Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường thì hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng có những bước phát triển mạnh mẽ. Việc không ngừng mở rộng quy mô, mạng lưới đồng thời đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động đã giúp các ngân hàng ngày càng nâng cao được chất lượng dich vụ, hướng tới mô hình ngân hàng hiện đại, an toàn và hiệu quả. Sự ra đời của các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại đa tiện ích như: ATM, Internet Banking, Mobile Banking… đã cho thấy những bước phát triển vượt bậc của thị trường dịch vụ ngân hàng Việt Nam. Hiện nay các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng ngày càng được đa dạng hóa và hướng tới nhiều đối tượng khách hàng trong nền kinh tế. Trước kia hoạt động của các ngân hàng thương mại chủ yếu chỉ tập trung vào đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp lớn, các tổ chức kinh tế có những khoản vay lớn và ít chú trọng đến đối tượng khách hàng là các cá nhân, dẫn đến những lãng phí trong khai thác tiềm năng cũng như lợi ích từ nhóm đối tượng khách hàng này. Những năm gần đây, các ngân hàng thương mại cũng đã có những điều chỉnh trong hoạt động của mình, chú trọng nhiều hơn đến đôí tượng khách hàng là các cá nhân, đặc biệt là các ngân hàng phát triển theo định hướng ngân hàng bán lẻ, phát triển thêm nhiều hình thức cho vay dành cho cá nhân như: vay vốn để sản xuất kinh doanh, vay để mua, sửa chữa nhà, mua sắm trang thiết bị, phương tiện đi lại, vay du học… Tuy vậy thị trường cho vay đối với khách hàng cá nhân quy mô vẫn còn khá nhỏ bé và chưa được các ngân hàng khai thác một cách triệt để. Qua quá trình thực tập tại ngân hàng Bắc Á- chi nhánh Thái Hà, em nhận thấy hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của chi nhánh Thái Hà luôn chiếm một tỷ trọng lớn, mang lại đa phần lợi nhuận cho chi nhánh. Đồng thời em cũng nhận thấy cho vay khách hàng cá nhân là lĩnh vực đầy tiềm năng và mang lại nhiều lợi nhuận cho các ngân hàng thương mại và hứa hẹn trong thời gian tới sẽ còn phát triển mạnh hơn nữa. Tuy vậy dù đã chú trọng phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân và cũng gặt hái được khá nhiều thành công nhưng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại các ngân hàng thương mại vẫn còn nhiều khó khăn và chưa thực sự phát triển. Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Bắc Á- chi nhánh Thái Hà nói riêng vẫn còn khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng của thị trường. Do đó việc tìm hiểu và đưa ra những giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng Bắc Á- chi nhánh Thái Hà là rất cần thiết. Với những lý do trên em chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á- chi nhánh Thái Hà” làm chuyên đề tốt nghiệp.
Chuyên đề tốt nghiệp 1 GVHD: Đoàn Phương Thảo MỤC LỤC MỤC LỤC .1 Danh mục chữ viết tắt .3 Danh mục sơ đồ 4 Lời mở đầu 5 CHƯƠNG 1: HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 8 1.1. Khái niệm: .8 1.2. Vai trò của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân: .8 1.3. Đặc điểm hoạt động cho vay khách hàng cá nhân 9 1.4. Các hình thức cho vay khách hàng cá nhân của NHTM .12 1.5 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân 14 1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của NHTM .17 1.6.1. Nhân tố chủ quan 17 1.6.2. Nhân tố khách quan 21 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG BẮC Á- CHI NHÁNH THÁI HÀ .26 2.1 Tổng quan về ngân hàng Bắc Á- chi nhánh Thái Hà 26 2.1.1. Tổng quan về ngân hàng Bắc Á .26 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng Bắc Á- chi nhánh Thái Hà 27 2.1.3. Cơ cấu tổ chức và chức năng các phòng ban của ngân hàng Bắc Á- chi nhánh Thái Hà 27 2.1.4. Tình hình hoạt động của ngân hàng Bắc Á- chi nhánh Thái Hà 30 2.2. Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Bắc Á- chi nhánh Thái Hà .35 2.2.1. Chính sách cho vay dành cho khách hàng cá nhân: 35 2.2.2. Các sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Bắc Á- chi nhánh Thái Hà 37 2.2.3. Quy trình cho vay KHCN tại ngân hàng Bắc Á- chi nhánh Thái Hà 41 2.2.4. Kết quả thực hiện hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Bắc Á- chi nhánh Thái Hà 48 2.3. Đánh giá thực trang hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Bắc Á- chi nhánh Thái Hà. .54 2.3.1. Kết quả đạt được: .54 Lê Mạnh Linh Lớp: TCDN-50C Chuyên đề tốt nghiệp 2 GVHD: Đoàn Phương Thảo 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân: .58 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHÂT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG BẮC Á- CHI NHÁNH THÁI HÀ .63 3.1. Định hướng hoạt động cho vay KHCN của ngân hàng Bắc Á- chi nhánh Thái Hà: .63 3.1.1. Định hướng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Bắc Á- chi nhánh Thái Hà .63 3.1.2. Định hướng hoạt động cho vay KHCN tại ngân hàng Bắc Á- chi nhánh Thái Hà: .64 3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Bắc Á- chi nhánh Thái Hà .65 3.2.1. Giải pháp về sản phẩm dịch vụ cung ứng .65 3.2.2. Giải pháp về tổ chức nhân sự .67 3.2.3. Giải pháp về công tác tiếp thị, quảng bá sản phẩm 68 3.2.4. Giải pháp về quy trình, phương pháp thẩm định, xét duyệt cho vay và quản lý chất lượng tín dụng: .69 3.3. Kiến nghị .71 3.3.1. Kiến nghị với Hội sở chính ngân hàng Bắc Á .71 3.3.2. Kiến nghị đối với NHNN: .72 3.3.3. Kiến nghị đối với các cơ quan có thẩm quyền khác: .74 Kết luận .75 Lê Mạnh Linh Lớp: TCDN-50C Chuyên đề tốt nghiệp 3 GVHD: Đoàn Phương Thảo DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT. NHTM Ngân hàng thương mại NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần NHNN Ngân hàng Nhà nước TCTD Tổ chức tín dụng KHCN Khách hàng cá nhân KHDN Khách hàng doanh nghiệp PGD Phòng giao dịch ATM Máy rút tiền tự động TSĐB Tài sản đảm bảo NASB Ngân hàng Bắc Á VND Việt Nam Đồng USD Đô la Mỹ GTCG Giấy tờ có giá CIC Trung tâm thông tin tín dụng Lê Mạnh Linh Lớp: TCDN-50C Chuyên đề tốt nghiệp 4 GVHD: Đoàn Phương Thảo DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của ngân hàng Bắc Á- chi nhánh Thái Hà Sơ đồ 2.2: Quy trình cho vay tiêu dùng có TSBĐ đối với khách hàng cá nhân DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của chi nhánh Thái Hà 2009- 2011. Bảng 2.2: Tình hình hoạt động cho vay tại chi nhánh Thái Hà năm 2009- 2011 theo đối tượng khách hàng Bảng 2.3: Tình hình hoạt động cho vay tại chi nhánh Thái Hà năm 2009- 2011 theo loại tiền cho vay Bảng 2.4: Thu từ hoạt động dịch vu tại chi nhánh Thái Hà năm 2009- 2011 Bảng 2.5: Dư nợ cho vay KHCN tại chi nhánh Thái Hà 2009- 2011 Bảng 2.6: Thu lãi từ hoạt động cho vay KHCN tại chi nhánh Thái Hà từ 2009- 2011 Bảng 2.7: Tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ cho vay KHCN tại chi nhánh Thái Hà 2009- 2011 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Dư nợ cho vay KHCN tại chi nhánh Thái Hà 2009 – 2011 Biểu đồ 2.2: Dư nợ cho vay phân chia theo đối tượng khách hàng của chi nhánh Thái Hà 2009 -2011. Biểu đồ 2.3: Thu lãi từ hoạt động cho vay KHCN tại chi nhánh Thái Hà 2009- 2011 Lê Mạnh Linh Lớp: TCDN-50C Chuyên đề tốt nghiệp 