Nghèo đói là một trong những vấn đề nan giải mà mọi quốc gia trên thế giới, đặc biệt là những quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam, đều phải quan tâm tìm cách giải quyết. Việc tấn công vào nghèo đói là một nhiệm vụ không kém phần quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của nước ta. Đại hội VII của đảng đã xác định xóa đói giảm nghèo là một trong những chương trình kinh tế xã hội vừa cấp bách trước mắt, vừa cơ bản về lâu dài. Đồng thời việc xóa đói giảm nghèo đòi hỏi cũng phải có những chính sách thích hợp thì mới đạt được hiệu quả. Một trong những chính sách giải quyết có hiệu quả nhất vấn đề xóa đói giảm nghèo đó là chính sách chi ngân sách hợp lý của nhà nước cho công tác xóa đói giảm nghèo. Chi ngân sách cho công tác xóa đói giảm nghèo là việc dùng vốn đầu tư để đầu tư phát triển các ngành nghề kinh tế, đầu tư vào cơ sở hạ tầng và kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người nghèo để giúp họ thoát khỏi cảnh nghèo đói. Khi Việt Nam chuyển sang nên kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chi ngân sách sẽ ngày càng trở thành một công cụ chính sách quan trọng để đạt được các mục tiêu tăng trưởng và giảm nghèo. Và việc này đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các cơ quan chức năng kế hoạch và ngân sách tại tất cả các cấp chính quyền. Trong những năm qua, Việt Nam được thế giới chú ý bởi những thành tựu trong công tác xóa đói giảm nghèo và nâng cao mức sống của người dân. Thành tựu, hiệu quả của việc chi tiêu cho xóa đói giảm nghèo của cả nước là tổng hợp các thành tựu, kết quả đạt được ở các địa phương, và nó phụ thuộc vào hiệu quả chi tiêu ngân sách cho xóa đói giảm nghèo ở từng địa phương. Các địa phương đã làm như thế nào để đạt được những thành tựu, hiệu quả như vậy ? Để tìm hiểu vấn đề này, tôi muốn đi sâu vào nghiên cứu tại một địa phương cụ thể là huyện Nam Đàn – tỉnh Nghệ An. Vì vậy tôi quyết định chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả hoạt động chi ngân sách cho xóa đói giảm nghèo ở huyện Nam Đàn” Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Ngô Thắng Lợi, Thầy Ngô Quốc Dũng , thầy cô bộ môn trong khoa Kế hoạch – Phát triển ( Trường Đại học Kinh tế Quốc dân), Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Phòng Tài chính – Kế hoạch, Phòng Thương binh Lao động Xã hội, Phòng Nông nghiệp, Phòng Thống kê, Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Nam Đàn – tỉnh Nghệ An đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn chỉnh chuyên đề tốt nghiệp.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc --o0o-- LỜI CAM ĐOAN Kính gửi : Khoa Kế hoạch và phát triển Tên em là : Nguyễn Thị Thanh Lớp : Kinh tế Phát triển 49B Chuyên ngành : Kinh tế Phát triển Đề tài : “ Nâng cao hiệu quả hoạt động chi Ngân sách cho xóa đói giảm nghèo ở huyện Nam Đàn” Em xin cam đoan những số liệu, tài liệu sử dụng trong luận văn này đều có sự đồng ý chính thức của Phòng Tài chính Kế hoạch, Phòng Thương binh Lao động và Xã hội, Phòng Thống kê huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An. Đồng thời, em xin cam đoan chuyên đề này là kết quả hoạt động lao động nghiêm túc của bản thân, không có sự sao chép trái quy định nào trong chuyên đề này. Em xin chịu trách nhiệm đối với bất cứ hành vi sao chép trái quy định hay những thông tin không đúng sự thật nào nếu có trong chuyên đề này. Hà Nội ngày 16 tháng 05 năm 2011 Sinh viên Nguyễn Thị