Tiềm năng phát triển của thị trường xây dựng Việt Nam lớn nên nhu cầu về sơn tăng song hạn chế chung trong phát triển thương mại sản phẩm sơn trên thịtrường này là thiếu vốn để mở rộng h
Trang 1Tóm lược
Hiện nay, các đô thị, trung tâm thương mại, khu công nghiệp,… đã và đang pháttriển nhanh cả về số lượng và chất lượng nhằm đáp ứng sự phát triển kinh tế - xã hộicủa cả nước Toàn quốc hiện có 755 đô thị với tỉ lệ đô thị hóa đạt khoảng 30% Sau khiNghị định 02 có hiệu lực, nhiều khu đô thị mới, khu nhà ở với hệ thống hạ tầng kỹthuật và hạ tầng xã hội sẽ xuất hiện Cùng đó, ngành xây dựng cũng phát triển kéo theonhu cầu về sơn tăng lên
Trên thị trường miền Bắc, nhiều hãng sơn ngoại có lợi thế cạnh tranh cao ( chấtlượng cao, sản phẩm đa dạng, màu sắc phong phú,….) nên tiêu thụ sơn nội trở nên khókhăn hơn Các doanh nghiệp trong nước chỉ chiếm 40% thị phần Trước tình hình khókhăn đó, việc tìm ra những giải pháp thị trường nhằm phát triển thương mại sản phẩmsơn càng được quan tâm nghiên cứu nhiều hơn không chỉ nhằm thúc đẩy thương mại
phát triển mà còn tăng cường quảng bá thương hiệu Với để tài “ Giải pháp thị trường nhằm phát triển thương mại sản phẩm sơn trên thị trường miền Bắc (lấy công ty TNHH sơn KOVA làm đơn vị nghiên cứu)” đã tập trung nghiên cứu những lý thuyết
liên quan tới thương mại và phát triển thương mại, thị trường sản phẩm sơn Từ nhữngnghiên cứu thực trạng đánh giá tổng quan những thành công và hạn chế trong pháttriển thương mại sản phẩm sơn đưa ra nhưng giải pháp thị trường nhằm mở rộng hơnnữa qui mô, nâng cao hiệu quả thương mại trong thời gian tới
Trang 2Lời cảm ơn
Trong quá trình học tập tại trường đại học Thương Mại, em đã nhận được sự giúp
đỡ rất nhiệt tình của các thầy cô giáo và bạn bè Trong thời gian thực tập tại công tyTNHH sơn KOVA và làm luận văn em đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô vàcác cô chú trong công ty
Em xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các thầy cô giáo trong trường đại học ThươngMại Đặc biệt, em xin gửi lới cảm ơn đến cô giáo Th.S Vũ Thị Hồng Phượng, giáoviên trực tiếp hướng dẫn em trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp và viết luận văntốt nghiệp
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty đãcung cấp những tài liệu cần thiết, giúp đỡ em trong việc điều tra nghiên cứu, dạy cho
em những kinh nghiệm thực tế,
Với kiến thức và thời gian nghiên cứu hạn chế nên đề tài không tránh khỏi nhữngthiếu sót cần bổ xung Em rất mong nhận được đóng góp ý kiến của thầy cô để bài viếtcủa em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Phạm Thị Huyền
Trang 3MỤC LỤC
TÓM LƯỢC i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1
1.1.Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2.Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài 2
1.3 Các mục tiêu nghiên cứu 2
1.4 Phạm vi nghiên cứu 2
1.5 Kết cấu luận văn tốt nghiệp 3
CHƯƠNG 2: TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ GIẢI PHÁP THỊ TRƯỜNG NHẰM PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM SƠN 4
2.1 Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản 4
2.1.1 Khái niệm phát triển thương mại 4
2.1.2 Những nét khái quát về sản phẩm sơn 5
2.2.Các chỉ tiêu đánh giá phát triển thương mại 7
2.2.1 Nhóm chỉ tiêu về qui mô 7
2.2.2.Nhóm chỉ tiêu chất lượng 8
2.2.3.Nhóm chỉ tiêu hiệu quả thương mại 8
2.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển thương mại sản phẩm sơn trên thị trường miền Bắc 10
2.3.1 Nhóm nhân tố vĩ mô 10
2.3.2 Nhóm nhân tố vi mô 13
2.3.3 Vai trò của thị trường đối với phát triển thương mại sản phẩm 15
2.4 Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu của công trình năm trước 16
2.5 Phân định nội dung nghiên cứu của đề tài 17
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM SƠN TRÊN THỊ TRƯỜNG MIỀN BẮC 19
3.1 Phương pháp nghiên cứu 19
Trang 43.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 19
3.1.2 Phương pháp phân tích dữ liệu 19
3.2 Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến phát triển thương mại sản phẩm sơn trên thị trường miền Bắc 20
3.2.1 Đánh giá tổng quan tình hình phát triển thương mại sản phẩm sơn trên thị trường miền bắc 20
3.2.3 Ảnh hưởng cuả nhân tố môi trường đến phát triển thương mại sản phẩm sơn của công ty TNHH sơn KOVA 22
3.3 Kết quả điều tra trắc nghiệm và tổng hợp đánh giá của các chuyên gia 25
3.3.1 Khái quát về công ty TNHH sơn KOVA 25
3.3.2 Kết quả điều tra trắc nghiệm 26
3.4 Kết quả phân tích dữ liệu thứ cấp 31
CHƯƠNG 4: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỊ TRƯỜNG NHẰM PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM SƠN TRÊN THỊ TRƯỜNG MIỀN BẮC 35
4.1 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu 35
4.1.1 Các thành công đạt được trong phát triển thương mại mặt hàng sơn trên thị trường miền Bắc và nguyên nhân của những thành công đó 35
4.1.2 Các mặt hạn chế trong phát triển thương mại mặt hàng sơn và nguyên nhân 38
4.1.3 Từ những nguyên nhân và hạn chế trên đã đặt ra những vấn đề cần giải quyết về mặt thực trạng nhằm phát triển thương mại sản phẩm sơn như sau: 40
4.2 Dự báo triển vọng và quan điểm nhằm phát triển thương mại sản phẩm sơn trên thị trường miền Bắc trong những năm tiếp theo 41
4.2.1 Dự báo triển vọng về phát triển thương mại sản phẩm sơn 41
4.2.2 Quan điểm phát triển thương mại sản phẩm sơn 41
4.3 Các giải pháp thị trường nhằm phát triển thương mại sản phẩm sơn trên thị trường miền Bắc 43
4.3.1 Giải pháp cho doanh nghiệp 43
4.3.2Một số kiến nghị 46
PHỤ LỤC ix
Trang 5DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1 Bảng giá về các sản phẩm của công ty với đối thủ cạnh tranh 23
Bảng 3.2 Kết quả kinh doanh của công ty TNHH Sơn KOVA giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2010. 31
Bảng 3.3 Doanh thu của công ty qua các hình thức bán từ năm 2006 đến năm 2010 32
Bảng 3.4 Cơ cấu doanh thu các sản phẩm chính của công ty 33
Bảng 3.5 Cơ cấu thị trường tiêu thụ sản phẩm sơn của công ty TNHH sơn KOVA (2006 – 2010) 33
Bảng 3.6 Hiệu quả tổng hợp trong kinh doanh sản phẩm sơn 34
Biểu đồ 3.1 Sản lượng tiêu thụ sơn trên thị trường miền Bắc 20
Biểu đồ 3.2 Kết quả điều tra về quy mô sản phẩm sơn KOVA 27
Biểu đồ 3.3 Kết quả điều tra về giá sơn KOVA 27
Biểu đồ 3.4 Kết quả điều tra tính năng đặc biệt của sản phẩm sơn KOVA so với sản phẩm khác 28
Biểu đồ 3.5 Kết quả điều tra phương thức kinh doanh 28
Biểu đồ 3.6 Kết quả điều tra những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển thương mại sản phẩm sơn 29
Biểu đồ 3.7 Kết quả điều tra những giải pháp cần thiết cho việc phát triển thương mại sản phẩm sơn trong thời gian tới 29
Trang 7CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI1.1.Tính cấp thiết của đề tài.
