1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị tại công ty cổ phần kinh doanh Vinaconex - Vinatra., JSC

109 635 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 1,51 MB

Nội dung

LỜI CAM ĐOANSau một thời gian thực tập tại công ty cổ phần kinh doanh Vinaconex Vinatra., JSC, em đã hoàn thành chuyên đề thực tập cuối khóa với đề tài: “Giải pháp hoàn thiện hoạt động n

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Sau một thời gian thực tập tại công ty cổ phần kinh doanh Vinaconex

(Vinatra., JSC), em đã hoàn thành chuyên đề thực tập cuối khóa với đề tài: “Giải pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị tại công ty cổ phần kinh doanh Vinaconex - Vinatra., JSC”

Em xin cam đoan chuyên đề này là công trình nghiên cứu của riêng em dưới

sự hướng dẫn của TS Mai Thế Cường trong thời gian em thực tập tại công ty cổphần kinh doanh Vinaconex (Vinatra., JSC)

Nếu có bất cứ sự sao chép nào từ các luận văn khác em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Hà Nội, tháng 05 năm 2011

Sinh viên thực hiện

NGUYỄN THỊ THẾ

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Với lòng biết ơn sâu sắc em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS Mai Thế Cường.Trong suốt thời gian nghiên cứu thực hiện chuyên đề em đã luôn nhận được sự chỉ bảo,hướng dẫn tận tình của thầy, đặc biệt là sự động viên về mặt tinh thần của thầy đã giúp emvững tâm và vượt qua được những giai đoạn khó khăn để có thể hoàn thành tốt được đề tàinghiên cứu của mình

Em cũng xin được cảm ơn ban lãnh đạo công ty cổ phần kinh doanhVinaconex (Vinatra., JSC), các cô chú, các anh chị trong công ty đã hướng dẫn emtrong suốt thời gian thực tập tại công ty và nhiệt tình giúp em để em có thể hoànthành đề tài nghiên cứu

Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Thương Mại &Kinh Tế Quốc Tế đã tận tình dạy bảo em trong suốt bốn năm học Đại học, khôngchỉ tiếp thu kiến thức chuyên môn mà em còn học được những bài học bổ ích vềcuộc sống

Hà Nội, tháng 05 năm 2011

Sinh viên thực hiện

NGUYỄN THỊ THẾ

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VINACONEX (VINATRA., JSC) 4

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần kinh doanh Vinaconex (Vinatra., JSC) 4

1.1.1 Sự hình thành của công ty 4

1.1.2 Quá trình phát triển của công ty 6

1.2 Cấu trúc tổ chức và văn hoá doanh nghiệp của công ty cổ phần kinh doanh Vinaconex – Vinatra., JSC 7

1.2.1 Cấu trúc tổ chức và chức năng – nhiệm vụ của các phòng ban 7

1.2.2 Văn hoá doanh nghiệp trong công ty 11

1.3 Tình hình chung về hoạt động của Công ty cổ phần kinh doanh Vinaconex – Vinatra., JSC 12

1.3.1 Về hoạt động xuất khẩu 12

1.3.2 Về hoạt động nhập khẩu 18

1.3.3 Tình hình kinh doanh của công ty trong những năm gần đây 19

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU MÁY MÓC, THIẾT BỊ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VINACONEX (VINATRA.,JSC) GIAI ĐOẠN 2005 – 2010 20

2.1 Thực trạng hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị tại Công ty cổ phần kinh doanh Vinaconex (Vinatra., JSC) 20

2.1.1 Các mặt hàng máy móc, thiết bị nhập khẩu của công ty cổ phần kinh doanh Vinaconex (Vinatra., JSC) 20

2.1.2 Thực trạng hoạt động nhập khẩu 21

2.1.3 Thực trạng thực hiện quy trình nhập khẩu của công ty cổ phần kinh doanh Vinaconex 31

2.2 Đánh giá hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị tại Công ty cổ phần kinh doanh Vinaconex (Vinatra., JSC) 41

Trang 4

2.2.1 Kết quả đạt được 412.2.2 Hạn chế và nguyên nhân 43

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU MÁY MÓC, THIẾT BỊ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VINACONEX (VINATRA.,JSC) 52

3.1 Dự báo thị trường máy móc thiết bị thế giới và trong nước cho đến năm 2015 .523.1.1 Dự báo thị trường máy móc, thiết bị thế giới cho đến năm 2015 523.1.2 Dự báo thị trường máy móc, thiết bị trong nước đến năm 2015 543.2 Những cơ hội và thách thức trong việc hoàn thiện hoạt động nhập khẩu máymóc, thiết bị của công ty cổ phần kinh doanh Vinaconex - Vinatra., JSC từ khiViệt Nam gia nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO 563.2.1 Những cơ hộị trong việc hoàn thiện hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết

bị của công ty 563.2.2 Những thách thức trong việc hoàn thiện hoạt động nhập khẩu máy móc,thiết bị của công ty 593.3 Phương hướng và mục tiêu hoàn thiện hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bịtại công ty cổ phần kinh doanh Vinaconex đến năm 2015 613.3.1 Mục tiêu hoàn thiện quy trình nhập khẩu của công ty cổ phần kinh doanhVinaconex (Vinatra., JSC) trong thời gian tới 613.3.2 Định hướng kinh doanh nhập khẩu máy móc, thiết bị của công tyVinatra., JSC 633.3.3 Mục tiêu phát triển hoạt động kinh doanh nhập khẩu máy móc, thiết bịcủa công ty 663.4 Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị tại Công

ty cổ phần kinh doanh Vinaconex 683.4.1 Nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình nhập khẩu máy móc, thiết bịcủa công ty 683.4.2 Nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu máymóc, thiết bị của công ty 80

Trang 5

3.5 Một số kiến nghị đối với Nhà nước và các cơ quan hữu quan 92

3.5.1 Giữ vững ổn định chính trị và tăng cường hợp tác quốc tế 92

3.5.2 Nhà nước ta cần hoàn thiện hệ thống luật pháp và giảm bớt thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, thông thoáng 93

3.5.3 Nhà nước cần xây dựng nền kinh tế trong nước ổn định, tăng trưởng và phát triển ở trình độ cao 93

3.5.4 Nhà nước cần tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại 94

3.5.5 Nhà nước cần thay đổi chính sách thuế 94

3.5.6 Nhà nước cần thay đổi cơ chế quản lý ngoại tệ và ổn định giá 95

KẾT LUẬN 96

TÀI LIỆU THAM KHẢO 98

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU

Bảng 1.1: Giá trị xuất khẩu lao động của Vinatra., JSC (2005 - 2010) 13Bảng 1.2: Kết cấu theo nhóm xuất khẩu lao động giai đoạn 2005 – 2009 14Bảng 1.3: Công tác xuất khẩu lao động của Vinatra., JSC trong giai đoạn 2005 – 2009 17Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2008 – 2009 21Bảng 2.2: Kim ngạch nhập khẩu của công ty Vinatra., JSC trong giai đoạn 2005 – 2009.23Bảng 2.3: Kim ngạch nhập khẩu của Vinatra., JSC theo mặt hàng trong giai đoạn

2006 – 2008 24Bảng 2.4: Chủng loại hàng hoá, máy móc thiết bị xây dựng nhập khẩu trong giaiđoạn 2007 - 2008 26Bảng 2.5: Chủng loại mặt hàng nguyên vật liệu xây dựng nhập khẩu trong giai đoạn

2007 – 2008 27Bảng 2.6: Một số thị trường nhập khẩu máy móc thiết bị của công ty trong giai đoạn

2006 – 2008 28

Trang 7

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản trị của Công ty cổ phần kinh doanh

Vinaconex – Vinatra., JSC 8

Hình 1.2: Tỷ lệ phần trăm thực hiện kế hoạch xuất khẩu lao động qua các năm trong giai đoạn 2005 - 2010 13

Hình 1.3: Tỷ trọng theo nhóm xuất khẩu lao động giai đoạn 2005 – 2009 15

Hình 2.1: Giá trị nhập khẩu của công ty Vinatra., JSC trong 23

đoạn 2005 - 2009 23

Hình 2.2: Tỷ trọng nhập khẩu của Vinatra., JSC theo mặt hàng trong giai đoạn 2006 – 2008 25

