quan đến giao dịch nhập khẩu
- Thu thập dữ liệu liên quan đến những lần vi phạm pháp luật
Điều 105 Luật Hải quan Nhật Bản cho phép công chức Hải quan Kiểm trabất cứ chứng từ sổ sách kế toán liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trongkhoảng thời gian từ 7 đến 10 năm
5.3 Hải quan ASEAN
Tổ chức này đã xây dựng kế hoạch hành động Hải quan ASEAN về kiểmtoán sau thông quan (PCA) với mục tiêu:
- Cung cấp một diễn đàn để trao đổi thông tin và kinh nghiệm về kiểm toán
Trang 14hải quan sau thông quan.
- Thiết lập sự hiểu biết hơn về thực trạng của việc thực hiện PCA ở các nướcthành viên
- Xác định nhu cầu trợ giúp kỹ thuật và các hoạt động hợp tác với các nướcthành viên trong việc thực hiện PCA
Để đạt được như vậy, Hải quan ASEAN đã tiến hành thăm dò, nghiên cứu
và thực hiện các biện pháp, kế hoạch cho công tác kiểm tra sau thông quan Thamgia tư vấn để nghiên cứu, xem xét hệ thống hiện có và đề xuất về cách PCA có thểđược thực hiện tại mỗi nước thành viên, bao gồm cả sự phát triển mô hình cho việcthực hiện pháp luật về PCA
Trang 15CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN TẠI CHI CỤC KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN
HẢI PHÒNG
1 Giới thiệu chung về Chi cục kiểm tra sau thông quan
Sự ra đời lực lượng Kiểm tra sau thông quan vào ngày 12 tháng 10 năm
2001 đã góp phần cùng các đơn vị trong toàn Cục Hải quan Hải Phòng tổ chức thực
hiện tốt phương châm hoạt động “Thuận lợi - Tận tuỵ - Chính xác” và coi doanh
nghiệp là đối tác, là bạn đồng hành Sau gần 10 năm hoạt động, Chi cục kiểm trasau thông quan đã phát huy tốt vai trò, trọng trách của mình, tham mưu giúp Cụctrưởng xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra sau thông quan và hàng năm đãtrực tiếp kiểm tra tại trụ sở Chi cục đối với toàn bộ hồ sơ đã hoàn thành thủ tụcthông quan hàng hoá xuất nhập khẩu của tất cả các doanh nghiệp đã làm thủ tục hảiquan tại các đơn vị trực thuộc Cục Đồng thời, Chi cục kiểm tra sau thông quan đãphục vụ tốt công cuộc cải cách đổi mới của Cục: tập trung đổi mới phương thứcquản lý, kiểm tra, giám sát hàng hoá xuất nhập khẩu chuyển từ quy trình thủ tục Hảiquan truyền thống sang quy trình thủ tục hải quan hiện đại, thủ tục Hải quan điện tửtheo hướng chuyển mạnh từ “tiền kiểm sang hậu kiểm” Đó là mục tiêu, yêu cầu,nội dung cải cách, đổi mới thủ tục hải quan vừa phải đảm bảo quản lý chặt chẽ,không ngừng phát huy tốt vai trò đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại,thực hiện công bằng minh bạch trong kinh doanh cạnh tranh lành mạnh, đảm bảothu nộp ngân sách nhà nước, vừa tạo điều kiện thuận lợi phục vụ thông quan nhanhchóng hàng hoá xuất nhập khẩu Chi cục đã góp phần cùng Cục Hải quan HảiPhòng đưa tỷ lệ kiểm tra trong thông quan hàng hoá xuất nhập khẩu tại cửa khẩuxuống dưới 10%, tức là có trên 90% hàng hoá xuất nhập khẩu chưa được kiểm trangay khi làm thủ tục hải quan mà căn bản được chuyển sang phương thức hậu kiểmgọi là kiểm tra sau thông quan và tiến tới duy trì giảm tỷ lệ kiểm tra thực tế hànghoá xuất nhập khẩu tại cửa khẩu xuống mức tối thiểu