Đất nước ta đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ về nhiều mặt, nhiều lĩnhvực trong xã hội đã có sự chuyển biến đáp ứng yêu cầu của sự phát triển này
Xây dựng là ngành góp phần vào công cuộc chuyển mình của đất nước, được thểhiện rõ qua những công trình, cơ sở hạ tầng cho xã hội là bộ mặt của đất nước Ngoài
ra, nó là nền tảng cho các ngành sản xuất vật chất cũng như phi vật chất, phù hợp vớiquá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá của nước ta hiện nay
Các công trình xây dựng không thể hoàn hảo nếu thiếu công đoạn sơn bởi nhucầu thẩm mỹ và tính năng của sơn đang được người tiêu dùng lựa chọn Theo một sốchuyên gia nhận định, thị trường sơn là mảnh đất màu mỡ cho các DN ở lĩnh vực này.Tuy nhiên, không nhiều DN VN chen chân được vào thị trường hấp dẫn này
Kinh tế Việt Nam đã và đang phát triển mạnh, các công trình xây dựng mọc lênkhắp nơi Hơn nữa, việc Việt Nam gia nhập WTO sẽ thúc đẩy nhà đầu tư nước ngoàiđầu tư vào đây nhiều hơn Từ đó kéo theo hàng loạt các nhu cầu về xây dựng vănphòng, cao ốc, khách sạn , đặc biệt ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đây là sự kích cầu mạnh mẽ cho thị trường vật liệu xây dựng nói chung và thị trườngsơn nói riêng Tiềm năng phát triển của thị trường xây dựng Việt Nam lớn nên nhu cầu
về sơn tăng song hạn chế chung trong phát triển thương mại sản phẩm sơn trên thịtrường này là thiếu vốn để mở rộng hoạt động kinh doanh, đầu tư cho việc nghiên cứuphát triển mẫu mã sản phẩm, nâng cao chất lượng và tính năng cho sản phẩm, gặp khókhăn về việc mở rộng thị trường Ngoài ra, lượng sơn tiêu thụ ở Việt Nam còn thấp,mới chỉ đạt từ 0,6 – 0,7 lít/người/năm (năm 2007), sơn ngoại vẫn chiếm ưu thế Cácthương hiệu “ngoại” như Nippon, 4 oranges, ICI, Jotun,…chiếm đa số
Trước tình hình đó, việc tìm ra những giải pháp thị trường nhằm phát triểnthương mại sản phẩm càng được quan tâm nghiên cứu nhiều hơn
Công ty TNHH sơn KOVA được thành lập năm 1998 Công ty chuyên nghiêncứu, sản xuất, phân phối và thi công các loại sơn cho xây dựng, công nghiệp, sơn giaothông, chất chống thấm và dầu bôi trơn làm nguội cho ngành cơ khí Nếu nhìn tổng
Trang 8quát trên thị trường sơn thì thị phần về sơn của công ty sơn KOVA chiếm một tỷ lệkhoảng 23 – 25% thị phần miền Bắc, và doanh thu chủ yếu là trên thị trường Hà Nội.Các tỉnh thành Hải Phòng, Nam Định, cũng đã có những đại lý và văn phòng đạidiện nhưng khả năng tiêu thụ sản phẩm vẫn chưa cao Trong khi đó thị phần của cáchãng sơn như Mycolor, Nippon khoảng từ 30 – 35% thị phần trên thị trường miền Bắc.Chính vì vậy mà phát triển thương mại sản phẩm sơn của công ty TNHH sơn KOVAđang là nhu cầu cấp thiết đặt ra với doanh nghiệp nhằm tăng khả năng cạnh tranh trênthị trường khi cũng có rất nhiều đối thủ trong và ngoài nước có nhiều lợi thế hơn trong
kinh doanh Nói tóm lại, nghiên cứu “ Giải pháp thị trường nhằm phát triển thương mại sản phẩm sơn trên thị trường miền Bắc lấy công ty TNHH sơn KOVA làm đề tài nghiên cứu“ là vô cùng cấp thiết.
1.2.Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài
Đề tài hệ thống lại những lý thuyết để trả lời những câu hỏi liên quan đến pháttriển thương mại mặt hàng sơn như: cần hiểu như thế nào về mặt hàng sơn, phát triểnthương mại mặt hàng sơn là gì, các nhân tố nào ảnh hưởng đến phát triển thương mạimặt hàng này, các chỉ tiêu nào được sử dụng để đánh giá hiệu quả phát triển thươngmại Trên cơ sở đó phân tích thực trạng phát triển thương mại sản phẩm sơn nóichung và của công ty TNHH sơn KOVA nói riêng trên thị trường miền Bắc và tậptrung đưa ra các giải pháp thị trường nhằm phát triển thương mại mặt hàng sơntrên thị trường miền Bắc của Công ty TNHH sơn KOVA
1.3 Các mục tiêu nghiên cứu
Về mặt lý luận: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận có liên quan đến phát triển
thương mại mặt hàng sơn
Về mặt thực tiễn: Tìm hiểu thực trạng phát triển thương mại mặt hàng sơn trên thị
trường miền Bắc nói chung và của công ty TNHH sơn KOVA nói riêng Qua đó có nhữngđánh giá về thành tựu, hạn chế phát hiện ra những vấn đề trọng tâm cần giải quyết trongphát triển thương mại sản phẩm sơn Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp thị trườngnhằm phát triển thương mại sản phẩm sơn tại công ty TNHH sơn KOVA
1.4 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung:
+ Nghiên cứu những chỉ tiêu đánh giá phát triển thương mại như chỉ tiêu về quy
mô, nâng cao chất lượng hoạt động thương mại, đảm bảo tính hiệu quả thương mại,…
Trang 9+ Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng tới phát triển thương mại sản phẩm sơntrọng tâm tập trung vào các nhân tố liên quan tới thị trường tiêu thụ của sản phẩm.
- Về không gian:
+ Đơn vị nghiên cứu: Công ty TNHH sơn KOVA
+ Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động thương mại sản phẩm sơn của công tyTNHH sơn KOVA tập trung trên thị trường miền Bắc nhưng chủ yếu tập trung nghiêncứu trên thị trường Hà Nội
+ Về thời gian : Khảo sát, phân tích thực trạng thị trường phát triển thương mại
sản phẩm sơn của công ty TNHH sơn KOVA trong 5 năm 2006 - 2010 Các giải phápđưa ra nhằm áp dụng cho giai đoạn từ nay đến năm 2011
1.5 Kết cấu luận văn tốt nghiệp.
Kết cấu luận văn gồm 4 chương :
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài
Chương 2: Một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển thương mại sản phẩm sơn.Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng pháttriển thương mại sản phẩm trên thị trường miền Bắc
Chương 4: Kết luận và đề xuất một số giải pháp thị trường nhằm phát triểnthương mại sản phẩm sơn trên thị trường miền Bắc
Trang 10CHƯƠNG 2 TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ GIẢI PHÁP THỊ TRƯỜNG NHẰM PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM SƠN
2.1 Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản
2.1.1 Khái niệm phát triển thương mại
Phát triển thương mại là sự gia tăng về quy mô, tốc độ tăng trưởng của thương
mại, chuyển dịch cơ cấu thương mại, sử dụng có hiệu quả nguồn lực thương mại nângcao hiệu quả hoạt động thương mại theo hướng phát triển bền vững
Phát triển thương mại sản phẩm bao gồm sự gia tăng về quy mô, tốc độ tăng
trưởng thương mại nhanh và liên tục, gắn với chuyển dịch cơ cấu thương mại phù hợp,nhằm nâng cao hiệu quả thương mại hướng vào các mục tiêu phát triển bền vững, đápứng hài hòa các mục tiêu kinh tế xã hội và môi trường
- Mở rộng về quy mô thương mại: gia tăng sản lượng tiêu thụ, qua đó gia tăng
giá trị thương mại, thị phần của doanh nghiệp trên thị trường được mở rộng Sảnphẩm không giới hạn ở thị trường cũ với những khách hàng trung thành mà cònđược đưa đến những thị trường mới với những khách hàng mới hay là khai thácđược nhiều khách hàng tiềm năng
- Nâng cao chất lượng hoạt động thương mại: không chỉ tăng về mặt số lượng
mà các hoạt động thương mại phải nâng cao về mặt chất lượng, nghĩa là phải làm thếnào để lĩnh vực thương mại có sự dịch chuyển về cơ cấu hàng hóa, dịch vụ theo hướngtăng những hàng hóa, dịch vụ có chất lượng tốt, hàm lượng chất xám cao,…phải có sựthâm nhập và khai thác tốt hơn thị trường cũ của sản phẩm nhằm tối đa hóa lợi nhuậnđồng thời phát triển thị trường của sản phẩm theo chiều sâu
Để phát triển thương mại mặt hàng sơn trên thị trường thì cẩn phải đảm bảo cácyếu tố như: qui mô được mở rộng, chất lượng sản phẩm phải được sản xuất theo dâychuyền công nghệ đạt tiêu chuẩn, có độ bóng cao, không độc hại, an toàn cho ngườithi công và người sử dụng, đa dạng hóa các chủng loại sản phẩm, cải tiến mẫu mã bao
bì sản phẩm, nâng cao chất lượng phục vụ, thỏa mãn nhu cầu khách hàng…
- Nâng cao tính hiệu quả thương mại: hoạt động phát triển thương mại luôn đi
kèm với việc nâng cao hiệu quả thương mại Hiệu quả thương mại được căn cứ theo
Trang 11các kết quả thu được từ hoạt động thương mại so với các chi phí bỏ ra Có nhiều cáchhiểu khác nhau về hiệu quả thương mại.