Hình 2.3: Tỷ trọng nhập khẩu của công ty tại một số thị trường trong giai đoạn 2006 - 2008 29

Hình 2.4: Quy trình nhập khẩu của công ty 32

Hình 3.1: Hệ thống phân phối đề xuất 91

Trang 8

8 WTO World Trade Organization

(Tổ chức Thương mại Thế giới)

13 CNH - HĐH Công nghiệp hoá – Hiện đại hoá

14 USD United States Dollar

(Đô la Mỹ)

15 QĐ – BXD Quyết định – Bộ Xây dựng

18 VINACONEX Tổng công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt

Trang 9

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Khu vực hoá, toàn cầu hoá đang là xu thế chung của nền kinh tế thế giới hiệnnay, trong xu thế đó thì hoạt động xuất nhập khẩu được xem là một trong nhữngbiện pháp hữu hiệu nhất để thúc đẩy tăng trưởng của mỗi quốc gia Nền kinh tế củaViệt Nam cũng không nằm ngoài xu thế chung đó, Việt Nam đã và đang nỗ lực hếtmình để đưa nền kinh tế trong nước ngày một hòa nhập một cách chủ động, linhhoạt và có hiệu quả cao vào đời sống kinh tế quốc tế

Trên cơ sở chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước đối với việc pháttriển của ngành xây dựng, việc đầu tư mua sắm vật tư, thiết bị, máy móc phục vụcho ngành xây dựng là hết sức cần thiết và ngày càng được coi trọng Đây là nhữngvật tư thiết bị, máy móc không thể thiếu được đối với ngành xây dựng trong việcxây dựng các công trình mà Việt Nam chưa sản xuất được mà phải nhập khẩu từnước ngoài, hoặc nếu sản xuất được thì chưa đáp ứng được đầy đủ các tiêu chuẩn kỹthuật, chất lượng thấp,… Từ khi thành lập đến nay, công ty cổ phần kinh doanhVinaconex (Vinatra., JSC) đã tiến hành nhập khẩu một khối lượng lớn máy móc,thiết bị, bao gồm nhiều chủng loại khác nhau, được sản xuất từ nhiều quốc gia khácnhau và với trình độ công nghệ ngày càng tiên tiến Điều đó đã trực tiếp góp phầnthúc đẩy và hoàn thiện các công trình xây dựng trong nước kể cả về số lượng vàchất lượng các công trình Tuy nhiên, bên cạnh các ưu điểm và thành tựu đã đạtđược thì cũng còn tồn tại không ít hạn chế và yếu kém trong quá trình kinh doanhnhập khẩu máy móc, thiết bị của công ty Thật ra, để tiến hành trang bị các loại vật

tư, thiết bị máy móc cần thiết để phục vụ cho ngành xây dựng, ngoài hoạt độngnhập khẩu ra còn có thể áp dụng nhiều loại hình khác nhau như: đầu tư nước ngoài,liên doanh,… Tuy nhiên, với đặc điểm cụ thể và tình hình thực tế cho đến nay,Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam nói chung và công ty

cổ phần kinh doanh Vinaconex (Vinatra., JSC) nói riêng áp dụng loại hình nhậpkhẩu là chủ yếu Việc nhập khẩu này có thể thông qua phương thức mua bán thôngthường, phương thức giao dịch qua trung gian, phương thức hàng đổi hàng, phươngthức đấu thầu (đấu giá),… Tuy nhiên, việc vận dụng các phương pháp này trongthực tế của công ty lại có những đặc điểm riêng và từ đó nó sẽ có những ảnh hưởngnhất định đến hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty

Trang 10

Chính vì thế, vấn đề đặt ra là làm thế nào để quá trình nhập khẩu máy móc,thiết bị đạt hiệu quả tối ưu, có nghĩa là nhập đúng được vật tư, thiết bị thích hợp,đúng yêu cầu và tiết kiệm được chi phí cho công ty Để từ đó, hoạt động kinh doanhnhập khẩu máy móc, thiết bị tại công ty đạt hiệu quả kinh doanh và có lợi nhuận caonhất? Đây là vấn đề cấp thiết đặt ra đối với công ty cổ phần kinh doanh Vinaconex

(Vinatra., JSC) Chính vì vậy mà em đã lựa chọn đề tài: “Giải pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị tại công ty cổ phần kinh doanh Vinaconex – Vinatra., JSC” để nghiên cứu nhằm góp phần vào việc trả lời cho câu

hỏi nói trên

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm đề xuất những giải pháp cụ thể vàthiết thực để hoàn thiện hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị tại công ty Cổ phầnkinh doanh Vinaconex (Vinatra., JSC) Từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động kinhdoanh của công ty

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tổng quan về công ty cổ phần kinh doanh Vinaconex (Vinatra., JSC), tìnhhình chung về các hoạt động của công ty và việc hoàn thiện hoạt động nhập khẩumáy móc, thiết bị của công ty

- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động nhập khẩu và hoạt động kinhdoanh nhập khẩu máy móc, thiết bị của công ty Cổ phần kinh doanh Vinaconex(Vinatra., JSC)

- Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu máy móc,thiết bị của công ty cổ phần kinh doanh Vinaconex (Vinatra., JSC)

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Hoạt động nhập khẩu và kinh doanh nhập khẩu máy móc, thiết bị tại công ty

Cổ phần kinh doanh Vinaconex (Vinatra., JSC)

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: Thị trường nhập khẩu và thị trường tiêu thụ sản phẩm

của công ty Cổ phần kinh doanh Vinaconex (Vinatra, JSC)

Trang 11

Phạm vi thời gian: Giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2010 và kế hoạch đến

năm 2020

4 Kết cấu của chuyên đề

Ngoài danh mục các từ viết tắt, danh mục các bảng số liệu và hình vẽ, lời mởđầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, chuyên đề này được kết cấugồm 3 phần như sau:

Chương 1: Tổng quan về công ty cổ phần kinh doanh Vinaconex (Vinatra., JSC)

Chương 2: Thực trạng hoàn thiện hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết

bị tại công ty Cổ phần kinh doanh Vinaconex (Vinatra., JSC)

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị tại công ty Cổ phần kinh doanh Vinaconex (Vinatra., JSC)

Trang 12

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN KINH

DOANH VINACONEX (VINATRA., JSC)

Đi cùng với những tiến bộ khoa học kỹ thuật, việc phân công lao động xã hội

và chuyên môn hoá sản xuất ngày càng sâu rộng và nhu cầu về hàng hoá dịch vụ ngày càng tăng, đã khiến cho sự phụ thuộc giữa các quốc gia ngày càng chặt chẽ hơn Các hoạt động kinh doanh quốc tế nói chung, đặc biệt là hoạt động nhập khẩu nói riêng đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong sự phát triển của nền kinh

tế quốc dân Việc hoàn thiện hoạt động nhập khẩu trở thành mối quan tâm không chỉ của các doanh nghiệp, mà ngay cả Chính phủ các nước cũng rất lưu tâm đến lĩnh vực này.