Khác với kiểm tra trong thông quan là kiểm tra từng lô hàng tại thời điểmlàm thủ tục, công tác kiểm tra sau thông quan là nhằm vào hàng loạt lô hàng trongmột khoảng thời gian nhất định Quá trình này áp dụng phương pháp quản lý rủi ro
để lựa chọn mặt hàng, doanh nghiệp có độ rủi ro cao để tiến hành kiểm tra, không
Trang 16gây khó khăn cản trở đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Qua công táckiểm tra sau thông quan, cơ quan Hải quan đã phát hiện một số doanh nghiệp khaibáo sai mã số hàng hóa, thuế suất, sử dụng sai mục đích hàng được ưu đãi thuế.Trong đó, đáng chú ý là nhiều doanh nghiệp lợi dụng sự thuận lợi, thông thoánghiện nay để khai báo trị giá tính thuế thấp hơn giá thực tế giao dịch để trốn thuế…
Cơ sở vật chất: Chi cục Kiểm tra sau thông quan là đơn vị nghiệp vụ trực
thuộc Cục Hải quan thành phố Hải Phòng Nhà làm việc nằm trong khuôn viên cơquan Cục, có tổng diện tích dành cho các hoạt động tại số 22 Điện Biên Phủ vớitổng diện tích sử dụng là 110m2 Diện tích sử dụng trên chỉ bằng 50% diện tíchđược phép sử dụng theo quy định hiện hành tại Quyết định số 260/2006/QĐ-TTgngày 14 tháng 11 năm 2006 của Thủ tướng Chính Phủ, quy định về tiêu chuẩn, địnhmức sử dụng trụ sở làm việc tại cơ quan Nhà nước, đơn vi sự nghiệp Đây cũng làtrở ngại ảnh hưởng rất nhiều tới hoạt động của đơn vị
1.1 Cơ sở pháp lý cho sự thành lập
- Căn cứ Luật Hải quan ngày 29 tháng 6 năm 2001; Luật sửa đổi bổ sung một
số điều của Luật Hải quan ngày 14 tháng 6 năm 2995
- Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 củaChính Phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơquan ngang bộ
- Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2003 của Chínhphủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hảiquan
- Căn cứ Quyết định số 15/2003/QĐ-BTC ngày 10 tháng 2 năm 2003 của Bộtrưởng Bộ tài chính về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của CụcHải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Tổng cục Hải quan
Ban hành Quyết định số 34/2006/QĐ-BTC ngày 06 tháng 6 năm 2006 của
Bộ trưởng Bộ tài chính về việc thành lập Chi cục Kiểm tra sau thông quan trựcthuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố
- Căn cứ Quyết định số 02/2010/QĐ-TTg ngày 15 tháng 01 năm 2010 củaThủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chứccủa Tổng cục Hải quan trực thuộc Bộ tài chính
- Căn cứ Quyết định số 1027/QĐ-BTC ngày 11 tháng 5 năm 2010 của Bộtrưởng Bộ tài chính về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
Trang 17Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Tổng cục Hải quan.