Dưới góc độ nền kinh tế: Hiệu quả thương mại là kết quả lưu thông hàng hóa trongnền kinh tế so với chi phí đã bỏ ra để đạt được kết quả đó trong một thời kỳ nhất định.Dưới góc độ ngành thương mại: hiệu quả thương mại là phạm trù kinh tế xã hộitổng hợp Nó phản ánh mối quan hệ so sánh giữa kết quả thu được theo mục đích vớinguồn lực hay chi phí sử dụng nguồn lực trong một khoảng thời gian nhất định
Dưới góc độ doanh nghiệp: Hiệu quả thương mại là quan hệ so sánh giữa kếtquả hoạt động trao đổi mua bán với chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để đạt đượckết quả đó
Tóm lại, hiệu quả thương mại phản ánh mối quan hệ so sánh giữa kết quả đạtđược từ hoạt động kinh doanh với chi phí bỏ ra hay nguồn lực sử dụng để đạt kết quả
đó Hoạt động thương mại đạt hiệu quả cao khi nó tối thiểu hóa được chi phí sản xuấtkinh doanh và tối đa hóa lợi nhuận
Nâng cao hiệu quả thương mại là việc gây dựng tầm quan trọng của sản phẩmtrên thị trường làm cho thị phần của sản phẩm ngày càng lớn trên thị trường, đóng gópnhiều vào tổng sản phẩm quốc dân Đồng thời cũng phải quan tâm đến việc sử dụng cóhiệu quả các nguồn lực về vốn và lao động
- Phát triển thương mạị hướng tới mục tiêu phát triển bền vững: Phát triển bền
vững là sự phát triển hài hòa giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần, giữa thiênnhiên và con người, giữa tự nhiên và nhân tạo, giữa hiện tại và tương lai Sự phát triển
đó nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện tại nhưng không làm phương hại đến pháttriển của xã hội tương lai
Phát triển thương mại sản phẩm không chỉ quan tâm đến lợi ích kinh tế mà cũngcần quan tâm đến lợi ích về môi trường, xã hội nhằm giảm thiểu ô nhiễm và những tácdụng không tốt tới sức khỏe của người tiêu dùng
2.1.2 Những nét khái quát về sản phẩm sơn
a Khái niệm
Sản phẩm Sơn là một hỗn hợp đồng nhất, trong đó chất tạo màng liên kết với các
chất màu tạo màng liên tục bám trên bề mặt vất chất Hỗn hợp được điều chỉnh vớimột lượng phụ gia và dung môi tùy theo tính chất của mỗi loại sản phẩm
Trang 12b Sơn bao gồm các thành phần chính như sau:
- Chất tạo màng: là các hợp chất polyme hữu cơ hay còn gọi là nhựa (resin) Một
số loại nhựa tan trong nước như latex hay acrylic, một số loại nhựa khác chỉ tan trongdung môi hữu cơ như epoxy, nhựa alkyd
- Phụ gia: là chất tổ hợp trong sơn để tăng cường một số tính năng của màng sơn.Các chất phụ gia bao gồm: chất hóa dẻo, chất làm khô, chất chống bọt, chống rêu mốc,chất dàn, chất chống lắng v.v
- Bột màu: được sử dụng để tạo màu sắc, tạo độ phủ, tăng các tính năng cơ họccủa màng sơn Bột màu bao gồm bột màu vô cơ và bột màu hữu cơ
- Các pha phân tán: sử dụng để hòa tan, giữ bột màu và nhựa ở dạng lỏng Phaphân tán có thể là dung môi hữu cơ, có thể là nước, ngoài ra còn sử dụng chất phaloãng
c.Công dụng của sơn:
- Bảo vệ bề mặt vật liệu: chống rỉ, bền độ ẩm cao, bền dầu, bền hóa chất, mưa,nắng v.v
- Biến đổi ngoại quan của bề mặt vật liệu: tạo màu sắc, độ bóng, tạo dấu vết nhậnbiết, phẳng nhẵn, chống thấm, cách âm, phản quang, chỉ dẫn nhiệt độ bằng màu sắcv.v
d Phân loại sơn:
- Phân loại theo công nghệ và nguyên liệu sử dụng: sơn nhũ tương (pha phân tán
là dung môi hữu cơ, thường gọi là sơn dung môi, pha phân tán là nước thường gọi làsơn nước), sơn bột, sơn điện di kiểu anode, sơn đóng rắn bằng tia EB và UB
- Phân loại theo phương pháp sử dụng: sơn quét, sơn phun, sơn tĩnh điện, sơn điệnly
- Phân loại theo ngoại quan: Sơn trong, sơn bóng, sơn mờ, sơn huỳnh quang
- Phân loại theo chức năng màng sơn: Sơn lót, sơn nền, sơn phủ
- Phân loại theo lĩnh vực sử dụng: Sơn trang trí, sơn ô tô, sơn bê tông, sơn đáytàu, sơn chống rỉ
Trang 132.2.Các chỉ tiêu đánh giá phát triển thương mại
Đánh giá sự phát triển thương mại ta dưạ vào các tiêu chí: qui mô thương mại,chỉ tiêu chất lượng hoạt động thương mại, hiệu quả thương mại, kết hợp hài hòa cácmục tiêu KT-XH-MT
2.2.1 Nhóm chỉ tiêu về qui mô
Xét trên góc độ vĩ mô, chỉ tiêu về quy mô được thể hiện bởi tổng giá trị thươngmại Tổng giá trị thương mại là giá trị của hàng hóa do quá trình lưu thông đem lạitrong khoảng thời gian xác định
Tổng giá trị thương mại = tổng mức lưu chuyển trong nước + kim ngạch xuất nhập khẩu.Xét tới góc độ vi mô, chỉ tiêu về quy mô được thể hiện bởi doanh thu tiêu thụ vàsản lượng tiêu thụ
Sản lượng tiêu thụ: Đây là nhân tố tích cực và ảnh hưởng mạnh mẽ đến doanh
nghiệp trong từng thời kỳ nhất định Trong trường hợp giá cả không thay đổi nếu khốilượng hàng hóa tiêu thụ tăng lên thì lợi nhuận cũng tăng lên và ngược lại
Tốc độ tăng sản lượng tiêu thụ =Qn Q(n Q(n1) 1)× 100
Trong đó: Qn là sản lượng tiêu thụ của năm n
Q(n-1) là sản lượng tiêu thụ của năm trước đó
Tốc độ tăng sản lượng tiêu thụ chính là sự biểu hiện của sự phát triển thươngmại Nếu tốc độ tăng sản lượng tiêu thụ dương thì chứng tỏ Qn > Q(n-1), sản lượngtiêu thụ hàng hóa tăng so với năm trước Sản lượng tiêu thụ hàng hóa tăng nghĩa làthời gian sản phẩm trong quá trình lưu thông bị giảm xuống, hàng hóa nhanh đi vàokhâu tiêu dùng hơn
Doanh thu tiêu thụ: Doanh thu tiêu thụ là lượng tiền mà doanh nghiệp thu
được do thực hiện buôn bán hàng hóa trên thị trường trong một thời gian xác định
Tốc độ tăng doanh thu tiêu thụ của năm n so với năm (n – 1) là:
n n
n n
Q P
Q P
Q P
M =
n i
Trang 14P là giá bán cho 1 đơn vị sản phẩm trong năm (n-1)
Khi t tăng theo các năm, các quí hoặc các tháng nghĩa là quy mô thương mại sảnphẩm trên thị trường tăng lên
2.2.2 Nhóm chỉ tiêu chất lượng
Ngoài chỉ tiêu về số lượng, phát triển thương mại còn được phản ánh qua chỉtiêu chất lượng Từ các chỉ tiêu gia tăng về số lượng ta nhận định được chất lượngphát triển thông qua tốc độ tăng trưởng thương mại, sự dịch chuyển cơ cấu của sảnphẩm và thị trường
Tốc độ tăng trưởng: Thông qua chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng ta sẽ thấy được
tốc độ mở rộng quy mô thương mại và thương mại phát triển ổn định hay không ổnđịnh qua các năm
Tốc độ tăng trưởng hàng năm: g = 100% × Qn Q(Q n(n1) 1)
Trong đó, g: Tốc độ tăng trưởng hàng năm
Qn: Qui mô thương mại năm nghiên cứu
Q(n-1): Qui mô thương mại trước năm nghiên cứu
Sự dịch chuyển về cơ cấu: sự dịch chuyển về cơ cấu sản phẩm là sự thay đổi
về tỷ trọng các loại sản phẩm tiêu thụ Để phát triển thương mại thì tỷ trọng các sảnphẩm có hàm lượng chất xám cao, công nghệ cao có xu hướng ngày càng tăng lên,giảm dần những mặt hàng thô, những mặt hàng mang tính thủ công và những loại sảnphẩm không thân thiện với môi trường
2.2.3 Nhóm chỉ tiêu hiệu quả thương mại