Chương 1 của chuyên đề thực tập tốt nghiệp này được xây dựng trên cơ sở giới thiệu tổng quan về công ty cổ phần kinh doanh Vinaconex (Vinatra., JSC), tình hình chung về các hoạt động của công ty Thông qua đó làm cơ sở cho việc phân tích thực trạng hoạt động nhập khẩu cụ thể của công ty cổ phần kinh doanh Vinaconex (Vinatra., JSC) trong chương 2 của chuyên đề thực tập tốt nghiệp Sau đây là nội dung chính của chương 1:

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần kinh doanh Vinaconex (Vinatra., JSC)

1.1.1 Sự hình thành của công ty

 Các thông tin chung về công ty:

Tên công ty: Công ty Cổ phần kinh doanh Vinaconex

Tên giao dịch: Vinaconex Trading Joint Stock Company

Tên viết tắt: VINATRA., JSC

Trụ sở chính: Tầng 5 toà nhà VIMECO, lô E9 đường Phạm Hùng, phườngTrung Hoà, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Trang 13

 Ngành nghề kinh doanh chính:

Thế mạnh của công ty là kinh doanh xuất khẩu lao động; xuất nhập khẩu vậtliệu, máy móc, thiết bị phục vụ cho ngành xây dựng, giao thông, cơ khí, nôngnghiệp; vật tư thiết bị ngành nước và môi trường; dây chuyền thiết bị, máy móc,phụ tùng phục vụ cho sản xuất; máy móc thiết bị phục vụ cho nghiên cứu khoa học;hàng tiêu dùng; hàng thủ công mỹ nghệ; bên cạnh đó, công ty còn hoạt động trêncác lĩnh vực sau:

- Kinh doanh xuất nhập khẩu phương tiện vận tải, xe máy, hàng nông lâmthuỷ sản, tư liệu sản xuất, vật tư, nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất;

- Kinh doanh phát triển nhà;

- Đại lý cho các hãng, các tổ chức sản xuất kinh doanh trong và ngoài nướckinh doanh các mặt hàng phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng;

- Tư vấn du học;

- Kinh doanh máy móc, thiết bị viễn thông;

- Kinh doanh máy móc, trang thiết bị y tế;

- Sản xuất bao bì;

- Kinh doanh thiết bị, vật tư ngành điện;

- Kinh doanh xuất khẩu nguyên liệu: Bột tỏi, bột cây vàng đắng

Trang 14

Vốn điều lệ công ty tại thời điểm thành lập được xác định là: 10.000.000.000(mười tỷ đồng chẵn) trong đó cơ cấu vốn phân chia theo chủ sở hữu vốn được thểhiện như sau:

- Vốn cho người lao động trong công ty: 2.880.000.000 đồng (hai tỷ támtrăm tám mươi triệu đồng chẵn), bằng 28,8% vốn điều lệ, bằng 28,8% giá trị của cổphần phát hành

- Vốn thuộc sở hữu cổ đông là pháp nhân và các thể nhân khác là:2.020.000.000 đồng (hai tỷ không trăm hai mươi triệu đồng chẵn), chiếm 20,2%vốn điều lệ, bằng 20,2% giá trị của cổ phần phát hành

Cổ phần Nhà nước là cổ phần chi phối, việc tăng, giảm vốn điều lệ do đại hộiđồng cổ đông quyết định và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp nhận Thủtục xác nhận vốn điều lệ được thực hiện tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền Vốnnày chỉ được sử dụng cho các hoạt động kinh doanh như: mua sắm tài sản cố định,máy móc trang thiết bị mở rộng quy mô hoạt động của công ty, phát triển kỹ thuậtnghiệp vụ, mua cổ phiếu, trái phiếu, góp vốn và liên doanh Các dự trữ cần thiết vềđộng sản và bất động sản, kinh doanh theo nội dung hoạt động của công ty

1.1.2 Quá trình phát triển của công ty

Công ty cổ phần kinh doanh Vinaconex (Vinatra., JSC) tiền thân là Trungtâm kinh doanh Vinaconex được chuyển đổi (cổ phần hoá) từ doanh nghiệp Nhànước theo Quyết định số 1435/QĐ-BXD ngày 30 tháng 10 năm 2003 của Bộ Xâydựng

Là một trong sáu đơn vị hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ củaTổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex., JSC);

Trang 15

những hoạt động của công ty cổ phần kinh doanh Vinaconex - Vinatra., JSC có tácdụng hỗ trợ cho các lĩnh vực kinh doanh chính của Vinaconex Hoạt động xuất nhậpkhẩu của Vinatra., JSC bắt đầu từ dịch vụ mua bán xe máy và hàng hoá cho ngườilao động nước ngoài trở về nước được mua theo tiêu chuẩn miễn thuế Sau một thờigian hoạt động, công ty cổ phần kinh doanh Vinaconex - Vinatra, JSC đã từngbước dịch chuyển sang nhập khẩu máy móc, thiết bị phục vụ ngành xây dựng; xuấtnhập khẩu vật liệu xây dựng, làm đại lý xuất nhập khẩu máy móc thiết bị cho ngànhxây dựng và các ngành kinh tế khác Những năm gần đây, Vinatra., JSC cùng vớicác thành viên khác trong Tổng công ty đã thực hiện tốt việc nhập khẩu thiết bị toàn

bộ cho các dây chuyền đồng bộ Bên cạnh đó, trong hoạt động xuất nhập khẩu, công

ty cổ phần kinh doanh Vinaconex – Vinatra., JSC không chỉ giới hạn ở việc nhậpkhẩu máy móc thiết bị, vật liệu xây dựng phục vụ ngành xây dựng mà đã mở rộnghoạt động xuất nhập khẩu sang tất cả các loại hàng hoá phục vụ cho sản xuất và tiêudùng mà thị trường có yêu cầu

Trong buổi đầu hoạt động xuất nhập khẩu, công ty cổ phần kinh doanhVinaconex - Vinatra, JSC gặp nhiều khó khăn vì chưa có kinh nghiệm, thiếu vốn,cạnh tranh ngày càng cao, nhưng do nỗ lực, tranh thủ học tập kinh nghiệm các đơn

vị chuyên ngành trong nước, khai thác mối quan hệ hợp tác với nước ngoài, tranhthủ mọi điều kiện cho phép, sớm nắm bắt được thị trường nên hoạt động của công

ty ngày càng ổn định và phong phú, số bạn hàng ngày càng tăng, hoạt động xuấtnhập khẩu đã mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể trong tổng doanh số chung của toànTổng công ty Có thể nói, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá không những nângcao năng lực sản xuất, năng lực thi công của Tổng công ty mà còn góp phần đáng

kể vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

1.2 Cấu trúc tổ chức và văn hoá doanh nghiệp của công ty cổ phần kinh doanh Vinaconex – Vinatra., JSC

1.2.1 Cấu trúc tổ chức và chức năng – nhiệm vụ của các phòng ban

Trang 16

 Cấu trúc tổ chức:

Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản trị của Công ty cổ phần kinh doanh

Vinaconex – Vinatra., JSC

 Chức năng – nhiệm vụ của các phòng, ban:

 Đại hội cổ đông:

Đại hội cổ đông bao gồm tất cả các cổ đông có quyền dự họp và quyền biểuquyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty Đại hội cổ đông thông qua các

quyết định thuộc thẩm quyền bằng hình thức biểu quyết tại các cuộc họp, hoặc lấy ý

kiến bằng văn bản

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

Phòng Thiết bị vật tư

Trang 17

- Quyết định chiến lược phát triển của công ty;

- Quyết định các dự án đầu tư theo sự phân cấp;

- Định hướng phát triển thị trường;

- Xây dựng và ban hành quy chế quản lý;

- Chuẩn bị các chương trình, nội dung đại hội cổ đông và các nhiệm vụ kháctheo quy định của điều lệ của công ty

Công ty được điều hành bởi Giám đốc và các Phó giám đốc do Hội đồngquản trị bổ nhiệm và có bốn phòng, ban chuyên môn: Phòng Kế toán Hành chính,Phòng Vật tư Thiết bị, Phòng Dự án và Phòng Xuất khẩu lao động Các phòng cótrưởng phòng và các phó phòng cùng với các cán bộ theo phương án tổ chức vàchức năng nhiệm vụ đã được Hội đồng quản trị phê duyệt

 Chức năng, nhiệm vụ của Giám đốc:

Giám đốc chịu trách nhiệm cao nhất trong tổ chức, điều hành mọi hoạt độngsản xuất, kinh doanh của công ty, thực hiện xây dựng kế hoạch, phương án kinhdoanh hàng năm, dự án đầu tư được Hội đồng quản trị phê duyệt Thay mặt Hộiđồng quản trị quản lý vốn, tài sản của công ty, chịu trách nhiệm bảo toàn và pháttriển vốn theo đúng thẩm quyền Đồng thời, đề xuất và trình Hội đồng quản trịquyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, mức lương, phụ cấp củacác chức danh thuộc thẩm quyền quản lý của mình

 Chức năng, nhiệm vụ của các Phó giám đốc:

Hiện nay, công ty cổ phần kinh doanh Vinaconex - Vinatra., JSC đang có 02Phó giám đốc, các Phó giám đốc thực hiện các quyền hạn và trách nhiệm của Giámđốc đối với từng vụ việc cụ thể trong các trường hợp được Giám đốc uỷ quyền; Tổ

Trang 18

chức, điều hành và quản lý các hoạt động sản xuất, kinh doanh theo sự phân côngcủa Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về kết quả hoạt động.