1.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chi cục
▪ Chức năng
Tham mưu cho Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh trong việc quản lý, chỉ đạo,hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện kiểm tra sau thông quan và phúc tập hồ sơ hảiquan Trực tiếp thực hiện kiểm tra sau thông quan theo quy định của Pháp luật đốivới hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
- Thu thập, tổng hợp, phân tích, xử lý dữ liệu trong và ngoài ngành để phục
vụ cho công tác kiểm tra sau thông quan
- Giúp Cục trưởng trong việc ra quyết định kiểm tra sau thông quan
- Trực tiếp thực hiện việc kiểm tra sau thông quan theo quy định của phápluật
- Xử lý vi phạm hành chính và giải quyết khiếu nại về quyết định xử phạt viphạm hành chính theo quy định của pháp luật; tham mưu cho Cục trưởng trong việc
xử lý vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Cục trưởng
- Thực hiện việc ấn định, truy thu, truy hoàn tiền thuế và các khoản thu kháctheo kết luận kiểm tra sau thông quan
- Giao dịch trực tiếp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân, tiến hành các biệnpháp nghiệp vụ đê xác minh, nắm bắt tình hình, thu thập thông tin, tố giác phục vụcho công tác kiểm tra sau thông quan
- Giúp Cục trưởng sơ kết, báo cáo đánh giá tình hình, kết quả thực hiện công
tá phúc tập hồ sơ, công tác kiểm tra sau thông quan; kiến nghị sửa đổi, bổ sungnhững thiếu sót, bất cập trong quy định và tổ chức thực hiện những chính sách,pháp luật, quy trình nghiệp vụ của ngành
- Tuyền truyền pháp luật về công tác kiểm tra sau thông quan
Trang 18- Lưu trữ, bảo mật hồ sơ, tài liệu theo quy định.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục hải quan tỉnh giao
Địa bàn hoạt động: Thành phố Hải Phòng, các tỉnh Thái Bình, Hải Dương,Hưng Yên
Lĩnh vực hoạt động: hàng hóa xuất nhập khẩu mở tờ khai qua Hải quan HảiPhòng
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức Chi cục Kiểm tra sau thông quan Hải Phòng
Các đội công tác thuộc Chi cục Kiểm tra sau thông quan có chức năng trựctiếp kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông
CHI CỤC TRƯỞNG
PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG
PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG
về mã số
và thuế suất hàng hóa xuất nhập khẩu (11 người)
Đội KTSTQ
hh XNK theo loại hình gia công & sx xuất khẩu (10 người)
PHÓ CHI
CỤC
TRƯỞNG
Đội KTSTQ thực hiện chính sách thương mại (10 người)
Đội Tham mưu tổng hợp (3 người)
Trang 19quan theo quy định của phấp luật; giúp Chi cục trưởng thực hiện nhiệm vụ thammưu cho Cục trưởng về công tác kiểm tra sau thông quan và phúc tập hồ sơ hảiquan.
Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của các Đội công tác:
a Đội KTSTQ về trị giá Hải quan (Đội 1)
- Trực tiếp thực hiện kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan đối với hànghóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật
- Chuyển kết quả kiểm tra sau thông quan và các thông tin thu thập đượcthông qua hoạt động nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan cho Đội
4 để cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ cho nghiệp vụ hải quan
- Tổng hợp, nghiên cứu, đánh giá, ứng dụng và đề xuất các biện pháp kỹthuật, quy trình có liên quan đến quản lý trị giá hải quan
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chi cục trưởng giao
b Đội KTSTQ về mã số, thuế suất hàng hóa xuất nhập khẩu (Đội 2)
- Trực tiếp thực hiện kiểm tra sau thông quan về mã số, thuế suất hh xnk theoquy định của pháp luật
- Chuyển kết quả kiểm tra sau thông quan và các thông tin thu thập đượcthông qua hoạt động nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan về mã số, thuế suất hànghóa nhập khẩu cho Đội 4 để cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ chonghiệp vụ hải quan
- Tổng hợp, nghiên cứu, đánh giá, ứng dụng và đề xuất các biện pháp kỹthuật, quy trình có liên quan đến quản lý hải quan về mã số, thuế suất hàng hóanhập khẩu
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chi cục trưởng giao
c Đội KTSTQ đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo các loại hình gia công
và sản xuất xuất khẩu (Đội 3)