Thanh Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Lớp: Kinh tế phát triển 49B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp MỤC LỤC MỤC LỤC .2 LỜI MỞ ĐẦU .1 CHƯƠNG 1 4 LUẬN CỨ ĐẶT VẤN ĐỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHI NGÂN SÁCH CHO XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở CÁC ĐỊA PHƯƠNG 4 1.4. Kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo của huyện Nghĩa Đàn – tỉnh Nghệ An 26 1.4.1. Giới thiệu 26 CHƯƠNG 2 30 HIỆU QUẢ CHI NGÂN SÁCH CHO XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN NAM ĐÀN 30 2.2. Khái quát công tác xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010 .33 2.2.1. Mục tiêu xóa đói giảm nghèo của huyện giai đoạn 2006 – 2010 33 2.2.2. Chính sách xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2006 – 2010 .33 2.2.3. Kết quả xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2006 – 2010 .34 3.1. Định hướng nâng cao hiệu quả chi ngân sách cho xóa đói giảm nghèo .47 3.1.1 Quan điểm và mục tiêu giảm nghèo của huyện trong giai đoạn 2011 - 2015 47 3.1.2 Quan điểm và mục tiêu nâng cao hiệu quả chi ngân sách cho xóa đói giảm nghèo ở huyện Nam Đàn 2006 – 2010 48 3.1.3 Định hướng nâng cao hiệu quả chi ngân sách cho xóa đói giảm nghèo ở huyện Nam Đàn giai đoạn 2011 – 2015 .48 3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động chi ngân sách cho xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Nam Đàn 50 3.3. Kiến nghị với cơ quan cấp trên và các bên có liên quan 55 KẾT LUẬN 57 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Lớp: Kinh tế phát triển 49B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp DANH MỤC BẢNG, BIỂU Bảng 1: Gía trị sản xuất các ngành của huyện giai đoạn 2000 – 2010. Bảng 2: Nhịp độ tăng trưởng của các ngành giai qua các giai đoạn. Bảng 3:Cơ cấu kinh tế huyện Nam Đàn giai đoạn 200 – 2010. Bảng 4: Tình hình dân số, lao động của huyện (tính đến 1/4/2009). Bảng 5: Tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2006 – 2010. Bảng 6: Chi ngân sách cho xóa đói giảm nghèo ở huyện Nam Đàn giai đoạn 2006 – 2010. Bảng 7: Chi thường xuyên và chi đầu tư cho xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2006 – 2010. Bảng 8: Chi trực tiếp và chi gián tiếp cho xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2006 – 2010. Bảng 9: Thống kê số hộ nghèo vay vốn từ ngân hàng chính sách huyện Nam Đàn giai đoạn 2006 – 2010. Bảng 10: Tỷ lệ giảm nghèo ở huyện Nam Đàn giai đoạn 2006 – 2010. Bảng 11: Hệ số co giãn chi ngân sách với xóa đói giảm nghèo của huyện Nam Đàn giai đoạn 2007 – 2010. Biểu đồ 1: Cơ cấu chi theo tính chất chi. Biểu đồ 2: Cơ cấu chi theo hình thức chi. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Lớp: Kinh tế phát triển 49B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp L I M UỜ Ở ĐẦ 1. Lí do chọn đề tài Nghèo đói là một trong những vấn đề nan giải mà mọi quốc gia trên thế giới, đặc biệt là những quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam, đều phải quan tâm tìm cách giải quyết. Việc tấn công vào nghèo đói là một nhiệm vụ không kém phần quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của nước ta. Đại hội VII của đảng đã xác định xóa đói giảm nghèo là một trong những chương trình kinh tế xã hội vừa cấp bách trước mắt, vừa cơ bản về lâu dài. Đồng thời việc xóa đói giảm nghèo đòi hỏi cũng phải có những chính sách thích hợp thì mới đạt được hiệu quả. Một trong những chính