Bên cạnh đó, đề xuất các vấn đề về tổ chức nhân sự, tiền lương của các bộphận do mình phụ trách để Giám đốc quyết định và thay mặt Giám đốc cung cấpthông tin cho các cổ đông, trực tiếp hoặc phân công cho các nhân viên của mìnhphụ trách tiếp xúc với báo giới theo lịch phân công công việc của Giám đốc Phógiám đốc phải chịu trách nhiệm trước Giám đốc về việc cung cấp thông tin trungthực

 Ban kiểm soát:

Ban kiểm soát có nhiệm vụ :

- Kiểm tra hợp lý, hợp pháp của quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh;

- Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm của công ty;

- Thông báo về kết quả điều tra hoạt động sản xuất kinh doanh của công tycho Đại hội đồng cổ đông và các nhiệm vụ khác theo điều lệ mà công ty quy định

 Chức năng, nhiệm vụ chính của các phòng, ban:

- Phòng Kế toán – Tổng hợp:

Quản lý hành chính và nhân sự, quản lý thu chi tài chính, kinh doanh tàichính

- Phòng Thiết bị Vật tư:

Kinh doanh nhập khẩu các loại vật tư, máy móc, thiết bị, vật liệu xây dựng,

đồ gia dụng, đồ gỗ nội ngoại thất; kinh doanh xuất khẩu các loại vật liệu xây dựng,hàng gia công cơ khí, hàng nông thổ sản, đồ gỗ nội ngoại thất và thực hiện các dịch

vụ sau bán hàng đối với thiết bị, máy móc và vật tư nhập khẩu

- Phòng Dự án Đầu tư:

Tham gia đấu thầu và thực hiện các dự án cung cấp dây chuyền thiết bị đồng

bộ, các trang thiết bị đặc chủng, chuyên ngành; kinh doanh bất động sản, nghiêncứu đầu tư sản xuất

Trang 19

- Phòng xuất khẩu lao động:

Xuất khẩu lao động và chuyên gia; tư vấn du học nước ngoài, và đào tạo dạynghề, giáo dục hướng nghiệp

1.2.2 Văn hoá doanh nghiệp trong công ty

Là một trong sáu đơn vị hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ củaTổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex., JSC);những hoạt động của công ty cổ phần kinh doanh Vinaconex - Vinatra, JSC có tácdụng hỗ trợ cho các lĩnh vực kinh doanh chính của Tổng công ty Vinaconex Chính

vì thế nên công ty cổ phần kinh doanh Vinaconex hoạt động dựa trên những sứmệnh, và mục tiêu của Tổng công ty, đó là:

 Sứ mệnh:

Xây dựng Vinaconex trở thành tập đoàn kinh tế hàng đầu Việt Nam tronglĩnh vực xây dựng và bất động sản, hoạt động có hiệu quả, tăng trưởng bền vững,quan tâm đến trách nhiệm xã hội và đặc biệt là, đóng góp ngày càng nhiều cho sựphát triển đất nước

 Giá trị cơ bản của Vinaconex:

 Con người là nguồn tài sản vô giá, là sức mạnh của VINACONEX;

 Đoàn kết, hợp tác trong công việc, tính kỷ luật cao, tác phong côngnghiệp là giá trị cốt lõi, là truyền thống, và là văn hóa của Tổng công

ty VINACONEX;

 Chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt nhất, liên tục được cải tiến, đápứng yêu cầu của khách hàng;

 Lợi nhuận là yêu cầu sống còn của sự tồn tại và tăng trưởng;

 Trách nhiệm với xã hội là mục tiêu hàng đầu của VINACONEX

 Cam kết của Vinaconex:

 Với khách hàng: đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ, công nghệtiên phong, giá cả cạnh tranh

 Với cổ đông: tối đa hóa giá trị cổ đông

 Với đối tác: tin cậy, chân thành, và hợp tác cùng phát triển

Trang 20

 Với người lao động: đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần ngày càngđược cải thiện.

 Với xã hội: bảo vệ môi trường và song hành cùng lợi ích cộng đồng

1.3 Tình hình chung về hoạt động của Công ty cổ phần kinh doanh Vinaconex – Vinatra., JSC

1.3.1 Về hoạt động xuất khẩu

Công ty Vinatra., JSC luôn luôn coi trọng và đẩy mạnh xuất khẩu đặc biệt làxuất khẩu lao động, coi đó là lĩnh vực kinh tế đối ngoại quan trọng nhằm mục đíchgiải quyết việc làm, ổn định tình hình xã hội, tăng thu nhập cho Nhà nước và ngườilao động

Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước nên công ty đã đặt vị trí xuấtkhẩu lao động là rất quan trọng, nó có vai trò rất lớn góp phần vào thành công củacông ty Ngày nay, Vinatra., JSC là một trong những đơn vị hàng đầu của toàn Tổngcông ty về doanh thu xuất khẩu người lao động Điều này đã làm cho vị thế củacông ty được nâng cao trên thị trường trong nước cũng như thị trường nước ngoài

Hiện nay, theo tính toán thì cả nước ta có khoảng 160 doanh nghiệp xuấtkhẩu lao động và tổng lao động của Việt Nam thường xuyên làm việc ở nước ngoài

vào khoảng 46 nghìn người (Nguồn: Hiệp hội xuất khẩu lao động Việt Nam).

Do đặc thù của hoạt động xuất khẩu lao động, đặc biệt trong bối cảnh hộinhập nên các doanh nghiệp tham gia vào các lĩnh vực này luôn có cơ hội khai thácthị trường nước ngoài, mở rộng hoạt động ra nhiều nước khác trên thế giới

Đây là lĩnh vực tạo ra nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp, từ đó tạo ra nhiềuthu nhập cho người lao động so với mặt bằng chung thu nhập trong nước Hoạtđộng xuất khẩu lao động góp phần tăng cường mối quan hệ hợp tác, giao lưu hộinhập quốc tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật,… giữa Việt Nam và các nước khác trênthế giới

 Kim ngạch xuất khẩu:

Công tác xuất khẩu lao động của công ty Vinatra., JSC đang có quyết tâmtăng dần tỷ trọng xuất khẩu trong giá trị tổng kim ngạch Vì vậy, việc phân tích vàxem xét thực trạng xuất khẩu lao động sẽ cho chúng ta có những đánh giá cụ thể về

Trang 21

thực trạng hoạt động này của công ty Từ đó có thể tìm ra những giải pháp tốt nhấtgóp phần nâng cao và hoàn thiện cho hoạt động này.

