Song hành cùng với tỉnh Lạng Sơn, huyện Cao Lộc với sựquan tâm tạo điều kiện của các ban ngành và sự nỗ lực của điạ phương đã có những bước đi thích hợp về thực hiện chính sách kinh tế -
Trang 1CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ CHÍNH SÁCH NHẰM XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO
Ở HUYỆN CAO LỘC GIAI ĐOẠN 2010 - 2015
Trang 2UBND : Ủy ban nhân dân
HĐND : Hội đồng nhân dân
BHYT : Bảo hiểm Y tế
THCS : Trung học cơ sở
ĐKTN : Điều kiện tự nhiên
DNNN : Doanh nghiệp nhà nước
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA CHUYÊN ĐỀ
Đói nghèo là một vấn đề xã hội mang tính cấp thiết của toàn cầu.Trên thế giới hiện nay có tới 1/4 dân số đang sống trong tình trạng đóinghèo Đói nghèo không chỉ làm cho hàng triệu con người không có cơhội được hưởng thụ những thành quả văn minh tiến bộ của loài người màcòn gây ra những hậu quả nghiêm trọng về kinh tế xã hội đối với sự pháttriển, tàn phá môi trường sinh thái Vì vậy, nếu đói nghèo không được giảiquyết, thì không mục tiêu nào mà cộng đồng quốc tế, cũng như quốc giađặt ra như tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống, hòa bình ổn định đảmbảo các quyền con người được thực hiện
Xóa đói giảm nghèo (XĐGN) là chủ trương lớn của đảng và Nhànước ta Từ đầu những thập niên 90 của thế kỷ trước cho đến nay, Đảng
và nhà nước đã ban hành nhiều chính sách và giải pháp cụ thể để thựchiện nhiệm vụ XĐGN và Việt Nam đã có nhiều thành công trong côngcuộc XĐGN Song hành cùng với tỉnh Lạng Sơn, huyện Cao Lộc với sựquan tâm tạo điều kiện của các ban ngành và sự nỗ lực của điạ phương đã
có những bước đi thích hợp về thực hiện chính sách kinh tế - xã hội nhằmXĐGN và đạt được những kết quả khích lệ, góp phần vào sự nghiệp pháttriển kinh tế xã hội của tỉnh Nhờ đó tỷ lệ hộ đói nghèo đã giảm đáng kể:
Từ 24,25% năm 2006 xuống còn 15,7% năm 2009
Tuy nhiên, hiện nay ở Lạng Sơn nói chung và Cao Lộc nói riêng,đói nghèo vẫn là vấn đề kinh tế xã hội bức xúc Hệ thống chính sáchXĐGN nói chung và các chính sách hoàn thiện XĐGN nói riêng cần đượctiếp tục đổi mới và hoàn thiện, phù hợp với chiến lược quy hoạch và pháttriển kinh tế xã hội của tỉnh Lạng Sơn và các địa bàn huyện trong thời kỳcông nghiệp hóa, hiện đại hóa Vì vậy việc đánh giá tổng kết chính sáchXĐGN cần tiếp tục đổi mới hoàn thiện chính sách đó là vấn đề có ý nghĩathực tiễn cấp bách
Trang 4Chương trình XĐGN ở huyện Cao Lộc đã xác định đến năm 2015:xóa hộ đói, giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 15,7% năm 2010 xuống dưới 10% năm
2015, phấn đấu huyện Cao Lộc trở thành một huyện có tình hình pháttriển kinh tế khá của tỉnh Lạng Sơn
Tuy nhiên, để đạt các chỉ tiêu này, cũng như lựa chọn được bước đi,giải pháp phù hợp nhằm lồng ghép các chương trình, dự án trên địa bàn,hoàn thiện, đề ra các chính sách phát triển kinh tế xã hội nhằm XĐGN,đòi hỏi phải đánh giá một cách khách quan về các chính sách đó Do vậy,luận giải cơ sở khoa học của việc nghiên cứu các chính sách nhằm XĐGN
ở huyện Cao Lộc hiện đang là vấn đề cần được nghiên cứu
Tuy nhiên trong khuôn khổ của một chuyên đề báo cáo thực tập tốtnghiệp, việc đề cập tới các chính sách kinh tế xã hội nhăm xóa đói giảmnghèo ở huyện Cao Lộc là một đề tài nghiên cứu khá rộng, thời giannghiên cứu không cho phép Xuất phát từ những vấn đề trên, em chọnchuyên đề “Một số chính sách nhằm xóa đói giảm nghèo ở huyện Cao Lộcgiai đoạn 2010 – 2015” làm chuyên đề báo cáo thực tập tốt nghiệp
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Những vấn đề lý luận về đói nghèo, XĐGN
- Thực trạng chính sách nhằm XĐGN ở Cao Lộc năm 2006-2010
- Thực trạng về đói nghèo và XĐGN kết quả đạt được tồn tại và nguyênnhân
Trang 54 Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU
Góp thêm cơ sở khoa học cho việc hoạch định và ban hành các chínhsách về XĐGN, đồng thời đề ra những giải pháp thúc đẩy kinh tế xã hội nhằmXĐGN ở Cao Lộc giai đoạn 2010-2015
5 KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảochuyên đề gồm có 3 chương sau:
Chương I: Cơ sở lý luận về các chính sách nhằm xoá đói giảm nghèoChương II: Thực trạng đói nghèo và các chính sách nhằm xóa đói giảmnghèo ở huyện Cao Lộc năm 2006-2010
Chương III: Các giải pháp nhằm xoá đói giảm nghèo ổn định bền vữngtại huyện Cao Lộc - tỉnh Lạng Sơn năm 2010-2015
Trang 6CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC CHÍNH SÁCH NHẰM
XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO
1.1 TỔNG QUAN VỀ ĐÓI NGHÈO VÀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO
Các quốc gia trên hành tinh chúng ta khác nhau về nhiều mặt, trình
độ phát triển kinh tế, điều kiện địa lý tự nhiên, dân số và trình độ dân trí,bản sắc văn hóa, tín ngưỡng và phong tục, hệ tư tưởng và chế độ chính trị
… Nhưng dù khác biệt đến mấy cũng vẫn có những quan điểm chung,những vấn đề bức xúc cần được quan tâm Một trong vấn đề rộng lớnmang tính toàn cầu là nạn đói nghèo trình độ lạc hậu
Tình trạng nghèo đói ở mỗi quốc gia đều có sự khác nhau về cấp độ
và số lượng, thay đổi theo thời gian và không gian Người nghèo của cácquốc gia này có thể có mức sống cao hơn mức sống trung bình của quốcgia khác Bởi vậy, nhìn nhận để đánh giá được tình trạng đói nghèo củamột quốc gia, một vùng và nhận dạng hộ đói nghèo, để từ đó có chínhsách, giải pháp hỗ trợ phù hợp đòi hỏi phải có sự nhận thức đúng đắn vềvấn đề đói nghèo mà trước hết là khái niệm và các chuận mực đánh giá vềđói nghèo
1.1.1 – Một số khái niệm về đói nghèo và chuẩn mực đói nghèo
1.1.1.1 Khái niệm về đói nghèo
Trên thế giới, cho đến nay vấn đề đói nghèo và tiêu chí xác địnhnghèo có nhiều quan niệm và cách tiếp cận khác nhau Nhiều nhà nghiêncứu và cáctổ chức quốc tế đã đưa ra khái niệm khác nhau về đói nghèo
Có những tác giả chỉ nêu ra những đặc trưng nào đó về đói nghèo như:
“thiếu ăn”, “thiếu dinh dưỡng” … Những quan niệm này chỉ mới nêu lênnhững biểu hiện nào đó của đói nghèo trong xã hội Quan niệm chungnhất cho rằng: Đói nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không có đủnhu cầu tối thiểu của cuộc sống như ăn, mặc, ở, vệ sinh, y tế, giáo dục,giao tiếp xã hội, đi lại …
Để phân loại một cách chi tiết hơn, các nước còn phân chia nghèothành hai loại: nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối
Trang 7- Nghèo tuyệt đối: là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả
năng thỏa mãn các nhu cầu tối thiểu nhằm duy trì cuộc sống
- Nghèo tương đối: là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống
dưới mức trung bình của cộng đồng
Như vậy, đói nghèo là quan niệm mang tính chất tương đối cả vềkhông gian lẫn thời gian Về nghèo tuyệt đối: biểu hiện chủ yếu thông quatình trạng một bộ phận dân cư không được thỏa mãn các nhu cầu tối thiểu,trước hết là ăn gắn liền với dinh dưỡng Ngay nhu cầu này cũng có sựthay đổi khác biệt ở từng quốc gia, phạm trù nhu cầu tối thiểu cũng được
mở rộng dần Còn về nghèo tương đối: gắn liền với sự chênh lệch về mứcsống của một bộ phận dân cư so với múc trung bình ở địa phương ở mộtthời kỳ nhất định Vì những lý lẽ đó, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng việcxóa dần nghèo tuyệt đối là công việc có thể làm, còn nghèo tương đối làhiện tượng thường có trong xã hội; vấn đề cần quan tâm là rút ngắnkhoảng cách chênh lệch giàu nghèo và hạn chế sự phân hóa giàu nghèo
Ở Việt Nam, qua nhiều cuộc khảo sát, nghiên cứu và đi đến thốngnhất ở các bộ, ngành, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã đưa ra cáckhái niệm đói nghèo ở Việt Nam như sau:
- Nghèo: là tình trạng của một bộ phận dân cư chỉ có khả năng thỏa
mãn một phần nhu cầu cơ bản của con người và có mức sống bằng mứcsống tối thiểu của cộng đồng xét trên mọi phương diện
- Đói: là tình trạng của một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới
mức sống tối thiểu, không đảm bảo nhu cầu vật chất để duy trì cuộc sống
- Hộ nghèo: là thiếu ăn như không đứt bữa, mặc không lành và
không đủ ấm, không có khả năng phát triển sản xuất …
- Hộ đói: là hộ cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, con cái không
có điều kiện học hành, ốm đau không có tiền chữa trị, nhà cửa dột nát
- Xã nghèo: được xác định trên cơ sở tỷ lệ nghèo trên địa bàn và
tình trạng cơ sở hạ tầng thiết yếu Thời kỳ 1996 – 2000, Bộ Lao động Thương binh xã hội (cơ quan thường trực chương trình quốc gia XĐGN)đưa ra hướng dẫn xác định xã nghèo như sau:
+ Tỷ lệ hộ nghèo của xã chiếm từ 40% trở lên
Trang 8+ Thiếu một trong các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu, đườnggiao thông, điện thắp sáng, trường học, trạm y tế, nước sạch sinh hoạt,chợ.
Hiện nay xã nghèo được xác định lại như sau:
+ Tỷ lệ hộ đói nghèo của xã chiếm từ 25% trở lên
+ Thiếu 3 trong các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu: đường giaothông, điện thắp sáng, trường học, trạm y tế, nước sạch sinh hoạt, chợ
- Vùng nghèo: là chỉ một địa bàn tương đối rộng: có thể là một số
xã liền kề nhau (hoặc một vùng dân cư) nằm ở vị trí rất khó khăn hiểmtrở, giao thông đi lại không thuận lợi Các cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn,không có điều kiện phát triển sản xuất và đảm bảo đời sống, là vùng có tỷ
lệ xã nghèo, hộ nghèo cao
Đói nghèo là tổng hợp khái niệm nghèo: đói và nghèo thường gắnchặt với nhau nhưng mực độ gay gắt khác nhau Đói có mực độ gay gắtcao hơn, cần thiết phải xóa và có khả năng xóa, còn nghèo mức độ thấphơn và khó xóa hơn, chỉ có thể xóa dần nghèo tuyệt đối còn nghèo tươngđối chỉ có thể giản dần Vì vậy để giải quyết vấn đề đói nghèo, ta thườngdùng cụm từ “Xóa đói giảm nghèo”
Cụ thể hơn các khái niệm đói nghèo ta có thể thấy: dù ở dạng nàothì đói cũng đi gắn liền thiếu chất dinh dương, suy dinh dưỡng Có thểhình dung các biểu hiện của tình trạng đói như sau:
- Thất thường về lượng bữa đói, bữa no
- Đứt bữa: ngày chỉ ăn một bữa cơm hoặc bữa cháo Cả hai bữa đềukhông đủ lượng tối thiểu…
Nghèo đồng nghĩa với khổ, nghèo túng, túng thiếu Trong hoàncảnh nào thì hộ nghèo, người nghèo cũng chỉ vật lộn với những mưu sinhhàng ngày về kinh tế, vật chất biểu hiện trực tiếp là bữa ăn Họ không cókhả năng vươn tới những nhu cầu về văn hóa tinh thần hoặc những nhucầu này phải cắt giảm tới mức tối thiểu nhất, gần như không có Biểu hiện
rõ nhất ở các hộ nghèo là trẻ em bỏ học, thất học, không có điều kiện đểchữa trị khi ốm đau Nhìn chung ở hộ nghèo, người nghèo thu nhập thực
tế của họ chỉ dành hầu như toàn bộ cho ăn, thậm chí không đủ chi cho ăn,phần tích lũy hầu như không có Các nhu cầu tối thiểu ngoài ăn ra gồm
Trang 9các mặt như: ở, văn hóa, y tế, giáo dục, giao tiếp… chỉ đáp ứng một phầnrất ít ỏi, không đáng kể.
1.1.1.2 – Chuẩn mực đói nghèo
Để đánh giá mức độ đói nghèo, các quốc gia trên thế giới dườngnhư đã đi đến một cách tiếp cận tương đối thống nhất đó là định ra mộttiêu chuẩn hay một điều kiện chung nào đó mà hễ ai có mức thu nhập haychi tiêu nằm dưới mức tiêu chuẩn chung ấy sẽ không được hưởng hoặcthỏa nãm những nhu cầu cơ bản của con người Cũng trên cơ sở mức sốngchung đó xác định chuẩn đói nghèo và phân biệt đói nghèo, người nghèo,người không nghèo Như vậy có thể thấy rằng, chuẩn mực đói nghèochính là tổng hợp toàn bộ giá trị tối thiểu mà các cá nhân hoặc hộ gia đình
ở dưới mức đó được coi là đói nghèo
Đói nghèo có thể đo trực tiếp bằng cách đánh giá xem hộ gia đìnhđang được nghiên cứu đó có những đặc điểm được coi là cơ bản chẳnghạn như nước sạch, thức ăn, có điều kiện đi khám chữa bệnh, học hành vànhững tiêu chí tiêu chuẩn khác; Ngoài ra đói nghèo cũng có thể được đobằng cách gián tiếp, bằng cách kiểm tra hộ gia đình có đủ nguồn lực cầnthiết để có hoặc được hưởng ứng những hàng hóa và những dụng cụ cơbản cần thiết Tuy nhiên, dù do trực tiếp hay gián tiếp thì khi xác địnhchuẩn mực đói nghèo cần thiết phải thông qua các căn cứ chủ yếu sau:
- Căn cứ về nhu cầu cơ bản: Căn cứ này dựa trên cơ sở phân loại
mức nhu cầu theo mức độ cần thiết, các nhu cầu cơ bản thường có sự khácnhau giữa các quốc gia Tùy vào chuẩn mực xã hội và trình độ phát triển,thông thường ở các nước kém phát triển các nhu cầu thiết yếu thườngđược quan tâm trong việc xóa đói giảm nghèo
- Căn cứ vào thu nhập thực tế: thu nhập thực tế phản ánh mức độ
thỏa mãn nhu cầu trong xã hội Đặc biệt đối với những người nghèo đói,phần lớn thu nhập được chi tiêu cho các nhu cầu thiết yếu hàng ngày.Điều này phù hợp với sự phân loại mức nhu cầu theo thứ tự cần thiết củacon người, các nhu cầu cần thiết cần được thỏa nãm trước
- Căn cứ vào tiềm lực kinh tế của quốc gia (hoặc ở địa phương): khả
năng hỗ trợ cho nhóm người có mức sống thấp nhất trong khoảng thời gian
Trang 10nhất định để họ có điều kiện vươn lên mức sống bằng mức trung bình của xãhội.