sách giải quyết có hiệu quả nhất vấn đề xóa đói giảm nghèo đó là chính sách chi ngân sách hợp lý của nhà nước cho công tác xóa đói giảm nghèo. Chi ngân sách cho công tác xóa đói giảm nghèo là việc dùng vốn đầu tư để đầu tư phát triển các ngành nghề kinh tế, đầu tư vào cơ sở hạ tầng và kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người nghèo để giúp họ thoát khỏi cảnh nghèo đói. Khi Việt Nam chuyển sang nên kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chi ngân sách sẽ ngày càng trở thành một công cụ chính sách quan trọng để đạt được các mục tiêu tăng trưởng và giảm nghèo. Và việc này đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các cơ quan chức năng kế hoạch và ngân sách tại tất cả các cấp chính quyền. Trong những năm qua, Việt Nam được thế giới chú ý bởi những thành tựu trong công tác xóa đói giảm nghèo và nâng cao mức sống của người dân. Thành tựu, hiệu quả của việc chi tiêu cho xóa đói giảm nghèo của cả nước là tổng hợp các thành tựu, kết quả đạt được ở các địa phương, và nó phụ thuộc vào hiệu quả chi tiêu ngân sách cho xóa đói giảm nghèo ở từng địa phương. Các địa phương đã làm như thế nào để đạt được những thành tựu, hiệu quả như vậy ? Để tìm hiểu vấn đề này, tôi muốn đi sâu vào nghiên cứu tại một địa phương cụ thể là huyện Nam Đàn – tỉnh Nghệ An. Vì vậy tôi quyết định chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả hoạt động chi ngân sách cho xóa đói giảm nghèo ở huyện Nam Đàn” Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Lớp: Kinh tế phát triển 49B 1 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Ngô Thắng Lợi, Thầy Ngô Quốc Dũng , thầy cô bộ môn trong khoa Kế hoạch – Phát triển ( Trường Đại học Kinh tế Quốc dân), Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Phòng Tài chính – Kế hoạch, Phòng Thương binh Lao động Xã hội, Phòng Nông nghiệp, Phòng Thống kê, Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Nam Đàn – tỉnh Nghệ An đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn chỉnh chuyên đề tốt nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài Đề tài “Nâng cao hiệu quả hoạt động chi ngân sách cho xóa đói giảm nghèo ở huyện Nam Đàn” nhằm tìm hiểu, phân tích vấn đề chi ngân sách cho xóa đói giảm nghèo. Đi vào phân tích hiệu quả của hoạt động chi ngân sách cho xóa đói giảm nghèo và từ đó rút tìm ra hướng đi cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động chi ngân sách cho xóa đói giảm nghèo, nhằm tăng thu nhập, nâng cao mức sống cho người nghèo sinh sống trên địa bàn huyện Nam Đàn – tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011 - 2015. 3. Đối tượng nghiên cứu Hoạt động chi ngân sách cho xóa đói giảm nghèo ở địa bàn huyện Nam Đàn – tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011 – 2015, tác động của hoạt động này đến người nghèo, việc dùng nguồn ngân sách để hỗ trợ cho công cuộc xóa đói giảm nghèo và mức lợi ích mà người nghèo được hưởng như thế nào? 4. Phương pháp nghiên cứu Bằng việc thu thập số liệu sơ cấp, thứ cấp, từ các phòng ban huyện Nam Đàn, Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Nam Đàn, từ sách, báo, mạng internet…sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá số liệu qua các năm ( chủ yếu từ năm 2006 – 2008 ), các lý do đưa ra, rút ra được hiệu quả của hoạt động chi ngân sách cho xóa đói giảm nghèo. Từ đó phân tích những mặt cần khắc phục để nhằm nâng cao hoạt động chi ngân sách cho xóa đói giảm nghèo tại địa bàn huyện. 