- Trực tiếp thực hiện kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất nhậpkhẩu theo các loại hình gia công và sản xuất xuất khẩu theo quy định của pháp luật
- Chuyển kết quả kiểm tra sau thông quan và các thông tin thu thập đượcthông qua hoạt động nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất nhậpkhẩu theo các loại hình gia công và sản xuất xuất khẩu cho Đội 4 để cập nhật vào hệthống cơ sở dữ liệu phục vụ cho nghiệp vụ hải quan
- Tổng hợp, nghiên cứu, đánh giá, ứng dụng và đề xuất các biện pháp kỹ
Trang 20công và sản xuất xuất khẩu.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chi cục trưởng giao
d Đội tham mưu tổng hợp (Đội 4)
- Thực hiện nhiệm vụ tổng hợp, văn thư hành chính, quản trị tài sản, tàichính của Chi cục
- Là đầu mối thu thập, quản trị và xử lý thông tin phục vụ cho công tác kiểmtra sau thông quan của Chi cục; nghiên cứu hoặc ứng dụng công nghệ thông tin hỗtrợ cho hoạt động nghiệp vụ của Chi cục
- Tham mưu về công tác xử lý vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền củaChi cục trưởng
- Thực hiện công tác kế toán thuế và các khoản thu khác thuộc thẩm quyềncủa Chi cục trưởng theo quy định của pháp luật
- Tham mưu giúp Chi cục trưởng thực hiện công tác tổ chức cán bộ, công tácthi đua khen thưởng, công tác tuyên truyền về pháp luật kiểm tra sau thông quancủa Chi cục
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chi cục trưởng giao
e Đội KTSTQ thực hiện chính sách thương mại (Đội 5)
- Trực tiếp thực hiện kiểm tra sau thông quan về chính sách thương mại theoquy định của pháp luật
- Kiểm tra sau thông quan đối với các đối tượng không thuộc nhiệm vụ củaĐội 1, Đội 2, Đội 3
- Chuyển kết quả kiểm tra sau thông quan và kết quả thông tin thu đượcthông qua hoạt động ngiệp vụ kiểm tra sau thông quan về chính sách thương mạicho Đội 4 để cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ liệu
- Tổng hợp, nghiên cứu, đánh giá, ứng dụng và đề xuất các biện pháp kỹthuật, quy trình có liên quan đến chính sách thương mại
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chi cục trưởng giao
2 Thực trạng công tác kiểm tra sau thông quan tại Chi cục kiểm tra sau thông quan Hải Phòng
2.1 Quy trình nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan, kiểm tra thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Quy trình kiểm tra sau thông quan, bao gồm :
Quy trình 1: quy trình thu thập, xử lý thông tin trong nghiệp vụ Kiểm tra
Trang 21sau thông quan, kiểm tra thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Quy trình 2: quy trình Kiểm tra sau thông quan, kiểm tra thuế đối với hàng
hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Quy trình 3: quy trình lập hồ sơ và ban hành quyết định hành chính trong
lĩnh vực Kiểm tra sau thông quan, kiểm tra thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhậpkhẩu
Quy trình 1: THU THẬP, XỬ LÝ THÔNG TIN trong nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan, kiểm tra thuế đối với hàng
hóa xuất khẩu, nhập khẩu
♦ Các thông tin sau đây phải được thu thập đưa vào hệ thống cơ sở dữ liệu đểphục vụ kiểm tra sau thông quan:
- Kết quả phúc tập hồ sơ hải quan do bộ phận phúc tập hồ sơ hải quan của
Chi cục hải quan (Chi cục) thực hiện;
- Kết quả các cuộc kiểm tra sau thông quan;
- Danh bạ quản lý doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu;
- Dấu hiệu vi phạm, hồ sơ vụ việc do Cục Hải quan nơi đơn vị đăng ký hồ sơ
hải quan chuyển đến Cục Hải quan nơi đơn vị đóng trụ sở
- Các thông tin khác mà đơn vị kiểm tra sau thông quan có được.
♦ Quy trình thu thập, xử lý thông tin được chia thành 2 trường hợp:
- Thu thập, xử lý thông tin đối với loại đã có dấu hiệu vi phạm
- Thu thập, xử lý thông tin đối với loại chưa có dấu hiệu vi phạm
Căn cứ phân loại
- Mặt hàng trọng điểm, trị giá tính thuế lớn, thuế suất cao, khả năng gian lận
về định mức tiêu hao nguyên vật liệu, xuất xứ, khả năng lợi dụng được miễn kiểmtra thực tế hàng hoá để xuất thiếu, xuất khống, nhập hàng không đúng khai báo hảiquan
- Doanh nghiệp trọng điểm
- Thông tin nhạy cảm (thời điểm thay đổi thuế suất, chính sách quản lý xuấtnhập khẩu, địa điểm làm thủ tục hải quan, )
1- THU THẬP, XỬ LÝ THÔNG TIN ĐỐI VỚI LOẠI ĐÃ CÓ DẤU HIỆU VI PHẠM
Bước 1: Tiếp nhận thông tin về dấu hiệu vi phạm.