Bảng 1.1: Giá trị xuất khẩu lao động của Vinatra., JSC (2005 - 2010)

(Nguồn: Phòng Xuất khẩu Lao động – Vinatra., JSC)

Và được thể hiện qua sơ đồ cụ thể như sau:

(Nguồn: Phòng xuất khẩu lao động – Vinatra., JSC)

Hình 1.2: Tỷ lệ phần trăm thực hiện kế hoạch xuất khẩu lao động qua các năm

trong giai đoạn 2005 - 2010

Trang 22

Từ bảng và sơ đồ ở trên ta thấy năm thực hiện kế hoạch tốt nhất là năm 2008,giá trị kế hoạch đề ra là 19.500 USD, giá trị thực hiện của công ty là 22.246 USDđạt 114,08% của năm 2008, mức độ tăng trưởng vượt mức hẳn so với năm khác(54,64% so với năm 2007), nguyên nhân chính là do trong năm 2008, nhu cầu sửdụng lao động cho các dự án nước ngoài tương đối lớn Đến năm 2009, mức độ tăngtrưởng giá trị thực hiện có tăng so với năm 2008 nhưng không cao, đạt 100.87% dodiễn biến thất thường của nền kinh tế thế giới, hậu quả do dịch bẹnh cúm A/H1N1,ảnh hưởng của thiên tai và một phần khác là do lao động bỏ trốn ra ngoài thực hiệncông việc khác hoặc tự huỷ bỏ hợp đồng dẫn đến công ty phải đóng của một số thịtrường như Malaysia, chuyển hướng sang thị trường khác như: Nhật Bản, Hàn Quốc,…

 Cơ cấu xuất khẩu:

Công ty cung cấp nhân lực cho các nước, bao gồm: cán bộ quản lý, kỹ sư,công nhân các ngành nghề, lao động phổ thông Cụ thể là nhu cầu về loại lao động,

số lượng lao động,… đặc điểm về sử dụng lao động của thị trường đang nghiên cứunhư ngành nghề, độ tuổi, giới tính,…

Từ những nghiên cứu cơ bản đó, cán bộ làm công tác xuất khẩu lao độngtrong công ty sẽ đưa ra các kế hoạch đáp ứng yêu cầu của đối tác tuỳ theo đặc thùcủa từng loại công việc Ví dụ như thị trường Malaysia, nhu cầu sử dụng lao độngchủ yếu trong ngành xây dựng và sản xuất chế tạo nên lao động được tuyển phải lànam giới có sức khoẻ tốt,… Ngược lại, ở thị trường Đài Loan, nhu cầu sử dụng laođộng là giúp việc gia đình, nội trợ, trông trẻ,… vì vậy cho nên nhu cầu lao động lại

là nữ giới,nhanh nhẹn và khéo léo

Bảng 1.2: Kết cấu theo nhóm xuất khẩu lao động giai đoạn 2005 – 2009

(Nguồn: Phòng xuất khẩu lao động – Vinatra., JSC)

Trang 23

Năm 2005

5.05

94.95

Cán bộ quản lý, chuyên gia Công nhân, lao động phổ thông

Năm 2007

5.9

94.1

Cán bộ quản lý, chuyên gia Công nhân, lao động phổ thông

Năm 2008

5.94

94.06

Cán bộ quản lý, chuyên gia Công nhân, lao động phổ thông

Năm 2009

5.9

94.1

Cán bộ quản lý, chuyên gia

Công nhân, lao động phổ thông

(Nguồn: Phòng xuất khẩu lao động – Vinatra., JSC)

Hình 1.3: Tỷ trọng theo nhóm xuất khẩu lao động giai đoạn 2005 – 2009

Trang 24

Qua bảng và hình ở trên ta có thể nhận thấy nhóm công nhân, lao động phổthông chiếm tỷ trọng lớn gần như tuyệt đối và tăng trưởng ổn định qua các năm:năm 2005 là 10.900 USD chiếm tỷ trọng 94,95%, năm 2006 là 11.427 USD chiếm

tỷ trọng 95,33%, năm 2007 là 15.200 USD chiếm tỷ trọng 94,1%, năm 2008 là13.450 USD chiếm tỷ trọng 94,06%, năm 2009 là 13.200 USD chiếm tỷ trọng94,1% Nguyên nhân chính là xuất phát từ đặc điểm thị trường lao động của nước

ta còn ở trình độ thấp, chủ yếu là những lao động phổ thông muốn tạo một nguồnvốn sau hợp đồng để thực hiện các kế hoạch riêng của cá nhân hoặc gia đình dẫnđến có rất nhiều hạn chế về mặt kỹ năng thực hiện công việc

 Cơ cấu thị trường xuất khẩu:

Công ty cổ phần kinh doanh Vinaconex có lợi thế trong việc phát triển thịtrường mới vì công ty không những hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động màcòn nhập khẩu máy móc, thiết bị xây dựng,… và công ty đã có những mối quan hệhợp tác tốt với nước ngoài, có uy tín trên thương trường, có mạng lưới khách hàngrộng khắp, vì vậy, dễ nắm bắt được nhu cầu của thị trường xuất khẩu lao động, từ

đó giúp cho công ty tăng cơ hội tìm được những đối tác có tiềm năng lớn

Công tác tìm kiếm và phát triển thị trường đã giúp công ty đạt được nhữngkết quả nhất định, ngoài việc duy trì và phát triển được các thị trường, hợp đồng sẵn

có như thị trường Hàn Quốc, Đài Loan, công ty còn đầu tư mở thêm một số thịtrường mới như: Malaysia, Ailen, Libia, Suzuko, Tech one (Nhật Bản)

Ngoài ra, công tác tổ chức đưa lao động ra nước ngoài là công tác được đánhgiá có tính then chốt trong hoạt động xuất khẩu lao động của công ty cổ phần kinhdoanh Vinaconex Bởi vì từ việc đào tạo, tuyển chọn, đưa đi đón về và quản lýngười lao động được công ty thực hiện theo một quy trình với tiêu chuẩn ISO 2000.Những nỗ lực đó của công ty đã thu được những kết quả đáng khích lệ

Trang 25

Bảng 1.3: Công tác xuất khẩu lao động của Vinatra., JSC trong

(Nguồn: Phòng Xuất khẩu lao động – Vinatra, JSC)

Qua bảng trên ta nhận thấy, năm 2008 có thể coi là một năm thành công củacông tác xuất khẩu lao động, lượng lao động đã tuyển chọn là 2041 người, lượnglao động đưa đi là 1837 người, lượng lao động đón về là 523 người, lao động quản

lý là 2713 người, trong đó thì lượng lao động lượng lao động đã tuyển chọn vàlượng đưa đi là cao hơn so với các năm khác trong cùng giai đoạn Mặc dù một sốthị trường như Ailen công ty không đưa được lao động đi xuất khẩu, nhưng bù lạicông ty có một thị trường tiềm năng đầy hứa hẹn là Malaysia, Malaysia đã chiếm

890 lao động xuất khẩu của Vinaconex trong đó 1692 lao động đưa đi Điều đó thểhiện thị trường Malaysia đang có nhu cầu rất lớn trong việc tiếp nhận lao động ViệtNam

Những tháng đầu năm 2007 là những tháng khó khăn đối với xuất khẩu laođộng Việt Nam nói chung và Vinaconex nói riêng do bệnh dịch, hầu như xuất khẩulao động của Vinaconex bị ảnh hưởng và mất một thị trường khá lớn như Đài Loan

và Malaysia,… Lượng lao động đã tuyển chọn là 2000 trong khi đó lượng lao độgnxuất khẩu chỉ đạt 1278 lao động, đây là một sự chênh lệch đáng kể so với các nămkhác trong cùng thời kỳ

Với tinh thần trách nhiệm cao, đội ngũ cán bộ làm công tác xuất khẩu laođộng của công ty đã thiết lập rất nhiều mối quan hệ tốt đẹp với đối tác nước ngoài

và tìm được những thị trường ổn định như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan Hiệnnay công ty cổ phần kinh donah Vinaconex (Vinatra., JSC) cũng đang tập trung đàotạo lao động để phục vụ các thị trường tiềm năng này

Trang 26

Tuy nhiên, đây là công việc khó khăn do cạnh tranh ngày càng gay gắt vàkhốc liệt, chính vì thế mà nó đòi hỏi doanh nghiệp phải có chính sách phù hợp,mềm dẻo và linh hoạt với thị trường đầy biến động của loại hàng hoá đặc biệt này.