(Theo luận văn thạc sỹ của tác giả Võ Thị Hà Loan )
Chuẩn mực đói nghèo luôn luôn phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế
xã hội, mức độ tăng trưởng kinh tế và nhu cầu phát triển của con người Ởmỗi thời điểm, một vùng, một quốc gia là đói nghèo xong sang một thờiđiểm khác, một vùng khác, nước khác thì chỉ số đó không có nghĩa Do đórất khó quy định chuẩn mực đói nghèo chung cho tất cả các quốc gia,thậm chí ngay trong một quốc gia cũng có thể khác nhau giữa vùng, cóthời kỳ
Nhiều nước lấy mức 1/3 thu nhập bình quân làm cơ sở xác địnhchuẩn mực nghèo đói (Inđônêxia, và các nước phát triển khác …), họ chorằng hộ nghèo là hộ có thu nhập 1/3 mức thu nhập trung bình của xã hội.Một số nước khác dùng chỉ tiêu số Calo cần thiết cho 1 người để xác địnhcăn cứ chuẩn mực đói nghèo Ở từng nước khác nhau quy định chuẩn mực
đói nghèo khác nhau (Theo luận văn thạc sỹ của tác giả Tào Huy
Bằng )
Ngân hàng thế giới (WB) cũng đã đưa ra quan niệm nghèo khổ theo
số Calo tối thiểu cần thiết cho một người để sống là 2.100 Calo / người /ngày, những hộ gia đình không đảm bảo được mức này là những hộ nghèokhổ Tiêu chuẩn này được tính chung cho các nước trên thế giới Do đónghèo khổ theo tiêu chuẩn này chính là nghèo tuyệt đối Theo mức đánhgiá chung của thế giới, để đảm bảo 2.100 Calo / người / ngày thì cần ítnhất là 1USD/người/ngày Theo tiêu chí này thế giới có khoảng 1,3 tỷngười đói nghèo Chủ yếu nằm ở khu vực Châu Á và Châu Phi
( Theo luận văn thạc sỹ của tác giả Hồ Việt Dũng )
Trong quá trình nghiên cứu nghèo đói và thực hiện chương trìnhXĐGN ở Việt Nam, WB cũng đã đưa ra mức chuẩn nghèo đối với ViệtNam:
- Số tiền cần thiết để mua lương thực, thực phẩm đáp ứng nhu cầudinh dưỡng với lượng 2.100 Calo / người/ ngày gọi là tiêu chuẩn nghèo vềlương thực, thực phẩm
Trang 11- Số tiền cần thiết bao gồm cả chi tiêu cho lương thực, thực phẩm vàchi tiêu cho các nhu cầu phi lương thực thiết yếu khác gọi là chuẩn nghèochung Chuẩn nghèo chung có mức cao hơn với chuẩn nghèo lương thực,thực phẩm.
1.1.2 – Các nhân tố ảnh hưởng đến đói nghèo
1.1.2.1 Sự phân cách trầm trọng kéo dài
Đây là nguyên nhân bao trùm dẫn dến tình trạng nghèo đói đối với các
hộ dân tộc thiểu số Những dân tộc thiểu số chịu sự phân chia về địa hình và
sự cách biệt về xã hội
Các chòm bản các hộ cách xa nhau là đặc điểm bắt buộc của những cưdân sống bằng nương rẫy Do luân chuyển các hạt nương và năng suất đạtthấp nên gia đình cần có một khoảng canh tác rộng để có đủ lương thực sống.Hầu như họ rất ít đi chợ, mỗi lần đi chợ họ mua dự trữ
Sự phân cách về mặt địa lý đã làm cho việc đi những mặt hàng thiếtyếu dầu thắp, muối ăn, và một vài thứ khác.lại trở nên khó khăn Việc đi lạicách trở, xa các chợ, thị tứ, thị trấn đã làm cho họ rất thiếu thông tin kiến thức
về kinh tế thị trường, tính toán đầu vào đầu ra để có kết quả tốt nhất Bêncạnh đó là sự thiếu thốn về giáo dục làm cho trình độ dân trí của các dân tộcthiểu số có sự cách biệt đáng kể Số người được học hành để có bằng cấp làrất ít do vậy nên khả năng tham gia của nhười dân tộc vào các hoạt động của
xã hội hiện đại là rất hạn chế Những nỗ lực nhằm từng bước hoà nhập đờisống xã hội của đồng đồng bào các dân tộc thiểu số vào xã hội đương thời ởnước ta chính là cách xoá dần sự chênh lệch cách biệt Các chương trình mởtrường học, xoá mù chữ, dậy tiếng Việt trong nhà trường đã được tiến hànhnhưng hiện tượng tái mù chữ vẫn xẩy ra do sau khi học xong thì họ ít có cơhội tiếp xúc với những phương tiện thông tin để có thể vận dụng những chữ
đã được học trong nhà trường
Song cho dù chương trình có tốt đến đâu, có hay đến đâu nếu không cókinh phí thì cũng không thể tiến hành được.Đây là một thực trạng khó khăn
Trang 12cho huyện Cao Lộc Nguồn kinh phí chi cho những công tác này còn rất eohẹp, cộng thêm với đội ngũ cán bộ thực hiện những chương trình đó thì chưa
có đủ trình độ do đó dẫn đến sự kếm hiệu quả của những chương trình đãđược triển khai
1.1.2.2 Những rủi ro tai hoạ đột xuất
Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số vùng núi, điều quan tâm nhất của
họ trong đời sống là vấn đề cái ăn Vì vậy có được sự an toàn về lương thực làvấn đề ưu tiên số một Nhìn lại mấy chục năm qua, tình trạng thiếu lương thựcluôn đè nặng lên cuộc sống của họ Đa phần họ sống trên những vùng đất rốc,núi đá, không thuận lợi cho việc canh tác và năng suất lao động kém Cácvùng và tiểu vùng nơi họ sống thường rất thất thường và khắc nghiệt Độ ẩm,
độ mưa, độ lạnh luôn gây khó khăn cho cây vật nuôi, quá trình sản xuất, vàkết quả là mất mùa đối với cây trồng , bệnh dịch đối với gia súc, cây trồng,vật nuôi kém phát triển tất nhiên dẫn đến năng suất thấp ít hiệu quả Điềuquan trọng là do cư trú ở những vùng sinh thái thiếu sự đảm bảo ổn định, tàinguyên rừng, nước ngày càng cạn kiệt Do lối canh tác ngày càng lạc hậu câycon truyền thống, phụ thuộc nhiều vào khí hậu thời tiết nên dẫn đến thườngxuyên đói lương thực và bị đe doạ đứt bữa vào những kỳ giáp hạt
Rủi ro và những phát sinh bất thường chính là do sự thiếu bền vững, cóthể nói đó là hai mặt gắn liền với sự đói nghèo Môi sinh mỏng manh, đất đai
dễ bị sói mòn, bạc mầu, rừng bị tàn phá thu hẹp dần, nguồn nước mất kéotheo mất luôn nguồn thuỷ sản Thêm vào đó là thiên tai thường xẩy ra hàngnăm và bất ngờ đẩy cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số vào hoàncảnh rất bấp bênh Mặc dù có nhiều chương trình được thực hiện để củng cốtính bền vững của môi trường như chương trình định canh định cư và chươngtrình 327 nhưng hiệu quả đem lại chưa cao
1.1.2.3 Nguồn lực và năng lực
a.Nguồn lực
Trang 13Có thể nói một cách nhắn gọn nguồn lực bao gồm tất cả những khâuthuộc đầu vào để tạo ra nguồcn thu nhập gồm tức là đầu ra Nguồn lực củanhững người nông dân bao gồm : đất đai, lao động, vốn sản xuất kỹ năng sảnxuất Muốn thực hiện xoá đói giảm nghèo thì phải cung cấp cho họ nhữngđiều kiện để họ sản xuất.Trong các nguồn lực cho sản xuất nông nghiệp thìđất đai là yếu tố quan trọng nhất, ở nước ta ngoài các dân tộc thiểu số nhưTày, Nùng đã canh tác ruộng nước có hệ thống dẫn nước để tưới tiêu học ởngười kinh còn lại đa số các đân tộc thiểu số quen phương thức canh tác trênđất đốc và khô Và nếu không có giấy tờ sở hữu đầy đủ thì các hộ dân tộcthiểu số sẽ bị lợi dụng huặc xâm chiếm đất đai bởi những cư dân tự do mớiđến.