Dấu hiệu vi phạm có thể được chuyển đến từ khâu thông quan, do kiểm tra
Trang 22thông quan với các đơn vị khác trong và ngoài ngành, do lãnh đạo cấp trên chuyểnxuống…
Bước 2: Nhận dạng dấu hiệu.
Thông thường thông tin về dấu hiệu vẫn chưa cụ thể, phạm vi đánh giáthường rất rộng, mức độ rủi ro lớn Vì vậy, cán bộ hải quan cần nhận dạng tươngđối chính xác dấu hiệu làm cơ sở để xác định quy mô dấu hiệu
Cần phải xác định được mức độ ảnh hưởng của dấu hiệu vi phạm Nếu đó làdấu hiệu của một hành vi vi phạm pháp luật có thể gây thất thu đáng kể hoặc viphạm lớn chính sách quản lý xuất nhập khẩu, hoặc đây là một thủ đoạn mới nếukhông ngăn chặn thì sẽ lan rộng…thì sẽ tiến hành các bước tiếp theo Nếu đó là dấuhiệu của một hành vi vi phạm gây hậu quả nhỏ như sai mã số hàng hóa nhưngkhông thay đổi thuế suất…trong khi tại đơn vị đang có những nhiệm vụ khác cần ưutiên nguồn lực hơn thì đề nghị tạm dừng và đưa vào diện theo dõi tiếp
Bước 3: Xác định quy mô của dấu hiệu vi phạm thông qua hệ thống cơ xở dữ
liệu
a) Đối với trường hợp đã xác định được cụ thể tên của doanh nghiệp, cầntiến hành:
- Tìm thông tin về doanh nghiệp đó từ cơ sở dữ liệu
- Trích xuất dữ liệu về xuất nhập khẩu mặt hàng liên quan đến dấu hiệu viphạm của doanh nghiệp từ cơ sở dữ liệu ngành
- Tổng hợp dữ liệu đã trích xuất để xác định quy mô của dấu hiệu vi phạm.b) Đối với trường hợp dấu hiệu liên quan đến một mặt hàng hoặc một hiệntượng nhưng chưa xác định tên doanh nghiệp, cần tiến hành:
- Tra cứu tất cả các doanh nghiệp có xuất nhập khẩu mặt hàng liên quan đếndấu hiệu vi phạm hoặc hiện tượng nổi cộm đó
- Trích xuất dữ liệu về xuất nhập khẩu mặt hàng đó hoặc hiện tượng nổi cộm
đó của từng doanh nghiệp từ cơ sở dữ liệu Ngành
- Tổng hợp dữ liệu đã trích xuất để xác định quy mô của dấu hiệu vi phạm
- Sắp xếp quy mô vi phạm của các doanh nghiệp theo thứ tự giảm dần đểthực hiện bước tiếp theo
Bước 4: Thu thập thêm thông tin từ các nguồn khác.
Trong quá trình thu thập thông tin, nếu nhận thấy quy mô vi phạm còn đượcthể hiện ở các nguồn thông tin khác thì cần tiến hành thu thập thêm thông tin từ các
Trang 23Bước 5: Phân tích, xử lý thông tin.
Bước 6: Kết thúc giai đoạn thu thập, xử lý thông tin.