1.3.2 Về hoạt động nhập khẩu

Hoạt động nhập khẩu là hoạt động quan trọng của ngoại thương, tác độngmột cách trực tiếp và quyết định đến sản xuất và đời sống trong nước để bổ sungcác hàng hoá mà trong nước không sản xuất được hoặc sản xuất nhưng không đápứng được nhu cầu Nhập khẩu còn để thay thế nghĩa là nhập khẩu về những hànghoá mà sản xuất trong nước sẽ không có lợi nhuận bằng nhập khẩu Theo đánh giá củaThời báo Kinh tế Việt Nam: Nhập khẩu tạo điều kiện thúc đẩy nhanh quá trình chuyểndịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hoá đất nước đồng thời bổ sung những mặt mất cânđối của nền kinh tế, bảo đảm phát triển kinh tế cân đối và ổn định nhập khẩu

Cũng giống như hoạt động xuất khẩu thì hoạt động nhập khẩu của công ty cổphần kinh doanh Vinaconex gồm có: Dây chuyền thiết bị đồng bộ, máy móc thiết bịxây dựng, hàng điện dân dụng trong đó nguyên vật liệu đóng vai trò rất lớn vào thànhcông của công ty trong việc khẳng định vị trí của mình trên thị trường quốc tế

Với tất cả các doanh nghiệp thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu thiết bị hànghoá nói chung thì Tổng công ty cổ phần Vinaconex chiếm 16% tổng giá trị tương

đương 640 tỷ đồng (Nguồn: Phòng Kinh doanh công ty Vinatra., JSC) Được tách

từ Trung tâm kinh doanh Vinaconex và chuyển sang mô hình một công ty cổ phần,với đội ngũ cán bộ đã được trưởng thành từ thuở còn sơ khai của lĩnh vực xuất khẩuthì đây là một lĩnh vực mang lại thế mạnh cho công ty Ngoài những ưu điểm như

có cơ hội khai thác thị trường, tạo ra nhiều thuận lợi, có điều kiện làm quen và tiếpthu tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao đời sống, năng suất lao động, thì ngoài ra,việc xuất nhập khẩu máy móc thiết bị còn là một biện pháp chuyển giao công nghệ,tăng cường hợp tác các mối quan hệ giữa Việt Nam và các nước trên thế giới

Xuất nhập khẩu thiết bị hàng hoá còn thúc đẩy các cán bộ công nhân viênphải tự hoàn thiện lấy chính bản thân mình, thông qua đó góp phần nâng cao hiệuquả sản xuất kinh doanh Ngoài ra, còn đánh giá đúng khả năng và tiềm năng củacông ty cũng như thúc đẩy ứng dụng khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ sảnxuất, từng bước thúc đẩy công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước

1.3.3 Tình hình kinh doanh của công ty trong những năm gần đây

Trang 27

Từ những cố gắng ngay từ khi thành lập, tập thể cán bộ, công nhân viêntrong công ty cổ phần kinh doanh Vinaconex - Vinatra., JSC đã không ngừng tựkhẳng định mình và vững vàng tiến bước trên con đường hội nhập và đạt đượcnhững thành tưụ đáng kể.

Tổng doanh thu cũng như doanh thu trong nhập khẩu hàng hoá, xuất khẩuhàng hoá tăng trưởng đều qua các năm Điều này cho phép công ty mở rộng thịtrường, xem xét ngành hàng và khai thác triệt để những nguồn lực xuất khẩu nhằmđẩy mạnh hai hoạt động này nhằm tăng doanh thu, lợi nhuận cũng như mở rộnghoạt động của công ty

Công ty luôn đảm bảo ổn định và kế hoạch doanh thu và ổn định lợi nhuậnqua các năm Kết quả này đã chứng minh được thành quả của nỗ lực của tập thể cán

bộ công nhân viên trong công ty Những kết quả trên còn chứng tỏ công ty là địa chỉtin cậy trong vai trò là đầu mối xuất nhập khẩu và kinh doanh quan trọng Đầu mốinhập khẩu từ nguyên liệu phục vụ sản xuất, kinh doanh cho đến các dây chuyền sảnxuất theo các dự án đầu tư được Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựngViệt Nam (VINACONEX., JSC) phê duyệt cho các đơn vị thành viên Vai trò và

uy tín của công ty trong Tổng công ty ngày càng được khẳng định Chính nhữngthành quả này mà năm nào công ty cũng nhận được bằng khen của Bộ Xây dựng.Điển hình là năm 2005, công ty được Bộ Tài chính tặng bằng khen trong công tácxuất khẩu và được Tổng công ty cùng với Bộ Xây dựng đề nghị Thủ tướng Chínhphủ tặng bằng khen

Nhìn chung, chương 1 đã trình bày các vấn đề tổng quan về công ty cổ phần kinh doanh Vinaconex (Vinatra., JSC): Sự hình thành và phát triển của công ty; Cấu trúc tổ chức và văn hoá doanh nghiệp của công ty; Tình hình chung về hoạt động của công ty trong giai đoạn 2005 – 2010.

Đây là tiền đề, là cơ sở ban đầu cho cơ sở thực tiễn được đưa ra trong chương 2 của chuyên đề thực tập và việc đưa ra các giải pháp để hoàn thiện hoạt động nhập khẩu máy móc thiết bị của công ty cổ phần kinh doanh Vinaconex (Vinatra., JSC).

Trang 28

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU MÁY MÓC, THIẾT BỊ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VINACONEX (VINATRA.,JSC) GIAI ĐOẠN 2005 – 2010

Chương 2 của chuyên đề thực tập tốt nghiệp này được xây dựng trên cơ sở thực trạng hoàn thiện hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị của công ty cổ phần kinh doanh Vinaconex (Vinatra., JSC) Để qua đó có các nhận xét đánh giá về tình hình thực hiện hoàn thiện hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị của công ty, làm

cơ sở để đề xuất các giải pháp hoành thiện được đề cập trong chương 3 của chuyên

đề Sau đây là nội dung chi tiết của chương 2 của chuyên đề:

2.1 Thực trạng hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị tại Công ty cổ phần kinh doanh Vinaconex (Vinatra., JSC)

Khi bắt đầu tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu, công ty cổ phần kinhdoanh Vinaconex gặp phải nhiều khó khăn vì chưa có kinh nghiệm, thiếu vốn vàcạnh tranh ngày càng mạnh mẽ trên thị trường Tuy nhiên, bằng nỗ lực học hỏi,tranh thủ kinh nghiệm của các đơn vị chuyên ngành trong nước, khai thác tốt mốiquan hệ hợp tác với nước ngoài, sớm nắm bắt được thị trường, nên hoạt động củacông ty ngày càng đi vào ổn định, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu đặc biệt lànhập khẩu đã đem lại nguồn thu không nhỏ cho công ty nói riêng, đóng góp đáng kểvào tổng doanh thu của Tổng công ty Vinaconex nói chung

2.1.1 Các mặt hàng máy móc, thiết bị nhập khẩu của công ty cổ phần kinh doanh Vinaconex (Vinatra., JSC)

2.1.1.1 Các mặt hàng máy móc, thiết bị nhập khẩu của công ty

 Dây chuyền, thiết bị đồng bộ:

Công ty đã nhập các thiết bị đồng bộ cho các dây chuyền công nghệ như: dâychuyền nhà máy xi măng Cẩm Phả (Quảng Ninh), tổ máy tuốc bin nhà máy Cửa Đạt(Thanh Hoá) và dây chuyền nhà máy thuỷ điện Ngài Phát,…

 Máy móc, thiết bị xây dựng:

Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu đa dạng như: máy khoan cọc nhồi, cần trục bánhxích, cẩu tháp, xe chuyển trộn bê tông, máy bơm bê tông, máy khoan thăm dò, vậnthăng, các loại thiết bị nâng cấp hệ thống cấp thoát nước,…

Trang 29

 Nguyên vật liệu:

Công ty nhập khẩu chủ yếu các loại vật tư cho ngành nước, môi trường,nguyên vật liệu cho ngành xây dựng như: thép, hoá chất, kính xây dựng, vật liệuxây dựng,… (chiếm 80% tổng giá trị nguyên vật liệu nhập khẩu)

2.1.1.2 Loại hình nhập khẩu của công ty

Công ty nhập khẩu máy móc, thiết bị theo loại hình nhập khẩu kinh doanh(trong đó bao gồm nhập khẩu trực tiếp và nhập khẩu uỷ thác)

Tuy nhiên, hiện nay quyền nhập khẩu trực tiếp của các doanh nghiệp trongnước được mở rộng hơn và năng lực mua bán cũng phát triển nên kim ngạch nhậpkhẩu theo hình thức uỷ thác của công ty có xu hướng giảm và chiếm tỷ trọng rấtnhỏ so với nhập khẩu trực tiếp, cũng như trong tổng doanh thu từ hoạt động nhậpkhẩu của công ty (chiếm khoảng 5%)

Chính vì vậy, trong nội dung phần này sẽ chỉ đề cập và đi sâu về loại hình

“nhập khẩu trực tiếp” bao gồm: nhập khẩu theo đơn hàng và nhập khẩu để bán

2.1.2 Thực trạng hoạt động nhập khẩu

2.1.2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2008 - 2009

Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2008 – 2009

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 587.033.946 1.099.882.552 87,363%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty Vinatra năm 2008 - 2009)

Nhìn vào bảng số liệu trên ta nhận thấy, doanh thu công ty năm 2009 tăngđáng kể 36,351% so với năm 2008, đồng thời mức tăng trưởng lợi nhuận ròng đạt

Trang 30

mức rất cao (trên 85%) Điều này cho thấy dấu hiện khả quan trong tình hình hoạtđộng của công ty.