Có được đất đai rồi muốn tổ chức sản xuất cần có lao động Nhìn chungchất lượng lao động ở các dân tộc thiểu số bị yếu kém ở hai khía cạnh chính
là : Thể trạng yếu mệt suy dinh dưỡng và kỹ năng lao động kém do đó làmcho năng suất trong lao động rất thấp Bên cạnh đó nguồn vốn eo hẹp Cónhiều hộ chỉ quen trông chờ vào nông nghiệp, chăn nuôi nên khi chưa cóphương sách gì hơn để tạo thu nhập vốn nhiều khi chưa phải là cần thiết
b Năng lực
Năng lực muốn nói ở đây là mức độ tham gia của các dân tộc thiểu sốvào xã hội hiện thời Trước hết quyền tham gia vào các lĩnh vực chính trị -kinh tế, xã hội của các công dân thiểu số đã được xác lập cùng với sự ra đờicủa nhà nước Việt Nam Nhà nước ta đã có nhiều chính sách ưu đãi cho con
em của đồng bào dân tộc thiểu số có điều kiện được học ở những lớp chuyênngành và đại học
1.1.2.4 – Các nhân tố chủ quan
Những nhân tố chủ quan đó là những nhân tố tự phát từ bản thânngười nghèo ảnh hưởng đến đói nghèo thường là do các hộ nghèo thiếuhoặc không có các yếu tố cần thiết cho phát triển sản xuất, kinh doanh
Trang 14như: vốn sản xuất kinh doanh, kiến thức và kinh nghiệm làm ăn lạc hậu,
tư liệu sản xuất (ruộng đất, công cụ lao động, trâu bò, cày cấy …), sức laođộng, việc làm Ngoài ra có thể ảnh hưởng do: gia đình đông con, gia đình
có người ốm đau tàn tật, mắc các tệ nạn xã hội, gặp rủi ro tai nạn …
1.1.2.5 – Các nhân tố khách quan
- Do điều kiện tự nhiên thiên nhiên khí hậu khắc nghiệt, thiên tai,bão lũ, hạn hán, sâu bệnh, đất đai cằn cỗi, địa hình phức tạp, cắt cứ giaothông khó khăn, đã kìm hãm sản xuất
- Do hậu quả chiến tranh tàn khốc: hàng vạn đồng bào hi sinh hoặctàn phế, một số vùng tài nguyên môi trường bị hủy diệt gây ra những hậuquả nặng nề lâu dài như: chất độc màu da cam, tai nạn chiến tranh, đồngruộng hoang hóa
- Do cơ chế chính sách: thiếu hoặc không đồng bộ về chính sáchđầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cho vùng nghèo, chính sách khuyến khíchsản xuất, tín dụng hướng dẫn cách làm ăn, phát triển ngành nghề, chínhsách giáo dục đào tạo, y tế, chính sách đất đai, định canh định cư …nguồn lực đầu tư còn hạn chế, quản lý phân tán và kém hiệu quả
Hộ đói nghèo thường bị ảnh hưởng bởi nhân tố chủ quan và kháchquan Bản thân trong các nhân tố đó, hộ đói nghèo thường bị ảnh hưởngbởi nhiều nhân tố khác nhau Trên thực tế rất khó xác định đâu là yếu tốđầu tiên gây nên đói nghèo Nguyên nhân và hậu quả của đói nghèo thểhiện rất đa dạng, muôn hình muôn vẻ trong cuộc sống hiện tại, tuy nhiêncách tiếp cận hợp hợp lý hơn cả có thể nhìn nhận đói nghèo là do nhiềuyếu tố gây ra, bắt nguồn từ kinh tế ở tầm vĩ mô và vi mô Vì thế các giảipháp để XĐGN không thể một chiều tác động của nhà nước, cộng đồng,các kiểu trợ cấp xã hội hoặc không thể là công việc của từng hộ gia đình
mà cần là các giải pháp đồng bộ
1.1.3 – Tính cấp thiết của xóa đói giảm nghèo
Đói nghèo là một hiện tượng lịch sử xã hội, xuất hiện và tồn tạitrong đời sống hiện thực của cộng đồng của loài người từ bao đời nay màvẫn chưa giải quyết xong Đây là một trở ngại, một lực cản nghiêm trọngmột thách thức nghiệt ngã đối với sự phát triển
Trang 15Đói nghèo là một hiện tượng của sự phát triển, là vấn đề kinh tế xãhội Trong phát triển, vấn đề toàn cầu, vấn đề của từng quốc gia, dân tộcliên quan trực tiếp đến tất cả mọi người, tới sự phát triển của từng cá nhân
và cộng đồng
Việt Nam đang trên đà phát triển nhưng vẫn còn nằm trong số nước
có mức thu nhập thấp nhất thế giới Ngành kinh tế nước ta vẫn mang đặctrưng phổ biến là nền kinh tế nông nghiệp, 80% dân số ở nông thôn, hơn70% lực lượng lao động làm nông nghiệp, tỷ lệ dân và hộ dân cư đói
nghèo còn cao trên 10% (Theo niên giám
thông Việt Nam, năm 2009)
1.1.3.1 – XĐGN là một chính sách vì xã hội nhân văn của Đảng và Nhà nước ta
Xuất phát từ những ngành của đói nghèo đối với sự phát triển kinh
tế xã hội, XĐGN nổi lên là một vấn đề kinh tế xã hội bức xúc cần phảigiải quyết để đổi mới, phát triển đất nước Nếu vấn đề XĐGN không đượcgiải quyết thì không một mục tiêu tiêu nào về phát triển kinh tế xã hội,cũng như tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân, ổn định xã hội,đảm bảo quyền con người … được thực hiện Sau hơn 20 năm đổi mới,chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế xã hội, trongnhiều năm chúng ta đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, kinh tế thịtrường đã đem lại sự tác động trong sản xuất kinh doanh, dịch vụ, vàtrong nhiều lĩnh vực khác của đời sống xã hội Song kinh tế thị trường là
cơ chế thị trường cũng bộc lộ những mặt trái tiêu cực, đó là sự phân hóagiàu nghèo, khoảng cách giàu nghèo tăng lên, đói nghèo của một bộ phậndân cư kéo theo các tệ nạn xã hội phúc tạp khác
1.1.3.2 – XĐGN tạo điều kiện cho phát triển kinh tế xã hội
Trong thế giới hiện đại, thực chất của sự phát triển chính là sự pháttriển con người Nó vừa là mục tiêu hàng đầu vừa là động lực to lớn khơidậy mọi tiềm năng của mỗi cá nhân và cả cộng đồng dân tộc trong côngcuộc xây dựng đất nước XĐGN là những chính sách xã hội hướng vàophát triển con người, nhất là đối với nhóm người nghèo, tạo cơ hội cho họtham gia vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