5. Phạm vi nghiên cứu Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Lớp: Kinh tế phát triển 49B 2 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đề tài “Nâng cao hiệu quả hoạt động chi ngân sách cho xóa đói giảm nghèo ở huyện Nam Đàn” giai đoạn 2011 – 2015 chủ yếu phân tích về việc chi ngân sách cho xóa đói giảm nghèo tại địa bàn huyện Nam Đàn và những thành quả đạt được như lý luận chi ngân sách, xóa đói giảm nghèo, công tác triển khai chi tiêu của UBND huyện và các hiệu quả đạt được chi ngân sách trong công cuộc xóa đói giảm nghèo. 6. Bố cục chuyên đề Chuyên đề được chia làm 3 chương lớn: Chương I: Luận cứ đặt vấn đề nâng cao hiệu quả chi ngân sách cho xóa đói giảm nghèo ở các địa phương. Chương II: Hiệu quả chi ngân sách cho xóa đói giảm nghèo ở huyện Nam Đàn. Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả chi ngân sách cho xóa đói giảm nghèo ở huyện Nam Đàn. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Lớp: Kinh tế phát triển 49B 3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp CH NG 1ƯƠ LU N C T V N NÂNG CAO HI U QU CHI NGÂN SÁCHẬ Ứ ĐẶ Ấ ĐỀ Ệ Ả CHO XÓA ÓI GI M NGHÈO CÁC A PH NG.Đ Ả Ở ĐỊ ƯƠ 1.1. Chiến lược xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam giai đoạn 2011- 2015. 1.1.1. Khái niệm và tiêu chí đánh giá nghèo a. Khái niệm nghèo Nghèo khổ là tình trạng bị thiếu thốn ở nhiều phương diện như : thu nhập bị hạn chế hoặc thiếu cơ hội tạo thu nhâp, thiếu tài sản để đảm bảo tiêu dùng những lúc khó khăn và dễ bị tổn thương trước những đột biến, ít được tham gia vào quá trình ra quyết định….Như vậy nghèo khổ được định nghĩa trên nhiều khía cạnh khác nhau. Việc đo lường được từng khía cạnh đó một cách nhất quán là điều rất khó, còn gộp tất cả những khía cạnh đó vào một số chỉ tiêu nghèo hay thước đo nghèo khổ duy nhất là không thể. Hội nghị chống nghèo đói khu vực châu Á – Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Băng Cốc, Thái Lan (tháng 9/1993) đã đưa ra định nghĩa như sau: nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của địa phương. Định nghĩa này hiện đang được nhiều quốc gia sử dụng trong đó có Việt Nam. b. Tiêu chí đánh giá nghèo khổ - Tỷ lệ hộ nghèo: Tỷ lệ hộ nghèo là phần trăm hộ dân cư có mức thu nhập thực tế bình quân đầu người thấp hơn chuẩn nghèo trong năm xác định trong tổng số hộ dân cư. Thông thường, chỉ số này được biểu diễn dưới dạng phần trăm. Nó cho biết quy mô đói nghèo ( hay diện nghèo ) của một quốc gia. Mặc dù tỷ lệ đói nghèo là một thước đo cho biết tình trạng nghèo đói của một quốc gia nhưng nó có hạn chế nhất định. Thứ nhất, việc xác định ngưỡng nghèo giữa các quốc gia là không thống nhất. Vì thế, người sống dưới ngưỡng nghèo ở một nước đang phát triển có thể có mức thu nhập hoặc mức chi tiêu thấp hơn rất nhiều so với những người thuộc diện này ở các nước phát triển khác. Thứ hai, chỉ số này không chú ý đến mức độ mà cá nhân ở dưới hay ở trên ngưỡng nghèo mà chỉ tính đến tỷ lệ dân số nằm bên dưới giới hạn đó. Vì thế, nếu Chính phủ chỉ dựa vào chỉ số này thì Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Lớp: Kinh tế phát triển 49B 4 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp khó có thể xác định mức độ nghèo đói cả nhóm dân cư sống dưới mức tối thiểu, do đó khó có chính sách xóa đói giảm nghèo phù hợp cho từng nhóm đói tượng. - Khoảng cách nghèo: Là tổng các mức thiếu hụt của tất cả người nghèo trong nền kinh tế. Nó cho