Nhìn vào cơ cấu doanh thu, ta thấy doanh thu kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn

và gia tăng trên 35% từ năm 2008 đến năm 2009 Đặc biệt làtrong 2 năm 2008 vànăm2009, doanh thu hoạt động kinh doanh chiếm tới trên 98% tổng doanh thu củacông ty, mức cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây (cao hơn 15% so với năm2005) Kết quả này đạt được là do năm 2008 công ty đã quyết định gia tăng gấp đôivốn điều lệ lên 10 tỷ và tái cơ cấu lại bộ máy tổ chức, kinh doanh của công ty (từkhoảng tháng 4/2008 đến tháng 7/2008) nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu kinh doanhngày càng mở rộng và phát triển

Tuy nhiên, trong giai đoạn 2008 – 2009, tổng chi phí của công ty tăng mạnhvới tốc độ 34,263%, sở dĩ có được điều này là do các khoản mục chi phí đều tăngcao, đặc biệt là chi phí quản lý doanh nghiệp và giá vốn hàng bán tăng quá cao dẫnđến tình hình lạm chi của công ty Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫnđến chi phí giá vốn tăng quá cao là do trong giai đoạn 2008 – 2009, chứng kiến tỷgiá biến động theo xu hướng tăng (năm 2008 tỷ giá USD/VNĐ là 16.760, nhưng tớinăm 2009 con số này đã tăng lên hơn 18.000), tỷ giá tăng khiến cho giá cả các mặthàng tăng lên, do đó kéo theo giá vốn hàng bán cũng tăng mạnh Bên cạnh đó, chủtrương của Chính phủ là khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu cho nên Chínhphủ quy định khá chặt chẽ các lĩnh vực, các mặt hàng được phép nhập khẩu; đồngthời gia tăng hàng rào thuế quan và phi thuế quan đối với các mặt hàng nhập khẩu

bị hạn chế; quy định nhiều bên tham gia cấp phép tạo sự chồng chéo trong quản lýgây ra khó khăn về chi phí trong quá trình hoạt động nhập khẩu của công ty

Mặt khác, tình trạng các Ngân hàng thiếu tiền mặt để cho vay, còn các doanhnghiệp thì rơi vào tình trạng thiếu vốn mà không vay được dẫn đến tình trạng cầuvượt quá cung làm cho lãi suất vay của Ngân hàng cũng tăng lên kéo theo chi phívốn vay (nằm trong chi phí tài chính) cũng tăng theo

Có thể thấy, tốc độ gia tăng chi phí qua 2 năm (34,263%) tăng cao xấp xỉ tốc

độ gia tăng doanh thu (36,351 %) Đây là một dấu hiệu không khả quan cho tìnhhình hoạt động của công ty, đòi hỏi Ban quản trị cần tìm cách kiểm soát chi phí bánhàng và tiết kiệm chi phí kinh doanh ở mức tối thiểu, có thể nhằm nâng cao hiệuquả hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian tới

Trang 31

2.1.2.2 Kim ngạch nhập khẩu

Hiện tại, công ty cổ phần kinh doanh Vinaconex hoạt động khá hiệu quảtrong hoạt động nhập khẩu hàng hoá, có uy tín trên thị trường, có quan hệ nhiều bạnhàng lâu năm với các nước phát triển Trong giai đoạn hiện nay, Nhà nước khuyếnkhích nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất, với mụctiêu nhập khẩu đem lại lợi ích cho nền kinh tế

Bảng 2.2: Kim ngạch nhập khẩu của công ty Vinatra., JSC trong

(Nguồn: Phòng Kế toán – Tổng hợp – Vinatra., JSC)

Và được thể hiện cụ thể qua hình sau:

(Nguồn: Phòng Kế toán – Tổng hợp – Vinatra., JSC)

Hình 2.1: Giá trị nhập khẩu của công ty Vinatra., JSC trong

đoạn 2005 - 2009

Theo số liệu ở trên và nhìn vào hình vẽ, ta thấy giá trị nhập khẩu năm 2005đạt 6,25 triệu USD, năm 2006 đạt 6,5 triệu USD, năm 2007 đạt 7,03 triệu USD,năm 2008 đạt 8,5 triệu USD, năm 2009 đạt 9,2 triệu USD; giá trị nhập khẩu máymóc, thiết bị, hàng điện dân dụng trong các năm từ 2005 đến 2009 luôn tăng trưởng

Trang 32

Việc kim ngạch nhập khẩu máy móc, thiết bị,… tăng như vậy là do hàng hoá củacông ty đã đảm bảo được chất lượng, phù hợp với người tiêu dùng, đã tạo được uytín với khách hàng; Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đợt khủng hoảng kinh tế trongthời gian vừa qua dẫn đến việc năm 2009 kim ngạch nhập khẩu có tỷ lệ tăng 2,35%

so với năm 2008 – ít nhất trong vòng 5 năm giai đoạn 2005 – 2009

2.1.2.3 Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu

Do nhu cầu công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, đặt ra nhu cầu về vật

tư trang thiết bị ngành xây dựng ngày càng lớn, các sản phẩm này đòi hỏi một lượngtiêu thụ ngày càng nhiều Trước tình hình đó kết hợp với Tổng công ty, công ty cổphần kinh doanh Vinaconex - Vinatra., JSC đã chủ động đi vào các sản phẩm cóchất lượng cao, thị trường lớn Công ty đã đi vào nghiên cứu thị trường đầu vào vàđầu ra nhằm khai thác nguồn lực tiềm năng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao cả vềchất lượng lẫn số lượng các mặt hàng vật tư, trang thiệt bị, máy móc, hàng dândụng,… và một số mặt hàng khác

Bảng 2.3: Kim ngạch nhập khẩu của Vinatra., JSC theo mặt hàng

trong giai đoạn 2006 – 2008

Kimngạch (tỷđồng)

Tỷ trọng(%)

Kimngạch (tỷđồng)

Tỷ trọng(%)

Kimngạch (tỷđồng)

Tỷ trọng(%)

(Nguồn: Phòng Kế toán – Tổng hợp – Vinatra., JSC)

Và được thể hiện cụ thể qua hình sau:

Trang 33

Năm 2006

4.92 10.04 5.12

49.8 30.12

Máy móc, thiết bị Nguyên vật liệu Điện dân dụng Phương tiện vận tải Vật tư, phụ tùng sản xuất

Năm 2007

5.8 9.92 5.42

49.48 29.38

Máy móc, thiết bị Nguyên vật liệu Điện dân dụng Phương tiện vận tải Vật tư, phụ tùng sản xuất

Năm 2008

6.28 10.18 5.09

49.45 29

Máy móc, thiết bị Nguyên vật liệu Điện dân dụng Phương tiện vận tải Vật tư, phụ tùng sản xuất

(Nguồn: Phòng Kế toán – Tổng hợp – Vinatra., JSC)