Mục đích của giai đoạn này nhằm xác định được doanh nghiệp phải đượctiến hành kiểm tra sau thông quan
a) Trường hợp đã xác định được tên doanh nghiệp
- Nếu dấu hiệu đã rõ, quy mô lớn đến mức cần ưu tiên kiểm tra thì đề nghịđưa vào danh sách các doanh nghiệp cần kiểm tra sau thông quan
- Nếu dấu hiệu chưa rõ hoặc dấu hiệu rõ nhưng quy mô nhỏ thì đề nghị đưavào diện theo dõi tiếp và tiến hành khi bố trí được nguồn lực
b) Trường hợp dấu hiệu liên quan đến một nhóm danh nghiệp
- Tùy vào nguồn lực mà quyết định số lượng doanh nghiệp được kiểm tra vàthứ tự kiểm tra cho các doanh nghiệp
- Nếu nguồn lực hạn chế thì ưu tiên tiến hành kiểm tra trước đối với doanhnghiệp có mức độ rủi ro cao hơn các doanh nghiệp khác
2- THU THẬP, XỬ LÝ THÔNG TIN ĐỐI VỚI LOẠI CHƯA CÓ DẤU HIỆU VI PHẠM
Trong trường hợp này, thu thập và xử lý thông tin được chia thành 2 giaiđoạn: giai đoạn thu thập, xử lý thông tin để tìm ra dấu hiệu vi phạm hoặc có thể kếtluận là chưa có dấu hiệu vi phạm; giai đoạn tiếp theo là thu thập, xử lý thông tintheo dấu hiệu đã tìm được
Bước 1: Xác định đối tượng thu thập thông tin
Xác định đối tượng dựa vào các kế hoạch kiểm tra đã được xác định, chỉ đạocủa lãnh đạo các cấp và nguồn lực hiện tại
- Trường hợp đã có kế hoạch thì căn cứ vào nguồn lực hiện tại để xác địnhnên ưu tiên thu thập, xử lý thông tin đối tượng nào trước trong số các đối tượng nằmtrong kế hoạch
- Trường hợp được lãnh đạo chỉ đạo đối tượng cụ thể thì không phải xácđịnh đối tượng
- Trường hợp chưa có kế hoạch, chưa được lãnh đạo chỉ đạo đối tượng cụ thểthì áp dụng phương pháp quản lý rủi ro để xác định đối tượng
Bước 2: Xác định phạm vi thu thập thông tin về đối tượng.
Để thu thập thông tin một cách có hiệu quả, cần đặc biệt tập trung vào
Trang 24nhiều doanh nghiệp cùng xuất nhập khẩu một mặt hàng, lĩnh vực nào đó) hoặc làmột mặt hàng (trường hợp doanh nghiệp xuất nhập khẩu nhiều mặt hàng), có thể làmột chi tiết về mặt hàng…
Xác định phạm vi thu thập thông tin:
- Trường hợp đối tượng là một doanh nghiệp cụ thể:
Cần thu thập thông tin về hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp trong
5 năm gần nhất và xác định những vấn đề nổi cộm, có dấu hiệu, nhận định khả năngrủi ro khi đối chiếu với tình hình chung của các doanh nghiệp khác
- Trường hợp đối tượng là một nhóm doanh nghiệp:
◦ Tra cứu và sắp xếp các doanh nghiệp theo thứ tự từ lớn đến nhỏ theo kimngạch
◦ Căn cứ vào nguồn lực hiện tại để thu thập thông tin đối với những doanhnghiệp nào theo thứ tự ưu tiên kim ngạch lớn làm trước, kim ngạch nhỏ làm sau
Bước 3: Tiến hành thu thập thông tin trong phạm vi đã xác định
- Thu thập thông tin từ cơ sở dữ liệu của Ngành
- Thu thập thông tin từ các nguồn khác nếu cần thiết
Bước 4: Phân tích và xử lý thông tin
Bước 5: Kết thúc giai đoạn thu thập và xử lý thông tin.