biết chi phí tối thiểu để đưa tất cả người nghèo lên mức sống ngang bằng với ngưỡng nghèo, trong điều kiện mọi khoản chuyển giao đều được chuyển đến đúng đối tượng. Tuy nhiên trong thực tế, việc chuyển giao thu nhập thường đi kèm với những khoản thất thoát và chi phí hành chính nên chi phí thực tế để xóa đói giảm nghèo bao giờ cũng lớn hơn khoảng nghèo. - Bình phương khoảng nghèo: Chỉ số này thể hiện mức độ nghiêm trọng (hay cường độ) của đói nghèo vì nó đã làm thêm trọng số cho những nhóm người có khoảng nghèo lớn hơn trong số những người nghèo (tức là tăng thêm trọng số cho những nhóm nghèo nhất trong dân số) Cả ba tiêu chí đánh giá trên mới chỉ tập trung đo lường khía cạnh thiếu thốn về điều kiện vật chất của người nghèo. Bên cạnh đó còn có các thước đo định tính khác để phản ánh sự thiếu thốn về y tế, giáo dục, và nguy cơ dễ bị tổn thương và tình trạng không có tiếng nói, không quyền lực của người nghèo. Chẳng hạn, chúng ta có thể so sánh tỷ lệ nhập học tiểu học hoặc tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 5 tuổi giữa các nhóm thu nhập khác nhau để xem xét sự thiệt thòi về y tế và giáo dục mà người nghèo phải gánh chịu. việc đo lường nguy cơ tổn thương khó khăn hơn, vì đây là một khái niệm động. Chỉ thông qua việc theo dõi tình hình của cùng một gia đình qua các năm, chúng ta mới có thể nắm bắt và lượng hóa được tính biến động về nguy cơ tổn thương của người nghèo. Hơn nữa, việc đánh giá nguy cơ tổn thương đòi hỏi phải xem xét rất nhiều vấn đề, từ tình hình tài sản vật chất, vốn con người, nguồn sống của hộ gia đình, mối liên hệ với mạng lưới an sinh xã hội…mà cho đến nay chưa có một chỉ số duy nhất nào có thể phản ánh toàn diện khía cạnh này. Cuối cùng, đối với tình trạng không có tiếng nói và không có quyền lực, cách tiếp cận chủ yếu dựa vào phỏng vấn trực tiếp người nghèo về hàng loạt các thể chế có liên quan đến cuộc sống của họ. Từ đó, đưa ra các nhận định về mức độ nhạy bén , minh bạch, dân chủ của các thể chế và tác động của chúng đến người nghèo. 1.1.2. Quan điểm và mục tiêu xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam giai đoạn 2011 – 2015 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Lớp: Kinh tế phát triển 49B 5 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp a. Quan diểm xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015 Ở Việt Nam hiện nay, việc xóa đói giảm nghèo là chủ trương lớn, nhất quán của Đảng, Nhà nước và là sự nghiệp của toàn dân, phải được tiếp tục thực hiện đồng thời cùng với quá trình thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Cùng với sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng xã hội, sự nỗ lực phấn đấu vươn lên thoát nghèo của người nghèo, hộ nghèo là nhân tố quyết định thành công của công cuộc xóa đói giảm nghèo. Xây dựng một chương trình giảm nghèo chung bền vững, toàn diện thời kỳ 2011-2020, bao gồm hệ thống các chính sách giảm nghèo; lồng ghép và chỉ đạo thực hiện tập trung, thống nhất các chương trình, dự án có liên quan đến mục tiêu giảm nghèo nhằm thực hiện hỗ trợ giảm nghèo có hiệu quả, bền vững Các chính sách giảm nghèo chung sẽ được thực hiện thống nhất trong cả nước, tập trung vào nhóm đối tượng là người nghèo, hộ nghèo (ưu tiên đối tượng hộ nghèo mà chủ hộ là phụ nữ, hộ nghèo dân tộc thiểu số); triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách trợ cấp của nhà nước đối với nhóm đối tượng bảo trợ xã hội thuộc gia đình