Trang 34

Hình 2.2: Tỷ trọng nhập khẩu của Vinatra., JSC theo mặt hàng trong giai

cả nước và nhiều dự án khác, kế đến là nhóm hàng điện dân dụng, phương tiện vậntải, vật tư, phụ tùng phục vụ sản xuất

Bảng 2.4: Chủng loại hàng hoá, máy móc thiết bị xây dựng nhập khẩu trong

giai đoạn 2007 - 2008

Kim ngạch(nghìnđồng)

Tỷ trọng(%)

Kim ngạch(nghìn đồng)

Tỷ trọng(%)

2 Dây chuyền sản xuất giấy dầu 1.360.000 9,87

4 Dây chuyền sản xuất dầm dự

Trang 35

Nhóm vật tư nguyên liệu trực tiếp cho ngành xây dựng cũng là nhóm hàngchủ lực của công ty Trong những năm qua, các sản phẩm nhập khẩu chủ yếu củacông ty là các loại vật tư cho ngành nước, môi trường và một số nguyên liệu phục

vụ cho đầu vào sản xuất, nội thất Trong đó, nguyên vật liệu phục vụ cho ngành xâydựng chiếm gần 80% tổng giá trị nguyên vật liệu nhập khẩu Đó là những sản phẩmnhư khung nhà thép, hoá chất ngành sơn, vật liệu xây dựng, kính xây dựng, vỏ bao

xi măng (như bảng dưới)

Bảng 2.5: Chủng loại mặt hàng nguyên vật liệu xây dựng nhập khẩu trong

giai đoạn 2007 – 2008

Kim ngạch(nghìn đồng) Tỷ trọng (%)

Kim ngạch(nghìn đồng) Tỷ trọng (%)

Trang 36

Bên cạnh việc nhập khẩu máy móc thiết bị phục vụ cho việc thi công cáccông trình, việc nâng cấp hệ thống thoát nước, thiết bị cải tạo môi trường,… công tycòn nhập khẩu hàng điện gia dụng nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước.

Qua đó ta thấy nhóm hàng nhập khẩu của công ty cổ phần kinh doanhVInaconex khá đa dạng và phù hợp Mặt khác, thị trường nhập khẩu của công ty làcác nước có uy tín, đáng tin cậy, đây là tiền đề để công ty ngày càng khẳng định vịthế cạnh tranh của mình trên thị trường

2.1.2.4 Cơ cấu thị trường nhập khẩu

Công ty thường nhập khẩu hàng hoá từ các nước có công nghệ sản xuất tiêntiến, hiện đại như: Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc,… Những sản phẩm nhập khẩu

từ các nước này là những sản phẩm có khả năng đáp ứng được mặt hàng mà trongnước chưa sản xuất được hoặc có sản xuất nhưng chất lượng chưa cao

Bảng 2.6: Một số thị trường nhập khẩu máy móc thiết bị của công ty trong

Trang 37

Và được thể hiện cụ thể qua hình sau:

(Nguồn: Phòng Kế toán – Tổng hợp – Vinatra., JSC)

Hình 2.3: Tỷ trọng nhập khẩu của công ty tại một số thị trường trong

giai đoạn 2006 - 2008

Trang 38

Qua bảng số liệu trên chúng ta nhận thấy rằng: Thị trường Singapore – NhậtBản là những thị trường chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng kim ngạch nhậpkhẩu (Năm 2006, kim ngạch nhập khẩu tại thị trường Nhật Bản là 2,4 triệu USD,chiếm tỷ trọng 37%, kim ngạch nhập khẩu tại thị trường Singapore là 2,8 triệuUSD, chiếm tỷ trọng 43%; Năm 2007, kim ngạch nhập khẩu tại thị trường Nhật Bản

là 2,73 triệu USD, chiếm tỷ trọng 38,8%, kim ngạch nhập khẩu tại thị trườngSingapore là 2,9 triệu USD, chiếm tỷ trọng 41,2% Năm 2009, kim ngạch nhập khẩutại thị trường Nhật Bản là 2,9 triệu USD, chiếm tỷ trọng 36,6%, kim ngạch nhậpkhẩu tại thị trường Singapore là 3,5 triệu USD, chiếm tỷ trọng 43,2%) Thị trườngnày thường cung cấp các loại mặt hàng là: Hàng điện dân dụng, máy móc thiết bịxây dựng, nguyên vật liệu Tuy mặt hàng này giá thành cao nhưng chất lượng, kiểudáng, mẫu mã đẹp, đảm bảo Do đó mặt hàng này luôn có chỗ đứng trên thị trường

Thị trường Hàn Quốc: Là một nước có nền kinh tế phát triển, hiện đại, cungcấp các máy móc thiết bị xây dựng, nguyên vật liệu,… và đặc biệt là với giá thànhphù hợp với thị trường trong nước

Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của đợt khủng hoảng kinh tế kéo dài trên thếgiới, nhất là trong năm 2008 vừa qua hoạt động nhập khẩu hàng hoá thiết bị củacông ty tuy có tăng nhưng còn một số nguyên nhân như: khó khăn khách quan vềtình hình suy thoái chung của nền kinh tế thế giới, công tác giải phóng mặt bằngchậm, dẫn đến một số dự án trọng điểm của công ty và Tổng công ty phải giãn tiến

độ, dẫn đến việc triển khai một số hợp đồng nhập khẩu máy móc, thiết bị vật tư,…của các dự án phải chuyển sang năm 2009

2.1.2.5 Phương pháp nhập khẩu

Kinh doanh nhập khẩu là một trong những hoạt động chính của công ty cổphần kinh doanh Vinaconex (Vinatra., JSC) Với lợi thế về vốn và uy tín trênthương trường công ty không chỉ nhập khẩu vật tư, thiết bị phục vụ cho hoạt độngsản xuất kinh doanh của mình (nhập khẩu cho các đơn vị phụ thuộc), mà còn nhậpkhẩu cho các đơn vị thành viên của Tổng công ty Công ty thường dùng phươngthức:

Trang 39

 Nhập khẩu trực tiếp:

Là hoạt động nhập khẩu độc lập của một doanh nghiệp kinh doanh, trên cơ

sở nghiên cứu thị trường trong nước và quốc tế, tính toán các khoản chi phí, đảmbảo hiệu quả kinh doanh, tuân thủ đúng các quy định luật pháp Quốc gia và luậtpháp Quốc tế

Trong tình hình thực tế các doanh nghiệp phải tự tìm kiếm các đối tác, đàmphán, ký kết hợp đồng,… và phải bỏ vốn để tổ chức kinh doanh hàng nhập khẩu.Chính vì vậy, doanh nghiệp phải thận trọng xem xét và cân nhắc trước khi tiến hànhhoạt động kinh doanh của mình Độ rủi ro của phương thức này lớn nhưng lại cóđược lợi nhuận cao hơn so với việc nhập khẩu theo các phương thức khác

Hoạt động nhập khẩu của công ty đã có những kết quả đáng trân trọng Công

ty luôn thực hiện tốt các hợp đồng đã ký kết, tiến hành trực tiếp có lãi, thu đượcnhiều lợi nhuận, đóng góp cho ngân sách Nhà nước, góp phần đáng kể vào việc đổimới cơ cấu kinh tế đất nước

2.1.3 Thực trạng thực hiện quy trình nhập khẩu của công ty cổ phần kinh doanh Vinaconex

Công ty cổ phần kinh doanh Vinaconex (Vinatra., JSC) thực hiện hoạt độngnhập khẩu theo sơ đồ dưới đây:

Trang 40

: Nhập khẩu theo đơn hàng, gói thầu đã trúng: Nhập khẩu để bán

Hình 2.4: Quy trình nhập khẩu của công ty

Tìm kiếm

các gói thầu đã trúng

Tham gia đấu thầu

Nghiên

cứu thị

trường

Nhập khẩu hàng

Cung ứng hàng hoá

Thương lượng và

ký kết hợp đồng

Các hoạt động sau mua và bán

Tìm kiếm đối tác nước ngoài phu hợp

Lựa chọn mặt hàng nhập khẩu

Phân phối

Ngày đăng: 24/03/2015, 13:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w