Trang 16XĐGN đảm bảo những điều kiện ăn, mặc, học hành, ở, chữa bệnh,tiếp súc văn hóa, xã hội cho mỗi người sao cho họ có thể tồn tại và pháttriển một cách bình thường và ngày càng tốt hơn, đó là cơ sở để duy trì,phát triển nguồn lực Đói nghèo và lạc hậu bao giời cũng đi với sự giatăng dân số, suy giảm thể lực, trí lực tức là nghèo nàn về nguồn lực pháttriển Vì vậy XĐGN là một nhu cầu cấp thiết để phát triển xã hội bềnvững
1.1.3.3 – XĐGN góp phần đảm bảo an ninh trật tự xã hội và là cơ sở bảo vệ môi trường sinh thái
Đói nghèo là nguy cơ không có tiếng ồn, nhưng lại là một nguyênnhân chủ yếu gây ra các tệ nạn xã hội như: bạo lực, tội phạm, làm mất anninh xã hội Nó không chỉ kéo theo hậu quả kinh tế xã hội nghiêm trọngcho các nước đang phát triển mà còn là nguyên nhân quan trọng của xung
độ, mất ổn định chính trị Vì vậy XĐGN là một trong những biện phápgóp phần đảm bảo ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội
Lịch sử đã chứng minh rằng, nghèo đói bao giờ cũng tham gia vàoquá trình khai thác tài nguyên, tàn phá môi trường sinh thái Bởi vậyXĐGN là một trong những biện pháp quan trọng nhất để bảo vệ môitrường sinh thái trên cơ sở giữ gìn thiên nhiên, đã dạng hóa sinh học, khaithác hợp lý tài nguyên và làm trong sạch môi trường
1.1.3.4 – XĐGN góp phần thực hiện công bằng xã hội và thực hiện cam kết quốc tế.
XĐGN góp phần thực hiện công bằng xã hội trên các mặt:
- Mở rộng cơ hội lựa chọn cho cá nhân nhất là nhóm người nghèo,nâng cao năng lực cá nhân để thực hiện hiệu quả sự lựa chọn của mìnhtrong tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống
- Tạo cơ hội cho sự phát triển đồng đều giữa các vùng, giảm khoảngcách và sự chệnh lệch quá đáng về mức sống giữa nông thôn và thành thị,các nhóm dân cư XĐGN tham gia vào điều chỉnh cơ cấu đầu tư hợp lýhơn, từng bước thực hiện sự phân phối công bằng cả khâu phân phối tưliệu sản xuất lẫn khâu phân phối kết quả sản xuất cho mọi người, nhất lànhóm người nghèo
Trang 17- Hỗ trợ tạo cơ hội cho người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội,nhất là các dịch vụ cơ bản
Đói nghèo là vấn đề mang tính chất toàn cầu, tấn công vào đóinghèo chính là thực hiện cam kết quốc tế “đây là một đòi hỏi bắt buộc vềđạo đức, xã hội, chính trị và kinh tế” (cam kết Copenhaghen về sự pháttriển xã hội) Trong kế hoạch hành động thực hiện các mục tiêu về sự pháttriển xã hội, Việt Nam cam kết dành ưu tiên hàng đầu cho XĐGN Tranhthủ sự giúp đỡ nhiều mặt của các nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chứcphi chính phủ về kinh nghiệm, kỹ thuật, nguồn lực … Thực hiện tốt quátrình XĐGN chính là góp phần vào quá trình hội nhập, mở rộng quan hệquốc tế
1.1.4 – Vai trò của chính quyền địa phương trong XĐGN
- Nhận thức đúng về vai trò, trách nhiệm xóa đói giảm nghèo củacác cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể từ huyện đến cơ sở vàngười dân tạo nên sức mạnh tổng hợp cho XĐGN Bản thân người nghèo,
hộ nghèo, xã nghèo cần phải tự lực vươn lên, biết tận dụng các cơ hội và
sử dụng hiệu quả việc hỗ trợ của Nhà nước, các tổ chức quần chúng xãhội và cộng đồng
- Sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành chức năng liên quan làđiều kiện hết sức quan trọng trong việc tổ chức thực hiện các chủ trương,chính sách của Đảng và Nhà nước đối với hộ nghèo, xã nghèo, vùngnghèo Xây dựng và triển khai đồng bộ chương trình, dự án xóa đói giảmnghèo các cấp; ưu tiên đầu tư kịp thời cho các mô hình XĐGN có hiệuquả tại các vùng để nhân diện rộng
- Đa dạng hóa việc huy động các nguồn lực cho việc thực hiện mụctiêu XĐGN Nhất là chủ động phát huy và khai thác nguồn lực tại chỗ kếthợp với sự hỗ trợ của trung ương, mở rộng hợp tác quốc tế, tranh thủ vốn,kinh nghiệm, kỹ thuật, nguồn lực cho XĐGN Gắn việc quản lý sử dụngđúng mục đích, có hiệu quả các nguồn lực cho XĐGN với hướng dẫn tậphuấn kỹ thuật, kinh nghiệm làm ăn, khuyến nông khuyến lâm, nông, ngưnghiệp tới hộ nghèo
- Chú trọng công tác tập huấn, đào tạo cán bộ, phát huy vai trò các
tổ chức đoàn thể xã hội và sự tham gia của cộng đồng Quan tâm xây
Trang 18dựng tổ chức bố trớ cỏn bộ cú kinh nghiệm, nhiệt tỡnh, tõm huyết làm cụngtỏc XĐGN ở cỏc cấp cơ sở.
- Phõn định rừ chức năng, nhiệm vụ, trỏch nhiệm của từng ngành,từng cấp về XĐGN.Mục tiờu XĐGN phải được cụ thể húa ở tất cả cỏc cấp
từ tỉnh đến huyện và từng xó, phường Từng xó , phường, huyện cần phảithường xuyờn theo dừi, nắm chắc thực trạng của hộ nghốo để cú biện phỏp
hỗ trợ phự hợp, mặt khỏc cần tăng cường cụng tỏc kiểm tra giỏm sỏt, rỳtkinh nghiệm thường xuyờn trong chỉ đạo thực hiện chương trỡnh
- Quản lý và chỉ đạo lồng ghộp cỏc chương trỡnh, dự ỏn cú hiệu quả,khen thưởng, biểu dương kịp thời những đơn vị, cỏ nhõn làm tốt, đồngthời xử lý nghiờm minh những tập thể và cỏ nhõn thiếu trỏch nhiệm trong
tổ chức chỉ đạo thực hiện XĐGN hoặc vi phạm cỏc chớnh sỏch về XĐGN.