hộ nghèo như người già, người tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn … Từ chủ trương trên, các cơ chế, chính sách, kế hoạch hàng năm, 5 năm và những năm tiếp theo phải hướng vào huy động nguồn lực toàn xã hội để thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững và đảm bảo an sinh xã hội, ưu tiên nguồn lực cho vùng khó khăn nhất, đối tượng khó khăn nhất, vùng miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số. b. Mục tiêu xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam giai đoạn 2011 – 2015 Mục tiêu tổng quát Tạo sự chuyển biến nhanh về sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất gắn với thị trường, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn một cách bền vững, giảm khoảng cách phát triển giữa các dân tộc và giữa các vùng trong cả nước. Theo Nghị quyết Quốc hội về phát triển kinh tế xã hội, nước ta phấn đấu đến năm 2015, cả nước không còn hộ đói, hằng năm giảm tỷ lệ hộ nghèo 2% theo chuẩn nghèo mới, riêng 62 huyện nghèo giảm 4%. Mục tiêu cụ thể: Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Lớp: Kinh tế phát triển 49B 6 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp - Về phát triển sản xuất: nâng cao kỹ năng và xây dựng tập quán sản xuất mới cho đồng bào các dân tốc, tạo sự chuyển biến về cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững. - Phấn đấu trên 80% số hộ đạt được mức thu nhập bình quân đầu người trên 6 triệu đồng/năm vào năm 2015. - Tạo việc làm cho 1,6 triệu lao động, trong đó đưa 8,7 vạn lao động đi làm viêc ở nước ngoài. - Về phát triển cơ sở hạ tầng: các xã có đủ cơ sở hạ tầng thiết yếu phù hợp quy hoạch dân cư và quy hoạch sản xuất bảo đảm phục vụ có hiệu quả nâng cao đời sống và phát triển sản xuất tăng thu nhập. Các chỉ tiêu cụ thể: phấn đấu trên 90% xã xó đường giao thông cho xe cơ giới (từ xe máy trở lên) từ trung tâm xã đến tất cả thôn, bản; trên 90% xã có công trình thủy lợi nhỏ đảm bảo năng lực phục vụ sản xuất cho trên 95% điện tích đất trồng lúa nước; 100% xã có đủ trường. lớp học kiên cố; trên 90% số thôn, bản có điện ở cụm dân cư, giải quyết đáp ứng yêu cầu cơ bản về sinh hoạt cộng đồng; 100% xã có trạm y tế đạt tiêu chuẩn. - Về nâng cao đời sống văn hóa xã hội cho nhân dân ở các xã đặ biệt khó khăn. Phấn đấu trên 86% số hộ được sử dung nước sinh hoạt hợp vệ sinh; trên 95% số học sinh tiểu học, 80% học sinh trung học cơ sở trong độ tuổi đến trường; trên 95% người dân có nhu cầu trợ giúp pháp lý được giúp đỡ pháp luật miễn phí. - Về nâng cao năng lực: trang bị, bổ sung những kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, xóa đói giảm nghèo, nâng cao nhận thức pháp lý, nâng cao kiến thức quản lý đầu tư và kỹ năng quản lý điều hành để hoàn thành nhiệm vụ cho cán bộ, công chức cấp xã và trưởng thôn, bản. Nâng cao năng lực của cộng đồng, tạo điều kiện cộng đồng tham gia có hiệu quả vào việc giám sát hoạt động đầu tư và các hoạt động khác trên địa bàn. 1.1.3. Hoạt động xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam giai đoạn 2011 – 2015 Chính sách hỗ trợ lao động nghèo, người thất nghiệp và thiếu việc làm ở nông thôn có việc làm, thu nhập ổn định và tham gia thị trường lao động: - Xây dựng một chính sách tín dụng chung cho dễ triển khai và quản lý; Mở rộng chính sách tín dụng ưu đãi trong Nghị quyết 30a/NQ-CP cho 4190 xã vùng khó khăn theo Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Lớp: Kinh tế phát triển 49B 7