Hiệu quả thương mại là phạm trù phản ánh quan hệ so sánh giữa kết quả đạt đượcvới chi phí bỏ ra của quá trình trao đổi hàng hóa, dịch vụ trên thị trường Thực chất, đó làtrình độ sử dụng các nguồn lực trong thương mại nhằm đạt tới những mục tiêu đã xácđịnh
Biểu thức chung của hiệu quả thương mại: H =
C K
Trong đó: H là hiệu quả thương mại
K là kết quả đạt được theo mục tiêu
C là chi phí bỏ ra hay nguồn lực sử dụng
Trang 15Hiệu quả thương mại được thể hiện qua các chỉ tiêu cụ thể là:
Mức đóng góp của thương mại sản phẩm vào GDP: Nếu mức đóng góp của
lĩnh vực thương mại sản phẩm vào GDP càng lớn thì càng khẳng định được vai trò tolớn, tầm quan trọng của lĩnh vực này trong nền kinh tế quốc dân
Tỷ suất lợi nhuận: Là phần trăm giữa lợi nhuận thu được của người sản xuất
kinh doanh thương mại và chi phí họ bỏ ra ban đầu để có được hàng hóa kinh doanh,hoặc là phần trăm giữa lợi nhuận thu được của người sản xuất kinh doanh thương mại
so với doanh thu mà họ đạt đươc
Lợi nhuận trước thuế
Tỷ suất lợi nhuận = × 100%
Doanh thu thuần
Tỷ suất lợi nhuận trong lĩnh vực thương mại sản phẩm càng lớn chứng tỏ sự hoạtđộng này ngày càng có hiệu quả Mặt khác, lợi nhuận sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư hơn
sẽ làm cho hoạt động thương mại sản phẩm trở nên sôi động hơn nhưng cũng tạo ranhiều khó khăn hơn, tính cạnh tranh trên thị trường trở nên khốc liệt hơn
Hiệu quả sử dụng các nguồn lực thương mại: Nguồn lực thương mại là các
yếu tố tài nguyên thiên nhiên, vốn, công nghệ và nhân lực là những yếu tố và điều kiệnkhách quan để tạo ra các yếu tố và các điều kiện cần thiết đảm bảo hoạt động mua bán,trao đổi hàng hóa và dịch vụ ở phạm vi vi mô cũng như quá trình tổ chức và quản lýhoạt động thương mại trong nền kinh tế diễn ra trên thị trường một cách liên tục, thôngsuốt và ngày càng phát triển
Quy mô và chất lượng của nguồn lực sẽ quyết định đến quy mô và hiệu quả củahoạt động thương mại Trình độ huy động và sử dụng các nguồn lực quyết định đếnkhả năng phát triển thương mại, quyết định khả năng cạnh tranh và hội nhập kinh tếquốc tế về mọi mặt Các nguồn lực thương mại có ý nghĩa hết sức quan trọng đến sựphát triển thương mại do đó phải biết cách kết hợp, sử dụng chúng sao cho hợp lý đemlại hiệu quả tối ưu nhất cho doanh nghiệp
Phát triển kinh tế hài hòa với phát triển về mặt xã hội, môt trường Phát triểnthương mại để giải quyết các vấn đề về xã hội như việc làm, mức sống, chất lượngcuộc sống, rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng,…
Ngoài ra, phát triển thương mại sản phẩm phải gắn liền với việc bảo vệ môitrường, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm thiểu các phế thải nhằm lành mạnh
Trang 16hóa môi trường Khai thác tài nguyên thiên nhiên như thế nào hợp lý đảm bảokhông cạn kiệt, có thể tái tạo…
2.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển thương mại sản phẩm sơn trên thị trường miền Bắc
2.3.1 Nhóm nhân tố vĩ mô
a Yếu tố kinh tế
Các yếu tố kinh tế ảnh hưởng tới phát triển thương mại: Tốc độ tăng trưởng kinh
tế, tỷ lệ lạm phát, mức thu nhập bình quân, lãi suất ngân hàng
Lạm phát tăng cao và kéo dài, thị trường ngoại hối có nhiều biến động sẽ có nhữngảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế nói chung và ngành sơn nói riêng Nhữngtác động chủ yếu bao gồm: Giá cả tăng mạnh sẽ làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh,ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất sơn và toàn bộ nềnkinh tế
Lạm phát cao làm giảm giá trị đồng tiền trong nước Khi các mức giá cả trongtương lai khó dự đoán hơn thì các kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm hợp lý sẽ trở nên khóthực hiện hơn Người dân ngày càng lo ngại về việc sức mua trong tương lai của họ bịgiảm xuống và mức sống của họ cũng vì vậy mà kém đi Lạm phát cao khuyến khíchcác hoạt động đầu tư mang tính đầu cơ trục lợi hơn là đầu tư vào các hoạt động sảnxuất Lạm phát cao sẽ làm giảm nhu cầu tiêu dùng, thay đổi cơ cấu chi tiêu của ngườidân từ đó ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của các DN
Nhìn chung, các doanh nghiệp sản xuất sơn trong nước hiện đang cần vốn để mởrộng sản xuất kinh doanh, đầu tư cải tiến máy móc thiết bị và công nghệ để có thể cạnhtranh với các công ty sơn nước ngoài có nhiều lợi thế về vốn và công nghệ sản xuấttiên tiến Nếu mức lãi suất tăng thì các doanh nghiệp sản xuất sơn sẽ có tâm lý ngạivay tiền và thực tế thì họ phải trả lãi suất cao hơn cho các khoản vay Với một doanhnghiệp trong thời kỳ tăng trưởng thì điều này có thể tác động nghiêm trọng, doanhnghiệp phải thu hẹp phạm vi hoạt động và kết quả là lợi nhuận bị giảm sút Nhưngnếu lãi suất thấp sẽ khuyến khích doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh
b Yếu tố xã hội
Bao gồm các yếu tố như đặc điểm về dân số, cơ cấu dân số, tỷ lệ tăng dân số, quy
mô, mức sống và trình độ giáo dục của dân cư, các yếu tố văn hóa, tôn giáo, phong tục
Trang 17tập quán, lối sống…Tất cả các yếu tố trên đều ảnh hưởng tới việc hình thành nhu cầuthói quen mua sắm, cách thức mua bán Cụ thể như: Quy mô và tốc độ tăng dân sốphản ánh trực tiếp quy mô nhu cầu trong hiện tại và tương lai Dân số tăng thì nhu cầu
về nhà ở cũng tăng theo, từ đây sẽ phát triển nhiều khu dân cư, khu đô thị,…nhu cầuxây dựng cũng tăng theo Nhu cầu xây dựng tăng thì kéo theo thị trường vật liệu xâydựng như xi măng, sắt thép, sơn,…phát triển Khu vực và vùng miền khác nhau thì thịhiếu và phong tục tập quán cũng khác nhau từ đây sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu về sảnphẩm Ở những thành phố lớn thì nhu cầu xây dựng và làm đẹp cho các công trình nhưcác trung tâm thương mại, văn phòng, nhà ở,…rất cao Cho nên, thị trường này nhucầu về màu sắc phong phú và đa dạng Khu vực nông thôn và miền núi thì những màusắc như màu vàng, màu đỏ, màu nâu,…được tiêu thụ chủ yếu Người tiêu dùng ở thịtrường này chủ yếu quan tâm nhiều đến giá thành sản phẩm vì vậy các doanh nghiệpsản xuất sơn muốn mở rộng thị trường thì phải nắm bắt được các đặc điểm xã hội củacác nhóm dân cư để từ đó đưa ra các sản phẩm phù hợp với đặc trưng đó
c Yếu tố pháp luật
Pháp luật cũng ảnh hưởng đến hoạt động phát triển thương mại của doanhnghiệp Hoạt động thương mại chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi luật pháp của nhà nước.Nhà nước quản lý thương mại sản phẩm bằng các công cụ pháp luật nhằm điều chỉnhnhững quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình lưu thông hàng hóa trên thị trườngnhằm thực hiện mục tiêu kinh tế, xã hội của đất nước Việc quản lý đó được cụ thể hóabằng các văn bản luật pháp như: luật thương mại, luật doanh nghiệp,…các pháp luậtnày làm nền tảng, cơ sở cho các hoạt động kinh doanh thương mại sản phẩm vì nó thúcđẩy hoặc hạn chế các hoạt động kinh doanh này Nếu nội dung của pháp luật không rõràng, chậm ban hành thông tư hướng dẫn thực hiện… sẽ gây đình trệ cho việc pháttriển thương mại sản phẩm Trong đó có phát triển thương mại sản phẩm sơn