1.2 Khái niệm, mục tiêu, đối tợng chính sách xoá đói giảm nghèo
Khái niệm Chính sách xoá đói giảm nghèo là tổng thể các quan điểm, t
tởng, các giải pháp và công cụ mà Nhà nớc sử dụng để tác động lên các chủthể kinh tế xã hội nhằm giải quyết vấn đề nghèo đói, thực hiện mục tiêu xoá
đói giảm nghèo, từ đó xây dựng một xã hội giầu đẹp
Mục tiêu của chính sách xoá đói giảm nghèo cho các đối tợng thuộc
diện nghèo đói ở nớc ta, giảm bớt khoảng cách giầu nghèo trong xã hội, nhằmmục tiêu tổng quát xây dựng một đất nớc dân giầu, nớc mạnh, xã hội côngbằng dân chủ văn minh
Đối tợng là đồng bào v các dân tộc thiểu số ở nà ớc ta, những vùng sâuvùng xa, hải đảo, nơi mà cuộc sống còn nhiều khó khăn và có cuộc sống cách
biệt với đời sống kinh tế xã hội của cả nớc
Trang 19CHƯƠNG II THỰC TRẠNG NGHÈO VÀ CÁC CHÍNH SÁCH NHẰM XÓA ĐÓI
GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN CAO LỘC NĂM 2006 – 2010
2.1 THỰC TRẠNG NGHÈO ĐÓI
Theo kết quả rà soát hộ nghèo năm 2005, hộ nghèo toàn huyệnchiếm 8,91% (theo tiêu chí cũ) Năm 2006 tỷ lệ hộ nghèo là 24,25% =3.458 hộ, năm 2007 tỷ lệ hộ nghèo đã giảm xuống còn 20,69% = 3.028
hộ, năm 2008 tỷ lệ hộ nghèo là 16,89% = 2.530 hộ Theo kết quả rà soátnăm 2009 hộ nghèo toàn huyện còn 15,17%, trong đó hộ nghèo khu vựcnông thôn là 2.284 hộ chiếm 18,66% so với tổng số hộ ở khu vực nôngthôn Hộ nghèo khu vực thành thị là 60 hộ chiếm 1,87% so với tổng khuvực thành thị
Ban chỉ đạo điều tra huyện báo cáo chính thức kết quả điều tra sơ
bộ hộ nghèo, cận nghèo năm 2010 trên địa bàn toàn huyện như sau:
Giai đoạn 2011 – 2015 như sau:
* Hộ nghèo:
+ Khu vực nông thôn: Những hộ có mức thu nhập bình quân từ400.000 đồng/người/tháng (4.800.000 đồng / người / năm) trở xuống là hộnghèo
Trang 20+ Khu vực thành thị: Những hộ có mức thu nhập bình quân từ500.000 đồng / người/ tháng (từ 6.000.000 đồng / người/ năm) trở xuống
Năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo là 28,65%, tỷ lệ hộ cận nghèo là 18,52%.Kết quả này phản ánh đúng mức chuẩn nghèo theo tiêu chí mới
2.1.1 Tổng quan tình hình phát triển kinh tế huyện Cao Lộc 2006 – 2010
2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên – xã hội
Cao Lộc là một huyện miền núi địa hình chia cắt phức tạp Phía Bắcgiáp với nước bạn Trung Quốc, phía Nam giáp với huyện Văn Quan vàhuyện Chi Lăng, phía Đông giáp với huyện Lộc Bình, phía Tây giáp vớihuyện Văn Lãng Tổng diện tích tự nhiên là 64.155,93 ha Tổng dân số là73.056 người, có tới 83km đường biên giáp với nước bạn Trung Quốc.Tình hình kinh tế xã hội còn gặp nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng còn thấpkém, mặt bằng dân trí, trình độ phát triển giữa các xã, thôn, bản, thị trấnkhông đồng đều Chất lượng nguồn lực còn thấp Tuy nhiên huyện CaoLộc còn một số lợi thế, có hai cửa khẩu quốc tế về đường bộ và đường sắtvới nước bạn Trung Quốc, có hai khu vực mở được cặp chợ Biên giớigiúp cho việc giao thương giao lưu văn hóa, buôn bán với nước bạn TrungQuốc thuận tiện tạo điều kiện cho xuất khẩu hàng hóa của nước ta nóichung và của địa phương nói riêng Có hệ thống giao thông quốc lộ, tỉnh
lộ khá thuận lợi, có mỏ đá, mỏ đất sét trữ lượng lớn tạo điều kiện cho pháttriển nguyên vật liệu và công nghiệp khai khoáng
Giai đoạn 2006 – 2010 toàn huyện còn 7 xã đặc biệt khó khăn(ĐBKK), có tới 8 thôn ĐBKK thuộc xã vùng 2 được hưởng chương trình
135 của Chính phủ
2.1.1.2 Tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện Cao Lộc 2006 – 2010
Trang 21Trong những năm qua, kinh tế thế giới nói chung và kinh tế ViệtNam nói riêng có nhiều biến động lớn, khủng hoảng kinh tế thế giới năm
2008, lạm phát ở mức 22,83% ở Việt Nam đã tác động xấu không nhỏ đếntình hình phát triển kinh tế của tỉnh Lạng Sơn nói chung và của địa bànhuyện Cao Lộc nói riêng Ngoài ra, sự thay đổi khí hậu toàn cầu kéo theomưa, bão, lũ lụt xảy ra triền miên trên địa bàn huyện, các dịch bệnh bùngphát lây lan rất nhanh như: lở mồm long móng ở gia súc, cúm A H1N1,đợt rét hại rét đậm kéo dài kéo theo hàng chục nghìn gia súc bị mất, gâyảnh hưởng không nhỏ đến sức sản xuất lao động của người dân, đặc biệt
là trong nông nghiệp Song với sự cố gắng nỗ lực của toàn thể chínhquyền địa phương, cùng toàn thể đồng bào các dân tộc trên địa bàn đã dầnkhắc phục hậu quả nặng nề mà thiên tai, dịch bệnh gây ra, dần dần hồiphục và vươn lên trong sản xuất Nhờ có sự cố gắng đó, nền kinh tế toànhuyện đã phát triển khá nhanh và tương đối toàn diện, bước đầu tạo đàphát triển cao, trở thành một trong những huyện có nền kinh tế phát triểnnăng động của tỉnh Lạng Sơn Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm thời
kỳ 2006 – 2010 đạt 11,61% Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tíchcực, tỷ trọng nông nghiệp giảm từ 36,02% năm 2006 xuống còn 28,04%năm 2010, tỷ trọng công nghiệp tăng từ 10,52% lên 27,57%, tỷ trọngthương mại dịch vụ tăng từ 41,66% lên 44,39% GDP bình quân đầungười tăng từ 5.541.000 đồng/người năm 2006 lên 10.630.000 đồng/ngườinăm 2010 Nông nghiệp nông thôn có bước phát triển, giá trị sản xuất(GTSX) Nông – lâm – Ngư nghiệp tăng bình quân hàng năm 12% (so vớitoàn tỉnh 10%) Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 18.000 tấn
Công nghiệp xây dựng tăng khá, GTSX bình quân hàng năm là12,39%, riêng GTSX công nghiệp tăng 24% Hầu hết các sản phẩm chủlực vượt mục tiêu và tăng gấp nhiều lần so với năm 2006
- Gạch chỉ TUYNEN: 49.198.000 viên gấp 2,15 lần ngói viên nung465.000 viên tăng gấp tới 21 lần
- Sản xuất đá các loại tăng từ 120.400 m3 lên tới 469.400 m3
Các ngành dịch vụ đã từng bước đáp ứng nhu cầu phát triển sảnxuất và đời sống của nhân dân, GTSX dịch vụ tăng bình quân 12,3% /năm
