THỊ TRƯỜNG MIỀN BẮC
4.1.2. Các mặt hạn chế trong phát triển thương mại mặt hàng sơn và nguyên nhân
nhân
a. Đối với các doanh nghiệp sơn trên thị trường miền bắc
•Mặt hạn chế
Bên cạnh những thành công đã đạt được thì trong quá trình phát triển thương mại sản phẩm sơn trên thị trường miền Bắc còn tồn tại những mặt hạn chế sau:
- Mặc dù doanh thu tăng qua các năm nhưng không đều. Tốc độ tăng doanh thu năm 2008 so với năm 2007 là 16,47%, năm 2009 so với năm 2008 là 29,8%, năm 2010 so với năm 2009 là 42%.
- 6 tháng đầu năm 2009, sản lượng sơn trang trí gốc nước bị sụt giảm mạnh so với
cùng kì năm 2008 ở tất cả các doanh nghiệp vừa và lớn chuyên sản xuất sơn nước. Sơn tàu biển và bảo vệ giảm 5%-10% so với năm 2008. Sơn gỗ giảm 15-20% so với năm 2008 - VPIA là một Hiệp hội ngành nghề còn non trẻ, tập hợp số lượng Hội viên chưa lớn. Đến ngày 29/4/2009, tổng số hội viên miền Bắc là 25 trong đó có 22 doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sơn, 3 doanh nghiệp cung ứng nguyên liệu.
- Dòng sản phẩm với công nghệ mới nhất của thế giới và khu vực là sơn trang trí gốc nước sử dụng bột dioxit titan (TiO2) nano chất lượng cao đã được nhiều hãng sơn sản xuất bán ở thị trường hoặc các loại sơn công nghiệp gốc nước từ Epoxy, Polyurethan chất lượng cao cũng đã được sản xuất bán ra thị trường theo xu hướng sản phẩm thân thiện môi trường. Tuy nhiên, số lượng yêu cầu sử dụng chưa nhiều .
•Nguyên nhân của những hạn chế:
- 6 tháng đầu năm 2009, tình hình bất động sản gần như đóng băng nên sản lượng sơn bị sụt giảm mạnh so với cùng kì năm 2008 .
- Ngày càng có nhiều doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào thị trường sơn nên tính cạnh tranh cao. Cho đến năm 2008 các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (khoảng hơn 30 doang nghiệp) vẫn chiếm 60% thị phần, 40% còn lại là phần các doanh nghiệp Việt Nam.
- Các doanh nghiệp thường là doanh nghiệp vừa và nhỏ cho nên đều bị ảnh hưởng chung của khủng hoảng kinh tế tác động đến Việt Nam.
- Nguồn nguyên liệu trong nước còn hạn chế, đa số phải nhập khẩu từ nước ngoài nên giá thành sản phẩm còn cao.
b. Đối với công ty TNHH sơn KOVA
•Thành công đạt được
- Mặc dù quy mô đã được mở rộng nhưng vẫn còn hạn chế: tốc độ tăng doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận không ổn định, chưa tương xứng với tiềm năng.
- Khối lượng tiêu thụ mới chỉ tập trung trên địa bàn Hà Nội. Khối lượng sơn tiêu thụ (và do đó kéo theo doanh thu từ sản phẩm này) trên địa bàn Hà Nội chiếm 50% tổng doanh thu khu vực miền Bắc. Công ty mới chỉ ổn định được các thị trường truyền thống chứ chưa mở rộng được ra các thị trường mới.
- Số lượng đại lý của công ty còn hạn chế và vị trí cũng chưa thật thích hợp với nhu cầu mua sắm của người dân. Hiện tại số lượng đại lý của công ty tập trung phần lớn tại Hà Nội với 32 đại lý, các tỉnh thành phía bắc cũng đã có đại lý, và văn phòng đại diện nhưng số lượng còn thưa thớt. Chính vì thế mà doanh thu tiêu thụ còn thấp. Bên cạnh đó công ty vẫn chưa tạo được nhiều mối liên kết với một số cửa hàng, đại lý ở một số tỉnh lân cận để có thể đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm.
- Cơ cấu sản phẩm những năm gần đây cũng khá đa dạng nhưng còn thiếu những sản phẩm đặc thù thỏa mãn ngày càng phong phú nhu cầu của khách hàng trên những đoạn thị trường khác nhau. Chất lượng sản phẩm của công ty đã được chú trọng song vẫn chưa có sức cạnh tranh so với một số đối thủ tầm cỡ.
Công tác nghiên cứu thị trường của công ty chưa thực sự được tổ chức hợp lý và còn mang tính thụ động, việc nghiên cứu thị trường của công ty chỉ được tiến hành ở một số thị trường tiêu biểu như Hà Nội, Hải Phòng,…
•Nguyên nhân của những hạn chế
- Việc nghiên cứu thị trường phải dựa trên cơ sở các thông tin thu thập được thường xuyên, liên tục song trong lĩnh vực này công ty chưa khảo sát thị trường một cách hệ thống khoa học, chủ yếu là chờ thông tin từ doanh số công ty để điều chỉnh. Do vậy các thông tin phản hồi đến chậm và không đầy đủ, các sản phẩm sản xuất ra chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của thị trường.
- Ngân sách đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng, quảng bá thương hiệu còn thấp. Nên công ty ít quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Những năm gần đây nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất của công ty có nhiều biến động, chưa ổn định. Nguyên nhân là do nguyên liệu sản xuất của công ty là nhập khẩu từ nước ngoài trong khi đó thời gian gần đây thị trường ngoại hối có nhiều biến động, thêm vào đó là giá cả một số nguyên liệu đầu vào như xăng dầu, điện nước có nhiều thay đổi theo xu hướng tăng cao làm cho chi phí sản xuất tăng ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm sơn nên hoạt động sản xuất kinh doanh cũng gặp nhiều khó khăn.
động trong lúc thị trường sơn ở Việt Nam bắt đầu phát triển mạnh với rất nhiều đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước. Đặc biệt đối với các công ty ra đời sớm hơn và các công ty sơn liên doanh với nước ngoài. Họ có tiềm lực tài chính mạnh do đó sẵn sàng đưa ra những chính sách quảng bá khuyếch trương sản phẩm và các chương trình khuyến mại hấp dẫn. Cho nên việc giữ vững được thị phần của mình trên thị trường gặp nhiều khó khăn hơn. Bên cạnh đó, công ty cũng bị ảnh hưởng một phần do một số công ty sơn tư nhân làm nhái sản phẩm của công ty với chất lượng kém và đem đi tiêu thụ ở các vùng nông thôn. Điều này làm ảnh hưởng đến uy tín và thương hiệu của công ty trên thị trường. Từ phía Nhà nước và các cơ quan chức năng chưa có nhiều biện pháp chặt chẽ để ngăn chặn hàng giả trên thị trường.
4.1.3.Từ những nguyên nhân và hạn chế trên đã đặt ra những vấn đề cần giải quyết về mặt thực trạng nhằm phát triển thương mại sản phẩm sơn như sau:
- Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở hầu hết các quận trong Hà Nội và các tỉnh lân cận.
- Mở rộng liên kết trong sản xuất và phân phối để đảm bảo cho việc cung ứng hàng hóa được ổn định, thuận tiện và nhanh chóng.
- Thực hiện đa dạng hóa sản phẩm, thiết kế mẫu mã sản phẩm để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng đồng thời tăng cường các hoạt động Marketing, xúc tiến thương mại nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trên thị trường.
- Thực hiện các biện pháp nhằm ngăn chặn và chống hàng giả trên thị trường, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng và nhà sản xuất.