d Yếu tố công nghệ kỹ thuật
Trong quá trình sản xuất kinh doanh Sử dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuấtkinh doanh có thể đạt được mức sản lượng cao hơn với vẫn cùng với một số lượng đầuvào về lao động hoặc vốn Dưới tác động của khoa học và công nghệ, các nguồn lựcsản xuất được mở rộng, làm biến đổi chất lượng nguồn lực lao động Cơ cấu lao độngchuyển từ lao động giản đơn là chủ yếu sang lao động bằng máy móc, có kỹ thuật, có
Trang 18trí tuệ, nhờ đó nâng cao năng suất lao động của doanh nghiệp Khoa học và công nghệtạo điều kiện chuyển từ phát triển kinh tế theo chiều rộng sang phát triển kinh tế theochiều sâu Phát triển kinh tế theo chiều rộng là sự tăng trưởng nhờ vào việc gia tăngcác yếu tố đầu vào của sản xuất như vốn, lao động, phát triển kinh tế theo chiều sâu,nghĩa là thực hiện tăng trưởng kinh tế dựa trên việc nâng cao hiệu quả sử dụng các yếu
tố sản xuất, nâng cao chất lượng hiệu quả thương mại, hướng tới tăng doanh thu, nângcao chất lượng sản phẩm
Hiện nay máy móc, thiết bị và công nghệ ở các nhà máy sơn trang bị mới còn ít
và chưa đồng bộ, năng suất và chất lượng chưa cao Các công nghệ mới mà thế giới đãđưa vào sản xuất từ 20 năm nay như công nghệ sản xuất sơn có thành phần bột đóngrắn bằng tia cực tím, sơn phủ nước – silicol…hiện nước ta còn chưa có Ngoài ra, côngnghệ sản xuất sơn và thiết bị thi công như thiết bị làm sạch bề mặt, thiết bị sấy,…cũngchưa được đầu tư sản xuất Trong khi các doanh nghiệp nước ngoài với công nghệ sảnxuất tiên tiến, hiện đại nên chất lượng sơn và năng suất lao động cao, khả năng cạnhtranh với các doanh nghiệp sản xuất sơn trong nước lớn
Mục tiêu cuối cùng của các doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận Muốn vậy cácdoanh nghiệp phải sản xuất những mặt hàng có nhu cầu lớn, tối thiểu hóa chi phí cácyếu tố đầu vào, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, hình thức hànghóa, cho phù hợp Những yêu cầu đó chỉ được thực hiện khi áp dụng khoa học, kỹthuật vào trong sản xuất, kinh doanh Việc áp dụng khoa học, công nghệ vào sản xuấtkinh doanh không chỉ giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, mà còn tạo ranhiều loại sản phẩm mới, tăng quy mô sản xuất của doanh nghiệp, nâng cao vị thế vàtăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường Chính vì vậy yếu tố này cóảnh hưởng lớn đến phát triển thương mại sản phẩm sơn
e Các chính sách vĩ mô
Các chính sách vĩ mô như chính sách khai thác tài nguyên thiên nhiên, chính sáchmôi trường, chính sách thuế, chính sách tài khóa, tiền tệ… ảnh hưởng lớn đến pháttriển thương mại sản phẩm nói chung và thương mại sản phẩm sơn nói riêng Do phầnlớn các nguyên liệu cho các ngành sản xuất sơn phải nhập ngoại nên những chính sáchtiền tệ, chính sách thuế ( thuế nhập khẩu) ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp Nếu chính sách tiền tệ thường xuyên thay đổi, thị trường tỷgiá hối đoái không ổn định ảnh hưởng đến việc nhập khẩu nguyên liệu phục vụ cho
Trang 19hoạt động sản xuất từ đó ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm, tính liên tục và hiệu quảcủa sản xuất Nếu các chính sách này được ban hành theo hướng có lợi cho hoạt độngphát triển thương mại sản phẩm sơn như giảm lãi suất vay ngân hàng, tạo điều kiệncho doanh nghiệp sản xuất sơn vay vốn để đầu tư mở rộng thị trường, đầu tư cải tiếntrang thiết bị, dây truyền sản xuất sẽ góp phần làm tăng quy mô sản xuất, nâng cao khảnăng tiêu thụ sản phẩm cho doanh nghiệp và ngược lại.
2.3.2 Nhóm nhân tố vi mô
a Các yếu tố về thị trường
Thị trường là một quá trình mà trong đó người mua và người bán tương tác với
nhau để cùng xác định giá cả và số lượng hàng hóa hay dịch vụ được trao đổi và muabán Phát triển thương mại là hoạt động dựa theo các quy luật, xu hướng của thịtrường Nó chịu ảnh hưởng của các nhân tố của thị trường như cung, cầu, giá cả, cạnhtranh,
Quy luật cung – cầu: theo quy luật cung – cầu nếu cung lớn hơn cầu thì giá cả sẽ
giảm, kéo theo cung giảm và cầu tăng, ngược lại nếu cung nhỏ hơn cầu thì giá cả sẽtăng làm cho cung tăng và cầu giảm; nếu cung bằng cầu thì giá cả sẽ cân bằng, ổnđịnh Doanh nghiệp cần nắm bắt chính xác quan hệ cung cầu để sản xuất hàng hóa đápứng kịp thời nhu cầu của thị trường từ đó có thể tiến đến mục tiêu nâng cao hiệu quảhoạt động của doanh nghiệp
Quy luật cạnh tranh: Thị trường ngày càng biến động, tính cạnh tranh ngày càng
gay gắt và quyết liệt cũng là nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp Để tồn tại và tạo lập vị thế của mình trên thương trường, doanh nghiệp phảiluôn có ý thức tự hoàn thiện, tự làm mới sản phẩm của mình để thu hút khách hàng,
mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm Sản phẩm của doanh nghiệp càng phù hợp với
sở thích và thị hiếu của người tiêu dùng bao nhiêu thì càng được ưa chuộng bấy nhiêu,qua đó sức mua sẽ tăng lên thúc đẩy hoạt động thương mại phát triển
b Nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp
Là các yếu tố bên trong doanh nghiệp mà doanh nghiệp có thể tác động vào đểlàm ảnh hưởng tới việc đẩy mạnh tiêu thụ, bao gồm các yếu tố cơ bản sau:
- Tài chính: vốn là yếu tố tiên quyết đối với mọi hoạt động kinh doanh nói chung
và hoạt động thương mại sản phẩm sơn nói riêng, bởi vì có vốn doanh nghiệp mới cóthể tiến hành mua các máy móc thiết bị, nhà xưởng, nguyên nhiên vật liệu cũng như
Trang 20thuê nhân công để tiến hành hoạt động kinh doanh của mình Vốn cũng là yếu tố quyếtđịnh qui mô và kế hoạch phát triển bởi thông thường, doanh nghiệp có vốn lớn thìdoanh nghiệp đó có lợi thế hơn trong việc phát triển thị trường, nâng cao chất lượng,
số lượng sản phẩm tiêu thụ, cải tiến quá trình sản xuất kinh doanh
Trong giai đoạn đầu tư phát triển chiếm lĩnh thị phần, nó tác động trực tiếp tớiphát triển thương mại của DN Nếu một DN có tiềm lực tài chính vững mạnh thì sẽgiúp cho chiến lược phát triển thương mại được tiến hành nhanh chóng, dễ dàng và đạtkết quả cao Ngược lại, nếu DN gặp phải những khó khăn về tài chính thì hoạt độngphát triển thương mại cũng khó có thể triển khai được, dẫn đến không đạt được nhữngchỉ tiểu đã đề ra về doanh thu và lợi nhuận