Trang 22Thu ngân sách tăng nhanh, chi ngân sách đảm bảo yêu cầu chủ yếu.Thu ngân sách tăng bình quân hàng năm 14,72% (năm 2006 đạt119.618.000 đồng; năm 2010 được 207.664.000 đồng), tỷ lệ huy độngngân sách trong GDP tăng từ 5,6% năm 2006 lên 11,8% năm 2010 Chingân sách có nhiều cố gắng, đảm bảo chi đúng, chi đủ đáp ứng các nhucầu thiết yếu trên địa bàn huyện Chi cho sự nghiệp kinh tế và giáo dụcngày càng cao Sắp xếp đổi mới cơ sở sản xuất kinh doanh, các thànhphần kinh tế có chuyển biến khá Trong 5 năm qua cơ sở sản xuất quốcdoanh chỉ có 02 cơ sở, cơ sở sản xuất ngoài quốc doanh chiếm đa phần cótới 802 cơ sở Tổng số vốn đăng ký kinh doanh của các cơ sở sản xuấtkinh doanh lên tới 526.000.000.000 đồng (526 tỷ đồng), chiếm tới 2.352lao động đang làm việc tại các cơ sở đó
Hạ tầng kỹ thuật có nhiều chuyển biến tích cực, các công trình trong
kế hoạch 5 năm 2006 – 2010 đều thực hiện tốt Xây dựng 13 công trìnhgiao thông, mở mới 11,5km đường, xây dựng 3 ngầm với nền đường rộng3,5m tại các xã Cao Lâu, Thanh Lòa, Mẫu Sơn, Bảo Lâm, TT ĐồngĐăng Xây dựng 4 công trình điện với 4 trạm biến áp, 8,5km đường trung
áp và 0,4kw cấp cho 340 hộ tại các xã Xuất Lễ, Cao Lâu, Thanh Lòa Xâydựng 3 nhà văn hóa với diện tích sàn là 300m2 tại TT Đồng Đăng Xâydựng 01 trạm Bơm điện tưới tiêu thêm 20ha
Các vấn đề văn hóa – xã hội đều tiến bộ, giáo dục đào tạo chuyểnbiến tích cực, hệ thống trường lớp đáp ứng tốt nhu cầu học tập, tỷ lệ họcsinh tiểu học đến tuổi đến trường đạt 98,8% năm 2006 tăng lên 99,8%năm 2010 Tỷ lệ học sinh trung học cơ sở trong độ tuổi đến trường đạt99,1% năm 2010, công tác đào tạo nghề được quan tâm Đến nay huyện
đã có 01 trung tâm dạy nghề đào tạo các nghề cơ bản: Điện, nước, maymặc, sửa chữa máy cày … được hơn 1000 học viên góp phần nâng caonguồn lực cho địa phương Công tác dân số gia đình và trẻ em từ huyệnđến cơ sở tiếp tục được quan tâm tạo được sự chuyển biến tích cực trongcác lĩnh vực, giảm được tỷ lệ sinh hàng năm xuống 0,2% - 0,35% Lĩnhvực chăm sóc trẻ em được quan tâm, tỷ lệ trẻ em được tiêm chủng mởrộng quốc gia đạt trên 95%, đạt tiêu chí đề ra Tỷ lệ trẻ em suy dinhdưỡng dưới 5 tuổi giảm từ 28,7% năm 2006 xuống 23,07% năm 2010,100% số xã có trạm y tế xã Hoạt động văn hóa thông tin, thể thao từng
Trang 23bước đáp ứng nhu cầu của nhân dân Phong trào “toàn dân đoàn kết xâydựng đời sống văn hóa khu dân cư” được đẩy mạnh đạt 70% số bản làng,khối phố đạt tiêu chuẩn văn hóa 74% gia đình được công nhận gia đìnhvăn hóa, chỉnh trang thị trấn thị tứ được cải thiện, 23/23 xã có nhà vănhóa ở trung tâm xã Tỷ lệ hộ xem truyền hình phát thanh tăng từ 56% năm
2006 lên 78% năm 2010 Việc thực hiện chính sách xã hội được quan tâm,chính sách nhà ở được thể hiện tích cực và trở thành phong trào sâu rộngtrong quần chúng nhân dân, chính sách với người có công, gia đình chínhsách, thương binh - liệt sỹ, thanh niên xung phong được giải quyết thấuđáo, tạo lòng tin cho nhân dân Phong trào “đến ơn đáp nghĩa” được duytrì bằng hình thức như xây dựng nhà tình nghĩa, chăm sóc mẹ liệt sỹ vàquyên góp quỹ ủng hộ vì người nghèo để xóa nhà giột nát, nhà tạm, nhàđại đoàn kết
2.1.2 Thực trạng về XĐGN của huyện Cao Lộc giai đoạn 2006 – 2010 2.1.2.1 Thuận lợi và khó khăn
* Thuận lợi: Trong những năm quan kinh tế của huyện tăng trưởng
với nhịp độ cao, tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm đạt 11,61% đã tạođiều kiện môi trường và nguồn lực cho việc XĐGN, các chính sách dự ánđầu tư hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo, xã nghèo nhằm XĐGN phát huy tácdụng, từng bước đưa vào cuộc sống Thực hiện chương trình XĐGN đãtrở thành nhiệm vụ chính trị của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận tổ quốc,các tổ chức chính trị xã hội và toàn thể nhân dân trên địa bàn huyện, thuhút các tầng lớp nhân dân tham gia tạo thành phong trào sâu rộng trongquần chúng Bộ máy làm công tác XĐGN từ cấp huyện đến cơ sở ngàycàng được củng cố và hoàn thiện Nhận thức của đại bộ phận người nghèo
đã có sự thay đổi cơ bản Vấn đề lồng ghép chương trình, dự án phát triểnkinh tế xã hội gắn với XĐGN trên địa bàn huyện đã đi vào chiều sâu, tạođiều kiện cho hộ nghèo, xã ĐBKK vươn lên
* Khó khăn: là một huyện miền núi, biên giới trải rộng, nhân dân
sống phân tán, giao thông đi lại khó khăn, sản xuất nông – lâm – ngưnghiệp phụ thuộc vào thời tiết Xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, cơ sở
hạ tầng phục vụ cho sản xuất của đời sống nhân dân còn thiếu và xuốngcấp, thiếu vốn đầu tư, trình độ dân trí còn thấp, tư tưởng ỷ lại vào nhànước còn nặng nề, phương thức sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún Các sản
Trang 24phẩm sản xuất ra tiêu thụ còn gặp nhiều khó khăn Trong những năm quatình hình thời tiết diễn biến phúc tạp gây ra nhiều thiên tai, dịch bệnh trêncây trồng, vật nuôi xảy ra khắp trên địa bàn huyện Giá cả hàng hóa biếnđộng thường xuyên ảnh hưởng rất lớn đến đời sống nhân dân, nguy cơ tàinghèo của các hộ đã thoát nghèo rất cao Cấp ủy chính quyền ở một số cơ
sở chưa linh hoạt trong công tác quản lý, điều hành Chưa chủ động lồngghép chương trình xóa đói giảm nghèo vào mục tiêu phát triển kinh tế xãhội Trình độ năng lực quản lý cán bộ làm công tác XĐGN còn hạn chế,thành viên Ban chỉ đạo ở xã chưa có kinh nghiệm vì chủ yếu là kiêmnghiệm nên hiệu quả hoạt động chưa cao
