229 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông marketing cho Công ty cổ phần ô tô TMT
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Trong môi trường cạnh tranh kinh doanh khốc liệt như hiện nay, ngoàiviệc quan tâm đến sản xuất, sản phẩm và dịch vụ các công ty còn quan tâmđến hoạt động marketing Đây là hoạt động vô cùng quan trọng nếu các công
ty muốn tồn tại và phát triển vững mạnh trên thị trường
Xã hội ngày càng phát triển nhu cầu tiêu dùng ngày càng lớn đi cùngvới nó là việc tràn ngập các sản phẩm trên thị trường Có rất nhiều các loạisản phẩm cùng thoả mãn một nhu cầu và hàng loạt các sản phẩm thay thếkhác Người tiêu dùng sẽ lựa chọn những sản phẩm mà họ nắm rõ được thôngtin về sản phẩm đó Nếu một công ty không quan tâm đến hoạt độngmarketing thì sản phẩm và dịch vụ của họ sẽ ít được người tiêu dùng biết đến,đồng thời họ sẽ bị các công ty khác chiếm mất thị trường và dần dần sảnphẩm dịch vụ của họ sẽ bị mờ nhạt trong tâm trí khách hàng
Sau khi nước ta ra nhập WTO, hoạt động marketing ở nước ta trở nênsôi động hơn bao giờ hết Các công ty nhỏ và vừa đã bắt đầu chú ý hơn đếnhoạt động marketing còn các công ty lớn đã bỏ ra không biết bao nhiêu tiềncủa cho hoạt động này Có rất nhiều hoạt động marketing đã mang lại thànhcông rực rỡ nhưng cũng có nhiều hoạt động marketing đã làm cho công ty rơivào tình trạng khủng hoảng về tài chính buộc họ phải thu hẹp quy mô sảnxuất hoặc xa hơn nữa là rơi vào tình trạng sắp phá sản… Hoạt độngmarketing không phải lúc nào cũng được như ý xong nếu có một chiến lượcmarketing phù hợp và gây được ấn tượng với thị trường mục tiêu thì hiệu quảcủa nó mang lại cho công ty là rất lớn đó không chỉ là lợi nhuận cho công ty
mà nó còn củng cố địa vị, hình ảnh, uy tín, của công ty trong tâm trí ngườitiêu dùng
Trang 2Trong quá trình thực tập tại Công ty cổ phần ô tô TMT Em nhận thấyhoạt động marketing của công ty còn rất yếu kém mặc dù công ty đã có sựquan tâm, đầu tư thích đáng cho hoạt động này Để khắc phục những hạn chếđang tồn tại và đặt cơ sở vững chắc cho việc phát triển hoạt động marketingcủa công ty sau này em xin lựa chọn đề tài “MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG MARKETING CHO CÔNG TY CỔ PHẦN Ô TÔ TMT ”.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp gồm 3 chương:
Chương I: Truyền thông marketing trong kinh doanh hiện đại
Nội dung: Cơ sở lý luận về hoạt động truyền thông marketing, quá trìnhtruyền thông marketing, xây dựng và triển khai kế hoạch truyền thôngmarketing trong nền kinh doanh hiện đại
Chương II: Tình hình sản xuất kinh doanh và thực trạng hoạt độngtruyền thông marketing của Công ty cổ phần ô tô TMT
Nội dung: Nêu qua tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, thực trạnghoạt động truyền thông marketing của công ty cổ phần ô tô TMT và nhữngnhận xét chung về tình hình hoạt động kinh doanh và thực trạng hoạt độngtruyền thông marketing
Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động truyềnthông marketing cho Công ty cổ phần ô tô TMT
Nội dung: Nêu các giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế còn tồntại và nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông marketing cho công ty cổphần ô tô TMT
Trang 3CHƯƠNG I: TRUYỀN THÔNG MARKETING TRONG
KINH DOANH HIỆN ĐẠI
1.1 Bản chất và nhiệm vụ chủ yếu của hoạt động truyền thông marketing
Ngay từ thời cổ đại người ta đã hiểu những gì liên quan đến quá trìnhtruyền tin của con người Cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội, và khoahọc kĩ thuật, quá trình truyền thông tin ngày càng đòi hỏi chất lượng cao và kĩthuật phức tạp