- Tiềm lực con người: là yếu tố không thể thiếu trong hoạt động sản xuất kinh
doanh Để thực hiện việc phát triển thương mại thì không chỉ đòi hỏi chi phí về tàichính mà còn đòi hỏi chi phí về lao động Chất lượng nguồn nhân lực phải đủ đáp ứngđược trong việc đặt ra các mục tiêu và nhiệm vụ rõ ràng trong chiến lược phát triểnthương mại Doanh nghiệp có nhiều lao động giỏi về tay nghề, trình độ nghiệp vụ cao,năng lực tốt sẽ tạo ra năng suất lao động cao Từ đó, chi phí giảm, doanh thu tăng làmtăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Bên cạnh đó người DN có những ngườiquản lý giỏi, có cái nhìn bao quát, biết đánh giá, sắp xếp công việc thì sẽ đảm bảo chohoạt động kinh doanh được thông suốt, tránh được sự lãng phí nguồn lực và sử dụnghiệu quả hệ thống kênh phân phối
- Tiềm lực công nghệ: một DN sở hữu một hệ thống các trang thiết bị hiện đại
của một nền công nghệ tiến tiến sẽ có được những ưu thế trong phát triển thương mại
Ví dụ, các sản phẩm mới muốn có chất lượng cao thì phải được sản xuất trên dâychuyền công nghệ hiện đại để có thể đảm bảo các tiêu chuẩn về kỹ thuật, an toàn vàđược thị trường chấp nhận
- Ngoài ra cơ sở hạ tầng trang thiết bị, hệ thống thông tin cũng ảnh hưởng đếnhoạt động quản lý sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanhnghiệp
2.3.3 Vai trò của thị trường đối với phát triển thương mại sản phẩm
Chuyển sang cơ chế thị trường, khối lượng hàng hoá bán ra trên thị trường tăngmạnh, cơ cấu hàng hoá ngày càng đa dạng và phong phú, các chủ thể tham gia sản
Trang 21xuất kinh doanh trên thị trường gia tăng mạnh mẽ làm cho tính cạnh tranh trên thịtrường ngày càng gay gắt, hoạt động tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp trở nênngày càng khó khăn Trong điều kiện này họ phải tìm ra cho doanh nghiệp mình mộtlợi thế cạnh tranh nào đó Chiến lược cắt giảm giá không chỉ làm giảm lợi nhuận màcác đối thủ cạnh tranh cũng dễ dàng thực hiện chiến lược đó Các chiến lược xúc tiến,quảng cáo sáng tạo thường chỉ có kết quả tức thời và bị mất tác dụng trong dài hạn.Thực tế các doanh nghiệp đã chỉ ra rằng để duy trì được doanh thu, doanh số bán lớntrong dài hạn, tạo lợi thế cạnh tranh, thì phải đẩy mạnh công tác thị trường Do vậyphát triển thị trường có những ý nghĩa sau đây :
- Mở rộng quy mô kinh doanh cho doanh nghiệp: Thị trường càng lớn thì hàng
hóa tiêu thụ càng nhiều, còn thị trường bị thu hẹp hay doanh nghiệp bị mất thị trườngthì doanh nghiệp sẽ suy thoái, không thể tồn tại lâu Thị trường phản ánh tình hìnhkinh doanh của doanh nghiệp Nhìn vào thị trường sẽ thấy được tốc độ, mức độ thamgia vào thị trường của doanh nghiệp cũng như quy mô sản xuất kinh doanh
- Giúp doanh nghiệp phát triển ổn định, tăng thị phần, nâng cao vị thế của mình trên thị trường trong nước và trên thế giới Gia nhập WTO chúng ta có nhiều thuận lợi
nhưng đồng thời cũng có nhiều thách thức lớn Chúng ta phải cam kết mở cửa thịtrường vì thế có rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài vào thị trường trong nước, cácdoanh nghiệp trong nước luôn phải đối mặt với các đối thủ cạnh tranh tầm cỡ, có lợithế về nhiều mặt Do vậy, muốn tồn tại và phát triển thì các doanh nghiệp phải khôngngừng củng cố và phát triển thị trường của mình, nâng cao vị thế của mình Tạo chỗđứng vững chắc trên thị trường Khi sản phẩm của doanh nghiệp được nhiều ngườitiêu dùng lựa chọn thì uy tín của doanh nghiệp càng tăng và càng tạo thuận lợi cho sựphát triển của doanh nghiệp
- Nhằm làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp: Thị trường phát triển và mở rộng,
doanh nghiệp tạo được chỗ đứng và lợi thế trên thị trường, sản phẩm đáp ứng đượcnhu cầu của người tiêu dùng Do vậy sản lượng tiêu thụ tăng và qua đó làm tăng lợinhuận cho doanh nghiệp Mặt khác, mục đích của nhà sản xuất kinh doanh là thu lợinhuận thông qua việc đem bán, kinh doanh những sản phẩm, dịch vụ mà khách hàngcần chứ không phải kinh doanh cái mà doanh nghiệp có nên họ luôn cố gắng xác địnhnhu cầu của khách hàng qua các yếu tố của thị trường như cung, cầu, giá cả…Thịtrường luôn khách quan, các doanh nghiệp muốn đạt được thành công đều phải thíchứng cùng thị trường để đạt được mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận Có nhiều cách để gia
Trang 22tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp như nâng giá trong điều kiện mức bán ra không đổi…nhưng cách đó rất khó thực hiện khi nhiều sản phẩm cạnh tranh nhau trên thị trường.
Do đó muốn gia tăng lợi nhuận thì cách tốt nhất là doanh nghiệp phải tiêu thụ thêmnhiều hàng hóa, nghĩa là phải mở rộng được thị trường
- Trên cơ sở nghiên cứu giải pháp thị trường công ty nâng cao khả năng thíchứng với thị trường của các sản phẩm do mình sản xuất ra và tiến hành tổ chức tiêu thụsản phẩm hàng hóa mà thị trường đòi hỏi:
+ Doanh nghiệp có thể dự đoán hàng hóa tiêu thụ trên thị trường
+ Xác định đối thủ cạnh tranh, điểm mạnh, điểm yếu của họ
2.4 Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu của công trình năm trước Liên quan đến thương mại sản phẩm sơn đã có không ít công trình nghiên cứu
trong đó có thể kể tới một số đề tài như:
Đề tài: “Một số giải pháp kích cầu cho sản phẩm sơn giao thông ở thị trường nội địa tại công ty sơn giao thông KOVA” của Bùi Thị Huyền – Khoa kinh tế - 2008.
Nội dung của đề tài chủ yếu đi sâu nghiên cứu cầu mặt hàng sơn, các nhân tố liênquan đến vấn đề phân tích và đánh giá cầu mặt hàng và từ đó đưa ra các giải pháp kíchcầu cho mặt hàng này
Đề tài: “Những giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản trị tiêu thụ hàng hóa tại công ty TNHH sơn KOVA” của Nguyễn Thị Nga – Khoa quản trị doanh
nghiệp - 2009
Nội dung của đề tài: Đi vào đánh giá cụ thể tình hình tiêu thụ hàng hóa ở công tyTNHH sơn KOVA và đưa ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản trịtiêu thụ hàng hóa
Đề tài: “Hoàn thiện phối thức xúc tiến thương mại hỗn hợp của công ty KOVA” của Phùng Thị Thủy – Khoa Kinh doanh thương mại.
Nội dung đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các hoạt động marketing để thúc đẩyhoạt động xúc tiến thương mại của công ty
Những đề tài trên chủ yếu nghiên cứu về hoạt động marketing, hoạt động quản trịtiêu thụ, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm,… là một bộ phận của hoạt động thương mại,chưa nghiên cứu tổng quát về phát triển thương mại mặt hàng này Hơn nữa tình hìnhkinh tế thị trường biến đổi liên tục nên các đề tài trên không còn phù hợp với tình hình
Trang 23thực tế hiện nay Bởi vậy việc tìm ra giải pháp thị trường nhằm phát triển thương mạisản phẩm này là thực sự hữu ích.