Đến năm 2010, trên địa bàn toàn huyênh còn 7 xã và 8 thôn đặc biệtkhó khăn được hưởng chương trình 135 giai đoạn II (2006 – 2010) Tỷ lệnghèo đói vào đầu năm 2006 là 24,25% = 3.458 hộ ở mức cao so với bìnhquân của tỉnh Trong đó nghèo khu vực nông thôn năm 2009 là 18,66%chiếm 2.284 hộ so với tổng số sống trong khu vực nông thôn Khu vựcthành thị 60 hộ chiếm 1,84% so với số hộ sống trong khu vực thành thị.Ngoài nhóm nguyên nhân khách quan dẫn đến đói nghèo là do điều kiện
tự nhiên, kinh tế xã hội không thuận lợi thì nhóm nguyên nhân do thiếuvốn và tư liệu sản xuất chiếu 57%, thiếu kiến thức làm ăn chiếm 34% …
2.1.2.2 Tình hình thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo
* Công tác chỉ đạo, điều hành:
Trước tình hình thực hiện về công tác XĐGN và tỷ lệ hộ nghèo trênđịa bàn toàn huyện, đại bộ Đảng bộ huyện lần thứ XVIII đã xác định mụctiêu: Phấn đấu đến cuối năm 2010 tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện xuống dưới10% (theo tiêu chí cũ), bình quân mỗi năm giảm 2 – 3% tương đương 93 –
140 hộ, cơ bản xóa giảm bớt hộ nghèo thuộc diện chính sách, các xã cơbản nghèo có các công trình hạ tầng thiết yếu
Thực hiện Nghị quyết sô 03/NQ-TU ngày 12/7/2006 của Ban chấphành Đảng bộ tỉnh khóa XIV về đẩy mạnh công tác XĐGN giai đoạn 2006– 2010 và thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-ĐH ngày 14/09/2005 của Đạihội đại biểu Đảng bộ Cao Lộc lần thứ XVIII (nhiệm kỳ 2005 – 2010) mỗinăm giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống 2 – 3% ngày 20/6/2007 Huyện ủy đã banhành Quyết định số 120/QĐ-HU về việc phê duyệt đề án XĐGN giai đoạn
2006 – 2010
Trang 25Qua 5 năm tổ chức thực hiện, UBND huyện Cao Lộc luôn nhậnđược sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh và Huyện ủy, sự giám sát của Hộiđồng nhân dân (HĐND), sự cố gắng nỗ lực của cơ quan chức năng cùngcác đoàn thể ở huyện, cấp ủy, chính quyền, đoàn thể xã, thị trấn luôn xácđịnh thưc hiện các chương trình giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm trongphát triển kinh tế - xã hội, luôn tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thựchiện công tác giảm nghèo tới các cơ sở và người dân trên địa bàn huyện.
Ban chỉ đạo XĐGN của huyện thường xuyên được kiện toàn phâncông cụ thể từng thành viên trong chỉ đạo phụ trách địa bàn
Ban chỉ đạo, giám sát các xã, các thị trấn thường xuyên được kiệntoàn, phân công cụ thể các thành viên trong chỉ đạo, phụ trách từng thônbản, khối phố Thành lập các tổ tương trợ để giúp nhau làm ăn, vay vốnphát triển sản xuất UBND huyện xây dựng kế hoạch rà soát hộ nghèohàng năm nhằm đánh giá tình hình thực tế thu nhập, mức sống của nhândân, phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở địaphương Đồng thời tổ chức triển khai thực hiện các chương trình, dự áncủa chính phủ, các tổ chức, các cấp ngành đến xã, thị trấn góp phần thựchiện XĐGN, đặc biệt là hộ nghèo, gia đình chính sách, người có côngbằng nhiều hình thức: tổ chức học nghề, vay vốn kinh doanh, hỗ trợ kinhphí sản xuất giống cây thông …
Công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cho ngườidân đã được mở rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng Trongcác Hội nghị tập huấn chuyên đề của các ngành, các cấp và trong cácbuổi sinh hoạt của nhân dân trong nhiều thôn bản thông qua đó ý thức
về XĐGN trong các tầng lớp nhân dân đã được nâng lên, hiểu rõ về cơchế chính sách liên quan đến XĐGN, học tập những kinh nghiệm haycách làm tốt các mô hình XĐGN có hiệu quả …
* Những kết quả thực hiện chung:
Trong những năm qua với sự chỉ đạo quyết liệt của các ngành,các cấp, các tổ chức chính trị xã hội và sự nỗ lực vươn lên của đại bộphận nghèo, công tác XĐGN của huyện Cao Lộc giai đoạn 2006 –
2010 đã thu được những kết quả khả quan là:
Trang 26- Toàn huyện đã giảm từ 3.458 hộ nghèo năm 2006 xuống còn2.344 hộ năm 2009 Với tỷ lệ hộ nghèo tương ứng từ 24,25% năm
2006 giảm còn 15,17% năm 2009, đã làm thay đổi cơ bản nhận thứccủa đại bộ phận dân cư về công tác XĐGN Các cấp ủy đảng, chínhquyền, các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội đã định rõ trách nhiệmcủa tổ chức mình trong công cuộc XĐGN, bước đầu đã kiện toànđược bộ máy làm công tác XĐGN với đội ngũ cán bộ có lòng nhiệthuyết, có kiến thức
- XĐGN đã thực sự trở thành nhiệm vụ của các cấp ủy đảng,chính quyền, mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, thuhút được các tầng lớp nhân dân tham gia Trong đó có các hộ nghèo,tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo của các địa phương trong địa bànhuyện
- Hệ thống cơ chế chính sách giải pháp XĐGN đã được tậptrung chỉ đạo thực hiện Bước đầu đã đi vào cuộc sống, tạo hành langpháp lý, môi trường và điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo, xã đặc biệtkhó khăn vươn lên
- Nhiều mô hình gia đình, thôn bản XĐGN có hiệu quả bềnvững đã được hình thành và nhân rộng Việc huy động nguồn lực choXĐGN được thực hiện một cách đa dạng, thiết thực và không ngừng
bổ sung tăng thêm
Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh hàng năm 2,27% nằm trong chỉ tiêu
kế hoạch đặt ra
* Kết quả thực hiện các chính sách, dự án:
1 Về tín dụng ưu đãi hộ nghèo:
Với mục tiêu hỗ trợ người nghèo về vốn, lãi suất ưu đãi để phát triển sảnxuất kinh doanh tạo việc làm, tăng thu nhập và từng bước vươn lên thoát nghèo.Trong 5 năm qua Ngân hàng chính sách xã hội huyện đã thực hiện cho vay vốn
ưu đại tín dụng cho hộ nghèo như: cho vay hộ nghèo, cho vay xuất khẩu laođộng, cho vay giải quyết việc làm, cho học sinh – sinh viên có hoàn cảnh khókhăn, cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, cho vay hộ đồng bào dântộc thiểu số đặc biệt khó khăn Dư nợ đến 31/12/2009 cho hộ nghèo vay đạt39.349 triệu đồng, với số hộ dư nợ 3.651 hộ, bình quân mỗi hộ được vay 8 triệu