Quy trình 2: KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN, KIỂM TRA THUẾ
đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Bước 1: Xác định đối tượng chịu kiểm tra, đối tượng kiểm tra, phạm vi kiểm
tra
- Việc xác định đối tượng chịu kiểm tra, đối tượng kiểm tra, phạm vi kiểm trađược thực hiện theo nguyên tắc quản lý rủi ro, căn cứ vào kết quả thu thập, xử lýthông tin, kế hoạch đã được xác định, dấu hiệu vi phạm mới phát hiện, tình hình nổicộm từng thời gian hoặc sự chỉ đạo của cấp trên
- Có thể kiểm tra theo kế hoạch, kiểm tra theo dấu hiệu vi phạm, kiểm trachọn mẫu
Trang 25- Hình thức xác định:
+ Phiếu đề xuất
+ Văn bản chỉ đạo của cấp trên
Bước 2: Thu thập, phân tích thông tin về đối tượng kiểm tra.
Thu thập thêm thông tin nhằm bổ sung thông tin về đối tượng kiểm tra đãđược thực hiện ở Quy trình 1
- Đối chiếu, rà soát thông tin đã có với các cơ sở dữ liệu của Ngành
- Đối chiếu các thông tin đã được củng cố trên hồ sơ hải quan lưu tại đơn vịhải quan làm thủ tục thông quan cho các lô hàng
- Đề nghị các đơn vị hải quan làm thủ tục thông quan cung cấp tài liệu, giảithích, làm rõ những vấn đề chưa rõ trên hồ sơ hải quan
- Yêu cầu doanh nghiệp cung cấp tài liệu, chứng từ liên quan
- Thực hiện giám định đối với các chứng từ nghi vấn, giám định hàng hóa nếucần thiết
- Tổng hợp, hệ thống các thông tin trên, làm rõ về đối tượng kiểm tra
Bước 3: Yêu cầu doanh nghiệp giải trình
Thông báo cho doanh nghiệp về việc nộp thiếu thuế, vi phạm pháp luật hoặcnhững vấn đề chưa rõ, yêu cầu doanh nghiệp giải trình, cung cấp chứng từ tài liệuchứng minh cho bản giải trình
+ Trường hợp doanh nghiệp giải trình rõ ràng các vấn đề đã nêu ra thì báocáo đề xuất kết thúc kiểm tra và lập “ Bản kết luận kiểm tra sau thông quan, kiểmtra thuế tại trụ sở cơ quan hải quan”
+ Trường hợp giải trình của doanh nghiệp còn nghi vấn, liên quan đến các tổchức, cá nhân thì tiến hành xác minh làm rõ
+ Trường hợp doanh nghiệp không giải trình hoặc không giải trình được: Nếu đã có đủ căn cứ để ấn định thuế, căn cứ xử lý vi phạm hành chính thìlập “ Bản kết luận kiểm tra sau thông quan, kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan hảiquan” và chuyển tiếp bước 6
Nếu chưa có đủ căn cứ để ấn định thuế thì đề nghị lãnh đạo quyết định thựchiện bước 4
Bước 4: Kiểm tra tại doanh nghiệp
- Thành lập đoàn kiểm tra tại doanh nghiệp
- Phạm vi kiểm tra tại doanh nghiệp chủ yếu bao gồm những vấn đề nghi vấn
Trang 26doanh nghiệp, cần kiểm tra việc hạch toán trên sổ sách kế toán và các chứng từ củadoanh nghiệp.