Một số nhà nghiên cứu marketing ở Hoa Kỳ cho rằng truyền tin đượchiểu là: “ Một quá trình mà theo đó thông tin được trao đổi giữa các cá nhânthông qua một hệ thống chung về biểu tượng, dấu hiệu, hành vi ”
Trong sách marketing căn bản định nghĩa về hệ thống thông tinmarketing như sau: “Hệ thống thông tin marketing là hệ thống hoạt độngthường xuyên có sự tác động giữa con người, thiết bị và các phương phápdùng để thu thập, phân loại, phân tích, đánh giá và truyền đi những thông tincần thiết chính xác kịp thời để người phụ trách lĩnh vực marketing sử dụngchúng với mục đích thiết lập, tổ chức, thực hiện, điều chỉnh và kiểm tra các kếhoạch marketing ”
Hoạt động marketing thực chất là quá trình truyền tải thông tin về sảnphẩm, dịch vụ của công ty đến người tiêu dùng nhằm gây ảnh hưởng đến thái
độ, hành vi và nhận thức của họ
Một công ty tạo ra một sản phẩm tốt, ấn định một mức giá hấp dẫn,được bán ở một địa điểm thuận lợi là điều lý tưởng song sẽ không hiệu quảnếu sản phẩm đó chưa được khách hàng mua Tất nhiên sản phẩm đó bánđược hay không còn phụ thuộc vào phía người mua Song để tác động vào thịhiếu, hành vi của họ thì điều quan trọng là nhà kinh doanh phải có các quan
hệ giao tiếp với khách hàng Các quan hệ giao tiếp này nếu được xây dựng và
Trang 4duy trì tốt sẽ tạo cơ hội cho khách hàng tiếp cận được sản phẩm, tiếp cậnđược công ty và rất có thể họ sẽ mua hàng của công ty và các quan hệ giaotiếp này được thực hiện qua hệ thống truyền thông marketing.
Cần phải lưu ý rằng, quá trình truyền tải thông tin, tức là quá trình cungcấp thông tin bắt đầu từ người bán hướng đến khách hàng mục tiêu, tạo ra một
hệ thống các quan hệ giao tiếp từ người sản xuất đến người bán hàng ( ngườitrung gian), tới những người mua cuối cùng và cả những công chúng liênquan
Hệ thống truyền thông marketing có 3 nhiệm vụ chủ yếu là:
Nhiệm vụ 1: Truyền tải thông tin về hàng hoá và dịch vụ mà công ty có
ý định cung cấp cho thị trường
Nhiệm vụ 2: Truyền tải thông tin, hình ảnh tốt của công ty đến thế giớingười tiêu dùng
Nhiệm vụ 3: Xây dựng và duy trì các mối quan hệ đối với khách hàng,với công chúng
Nhiều khi hệ thống truyền thông marketing còn phải giải quyết nhữngnhiệm vụ bất thường khác như: Đính chính những thông tin sai lệch, hoặc dotác động xấu của môi trường vĩ mô công ty rơi vào tình trạng đình trệ và đểlại hình ảnh xấu về công ty trong cảm nhận của công chúng sau đó công typhục hồi và tiếp tục phát triển
1.2 Các mối liên hệ trong quá trình truyền thông marketing
Hệ thống truyền thông marketing của công ty là một hệ thống tổ chứcchặt chẽ trong đó sử dụng phối hợp hài hòa các công cụ truyền thông thíchhợp với điều kiện của công ty trong từng thời kỳ
Hệ thống truyền thông marketing của công ty hoạt động rất phức tạp.Công ty có thể qua các tổ chức chuyên môn hóa để thực hiện các hoạt độngtruyền thông, soạn thảo các nội dung và lựa chọn công cụ, thuê các chuyên
Trang 5gia marketing thiết kế các chương trình xúc tiến bán hoặc tổ chức triển lãmhội chợ… Để tăng cường hiệu quả của truyền thông không những phải gây dưluận xã hội, tạo dựng hình ảnh của công ty, huấn luyện nhân viên bán hàngbiết cách cư xử và niềm nở trong giao tiếp mà còn phải duy trì tốt mối liên hệvới những người trung gian, người tiêu dùng và công chúng có tiếp xúc vớidoanh nghiệp Những người trung gian của công ty cũng phải duy trì tốt mốiquan hệ với người tiêu dùng và công chúng của công ty Những người tiêudùng thường truyền miệng dưới dạng tin đồn Đồng thời, qua các nhóm ngườitiêu dùng đó mà hình thành thông tin ngược chiều trở lại công ty.