5 GVHD: Đoàn Phương Thảo LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu: Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường thì hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng có những bước phát triển mạnh mẽ. Việc không ngừng mở rộng quy mô, mạng lưới đồng thời đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động đã giúp các ngân hàng ngày càng nâng cao được chất lượng dich vụ, hướng tới mô hình ngân hàng hiện đại, an toàn và hiệu quả. Sự ra đời của các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại đa tiện ích như: ATM, Internet Banking, Mobile Banking… đã cho thấy những bước phát triển vượt bậc của thị trường dịch vụ ngân hàng Việt Nam. Hiện nay các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng ngày càng được đa dạng hóa và hướng tới nhiều đối tượng khách hàng trong nền kinh tế. Trước kia hoạt động của các ngân hàng thương mại chủ yếu chỉ tập trung vào đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp lớn, các tổ chức kinh tế có những khoản vay lớn và ít chú trọng đến đối tượng khách hàng là các cá nhân, dẫn đến những lãng phí trong khai thác tiềm năng cũng như lợi ích từ nhóm đối tượng khách hàng này. Những năm gần đây, các ngân hàng thương mại cũng đã có những điều chỉnh trong hoạt động của mình, chú trọng nhiều hơn đến đôí tượng khách hàng là các cá nhân, đặc biệt là các ngân hàng phát triển theo định hướng ngân hàng bán lẻ, phát triển thêm nhiều hình thức cho vay dành cho cá nhân như: vay vốn để sản xuất kinh doanh, vay để mua, sửa chữa nhà, mua sắm trang thiết bị, phương tiện đi lại, vay du học… Tuy vậy thị trường cho vay đối với khách hàng cá nhân quy mô vẫn còn khá nhỏ bé và chưa được các ngân hàng khai thác một cách triệt để. Qua quá trình thực tập tại ngân hàng Bắc Á- chi nhánh Thái Hà, em nhận thấy hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của chi nhánh Thái Hà luôn chiếm một tỷ trọng lớn, mang lại đa phần lợi nhuận cho chi nhánh. Đồng thời em cũng nhận thấy cho vay khách hàng cá nhân là lĩnh vực đầy tiềm năng và mang lại nhiều lợi nhuận cho các ngân hàng thương mại và hứa hẹn trong thời gian tới sẽ còn phát triển mạnh hơn nữa. Tuy vậy dù đã chú trọng phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân và cũng gặt hái được khá nhiều Lê Mạnh Linh Lớp: TCDN-50C Chuyên đề tốt nghiệp 6 GVHD: Đoàn Phương Thảo thành công nhưng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại các ngân hàng thương mại vẫn còn nhiều khó khăn và chưa thực sự phát triển. Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Bắc Á- chi nhánh Thái Hà nói riêng vẫn còn khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng của thị trường. Do đó việc tìm hiểu và đưa ra những giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng Bắc Á- chi nhánh Thái Hà là rất cần thiết. Với những lý do trên em chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á- chi nhánh Thái Hà” làm chuyên đề tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của TS. Đoàn Phương Thảo và sự giúp đỡ của tập thể cán bộ nhân viên ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á- chi nhánh Thái Hà đã tạo điều kiện để em được tiếp xúc và tìm hiểu hoạt động của chi nhánh, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp hợp lý cho đề tài đã chọn. 2. Mục đích nghiên cứu: • Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về lý thuyết cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại. • Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Bắc Á- chi nhánh Thái Hà. • Đánh giá những kết quả, những tồn tại, hạn chế và tìm ra nguyên nhân của những tồn tại đó. Đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Bắc Á- chi nhánh Thái Hà. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Bắc Á- chi nhánh Thái Hà. Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại chi nhánh Thái Hà từ năm 2009 đến năm 2011. 4. Phương pháp nghiên cứu: Lê Mạnh Linh Lớp: TCDN-50C Chuyên đề tốt nghiệp 7 GVHD: Đoàn Phương Thảo Các phương pháp được sử dụng trong chuyên đề thực tập bao gồm: phương pháp thống kê, phương pháp mô tả, phương pháp logic, tổng hợp, phương pháp so sánh kết hợp với bảng biểu và đồ thị để phân tích, đánh giá. 5. Kết cấu chuyên đề tốt nghiệp: Ngoài lời mở đầu và kết luận chuyên đề tốt nghiệp gồm có 3 chương: Chương 1: Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Bắc Á- chi nhánh Thái Hà. Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Bắc Á- chi nhánh Thái Hà. Lê Mạnh Linh Lớp: TCDN-50C Chuyên đề tốt nghiệp 8 GVHD: Đoàn Phương Thảo CHƯƠNG 1: HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 1.1. Khái niệm: Ở các nước phát triển hoạt động cho vay đối với KHCN đã được chú trọng từ rất lâu, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay và mang lại nguồn thu lớn cho NHTM. Tuy nhiên ở Việt Nam hoạt động cho vay đối với KHCN mới chỉ thực sự được quan tâm phát triển trong khoảng chục năm trở lại đây khi mà hoạt động cho vay đối với KHDN bị cạnh tranh gay gắt và mang lại nhiều rủi ro cho ngân hàng khi có những khoản cho vay KHDN lớn mà không thể thu hồi do hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị thất bại. Ta có thể hiểu “Cho vay khách hàng cá nhân là hình thức cấp tín dụng, trong đó ngân hàng thỏa thuận để khách hàng là cá nhân hay hộ gia đình sử dụng một khoản tiền với mục đích kinh doanh hộ gia đình hay tiêu dùng theo nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi sau một thời gian nhất định.” 1.2. Vai trò của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân: Hiện nay sự cạnh tranh giữa các NHTM ngày càng gay gắt nhất là tại các đô thị, nơi tập trung số lượng lớn các khách hàng có tiềm lực tài chính lớn và mật độ ngân hàng dày đặc. Dưới áp lực cạnh tranh gay gắt về cung cấp dịch vụ ngân hàng trong mấy năm qua và sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, nhiều ngân hàng đã xác định cho mình chiến lược phát triển theo định hướng ngân hàng bán lẻ. Chỉ tính riêng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, có đến 80% số ngân hàng cho biết mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ với số lượng khách hàng chiếm trên 50%. Với các nền kinh tế phát triển, nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ thường chiếm ít nhất 60% tỉ trọng giao dịch, tạo ra sự sôi động trên thị trường tiền tệ ngân hàng thì ở Việt Nam, dich vụ ngân hàng bán lẻ được đảnh giá là còn quá nghèo nàn. Hoạt động cho vay KHCN nói riêng và nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ nói chung sẽ góp phần làm tăng thị phần của các Lê Mạnh Linh Lớp: TCDN-50C Chuyên đề tốt nghiệp 9 GVHD: Đoàn Phương Thảo NHTM, đưa hình ảnh của ngân hàng đến với đông đảo đối tượng khách hàng, cung cấp cho khách hàng danh mục sản phẩm đa dạng, phục vụ tối đa mọi nhu cầu của khách hàng. Việt Nam có môi trường chính trị ổn định, hệ thống pháp luật ngày càng được hoàn thiện, môi trường kinh tế tăng trưởng liên tục và ổn định qua nhiều năm. Sự phát triển của đời sống kinh tế xã hội và thu nhập gia tăng cũng dẫn đến những thay đổi trong thói quen tiêu dùng của người dân. Một trong những thay đổi đáng chú ý là tỉ lệ tiêu dùng của nguời dân dành cho hoạt động vui chơi giải trí đặc biệt là du lịch có xu hướng tăng lên. Chất lượng cuộc sống của người dân không ngừng được cải thiện, người tiêu dùng khó tính hơn và có nhu cầu cho cuộc sống cao hơn, đặc biệt là nhu cầu bức xúc về nhà ở, phương tiện đi lại và họ sẵn sàng vay để sắm sửa nghĩa là họ đã có tâm lý thoáng hơn trong việc “xài trước, trả sau”. Do đó, hoạt động cho vay khách hàng cá nhân sẽ còn tiếp tục tăng trưởng nhanh trong những năm tới. - Đối với NHTM, việc mở rộng cho vay KHCN giúp ngân hàng mở rộng mối quan hệ với đa dạng khách hàng , đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, phân tán rủi ro và gia tăng lợi nhuận. - Đối với khách hàng, hoạt động cho vay KHCN của NHTM giải quyết tốt những nhu cầu cấp bách về vốn trong kinh doanh, và nâng cao đời sống của khách hàng, giúp họ được hưởng một mức sống cao hơn dù chưa đủ khả năng chi trả trong hiện tai. - Đối với nền kinh tế, cho vay KHCN có tác dụng tích cực trong việc kích cầu tiêu dùng, từ đó tạo nên hiệu ứng kích thích sản xuất phát triển, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội. 1.3. Đặc điểm hoạt động cho vay khách hàng cá nhân. 1.3.1. Về đối tượng cho vay: Là các cá nhân, hộ gia đình những người có mức thu nhập từ trung bình trở lên và ổn định có nhu cầu vay vốn phục vụ cho những mục đích sinh hoạt, tiêu dùng hay phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của cá nhân hay hộ gia đình đó. Khác với khách hàng là các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế, KHCN thường có số lượng rất lớn, nhu cầu vay vốn rất đa dạng và chịu sự ảnh hưởng nhiều bởi môi trường kinh tế, văn hóa – xã hội. Chính vì Lê Mạnh Linh Lớp: TCDN-50C Chuyên đề tốt nghiệp 10 GVHD: Đoàn Phương Thảo vậy, ở mỗi khu vực khác nhau, nhu cầu vay vốn của KHCN cũng khác nhau tùy thuộc vào tình hình nền kinh tế, trình độ dân trí, thu nhập, tập quán và thị hiếu tiêu dùng của dân cư. 1.3.2. Về quy mô và số lượng các khoản vay: KHCN đến ngân hàng xin vay vốn thường nhằm thỏa mãn các nhu cầu hiện tại của họ, các khoản vay này có thể là vay để mua ô tô, mua nhà hoặc sửa chữa nhà…hoặc vay kinh doanh trên quy mô nhỏ. So với các khoản vay kinh doanh của KHDN thì các khoản vay cuả KHCN có quy mô nhỏ hơn khá nhiều. Quy mô của các hợp đồng cho vay KHCN thường nhỏ hơn nhiều so với cho vay đối với KHDN là do KHCN vay vốn thường là để đáp ứng những nhu cầu tiêu dùng hoặc sản xuất kinh doanh trên quy mô hộ gia đình nên số vốn mà họ xin vay thường không lớn. Thêm vào đó điều kiện về tài sản đảm bảo của KHCN thường không nhiều và không có giá trị lớn ràng buộc làm cho số vốn NHTM chấp thuận cho KHCN vay không cao như các khoản cho vay KHDN. Đồng thời khi khách hàng có nhu cầu mua sắm hàng hóa để tiêu dùng, họ thường có xu hướng tiết kiệm từ trước. Họ tìm đến ngân hàng để bù đắp phần thiếu hụt tạm thời. Tuy vậy, số lượng KHCN đến vay vốn tại NHTM lại lớn hơn nhiều lần so với số lượng KHDN, đặc biệt ở các NHTM hoạt động theo định hướng là ngân hàng bán lẻ số lượng này là rất lớn. Chính vì vậy tổng quy mô cho vay KHCN của các NHTM vẫn chiếm tỉ trọng khá lớn trong tổng dư nợ của ngân hàng 1.3.3 Về chi phí cho vay: Cho vay KHCN là khoản mục cho vay có chi phí cao hơn nhiều so với khoản mục cho vay KHDN do số lượng các khoản cho vay KHCN là rất lớn nhưng quy mô của từng khoản vay thường nhỏ nên các NHTM phải bỏ ra nhiều chi phí (cả về nhân lực và công cụ) trong việc phát triển khách hàng, lập hồ sơ, thẩm định, xét duyệt, và quản lí các khoản vay… Lê Mạnh Linh Lớp: TCDN-50C