- Đoàn kiểm tra lập kế hoạch kiểm tra
Nội dung cơ bản của một bản kế hoạch kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp baogồm: Phạm vi kiểm tra, nội dung kiểm tra, thời gian kiểm tra, dự kiến những côngviệc phải làm, dự kiến các tình huống và biện pháp xử lý tình huống, phân côngnhiệm vụ cho các thành viên…
- Đoàn kiểm tra rà soát, củng cố lại thông tin thuộc phạm vi kiểm tra đã đượcxác định
- Ban hành quyết định kiểm tra sau thông quan, kiểm tra thuế tại trụ sở doanhnghiệp
- Gửi quyết định kiểm tra sau thông quan tới các doanh nghiệp được kiểm tra
- Thực hiện kiểm tra tại doanh nghiệp
+ Trưởng đoàn kiểm tra công bố quyết định kiểm tra, nêu rõ lý do, mụcđích, yêu cầu của cuộc điều tra; giải thích những vấn đề doanh nghiệp chưa rõ,những công việc doanh nghiệp phải thực hiện; quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệptheo quy định của pháp luật; yêu cầu doanh nghiệp cử lãnh đạo, kế toán và nhữngngười khác trực tiếp làm việc với đoàn và kí các biên bản trong quá trình kiểm tra…
+ Lãnh đạo doanh nghiệp thông báo với đoàn về những doanh nghiệp ủyquyền đại diện doanh nghiệp làm việc với đoàn trong quá trình kiểm tra
+ Thực hiện kiểm tra tại doanh nghiệp
Việc kiểm tra được thực hiện theo kế hoạch và chỉ đạo, điều hành củatrưởng đoàn và lập biên bản vào cuối mỗi ngày làm việc
Tiến hành xác minh những tình tiết mới và yêu cầu doanh nghiệp giải trìnhnếu cần thiết
Bước 5: Kết luận kiểm tra sau thông quan, kiểm tra thuế tại trụ sở doanh
nghiệp
- Trưởng đoàn kiểm tra phải ký “ Bản kết luận kiểm tra sau thông quan, kiểmtra thuế tại trụ sở doanh nghiệp” trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày hết thờihạn kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp
- Trình tự ban hành kết luận kiểm tra:
Dư thảo kết luận kiểm tra→ Ban hành kết luận kiểm tra→ Gửi 01 bản kếtluận cho doanh nghiệp
Trang 27Bước 6: Báo cáo kết quả kiểm tra, đề xuất xử lý
Ngay sau khi kết thúc việc kiểm tra hoặc trong trường hợp có tình huốngphức tạp, vượt thẩm quyền, khả năng giải quyết, Trưởng đoàn kiểm tra sau thôngquan, kiểm tra thuế tại trụ sở doanh nghiệp, công chức hoặc trưởng nhóm công chứckiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan phải báo cáo người quyết địnhkiểm tra toàn bộ diễn biến, kết quả kiểm tra, những vấn đề đã thống nhất và chưathống nhất…
Bước 7: Quyết định ấn định thuế (nếu có)
Quyết định ấn định thuế do người có thẩm quyền quyết định trên cơ sở đềxuất của Trưởng đoàn kiểm tra sau thông quan tại trụ sở của doanh nghiệp, côngchức hoặc trưởng nhóm công chức kiểm tra sau thông quan tại trụ sở hải quan Nếudoanh nghiệp không nộp số tiền thuế đã ấn định thì áp dụng các biện pháp cưỡngchế theo quy định của pháp luật
Trong trường hợp doanh nghiệp còn có hành vi vi phạm hành chính thì quyếtđịnh ần thuế để thu thuế trước, sau đó thực hiện bước 8, bước 9
Bước 8: Lập biên bản vi phạm hành chính (nếu có)
Biên bản vi phạm hành chính được lập sau khi đã ban hành “ Bản kết luậnkiểm tra sau thông quan, kiểm tra thuế tại trụ sở doanh nghiệp”, “ Bản kết luận kiểmtra sau thông quan, kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan hải quan”, trừ trường hợp phải
áp dụng các biện pháp ngăn chặn và trường hợp doanh nghiệp cố tình ngăn cảnhoặc không hợp tác với đoàn kiểm tra cần phải lập biên bản vi phạm hành chínhngay
Bước 9: Quyết định xử lý vi phạm hành chính (nếu có)
Bước 10: Giải quyết khiếu nại (nếu có)
Bước 11: Tổ chức rút kinh nghiệm
Bước 12: Cập nhật thông tin và lưu trữ hồ sơ.
Quy trình 3: LẬP HỒ SƠ VÀ BAN HÀNH QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH
trong lĩnh vực kiểm tra sau thông quan, kiểm tra thuế đối với hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu
1 Lập hồ sơ
♦ Lập hồ sơ trong quá trình kiểm tra sau thông quan, kiểm tra thuế tại trụ sở cơquan hải quan, bao gồm: