Nâng cao hiệu quả hoạt động trong công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả bán hàng của Tổng Công Ty Cổ Phần Bia-Rượu- Nước Giải Khát Hà Nội
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế thị trường đã và đang mang lại những cơ hội và thách thức lớn cho các doanh nghiệp Đó là một sân chơi đòi hỏi các doanh nghiệp muốn tồn tại phải tự tìm cho mình phương hướng sản xuất kinh doanh phù hợp, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh đáp ứng nhu cầu thị trường Để làm được điều đó, các doanh nghiệp phải sử dụng nhiều công cụ quản
lý khác nhau, trong đó” Kế toán với chức năng cung cấp thông tin và kiểm tra kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó đã và đang là công
cụ thực sự quan trọng, hữu hiệu trong việc giúp các doanh nghiệp kết hợp sử dụng đồng loạt các công cụ quản lý khác nhau nhằm đáp ứng cao nhất các mục tiêu đã
đề ra”
Thực tế cho thấy, mối quan tâm lớn nhất và là hàng đầu của các doanh nghiệp hiện nay là “Lợi nhuận” Lợi nhuận quyết định sự tồn tại hay không tồn tại của một doanh nghiệp.Chính vì vậy, các doanh nghiệp phải thường xuyên tính toán, điều tra, cân nhắc để lựa chọn phương án kinh doanh tối ưu sao cho với chi phí bỏ ra ít nhất nhưng đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất với sản phẩn chất lượng cao nhất Và một trong những chiến lược mũi nhọn được các doanh nghiệp lựa chọn nhiều nhất
là tập trung nâng cao hiệu quả hoạt động của khâu thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả bán hàng Điều này được lý giải vì: Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình luân chuyển hàng hóa trong các doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tạo nguồn thu bù đắp những chi phí bỏ ra, từ đó tạo lợi nhuận phục vụ cho quá trình tái sản xuất kinh doanh.Vấn đề đặt ra là làm sao tổ chức tốt được khâu này để rút ngắn quá trình luân chuyển hàng hóa nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Và có lẽ hiệu quả nhất phải kể đến đó là việc thực hiện tốt công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả bán hàng.
Nhận thức tầm quan trọng của vấn đề trên, sau một thời gian học tập, tu dưỡng và rèn luyện tại trường em đã được trang bị một lượng kiến thức tương đối đầy đủ thuộc chuyên ngành kế toán Nay sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ học tập,
Trang 2tế tại Tổng Công Ty Cổ Phần Bia- Rượu- Nước Giải Khát Hà Nội Và em đã quyết định lựa chọn “ Công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác đinh kết quả bán hàng” làm đề tài cho bài viết của mình.Với mong muốn, kết thúc thời gian thực tập này em không chỉ hiểu rõ những gì mình được học tại trường mà còn tích luũy được lượng kiến thức thực tế cần thiết trước khi ra trường.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do thời gian cũng như kinh nghiệm có hạn nên không thể tránh khỏi những sai xót và hạn chế khi làm bài.Song em hi vọng bài chuyên đề của mình có được giá trị góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả bán hàng của TCT CP Bia-Rượu-Nước Giải Khát Hà Nội.
Qua đây, em xin được trân trọng cảm ơn công ơn dạy dỗ của các thầy cô giáo trường Học Viện Ngân Hàng trong thời gian em học tập tại trường Đồng thời
em cũng đặc biệt cảm ơn đến các anh, chị phòng tài chính kế toán của TCT CP Bia- Rượu-Nước Giải Khát Hà Nội đã giúp em hoàn thành chuyên đề này.
Với mục tiêu trên, chuyên đề gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát chung về công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm
và xác định kết quả bán hàng của doanh nghiệp sản xuất
Chương 2: Thực tế về công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác
định kết quả bán hàng tại Tổng Công Ty Cổ Phần Bia- Rượu- Nước Giải Khát Hà Nội
Chương 3: Những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động trong công tác
kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả bán hàng của Tổng Công Ty Cổ Phần Bia-Rượu- Nước Giải Khát Hà Nội.
Trang 3
CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN
THÀNH PHẨM, TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC
ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG CỦA DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
1.1- NHIỆM VỤ KẾ TOÁN THÀNH PHẨM, TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG
Đối với các doanh nghiệp sản xuất thì tiêu thụ thành phẩm được hiểu đồng
nghĩa là công tác bán hàng Để đạt được mục tiêu lợi nhuận doanh nghiệp phải thựchiện được giá trị sản phẩm thông qua hoạt động bán hàng Bán hàng là việc chuyểnquyền sở hữu sản phẩm, hàng hóa gắn với phần lớn lợi ích và rủi ro cho khách hàngđồng thời được khách hàng thanh toán và chấp nhận thanh toán Bán hàng là giaiđoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, đây là quá trình chuyển hóa vốn
từ hình thái vốn sản phẩm, hàng hóa sang hình thái vốn tiền tệ hoặc hình thái vốntrong thanh toán.Vì vậy, đẩy nhanh quá trình bán hàng giúp rút ngắn chu kỳ sảnxuất kinh doanh, tăng nhanh vòng quay vốn, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp Đểthực hiện được quá trình bán hàng, doanh nghiệp sẽ phát sinh các khoản chi phíđồng thời cũng thu được các khoản doanh thu và thu nhập khác Trên cơ sở so sánhdoanh thu, thu nhập với chi phí của từng hoạt động, kết quả kinh doanh của doanhnghiệp được xác định và sau đó là phân phối Như vậy để đạt được lợi nhuận caonhất đòi hỏi doanh nghiệp phải đáp ứng được các yêu cầu quản lý về thành phẩm,bán hàng, xác định kết quả và phân phối kết quả của các hoạt động Mà cụ thể kếtoán phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
1.Phản ánh và ghi chép đầy đủ, kịp thời, chính xác tình hình hiện có và sự biếnđộng của từng loại thành phẩm, hàng hóa theo chi tiết số lượng, chất lượng, chủngloại và giá trị
2 Phản ánh và ghi chép đầy đủ, kịp thời, chính xác các khoản doanh thu, cáckhoản giảm trừ doanh thu và chi phí của từng hoạt động trong doanh nghiệp, đồngthời theo dõi và đôn đốc các khoản phải thu khách hàng
Trang 43 Phản ánh và tính chính xác kết quả của từng hoạt động, giám sát tình hình thựchiện nghĩa vụ với nhà nước và tình hình phân phối kết quả các hoạt động.
4.Cung cấp các thông tin kế toán phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính và định
kì phân tích các hoạt động kinh tế liên quan đến quá trình bán hàng, xác địnhvàphân phối kết quả
1.2- CÔNG TÁC KẾ TOÁN THÀNH PHẨM, TIÊU THỤ THÀNH PHẨM 1.2.1- Đánh giá thành phẩm
Theo nguyên tắc giá gốc thì thành phẩm được đánh giá theo giá thành sản xuấtthực tế
Đối với thành phẩm nhập kho:
Thành phẩm do doanh nghiệp sản xuất, hoàn thành nhập kho được phảnánh theo giá thành sản xuất thực tế của thành phẩm hoàn thành trong kỳ,bao gồm các khoản chi phí như: chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công,chi phí sản xuất chung
Thành phẩm do thuê ngoài gia công chế biến hoàn thành nhập kho, đượctính theo giá thực tế gia công, bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp,chi phí thuê gia công, và các chi phí liên quan trực tiếp khác (chi phí vậnchuyển, bốc dỡ )
Thành phẩm đã bán bị trả lại nhập kho: Đánh giá bằng giá thực tế tại thờiđiểm xuất trước đây
Đối với thành phẩm xuất kho:
Với doanh nghiệp sản xuất: Trị giá vốn của hàng xuất kho để bán hoặc thànhphẩm hoàn thành không nhập kho đưa bán ngay chính là giá thành sản xuấtthực tế của thành phẩm xuất kho hoặc giá thành sản xuất thực tế của thànhphẩm hoàn thành
Với doanh nghiệp thương mại: Trị giá vốn của hàng xuất kho để bán baogồm: Trị giá mua thực tế của hàng xuất kho để bán và chi phí mua hàng phân
bổ cho số hàng đã bán
Trị giá vốn hàng xuất kho để bán được tính bằng một trong các phương phápsau:
Trang 5a.Phương pháp bình quân gia quyền:
Trị giá vốn thực tế của hàng hóa xuất kho được tính căn cứ vào số lượng xuấttrong kỳ và đơn giá thực tế bình quân, theo công thức:
b Phương pháp nhập trước xuất trước:
Phương pháp này dựa trên giả định hàng nào nhập trước sẽ được xuất trước vàlấy đơn giá xuất bằng đơn giá nhập Trị giá hàng tồn kho lúc này được tính theo đơngiá của những lần nhập sau cùng
c Phương pháp nhập sau xuất trước:
Phương pháp này dựa trên giả định là hàng nào nhập sau được xuất trước, lấyđơn giá xuất bằng đơn giá nhập Trị giá hàng tồn kho được tính theo đơn giá củanhững lần nhập đầu tiên
d Phương pháp thực tế đích danh:
Trị giá thực tế mua vào của hàng hóa tồn kho được tính như sau: Hàng tồn khothuộc lô nào sẽ được tính theo đơn giá của lô đó Phương pháp này phản ánh chínhxác giá của từng lô hàng xuất nhưng công việc khá phức tạp đòi hỏi thủ kho phảinắm được chi tiết từng lô hàng
Áp dụng cho các loại hàng hóa có giá trị cao, được bảo quản riêng theo từng lôhàng của mỗi lần nhập
Trị giá vốn thực
tế của hàng xuất
kho
Trị giá thực tế của hàng nhập trong kỳ
Số lượng hàng tồn đầu kỳ
Số lượng hàng nhập trong kỳ
Trị giá thực
tế của hàng tồn đầu kỳ
=
+
+
Số lượng hàng xuất kho
Đơn giá bình quân
Đơn giá
bình quân
Trang 6e Phương pháp tính theo đơn giá tồn đầu kỳ:
Giá vốn thực tế của hàng hóa xuất kho được xác định trên cơ sở số lượng hànghóa xuất kho và đơn giá thực tế của hàng tồn đầu kỳ:
1.2.2- Kế toán chi tiết thành phẩm
Hạch toán chi tiết thành phẩm là việc hạch toán kết hợp giữa thủ kho và phòng
kế toán trên cùng cơ sở các chứng từ nhập, xuất kho nhằm đảm bảo theo dõi chặtchẽ số hiện có và tình hình biến động của từng loại,từng nhóm sản phẩm về sốlượng và giá trị
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các nghiệp vụ kinh tếphát sinh liên quan đến việc nhập- xuất sản phẩm đều phải lập chứng từ đầy đủ, kịpthời đúng chế độ quy định
Theo chế độ chứng từ kế toán ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTCngày 20/3/2006, các chứng từ kế toán về vật tư, sản phẩm, hàng hóa bao gồm:
- Phiếu nhập kho (01-VT)
- Phiếu xuất kho (02-VT)
- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (03PXK-3LL)
- Phiếu xuất kho hàng gửi đại lý (04HĐL-3LL)
- Hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT) (01GTKT-3LL)
- Hóa đơn bán hàng thông thường (02GTTT-3LL)
Và một số chứng từ hướng dẫn khác như: Bảng kiểm kê vật tư hàng hóa, bảngthanh toán hàng ký gửi đại lý
Trị giá thực tế
của hàng hoá
Số lượnghàng hoá xuất
Đơn giá thực
tế hàng hoátồn đầu kỳ
Đơn giá thực tế
hàng hoá tồn
đầu kỳ
Trị giá hàng hoá tồn đầu kỳ
Số lượng hàng hoá tồn đầu kỳ
=
Trang 7Tổ chức hạch toán chi tiết thành phẩm hiện nay các doanh nghiệp thường sử dụngmột trong ba phương pháp sau: Phương pháp mở thẻ song song, phương pháp số
dư, phương pháp ghi sổ đối chiếu luân chuyển
a.Phương pháp mở thẻ song song
Phương pháp này chỉ áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp dùng giá mua thực
tế để ghi chép kế toán hàng tồn kho Theo đó nội dung như sau:
- Ở phòng kế toán: Mở thẻ chi tiết cho từng loại, từng nhóm theo từng nơi bảo
quản để ghi chép số hiện có và sự biến động của từng loại trên cơ sở chứng từ nhậpxuất hàng ngày
- Ở kho: Cũng mở thẻ kho, thẻ chi tiết cho từng loại, từng nhóm theo từng nơi
bảo quản giống như ở phòng kế toán để ghi chép nghiệp vụ, phản ánh số hiện có vàtình hình biến động của hàng tồn kho trên cơ sở các chứng từ nhập xuất
Cuối tháng đối chiếu số liệu hạch toán chi tiết ở phòng kế toán với số liệu hạchtoán nghiệp vụ ở kho Sau đó kế toán lập bảng chi tiết số phát sinh của tài khoản
155 (hay còn gọi là bảng kê nhập xuất tồn) để đối chiếu số liệu hạch toán chi tiếtvới số liệu kế toán tổng hợp trên tài khoản tổng hợp
Sơ đồ 1.2.1- Mô tả kế toán chi tiết thành phẩm theo PP ghi sổ song song
Ghi chú : Ghi cuối tháng
Bảng kê nhập–xuất-tồn
Trang 8- Ở kho: Mở cả thẻ kho để ghi chép, phản ánh số hiện có và sự biến động của
hàng tồn kho về số lượng trên cơ sở các chứng từ xuất nhập kho
- Ở phòng kế toán: Không cần mở thẻ chi tiết cho từng loại, từng nhóm sản
phẩm mà chỉ mở bảng kê lũy kế nhập và bảng kê lũy kế xuất phản ánh giá hạchtoán của hàng nhập, xuất, tồn kho theo chỉ tiêu giá trị, chi tiết từng nhóm với số liệuhạch toán ở kho hàng
Hàng ngày hoặc định kỳ ngắn kế toán viên phụ trách phần hành này phải kểm traviệc ghi chép nghiệp vụ trên các thẻ kho Cuối tháng, sau khi kiểm tra lần cuối cùng
kế toán kê số dư hàng tồn kho hiện còn cả về số lượng và trị giá hạch toán vào bảng
kê số dư để đối chiếu với sổ chi tiết kế toán
Sơ đồ 1.2.2- Mô tả kế toán chi tiết thành phẩm theo PP số dư
c.Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển
- Tại kho: Thủ kho ghi thẻ kho theo dõi tình hình hiện có và sự biến động của
từng sản phẩm theo chỉ tiêu số lượng và giá trị
- Tại phòng kế toán: Căn cứ vào chứng từ nhập xuất để lập bảng kê nhập xuất
hoặc tổng hợp để ghi lên sổ đối chiếu luân chuyển vào cuối kỳ theo từng loại
Chứng từ nhập
Bảng kê lũy kếxuất
Bảng kêxuấtBảng kê
nhập
Trang 9Sơ đồ 1.2.3-Mô tả kế toán chi tiết thành phẩm theo PP sổ đối chiếu luân chuyển
1.2.3- Kế toán tổng hợp thành phẩm
Nội dung và tài khoản sử dụng
Để phản ánh số hiện có và tình hình biến động của thành phẩm kế toán sử dụngcác tài khoản sau:
TK 155- Thành phẩm: Phản ánh sự biến động và số liệu có theo giá thành sảnxuất thực tế của các loại thành phẩm của doanh nghiệp
Kết cấu của tài khoản này:
TK 155
- Trị giá thực tế của TP nhập kho - Trị gíá thực tế của TP xuất kho
- Trị giá của TP thừa phát hiện khi KK - Trị giá của TP thiếu hụt phát hiện khi KK-Kết chuyển giá trị thực tế của TP tồn - Kết chuyển trị giá thực tế của TP tồn ĐK kho cuối kỳ (theo PPKKĐK) (theo PPKKĐK)
SD bên nợ :Trị giá thực tế của TPTK
Chứng từ nhập nhập
Thẻ kho
Trang 10 Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu
A/ Doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo PPKKTX
TK 155
TK154 (1) TK 1381
TK 157 (7)
(4)
Sơ đồ 1.2.4- Sơ đồ kế toán tổng hợp thành phẩm theo PPKKTX
(1) Cuối kỳ kế toán, tính được giá thành thực tế của thành phẩm hoàn thành
nhập kho
(2) Nhập kho thành phẩm đã bán bị trả lại,căn cứ vào giá thành thực tế của thành
phẩm bị trả lại nhập kho
(3) Trường hợp kiểm kê phát hiện thiếu căn cứ vào biên bản kiểm kê (Chưa xác
định được nguyên nhân)
(4) Gía vốn thành phẩm gửi bán bị từ chối thu hồi nhập kho
(5) Trường hợp kiểm kê thừa chưa rõ nguyên nhân
(6) Xuất thành phẩm gửi bán đại lý
(7) Giá vốn thành phẩm hàng hóa xuất bán, xuất trả lương thưởng, xuất biếu
B/ Doanh nghiệp kế toán tổmg hợp hàng tồn kho theo PPKKĐK
Theo PP này giá thành sản xuất thực tế của thành phẩm xuất kho được xác địnhvào thời điểm cuối kỳ trên cơ sở kết quả kiểm kê và đánh giá thành phẩm tồn kho
Trang 11Giá thành thực Giá thành thực tế Giá thành thực tế Giá thành thực tế
tế TPXK = TP tồn kho + TP nhập kho _ TP tồn kho
trong kỳ ĐK trong kỳ CK
Tài khoản: TK 155 ”Thành phẩm”, TK 157 ”Hàng gửi bán” chỉ sử dụng để phản
ánh giá vốn của TP và hàng gửi bán tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ Để phản ánh quátrình nhập-xuất kho của thành phẩm kế toán sử dụng tài khoản 632 “Giá vốn hàng
TK 632 TK 155
(1)
Sơ đồ 1.2.5- Sơ đồ kế toán tổng hợp thành phẩm theo PPKKĐK
(1) Kết chuyển thành phẩm tồn kho, chưa tiêu thụ đầu kỳ(2) Giá trị thành phẩm tồn kho, chưa tiêu thụ cuối kỳ
1.2.4- Kế toán tiêu thụ thành phẩm
1.2.4.1- Các phương thức tiêu thụ thành phẩm (Phương thức bán hàng )
Hiện nay các doanh nghiệp thường áp dụng hai phương pháp bán hàng: Bán
hàng theo phương thức gửi hàng và bán hàng theo phương thức giao hàng trực tiếp
Nếu đứng ở góc độ chuyển giao thành phẩm cho khách hàng thì quá trình bán hàng trong doanh nghiệp sản xuất có thể chia thành hai phương thức bán hàng sau:
- Phương thức bán hàng trực tiếp: Theo phương thức này, thành phẩm được giaocho khách hàng, đồng thời được khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toánngay; có nghĩa là quá trình chuyển giao hàng và ghi nhận doanh thu diễn ra đồngthời với nhau, tức là đảm bảo các điều kiện ghi nhận doanh thu hàng hóa
- Phương thức gửi hàng: Theo phương thức này, định kỳ doanh nghiệp sẽ gửi hàngcho khách hàng theo những thỏa thuận trong hợp đồng Khách hàng có thể là
Trang 12những đơn vị nhận bán hàng địa lý hoặc là những khách hàng mua hàng thườngxuyên theo hợp đồng kinh tế.Khi xuất kho thành phẩm giao cho khách hàng thì sốthành phẩm đó vẫn thuộc sở hữu của doanh nghiệp, bởi vì chưa thỏa mãn điều kiệnghi nhận doanh thu Đến khi khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán kếtoán ghi nhận doanh thu cho doanh nghiệp và chuyển quyền sở hữu thành phẩm chokhách hàng
Nếu đứng trên góc độ thu tiền thì quá trình bán hàng trong doanh nghiệp
sản xuất được chia thành hai phương thức sau:
- Bán hàng thu tiền trực tiếp: Theo phương thức này, thành phẩm được chuyểnquyền sở hữu cùng với việc giao nhận được tiền hàng Doanh thu bán hàng và tiềnhàng được ghi nhận cùng một thời điểm
- Bán chịu: Theo phương thức này, thành phẩm đã chuyển quyền sở hữu, kháchhàng đã chấp nhận thanh toán nhưng doanh nghiệp chưa thu được tiền Trường hợpnày doanh thu được ghi nhận trước khi thu được tiền
Các trường hợp được coi là tiêu thụ khác.
Trên thực tế ngoài các phương pháp bán hàng như trên, sản phẩm, hàng hóacủa doanh nghiệp còn có thể được tiêu thụ dưới nhiều hình thức khác Đó là khidoanh nghiệp xuất hàng hóa, thành phẩm để tặng, trả lương, thưởng cho cán bộ,nhân viên trong nội bộ doanh nghiệp
1.2.4.2- Phương pháp kế toán tiêu thụ thành phẩm bán hàng
a Tiêu thụ thành phẩm theo phương thức gửi hàng:
Tài khoản kế toán sử dụng TK 157: Hàng gửi đi bán- Phản ánh số hiện có và
tình hình biến động của trị giá vốn hay giá thành của sản phẩm hàng hoá,thành phẩm gửi bán Số hàng này chưa xác định là đã tiêu thụ
Kế toán sử dụng một số TK khác: TK 632, TK 155, TK 156,
Trang 13Sơ đồ 1.2.6- Kế toán TTTP theo phương thức gửi hàng (PPKKTX)
(1) Xuất kho TP gửi đi bán
(2) hàng hoá mua gửi bán thẳng
(3) Kết chuyển trị giá vốn số hàng đã bán
(4) Hàng gửi đi không được chấp nhận
* Đối với đơn vị hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ:
TK 157 TK 632
(1) (2)
Sơ đồ 1.2.7- Kế toán TTTP theo phương thức gửi hàng (PPKKĐK)
(1) Đầu kỳ kết chuyển số dư TK 157
(2) Cuối kỳ phản ánh Ztt, giá vốn thực tế của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã gửibán chưa xác định tiêu thụ đến cuối kỳ
b Tiêu thụ thành phẩm theo phương thức giao hàng trực tiếp
Kế toán sử dụng TK 632- Giá vốn hàng bán, TK này phản ánh trị giá vốn
hàng hoá, thành phẩm, dịch vụ đã bán và kết chuyển trị giá vốn hàng bánsang TK 911- xác định kết quả kinh doanh
Kế toán sử dụng một số tài khoản khác: TK155, 156, 154, 911,
Trang 14Nhập kho (2)
TK 331 TK 133
(3)
(4)
Sơ đồ 1.2.8- Kế toán TTTP theo phương thức giao hàng trực tiếp (PPKKTX)
(1): Ztt của sản phẩm xuất xưởng bán trực tiếp
(2): Ztt, giá vốn thực té của sản phẩm, hàng hoá xuất kho bán trực tiếp
(3): Giá vốn thực tế của hàng hoá đã mua xuất bán thẳng
(4): Ztt, giá vốn thực tế của sản phẩm, hàng hoá đã bán bị người mua trả lại nhậpkho
(5): Cuối kỳ kết chuyển giá vốn thực tế của hàng hoá đã xuất kho bán
* Đối với các đơn vị hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ:
(3)
TK 155 TK 632
(1a)
Trang 15(1a): Đầu kỳ kết chuyển số dư TK 155
(1b): Đầu kỳ kết chuyển số dư TK 157
( 2): Ztt của sản phẩm sản xuất hoàn thành trong kỳ
(3): Cuối kỳ kiểm kê phản ánh Ztt của sản phẩm tồn kho, Ztt của sản phẩm gửibán chưa xác định là tiêu thụ
(4): Cuối kỳ kết chuyển giá vốn thực tế của hàng đã xuất bán
1.3- KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG
1.3.1- Kế toán doanh thu bán hàng
1.3.1.1- Khái quát về doanh thu bán hàng
Doanh thu là tổng các lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp thu được trong kỳ hạchtoán phát sinh từ HĐSXKD thông thường của doanh nghiệp góp phần làm tăng vốnchủ sở hữu
Doanh thu thuần = Tổng doanh thu – Các khoản giảm trừ doanh thu
Trong đó các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm: Chiết khấu thương mại, giảm giáhàng bán, và doanh thu hàng đã bán bị trả lại
Theo đó quá trình bán hàng trong doanh nghiệp cho thể chia làm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Đơn vị bán căn cứ vào hợp đồng kinh tế đã ký kết để xuất giao sảnphẩm, hàng hóa cho đơn vị mua Giai đoạn này phản ánh một mặt của quá trình vậnđộng lưu thông thành phẩm
- Giai đoạn 2: Khi khách hàng nhận hàng, thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán,lúc này quá trình bán hàng được hoàn tất, doanh nghiệp có thể bù đắp chi phí phátsinh và hình thành kết quả bán hàng
Tóm lại quá trình bán hàng trong doanh nghiệp có những đặc điểm sau:
- Có sự thỏa thuận giữa người mua và người bán về số lượng, chất lượng, quycách bán hàng
- Có sự thay đổi quyền sở hữu và quyền sử dụng hàng hóa từngười bán sang người mua
Trang 16Người bán giao cho người mua một lượng hàng hóa và nhận được tiền hoặc đượcchấp nhận thanh toán Khoản tiền này được gọi là doanh thu bán hàng - được dùng
để bù đắp chi phí bỏ ra trong quá trình kinh doanh và hình thành nên kết quả bánhàng trong doanh nghiệp
Căn cứ vào luật thuế giá trị gia tăng doanh thu bán hàng được ghi nhận như sau: Đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo PP khấu trừ
- Doanh thu bán hàng là toàn bộ số tiền hàng, tiền cung ứng dịch vụ (chưa cóthuế giá trị gia tăng ) bao gồm cả phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có) mà
cơ sở kinh doanh được hưởng
Đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trựctiếp và đối với hàng hóa, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT
- Doanh thu bán hàng là toàn bộ tiền bán hàng, tiền cung ứng dịch vụ baogồm cả phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có) mà cơ sở kinh doanh đượchưởng (tổng giá thanh toán bao gồm cả thuế)
Kết quả kinh doanh là mục đích cuối cùng của mỗi doanh nghiệp, là biểuhiện số tiền lãi hay lỗ từ các loại hoạt động của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhấtđịnh Toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp là nhằm mục đích này Còn bán hànghóa thành phẩm với vị trí là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, là cơ
sở để xác định kết quả kinh doanh
Như vậy, bán hàng và xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cómối quan hệ mật thiết với nhau Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là mục đíchcuối cùng của doanh nghiệp, còn bán hàng là phương tiện trực tiếp để thực hiệnmục đích đó
Điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng
Điều kiện ghi nhận doanh thu : Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thờithỏa mãn cả 5 điều kiện sau:
+ Doanh nghiệp đã chuyển phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sảnphẩm hoặc hàng hóa cho người mua
Trang 17+ Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữuhàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa
+ Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn
+ Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao d
ịch bán hàng
+ Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng đó
1.3.1.2- Hạch toán về doanh thu bán hàng
Tài khoản sử dụng
TK 511-Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
TK 512-Doanh thu nội bộ
TK 3387- Doanh thu chưa thực hiện
TK 3331- Thuế GTGT phải nộp
Và các tài khoản liên quan khác như: TK 111, TK112, TK 131,
* Tài khoản 511-Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Tài khoản 511 có 5 TK cấp 2:
TK 5111- Doanh thu bán hàng hóa
TK 5112- Doanh thu bán thành phẩm
TK 5113 - Doanh thu cung cấp dịch vụ
TK 5114- Doanh thu trợ cấp trợ giá
TK 5117- Doanh thu kinh doanh BĐSĐT
Nội dung: Tài khoản này phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
của doanh nghiệp trong một kỳ hạch toán của HĐSXKD từ các giao dịch vànghiệpvụ sau:
+ Bán hàng: Bán các sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra và bán hàng hóamua vào
+ Cung cấp dịch vụ: Là toàn bộ số tiền thu được hoặc số thu được từ các giaodịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu
Trang 18 Kết cấu của TK 511
Tài khoản 511
- Thuế tiêu thụ đặc biệt,thuế xuất khẩu và - Doanh thu bán các sản phẩm, hàngthuế GTGT tính theo PPTT hóa, dịch vụ của doanh nghiệp thực
- Các khoản ghi giảm doanh thu bán hàng hiện trong kỳ
(giảm giá hàng bán,chiết khấu thương mại.)
- KC doanh thu bán hàng thuần sang TK 911
Tài khoản 511 không có số dư
* Tài khoản 512- Doanh thu nội bộ
Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu của số sản phẩm , hàng hóa tiêuthụ trong nội bộ giữa các đơn vị trực thuộc trong cùng một công ty, tổngcông ty hạch toán toàn ngành
Tài khoản 512 gồm 3 TK cấp 2
TK 5121- Doanh thu bán hàng hóa
TK 5122- Doanh thu bán các thành phẩm
TK 5123- Doanh thu cung cấp dịch vụ
Tài khoản này kết cấu và nội dung giống tài khoản 511 nên em xin phép sẽ khôngnhắc lại
* Tài khoản 3387- Doanh thu chưa thực hiện
Nội dung của doanh thu chưa thực hiện bao gồm:
+ Số tiền nhận trước nhiều năm về cho thuê tài sản
+ Khoản chênh lệch giữa bán hàng trả chậm,trả góp theo cam kết với giá bán ngay + Khoản kãi nhận trước khi cho vay vốn hoặc mua các công cụ nợ
+ Chênh lệch giá bán lớn hơn giá trị hợp lý của TSCĐ bán rồi thuê lại theo phươngthức thuê tài chính
+ Phần thu nhập khác hoãn lại do góp vốn liên doanh thành lập cơ sở đồng kiểmsoát có giá trị vốn góp được đánh giá lớn hơn giá trị thực tế góp vốn của tài sản đó
Kết cấu của tài khoản 3387
Bên nợ: Kết chuyển sang tài khoản 511 hoặc TK 515 hoặc TK 711 hoặc phân bổdần làm chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ
Bên có: Ghi nhận doanh thu chưa thực hiện phát sinh trong kỳ
Trang 19Tài khoản 511, 512
TK 131,112,111
KC chiết khấu TM,giảm giá Tổng giá mua thanh
hàng bán, hàng bán bị trả lại TK 3331 thanh toán toán
(có VAT)Thuế GTGT
theo giá bán thu
tiêu thụ Doanh thu theo giá bán thu tiền ngay Tổng số tiền
người mua
TK 3387 Lợi tức trả chậm
Trang 20
* Tài khoản 3331-Thuế GTGT phải nộp
Kết cấu của tài khoản
TK 3331-Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ -Số thuế GTGT đầu ra phải nộp của-Số thuế GTGT được giảm trừ vào số hàng hóa dịch vụ đã tiêu thụ
thuế GTGT phải nộp -Số thuế GTGT đầu ra phải nộp của -Số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại HHDV không vì mục đích KD
-Số thuế GTGT đã nộp vào NSNN
SD có:Số thuế GTGT còn phải nộp 1.3.2- Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu
Các khoản giảm trừ doanh thu gồm: Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán,
hàng bán bị trả lại, thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp trực tiếp và thuếxuất nhập khẩu
1.3.2.1- Nội dung và tài khoản sử dụng
Kế toán chiết khấu thương mại
Nội dung: Chiết khấu thương mại là khoản tiền chênh lệch giá bán nhỏ hơngiá niêm yết doanh nghiệp đã giảm trừ cho người mua hàng do đã mua sảnphẩm hàng hóa với khối lượng lớn trong thỏa thuận mua hàng đã ký
Tài khoản sử dụng: TK 521- Chiết khấu thương mại
Bên Nợ:Số chiết khấu thương mại đã chấp nhận thanh toán cho khách hàng Bên Có:KC toán bộ số chiết khấu thương mại sang tài khoản “Doanh thu bánhàng”
Tài khoản này không có số dư cuối kỳ
-Tài khoản 521 có 3 tài khoản cấp 2:
TK 5211- Chiết khấu hàng hóa
TK 5212- Chiết khấu thành phẩm
TK 5213- Chiết khấu dịch vụ
Kế toán doanh thu hàng bán đã bán bị trả lại
Nội dung: Doanh thu hàng bán đã bán bị trả lại là số sản phẩm hàng hóadoanh nghiệp đã xác định tiêu thụ , đã ghi nhận doanh thu nhưng bị khách
Trang 21hàng trả lại do vi phạm các điều kiện trong hợp đồng: Hàng kém phẩm chất,sai quy cách
Tài khoản sử dụng: TK 531- Hàng bán bị trả lại
Bên Nợ: Doanh thu của hàng đã bán bị trả lại tiền cho người mua hàng hoặc trảvào khoản nợ phải thu
Bên Có: Kết chuyển doanh thu của hàng đã bị trả lại để xác định doanh thu thuần Tài khoản này cuối kỳ không có số dư
Kế toán giảm giá hàng bán
Nội dung: Giảm giá hàng bán là khoản tiền doanh nghiệp giảm trừ cho bênmua hàng trong trường hợp đặc biệt vì lý do hàng bán bị kém phẩm chất ,không đúng quy cách đã ghi trong hợp đồng
Tài khoản sử dụng:TK 532- Giảm giá hàng bán
Bên Nợ: Các khoản giảm giá đã chấp thuận cho người mua hàng
Bên Có: KC toàn bộ số tiền giảm giá hàng bán sang tài khoản 511
Tài khoản này cuối kỳ không có số dư
Kế toán thuế GTGT theo PPTT
Nội dung: Thuế GTGT là một loại thuế gián thu được tính thêm khoản giá trịtăng thêm của hàng hoán dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất lưu thôngđến người tiêu dùng
Số thuế GTGT phải nộp= GTGT của HH, DV * Thuế suất thuế GTGT (%) GTGT= Giá thanh toán của HH, DV bán ra– Giá thanh toán của HH, DV mua vào Tài khoản sử dụng: TK 3331- Thuế GTGT đầu ra
Kế toán thuế TTĐB, thuế xuất khẩu
Thuế TTĐB
Nội dung: Thuế TTĐB được đánh vào doanh thu của các doanh nghiệp sảnxuất một số mặt hàng đặc biệt mà nhà nước không khuyến khích sản xuất,cần hạn chế tiêu thụ như: Rượu, bia, thuốc lá
Thuế TTĐB phải nộp= Giá tính thuế TTĐB x Thuế suất thuế TTĐB
Giá tính thuế TTĐB = Giá bán chưa có thuế GTGT
Trang 22Tài khoản sử dụng : TK 3332- Thuế tiêu thụ đặc biệt
Thuế xuất khẩu
Nội dung: Tất cả hàng hóa dịch vụ mua bán, trao đổi với nước ngoài khi xuấtkhẩu ra khỏi lãnh thổ Việt Nam sẽ phải chịu thuế xuất khẩu
Thuế xuất khẩu phải nộp= Giá tính thuế XK x Thuế xuất thuế XK
Giá tính thuế XK: Thường tính theo giá FOB
Tài khoản sử dụng : TK 333- Thuế xuất nhập khẩu
1.3.1.2- Hạch toán kế toán các khoản giảm trừ doanh thu
Nộp thuế vào NSNN
TK 3332,3333 Khi nộp thuế Thuế TTĐB,XNK
Trang 23 Tài khoản sử dụng: TK 641- Chi phí bán hàng: Dùng để tập hợp và kết
chuyển CPBH thực tế phát sinh trong kỳ để xác định kết quả knh doanh Bên Nợ: Tập hợp chi phí bán hàng thực tế phát sinh
Bên Có: Các khoản ghi giảm chi phí bán hàng, KC chi phí bán hàng để XĐKQKD
TK 641 không có số dư cuối kỳ
Tài khoản 641 được mở chi tiêt 7 TK cấp 2:
TK 6411- Chi phí nhân viên
Trang 24TK 334,338
TK 111,152,1388
Chi phí nhân viên
Giá trị ghi giảm CPBH
Nội dung : Chi phí quản lý doanh nghiệp là toàn bộ chi phí liên quan đến
hoạt động quản lý sản xuất kinh doan, quản lý hành chính, và một số khoảnkhác có tính chung cho toàn doanh nghiệp Bao gồm:
+ Chi phí nhân viên quản lý
+ Chi phí vật liệu quản lý
+ Chi phí đồ dùng văn phòng
+ Chi phí khấu hao TSCĐ
Trang 25+ Thuế , phí và lệ phí
+ Chi phí dự phòng
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài
+ Chi phí bằng tiền khác
Tài khoản kế toán: TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp
Bên Nợ: Các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh, trích lập vàtrích lập thêm khoản dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả
Bên Có: Các khoản ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp, hoàn nhập số chênhlệch dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả đã trích lập lớn hơn số phải tríchcho kỳ tiếp theo Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp để xác định kết quả kinhdoanh
Tài khoản này cuối kỳ không có số dư
Tài khoản 642 có 8 tài khoản cấp hai
TK 6421-Chi phí nhân viên quản lý
TK 6422-Chi phí vật liệu quản lý
Trang 26Chi phí theo KC Chi phí KC
TK 331, 111
Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác
Sơ đồ 1.3.4- Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
Trang 271.3.6- Xác định kết quả bán hàng
Vì giới hạn của đề tài nên em chỉ đi sâu vào một nội dung trong xác định
kết quả kinh doanh đó là xác định kết quả bán hàng
Nội dung: Kết quả hoạt bán hàng là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuấtkinh doanh thông thường của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định, biểuhiện bằng số tiền lãi hay lỗ
Kết quả từ Tổng DTT Giá vốn của hàng Chi phí BH
HĐ bán hàng = về bán hàng - xuất bán - và Chi phí QLDN
Tài khoản sử dụng: TK 911- Xác định kết quả kinh doanh
Bên Nợ: Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa đã tiêu thụ Chi phí thuế TNDN.Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho hàng tiêu thụ trong kỳ Chiphí khác trong kỳ Kết chuyển số lãi từ hoạt động kinh doanh trong kỳ
Bên Có: Doanh thu thuần về bán hàng Kết chuyển số lỗ từ hoạt động kinhdoanh trong kỳ
Tài khoản này cuối kỳ không có số dư
*Trình tự kế toán xác định kết quả bán hàng
TK 911
KC trị giá vốn tiêuthụ trong kỳ KC DT thuần tiêu thụ
TK 421
TK 641,642 KC số lỗ từ HĐKD
KC CP BH +CPQLDNphát sinh trong kỳ
KC lãi từ HĐSXKD
Sơ đồ 1.3.5- Trình tự kế toán XĐKQ bán hàng
Trang 281.3.7- Các chứng từ kế toán sử dụng trong kế toán xác định kết quả bán hàng
- Hóa đơn giá trị gia tăng (mẫu 01-GTKT-3LL)
- Hóa đơn bán hàng thông thường(mẫu 02-GTTT-3LL)
- Bảng thanh toán hàng đại lý ký gửi(mẫu 01-BH)
- Bảng thanh toán lương,
+ Sổ chi tiết các tài khoản 155, 632, 641, 642, 511, 512, 531, 532
+ Sổ chi tiết tiêu thụ hoặc sổ chi tiết bán hàng
+ Sổ chi tiết theo dõi thanh toán
+ Sổ chi tiết chi phí bán hàng, số chi tiết chi phí quản lý doanh nghiệp
Trang 29+ Sổ chi tiết têu thụ
+ Sổ chi tiết thanh toán với người mua
+ Bảng tổng hợp hóa đơn bán hàng , hóa đơn giá trị gia tăng
- Sổ tổng hợp
+ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
+ Sổ cái các tài khoản liên quan
1.4.4- Hình thưc nhật ký chứng từ ghi sổ
- Sổ chi tiết : Các sổ chi tiết liên quan, chẳng hạn như
+ Sổ chi tiết số 3 theo dõi chi tiết các tài khoản 511 ,531 ,532 ,632, 821,911 + Sổ chi tiết số 4 theo dõi tài khoản 131
- Sổ tổng hợp
+ Bảng kê nhập-xuất-tồn kho thành phẩm
+ Bảng kê số 10 theo dõi tài khoản 157
+ Bảng kê số 11 theo dõi tài khoản 131
+ Nhật ký chứng từ số 8 theo dõi các tài khoản 155,157, 131, 511, 512, 531, 532,
632, 641, 642, 333, 821, 911
+ Sổ cái các tài khoản liên quan
Kết luận: Trên đây là những lý luận ban đầu mang tính lý thuyết trong công tác kếtoán thành phẩm tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả bán hàng Tuy nhiên trongthực tế công tác kế toán bán hàng và XĐKQKD đối với các doanh nghiệp đặc biệt
là các doanh nghiệp sản xuất diễn ra rất phức tạp và linh hoạt Chính vì vậy để hiểu
rõ hơn nữa sự vận dụng từ lý thuyết kế toán vào công việc kế toán thực tế Sau đây
em xin trình bày phần hai của chuyên đề là ”Thực trạng công tác kế toán thành
phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả bán hàng tại Tổng Công Ty Cổ Phần Bia- Rượu- Nước Giải Khát Hà Nội”
Trang 30CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THÀNH PHẨM,TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BIA- RƯỢU-NƯỚC GIẢI KHÁT HÀ NỘI.
2.1- TỔNG QUAN VỀ TCT CỔ PHẦN BIA-RƯỢU- NGK HÀ NỘI
2.1.1- Sự hình thành và phát triển của Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu – NGK Hà Nội
Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Bia - NGK Hà Nội là một doanh nghiệp có
một bề dầy truyền thống trên 100 năm cùng với bí quyết công nghệ duy nhất,bia HàNội không đơn thuần là một thứ đồ uống mà nó đã trở thành một nét văn hóa củangười Hà Nội nói riêng và của người Việt Nam nói chung
Tên công ty: Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Bia - NGK Hà Nội
Tên giao dịch quốc tế:HaNoi Beer-Alcohol -Beverage Joint Stock CorporationTên viết tắt: HABECO
Trụ sở chính Số 183 Hoàng Hoa Thám–Ba Đình–Hà Nội-Việt Nam
1 Kinh doanh các loại bia, rượu, cồn, nước giải khát, vật tư, nguyên liệu, thiết
bị, phụ tùng có liên quan đến ngành bia, rượu, nước giải khát, các loại hươngliệu, nước cốt để sản xuất bia, rượu, nước giải khát; các loại bao bì, nhãnhiệu cho ngành bia, rượu, nước giải khát
2 Dịch vụ tư vấn, đào tạo, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ.Thiết bị, chếtạo, xây, lắp đặt thiết bị công trình chuyên ngành bia, rượu, nước giải khát
Trang 313 Kinh doanh bất động sản; trung tâm thương mại, khách sạn, văn phòng nhà ởcho thuê.