Khác với những đề tài nghiên cứu từ những năm trước, luận văn nghiên cứu tổngquan về phát triển thương mại mặt hàng sơn, phân tích các yếu tố môi trường ảnhhưởng tới phát triển thương mại sản phẩm sơn và từ đó đưa ra các giải pháp thị trườngnhằm phát triển thương mại sản phẩm sơn trên các khía cạnh: đảm bảo sự mở rộng vềquy mô, nâng cao chất lượng và đảm bảo tính hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp
2.5 Phân định nội dung nghiên cứu của đề tài
Phát triển thương mại sản phẩm sơn có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong điều kiệnhiện nay Tuy nhiên thực tế phát triển thương mại mặt hàng này còn nhiều hạn chế đặcbiệt là trên thị trường miền Bắc do đó việc tìm ra các giải pháp thị trường nhằm pháttriển thương mại sản phẩm sơn trên thị trường miền bắc trong đó có công ty TNHH sơnKOVA là hết sức cấp thiết Đề tài nghiên cứu các vấn đề về phát triển thương mại nóichung và phát triển thương mại sản phẩm sơn tại công ty TNHH sơn KOVA nói riêng
Đề tài chủ yếu tập trung vào các vấn đề sau:
- Nêu lên một số khái niêm cơ bản về khái niệm phát triển thương mại, mô tả sơlược về sản phẩm sơn, chỉ ra vai trò của thị trường đối với phát triển thương mại mặthàng sơn trong việc mở rộng quy mô và tăng lợi nhuận doanh nghiệp Tổng hợp cácchỉ tiêu đánh giá phát triển thương mại bao gồm chỉ tiêu về quy mô( sản lượng vàdoanh thu tiêu thụ, tốc độ tăng doanh thu…), chỉ tiêu chất lượng( tốc độ tăng trưởng,
sự chuyển dịch cơ cấu sản phẩm và thị trường, nhóm chỉ tiêu hiệu quả ) Tìm hiểu cácnhân tố ảnh hưởng đến phát triển thương mại sản phẩm sơn như các nhân tố vĩ mô( kinh tế, xã hội, chính trị, pháp luật, khoa học kỹ thuật) và các nhân tố vi mô như cácyếu tố về thị trường, nhân tố bên trong doanh nghiệp, Tất cả các nội dung trên đượctrình bày trong chương 2 là cơ sở để tìm hiểu thực trạng ở chương 3
- Phân tích thực trạng tình hình hoạt động kinh doanh và phát triển thị trường đốivới mặt hàng sơn nói chung và mặt hàng sơn tại công ty TNHH sơn KOVA nói riêngtheo các chỉ tiêu về tăng trưởng thương mại, cơ cấu sản phẩm, cơ cấu thị trường Ảnhhưởng của nhân tố môi trường đến phát triển thương mại sản phẩm sơn như nhân tố thịtrường, yếu tố giá cả, yếu tố cạnh tranh, chính sách quản lý nhà nước đối với thịtrường sản phẩm sơn Nội dung này được trình bày trong chương 3, từ đây ta có đượccái nhìn tổng quát nhất về thực trạng phát triển sản phẩm sơn trên thị trường miền Bắc
Trang 24- Các định hướng mục tiêu phát triển thị trường sản phẩm sơn Những thành công
và hạn chế trong phát triển thương mại mặt hàng sơn Từ đó đề xuất một số giải phápđối với phát triển thương mại mặt hàng sơn như và đưa ra một số kiến nghị Nội dungnày được trình bày trong chương 4
Trang 25CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM SƠN TRÊN
THỊ TRƯỜNG MIỀN BẮC 3.1 Phương pháp nghiên cứu
3.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
Thu thập dữ liệu là một giai đoạn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với quá trìnhnghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội Việc thu thập dữ liệu sẽ giúp cho ngườinghiên cứu nắm được vấn đề nghiên cứu, có phương pháp luận hay luận cứ chặt chẽhơn, có thêm kiến thức sâu rộng về lĩnh vực đang nghiên cứu,…Người nghiên cứu cóthể thu thập các tài liệu sơ cấp và tài liệu thứ cấp
Thu thập dữ liệu sơ cấp: quá trình nghiên cứu thực trạng phát triển thương mạisản phẩm sơn KOVA của công ty TNHH sơn KOVA, đã thu thập các số liệu sơ cấp từphiếu điều tra trắc nghiệm và phỏng vấn chuyên gia với các câu hỏi xoay quanh cácvấn đề như quy mô thương mại sản phẩm sơn của công ty, những nhân tố nào ảnhhưởng tới sự phát triển thương mại mặt hàng sơn,…
Thu thập tài liệu thứ cấp: việc nghiên cứu thông thường bắt đầu từ việc thu thậpthông tin thứ cấp Nguồn tài liệu này bao gồm:
Nguồn tài liệu bên trong: báo cáo về lỗ, lãi, báo cáo của những người chàohàng, báo cáo của các cuộc nghiên cứu trước
Nguồn tài liệu bên ngoài doanh nghiệp: các ấn phẩm của các cơ quan nhà nước,sách báo thường kỳ, sách chuyên nghành, thông tin thống kê, báo cáo khoa học,…Trong đề tài này các dữ liệu thứ cấp được thu thập từ báo cáo tài chính, báo cáotổng kết của công ty, báo kinh tế, đầu tư, mạng internet,
3.1.2 Phương pháp phân tích dữ liệu
a Phương pháp so sánh
Phương pháp được sử dụng để so sánh dữ liệu giữa các thời kỳ khác nhauhoặc so sánh hoạt động thương mại sản phẩm sơn của công ty với các đối thủ cạnhtranh để đánh giá sự phát triển thương mại sản phẩm sơn trên thị trường nội địatrong giai đoạn hiện nay
Trang 26b Phương pháp chỉ số
Các chỉ số được sử dụng để đánh giá sự tăng lên hoặc giảm xuống, tỷ trọng, thịphần tiêu thụ sản phẩm sơn của DN trên các thị trường nội địa về mặt quy mô qua đóđánh giá được các vấn đề phát triển thương mại trong hiện tại, và dự báo phát triểnthương mại sản phẩm này trong tương lai
c Phương pháp khác
Phương pháp chủ yếu sử dụng các phần mền chuyên dụng bằng máy vi tính vàcông nghệ thông tin, đồ thị, biểu đồ để từ đó có thể phân tích, đánh giá thực trạng và
dự báo tương lai về thương mại sản phẩm sơn
3.2 Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến phát triển thương mại sản phẩm sơn trên thị trường miền Bắc
3.2.1 Đánh giá tổng quan tình hình phát triển thương mại sản phẩm sơn trên thị trường miền bắc
a Đối với các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm sơn nói chung
- Về quy mô: Quy mô thương mại sản phẩm sơn trên thị trường Miền Bắc ngày
càng mở rộng Tốc độ sản lượng tiêu thụ tăng nhanh qua các năm
Biểu đồ 3.1 Sản lượng tiêu thụ sơn trên thị trường miền Bắc
257
365
0 50 100 150 200 250 300 350 400
Trang 27365.000 tấn tăng so với năm trước 108.000 tấn tương ứng với tốc độ tăng sản lượng
tiêu thụ 42% Ngoài ra số lượng doanh nghiệp kinh doanh và sản xuất sản phẩm sơn
cũng không ngừng tăng theo thời gian Năm 2002 có 27 doanh nghiệp – năm 2004: 50doanh nghiệp – năm 2006: 70 doanh nghiệp – năm 2008: 75 doanh nghiệp – năm2009: 95 doanh nghiệp Cho đến năm 2009 các doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài (khoảng hơn 35 doanh nghiệp) vẫn chiếm 60% thị phần, 40% còn lại là phần cácdoanh nghiệp Việt Nam
- Về thị trường: Các sản phẩm sơn của Việt Nam được sản xuất tập trung nhiều
ở Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh Ở thị trường này, thị hiếu của của người tiêu dùngđối với việc sử dụng các sản phẩm sơn rất đa dạng và sản lượng tiêu thụ cao hơn dođây là những thành phố lớn và phát triển nên tập trung nhiều dân cư, nhu cầu nhà ởcao, thu hút nhiều các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư xây dựng các khu công nghiệp,các trung tâm thương mại phát triển, xuất hiện ngày càng nhiều Từ đây ngành sơncũng phát triển và sức tiêu thụ lớn hơn so với các thị trường khác
- Cơ cấu sản phẩm: Các sản phẩm sơn ngày càng được đa dạng hóa cả về cơ cấu
và chủng loại Sơn trang trí chiếm thị phần lớn nhất(66%), tiếp đến là sơn công
nghiệp(27%) Sơn tàu biển và bảo vệ chiếm tỉ lệ thấp nhất(7%)
- Về hiệu quả kinh doanh: Nhìn chung việc kinh doanh mặt hàng sơn của các
doanh nghiệp ngày càng phát triển Tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp qua các năm tương đối ổn định Đồng thời, với việc đẩy mạnh công tác đổi mới trang thiết bị, dây chuyền sản xuất…đã giúp cho doanh nghiệp có thể giảm bớt chi phí, gia tăng lợi nhuận (tỷ suất lợi nhuận trung bình đạt khoảng từ 15% - 20%) Có thể nói sự phát triểnvới tốc độ cao về sản lượng công nghệ mới và nâng cao chất lượng sản phẩm đã tạo ra bức tranh ngoạn mục của phát triển sản phẩm sơn trên thị trường miền Bắc
b Đối với công ty TNHH sơn KOVA
Trong những năm qua tình hình sản xuất kinh doanh của công ty đã có sự tăngtrưởng, mở rộng về quy mô, doanh thu năm sau cao hơn năm trước Đồng thời, doanhnghiệp cũng đang có nhiều biện pháp để đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm sơn, đổi mớitrang thiết bị,… góp phần đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng và tănghiệu quả kinh doanh Công ty KOVA từ khi thành lập đã xác định cho mình một số thịtrường kinh doanh trọng điểm, trong các thị trường này công ty luôn có các hình thứcquảng bá và bố trí đại lý một cách khá hợp lý nhằm chiếm lĩnh thị trường cũng như
Trang 28duy trì các đại lý của mình Trên cơ sở nghiên cứu phân tích thị trường sơn Việt Nam,hiện tại công ty đã xác định thị trường mục tiêu của hai sản phẩm sơn và chống thấmnằm tại các thành phố lớn, thị xã Đây là những khu tập trung dân cư, tại đó mạng lướidịch vụ đa dạng và phong phú, nhu cầu trang trí xây dựng cao Thị trường Hà Nội làthị trường tiêu thụ trọng điểm ở phía bắc, với mức tiêu thụ đạt hơn 50%.
3.2.3 Ảnh hưởng cuả nhân tố môi trường đến phát triển thương mại sản phẩm sơn của công ty TNHH sơn KOVA
a Nhân tố thị trường
Yếu tố thị trường bao gồm cả thị trường đầu vào và thị trường đầu ra của doanhnghiệp Nó là yếu tố quyết định quá trình tái sản xuất mở rộng của doanh nghiệp Thịtrường đầu vào bao gồm NVL, máy móc, thiết bị, nó quyết định giá thành sản phẩm,tính liên tục và hiệu quả của sản xuất Thị trường đầu ra quy định tốc độ tiêu thụ sảnphẩm, tạo vòng quay vốn nhanh hay chậm từ đó tác động đến phát triển thương mạisản phẩm
Ngoài ra, nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng cũng ảnh hưởng đến phát triểnthương mại sản phẩm sơn Ở vùng miền, khu vực khác nhau thì thị hiếu và nhu cầucũng khác nhau Ở các thành phố lớn việc xây dựng nhà ở, các khu đô thị, trung tâmvăn hóa, cao nên nhu cầu sử dụng sản phẩm nhiều hơn Bên cạnh đó ở các địa phương
có trình độ phát triển chậm hơn, thu nhập của người dân còn thấp, nhu cầu sử dụng cácsản phẩm còn hạn chế Vì thế việc DN tiếp cận được với thị trường ở các tỉnh phía Bắc
và vùng núi đang gặp nhiều khó khăn khi chưa nắm bắt được nhu cầu
Nền kinh tế Việt Nam đã và đang phát triển mạnh, các công trình xây dựng mọclên khắp nơi Hơn nữa, việc Việt Nam gia nhập WTO sẽ thúc đẩy nhà đầu tư nướcngoài đầu tư vào đây nhiều hơn Từ đó kéo theo hàng loạt các nhu cầu về xây dựngvăn phòng, cao ốc, khách sạn , đặc biệt ở các thành phố lớn như Hà Nội, HảiPhòng, vì vậy trong tương lai thị trường sơn cũng rất phát triển
b.Yếu tố giá cả
Giá cả hàng hóa là một trong những nhân tố tác động đến phát triển thương mạisản phẩm sơn Giá cả còn được sử dụng như là một lợi thế cạnh tranh nhưng nếu giáquá thấp so với các sản phẩm sơn trên thị trường như sơn Nippon, sơn Mykolor, sơnDulux, sơn Valspa, sẽ tạo sự nghi ngờ trong khách hàng về chất lượng sản phẩm từ
Trang 29đấy có thể gây mất lợi nhuận, ảnh hưởng đến thị phần.
Bảng 3.1 Bảng giá về các sản phẩm của công ty với đối thủ cạnh tranh
Sơn lót trong nhà 1.280.000đ/thùng/18L 1.350.000đ/thùng/18L 1.207.000đ/thùng/18LSơn chống thấm
c Yếu tố cạnh tranh
Cạnh tranh là hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp trên thị trường, kinh tế càngphát triển thì cạnh tranh càng gay gắt, cạnh tranh có thể hiểu là những hoạt động củadoanh nghiệp trên thị trường để đảm bảo cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển Môitrường cạnh tranh liên quan đến các dạng và đối thủ doanh nghiệp phải đối phó, cùngnhững vấn đề phải ứng xử cho thích hợp Có nhiều phương pháp để cạnh tranh nhưcạnh tranh bằng sản phẩm, cạnh tranh bằng giá cả, cạnh tranh bằng vốn và thế lực tàichính, cạnh tranh bằng các dịch vụ sau bán, cạnh tranh bằng công nghệ kỹ thuật
Hiện nay trên thị trường sơn Việt Nam có rất nhiều doanh nghiệp tham gia kinhdoanh lĩnh vực này, không chỉ doanh nghiệp trong nước mà còn có rất nhiều doanhnghiệp nước ngoài có lợi thế về vốn, công nghệ,… , tạo nên sự cạnh tranh ngày cànggay gắt trên thị trường trong việc chiếm lĩnh thị phần
Trang 30Công ty TNHH sơn KOVA phải đối mặt với các đối thủ cạnh tranh trong ngànhnhư sau:
Doanh nghiệp trong nước bao gồm: công ty sơn Hà Nội, sơn Hải Phòng, công tysơn tổng hợp Hà Nội,
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: ICI paint, International paint, Nipponpaint Việt Nam, TOA, DUTCHBOY, AKZONO BELL Việt Nam,
Mỗi đối thủ cạnh tranh có một thế mạnh riêng Điển hình như công ty sơn 4oranges luôn chiếm thị phần cao trên thị trường trong nước, chiếm khoảng 37% trênthị trường miền Bắc 4 oranges luôn tìm tòi, nghiên cứu, ứng dụng khoa học côngnghệ, phát triển sản phẩm ngày càng tiện ích hơn, nhằm phục vụ nhu cầu ngày càngcao của cuộc sống hện đại 4 oranges là nhà tài chợ chính của Vietbuild Tp.HCM vàVietbuild Hà Nội, đây là hội chợ triển lãm chuyên nghành xây dựng, có quy mô lớn và
uy tín Ngoài ra, 4 oranges có chính sách marketing, phục vụ khách hàng chu đáo vớicác chương trình hỗ trợ khách hàng đa dạng như dịch vụ tư vấn về màu sắc, phối màu,lựa chọn sản phẩm sơn phù hợp với công trình xây dựng của mình
Đứng trước những đối thủ cạnh tranh lớn và có lợi thế trên thị trường hiện nay.Công ty sơn KOVA khi tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, cần phải đưa ranhững chính sách về giá cả hàng hóa, chính sách phân phối như thế nào nhằm thắngđược đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần
d Chính sách quản lý nhà nước đối với thị trường sản phẩm sơn
Nhân tố này ảnh hưởng tới hoạt động phát triển thương mại sản phẩm Với mỗi
cơ chế quản lý khác nhau của nhà nước sẽ cho phép hay không cho phép doanh nghiệpđược tiến hành hoạt động theo một cách thức nào đấy Cơ chế này cũng tạo điều kiệnthuận lợi hay gây cản trở cho doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động kinh doanh trên thịtrường như các chính sách về thuế, chính sách tiền tệ, chính sách môi trường, chínhsác khai thác tài nguyên thiên nhiên,…
Trong thời gian qua vàng và đô la đã trở thành tâm điểm chú ý của toàn xã hội
Sự biến động của giá hai loại hàng hóa này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Hiện nay nguyên liệu sản xuất của công
ty chủ yếu được nhập khẩu từ nước ngoài Khi tỷ giá tăng tác động đẩy giá hàng nhậpkhẩu tăng từ đó làm tăng chi phí sản xuất của công ty ảnh hưởng đến giá của sản phẩm