4 Kinh doanh du lịch, nhà hàng, dịch vụ ăn uống (không bao gồm kinh doanhquán bar, phòng hát karaoke, vũ trường)
Vốn điều lệ: 2.318.000.000.000 đồng
Logo
Biểu tượng “Chùa Một Cột” tượng trưng cho một nét văn hóa Hà Nội
Biểu tượng “Hai con gấu” tượng trưng cho sức mạnh của sản phẩm
Biểu tượng “5 ngôi sao” thể hiện sản phẩm Bia chất lượng cao
Biểu tượng “cuốn thư” là kết tinh của truyền thống và bí quyết công nghệ trăm nămBia Hà Nội với khẩu hiệu “Nguồn nước duy nhất, truyền thống trăm năm”
Tiền thân của Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Bia - NGK Hà Nội là “Nhàmáy Bia Hommel” được một chủ tư bản người Pháp tên là Hommel đứng ra thànhlập và xây dựng năm 1890.Trải qua bao thăng trầm của thời gian, với sự cố gắngcủa toàn thể nhân viên công ty ngày 9 tháng 12 năm 1993: Để thích ứng với cơ chếthị trường cùng với quy mô hoạt động của nhà máy Được sự đồng ý của Chính Phủtheo quyết định số 880/QĐ-CCN-TCLĐ của bộ Công Nghiệp (nay là Bộ CôngThương), nhà máy chính thức đổi tên thành “Công ty Bia Hà Nội” và lấy tên giaodịch là HABECO
Đến tháng 7 năm 2003, Bộ Công Nghiệp đã quyết định đổi tên Công ty Bia HàNội thành Tổng công ty Bia - Rượu - Bia - NGK Hà Nội theo quyết định số75/2003/QĐ-BCN ngày 06/05/2003 và chuyển đổi tổ chức hoạt động theo mô hìnhcông ty Mẹ - Công ty con theo quyết định số 36/2004/QĐ-BCN ngày 11/05/2004 Ngày 16 tháng 6 năm 2008 công ty chuyển đổi hình thức sở hữu từ doanhnghiệp nhà nước thành công ty cổ phần theo quyết định 1863/QĐ-TTG ngày2/12/2007 và quyết định số 575/QĐ-TTG ngày 16/05/2008 của thủ tướng chínhphủ
Trang 32Những thành tích đạt được: Trong chặng đường hình thành và phát triển, tập
thể CBCNV Tổng Công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội đã được Đảng và Nhà nước trao tặng :
- Chính Phủ tặng cờ luân lưu (1992,1993… 2003, 2006, 2008, 2009)
- Đảng Bộ Tổng Công ty 18 năm liên tục (1990 – 2008) được Thành ủy và Đảng
Bộ Khối Công nghiệp khen tặng cờ thi đua và công nhận Đảng bộ trong sạch, vững mạnh
- Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam tặng cờ thi đua Công đoàn cơ sở vững mạnh xuất sắc (1999, 2000, 2003 - 2009) và nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ tháng 6/2009
- 7 năm liên tục ( 2002-2009), Đoàn thanh niên Tổng Công ty được Thành đoàn
và Trung ương đoàn tặng bằng khen
- Cúp Sao Vàng Đất Việt năm 2003, 2005, 2007, 2009
- Ngoài ra, Tổng Công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội đón nhận nhiều bằng khen, giấy khen của các ngành, các cấp cho các mặt công tác sản xuất, kinh doanh, xã hội, quốc phòng, đời sống …
( Nguồn: Bản cáo bạch của TCTCP Habeco)
2.1.2- Bộ máy tổ chức quản lý của Tổng công ty cổ phần Bia-Rượu-NGK Hà Nội
Với mô hình công ty mẹ - công ty con bộ máy tổ chức quản lý của TCTCP
Bia-Rượu- NGK Hà Nội như sau:
1 Công ty CP Bia Hà Nội-Quảng Bình.Tỷ lệ góp vốn 54(%)
2.Công ty CP Bia Thanh Hoá Tỷ lệ góp vốn 55(%),
3 Công ty CP Bia HN- Thái Bình Tỷ lệ góp vốn 56(%)
4 Công ty CP Bia HN-Hải Phòng Tỷ lệ góp vốn 65(%),
5 Công ty CP Bia HN-Hải Dương.Tỷ lệ góp vốn 55(%),
6 Công ty CP Bia HN- Vũng Tàu Tỷ lệ góp vốn 29(%),
7 Công ty CP Cồn- Rượu Hà Nội Tỷ lệ góp vốn 58,15(%)
Trang 338 Công ty CP Thương mại Bia-rượu-NGK HN-Quảng Ninh.Tỷ lệ góp vốn55,3(%).
9 Công ty CP Thương mại Bia Hà Nội Tỷ lệ góp vốn 60(%)
10 Công ty CP Harec đầu tư và thương mại.Tỷ lệ góp vốn 60(%)
11 Công ty CP Bao bì Bia- Rượu-NGK.Tỷ lệ góp vốn 68,95(%)
12 Năm 2009 thành lập công ty TNHH một thành viên
Tên Công ty liên kết:
Công ty CP đầu tư phát triển công nghệ Bia -Rượu-NGK Hà Nội Tỷ lệ góp vốn28(%)
(Nguồn : Bản cáo bạch của TCTCP Habeco)
Thực hiện triệt để lợi thế cơ cấu tổ chức quản lý của một công ty cổ phần để đổimới quản trị doanh nghiệp, xây dựng và tổ chức bộ máy quản lý hiệu quả và năngđộng sáng tạo Cùng với việc tổ chức sắp xếp công ty mẹ HABECO, từng bướcnghiên cứu sắp xếp các công ty con, công ty liên kết theo hướng phát triển khu vực
và chuyên ngành nhằm tạo sự liên kết gắn bó chặt chẽ về vốn – thương hiệu - thịtrường
Đại hội đồng CĐ
HĐQT
Ban kiểm soát
Trang 34Sơ đồ 2.1.1-Bộ máy tổ chức quản lý của TCT
Đại hội đồng CĐ
HĐQT
Ban kiểm soát
Trang 352.1.3- Các sản phẩm chính của công ty
HABECO tham gia thị trường chủ yếu với các sản phẩm thuộc 2 lĩnh vực chính
là bia và rượu Các sản phẩm này HABECO đều đã đăng ký nhãn hiệu thương mại,bản quyền tại Việt nam cũng như các nước mà Tổng Công ty có sản phẩm xuấtkhẩu sang, bao gồm các nước: Đài Loan, Anh Quốc, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc Đặcđiểm về sản phẩm chính của công ty
2.1.3.1- Đặc điểm về sản phẩm bia
Hiện nay, TCT CP HABECO tham gia vào 2 phân khúc chính là Bia tiệt trùngđóng lon/chai và Bia hơi
Phân khúc Bia tiệt trùng đóng lon/chai:
Bia chai dung tích 450ml, hay còn được gọi la bia nhãn đỏ là sản phẩm chínhcủa HABECO, được sản xuất trên dây chuyền hiện đại, có công suất 30.000chai/giờ Bia Hà Nội có hương vị đặc trưng, được chiết vào chai thủy tinh màu nâuđược đóng két nhựa, thuận tiện khi vận chuyển xa
Bia lon dung tích 330ml được đưa ra thị trường lần đầu tiên vào năm 1992 Đây
là loại bia được nhiều người tiêu dùng ưa thích cả về chất lượng cũng như mẫu mãsản phẩm và tiện lợi khi sử dụng
Bia chai Hanoi Beer Premium , Bia Trúc Bạch Classic là sản phẩm bia chai mới.
được đóng trong chai 330ml
Bia chai Hanoi Lager được đóng trong chai 450 ml và được dán nhãn xanh thay
vì nhãn đỏ nên còn được nội bộ Habeco gọi là bia nhãn xanh Đây là sản phẩm mớiđược chính thức đưa ra thị trường giữa năm 2007
Phân khúc Bia hơi:
Bia hơi Hà Nội : Có chất lượng cao, ổn định, hương vị thơm mát giá cả phùhợp thu nhập của đa số người tiêu dùng Hiện nay, Bia Hơi Hà Nội được chiết thùng(keg) trên dây chuyền tự động khép kín của CHLB Đức
Bia tươi Hà Nội: Được đóng trong thùng két chuyên dụng, thời hạn sử dụngtrong vòng 7 ngày kể từ ngày sản xuất
Quy trình sản xuất Bia Quy trình công nghệ sản xuất bia mà tổng công ty đang sử
Trang 36đoạn phức tạp đòi hỏi độ chính xác cao Quy trình công nghệ sản xuất bia gồm 5
công đoạn chính, bắt đâu từ việc sơ chế nguyên liệu chính → Nấu → Làm lạnh → Lên men → Lọc → Chiết bia thành phẩm
Sơ đồ 2.1.2- Quy trình sản xuất bia
(Nguồn: Xí nghiệp sản xuất TCT)
Malt,gạo,đường ,houblon,nước Nấu
Làm lạnh nước mạnh nha
Lên men tàng trữ
Vỏ chai
Nấm men Kiểm tra
Lọc Rửa, khử trùng
Kiểm tra Chiết
Kiểm tra mức
Thanh trùng
Dán nhãn inHSDXếp két, Hộp cát tông
Trang 372.1.3.2- Sản phẩm Rượu
HABECO tham gia thị trường rượu thông qua các sản phẩm được sản xuất bởiCông ty con là Công ty Cồn-Rượu Hà Nội- HALICO với sản lượng năm 2010 là11.5 triệu lít/ năm Hiện nay HALICO đang chiểm khoảng 60% doanh thu cả nước
về sản phẩm rượu mạnh có thương hiệu như Vodka Lúa mới, Vodka Nếp mới,Vodka Hà Nội Sam panh, Vang, rượu mầu thông qua một hệ thống phân phối hếtsức hiệu quả trên toàn miền Bắc Ngoài sản xuất rượu Tổng Công ty còn sản xuấtcồn tinh chế với sản lượng hơn 5 triệu lít trong năm 2010
Hiện nay tổng công ty mới đưa ra quy trình công nghệ sản xuất bia Còn quytrình sản xuất rượu còn nhiều phức tạp và không có sơ đồ sản xuất chung cho loạisản phẩm này
( Nguồn : Phòng tài chính kế toán)
2.1.4- Bộ máy kế toán của Tổng công ty cổ phần Bia-Rượu-Nước giải khát
Hà Nội
2.1.4.1- Nhiệm vụ của các phần hành kế toán
Kế toán trưởng-Trưởng phòng TCKT
Phó Trưởng phòng TCKT
Trang 38Sơ đồ 2.1.3 - Sơ đồ và nhiệm vụ của các phần hành kế toán
- Trưởng phòng kế toán: Với chức năng quản lý chỉ đạo phụ trách chung mọi
hoạt động, các nghiệp vụ hạch toán của Công ty, phân tích mọi hoạt động kinh tếcủa các đơn vị trực thuộc, phân công và chỉ đạo trực tiếp các nhân viên trong phòng.Kiểm tra và ký duyệt chứng từ, báo cáo tài chính, báo cáo các đơn vị cấp trên Chịutrách nhiệm trước Giám đốc Công ty và cơ quan pháp luật, Nhà nước về toàn bộcông việc của mình
- Phó trưởng phòng tài chính kế toán :Phụ trách hạch toán kế toán,thống kê công
ty mẹ, kế toán tổng hợp, lập báo cáo tài chính Công ty mẹ
+ Chức danh: Chuyên viên tài chính
+ Bộ phận: Phòng tài chính kế toán
+ Nhiệm vụ: Thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinhcác phần hành kế toán theo quy định, theo chu trình kiểm soát chuẩn đã ban hành,tổng hợp các phần hành kế toán, lập báo cáo tài chính định kỳ theo quy định Ngoài
ra kế toán tổng hợp còn đảm nhận nhiệm vụ là theo dõi các khoản thanh toán vớingười mua hàng và bán hàng của toàn Công ty, kết thúc mỗi tháng có biên bản đốichiếu các khoản công nợ với khách hàng, sử dụng tài khoản 131, 331 Theo dõi kê
Trang 39khai thuế và các khoản phải nộp với Nhà nước Phản ánh các số liệu và sổ sách tổnghợp từ các bộ phận kế toán lên quan gửi đến.
- Kế toán vật tư hàng tồn kho
+ Chức danh : Kế toán viên
+ Bộ phận: Phòng tài chính kế toán
+ Nhiệm vụ: Chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng kế toán về việc theo dõi, hạchtoán vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hoá tài khoản sử dụng 152, 153, 156, 155.Cuối tháng kiểm kê đối chiếu giữa sổ sách và thực tế Khi có phát hiện thừa thiếuthì báo cáo lãnh đạo để có phương pháp giải quyết kịp thời
- Kế toán thanh toán, Ngân hàng
+ Chức danh: Kế toán viên
+ Nhiệm vụ: Căn cứ vào các chứng từ, xem xét, kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp củachứng từ Lập các chứng từ thu, chi, dựa trên giấy báo chi của các bộ phận có liênquan Đảm bảo thời gian thanh toán trong vòng 3 ngày kể từ ngày nhận được bộchứng từ ( bao gồm giấy báo chi và các chứng từ kèm theo, hợp lệ) Thực hiện hạchtoán kế toán, cập nhật vào số liệu, vào sổ sách lên các báo theo tháng đúng chế độquy định Kiểm kê tiền mặt, điểu chỉnh số dư tiền gửi ngân hàng vào cuốingày ,tháng, quý ,năm, báo cáo tồn quỹ, báo cáo số dư ngân hàng cuối năm theođúng quy định Bảo quản và lưu trữ chứng từ thu chi, hồ sơ phần việc liên quan
- Kế toán tiêu thụ và XĐKQKD
+ Chức danh: Kế toán viên
+ Nhiệm vụ: Cập nhật số liệu, tổng hợp và đối chiếu theo ngày tuần và thánh với kếtoán mua hàng của công ty TNHH 1 thành viên HaBeCo làm cơ sở số liệu chophòng tiêu thụ viết hóa đơn bán hàng Kiểm tra hóa đơn chứng từ mua hàng củakhách hàng theo quy định Kiểm tra theo dõi và lập bảng kê bù trừ công nợ tiềnmua hàng vật tư sản xuất bia gia công của các công ty con.Vào máy bàn theo chitiết từng phần, từng hóa đơn bán hàng (cụ thể vào mã hóa đơn, mã hàng hóa, mãkhách hàng,ngày thanh toán ) ký xác nhận hóa đơn mua hàng của khách hàng đãthanh toán tiền đầy đủ Hạch toán doanh thu bán hàng trên máy theo từng khoản
Trang 40tổng công ty hàng tháng,năm và lập biên bản kiểm kê Lập bảng kê N-X-T tại tổngcông ty (sổ sách với thực tế theo tháng năm) Đối chiếu công nợ với khách hàng,kiểm tra và in bảng chi tiết số dư hết ngày 31/12 của từng khách hàng để phục vụchuyển số dư Nợ, Có của khách hàng sang năm sau Xuống kho nhận hóa đơn xuấtthành phảm, hóa đơn xuất bán vật tư, tài sản thanh lý, phế liệu, phế phẩm thu hồi,các loại (loại liên màu vàng số 4)làm cơ sỏ để hạch toán và kiểm soát doanh thu.
- Kế toán giá thành
+ Chức danh: Kế toán viên
+ Nhiệm vụ: Phụ trách trực tiếp kế toán giá thành, thực hiện việc kiểm tra, kiểmsoát các số liệu hạch toán đầu vào, định mức tiêu hao nguyên nhiên liệu, vật liệu, phục
vụ công tác quản lý và sử dụng nguyên liệu tính giá thành trong quá trình sản xuất kinhdoanh Theo dõi kiểm sóat các hợp đồng về môi trường, hợp đồng quảng cáo làmthương hiệu, đồng thời theo dõi chi phí khuyến mại quảng cáo của tổng công ty Quản
lý và cập nhật lưu trữ hồ sơ, sổ sách chứng từ theo quy định của pháp luật
- Kế toán các khoản đầu tư tài chính và các khoản đi vay
+ Chức danh: Kế toán viên
+ Nhiệm vụ: Theo dõi các khoản vay ngắn hạn, dài hạn Lưu trữ bảo quản hồ sơchứng từ liên qua đến phần hành kế toán theo quy định của pháp luật
- Thủ quỹ
+ Chức danh: Kế toán viên
+ Nhiệm vụ: Căn cứ chứng từ kế toán hợp lệ, hợp pháp được chuyển lên từ kế toánthanh toán Tiến hành thu, chi quỹ tiền mặt Tiền hành kiểm kê quỹ tiền mặt hàngngày, hàng tháng Lưu trữ, bảo quản tiền và các vật tương đương tiền của tổng công
ty như công trái, trái phiếu
- Kế toán Thuế
+ Chức danh: Kế toán viên
+ Nhiệm vụ:Tổng hợp, kiểm tra các loại thuế đầu vào, đầu ra từ các phần hành kếtoán khác trong phòng Lập tờ khai, báo cáo thuế định kỳ hàng tháng nộp cho cơquan thuế theo yêu cầu Tiến hành tập hợp các chứng từ thanh toán, chuyển kế toánthanh toán