Trong hoạt động marketing, hệ thống marketing - mix ( marketing hỗnhợp ) được ví như bộ xương sống Hệ thống marketing - mix là một phức hợpcủa các quyết định về sản phẩm, giá cả, phân phối và xúc tiến hỗn hợp màcông ty sẽ thực thi nhằm thu được những phản ứng mong muốn từ phía thịtrường mục tiêu Các thành phần này liên quan trực tiếp và tác động qua lạilẫn nhau tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh và thống nhất Đồng thời, nócũng quyết định mọi hoạt động của quá trình truyền thông marketing Sảnphẩm, giá cả, phân phối và xúc tiến hỗn hợp sẽ giúp công ty lựa chọn cáchtruyền thông hiệu quả nhất Nó sẽ quyết định nội dung, phương tiện, quy mô,ngân sách… của một chương trình truyền thông marketing cụ thể
Sơ đồ 1.1.a Sơ đồ mô tả mối quan hệ của hệ thống marketing - mix
Thị trường mục tiêu
P4 ( Xúc tiến hỗn hợp)
P3 ( Phân phối)
Marketing
Trang 6Các yếu tố của hệ thống marketing hỗn hợp đều ảnh hưởng trực tiếpđến hoạt động truyền thông marketing của công ty Đồng thời hoạt độngtruyền thông marketing cũng tác động ngược trở lại các yếu tố này.
- Chính sách sản phẩm: Đề cập đến việc ra các quyết định một cách
có hệ thống liên quan đến mọi khía cạnh phát triển và quản lý các sản phẩmcủa công ty như xác định chủng loại hàng hoá, dịch vụ cung cấp cho thịtrường, chất lượng hàng hoá, số lượng hàng hoá, sản xuất sản phẩm mới vàbao gồm cả việc tạo lập nhãn hiệu và đóng gói sản phẩm
Phụ thuộc vào các đặc điểm của sản phẩm như chất lượng, kiểu dáng,mẫu mã, số lượng… mà công ty thực hiện truyền thông tin ra thị trường saocho phù hợp Ví dụ như khi sử dụng biện pháp quảng cáo để thông tin ra thịtrường thì mỗi loại sản phẩm phải có cách quảng cáo riêng nêu nên được cácđặc tính của sản phẩm, nội dung quảng cáo, thông điệp truyền tải… phải gắnchặt với sản phẩm
- Chính sách giá: Theo quan niệm của marketing chính sách giá bao
gồm hệ thống các quan điểm, các phương pháp hoặc các cách thức mà mộtcông ty sử dụng để xác định giá cho một sản phẩm hàng hoá như: Xây dựngcác quan điểm định giá, vận dụng các chính sách định giá, định giá phân biệthay giá ưu tiên, ấn định mức giá, mối quan hệ giữa sản phẩm và giá cả, điềuchỉnh giá khi nào, xem xét giá của đối thủ cạnh tranh, hình thức thanh toán…
- Chính sách phân phối:
Đây là công việc liên quan đến việc lựa chọn kênh phân phối Có hailoại kênh phân phối là: kênh phân phối trực tiếp và kênh phân phối gián tiếp
Các công ty thường không sử dụng một loại kênh phân phối riêng biệt
mà kết hợp các loại kênh phân phối với nhau để tạo ra một mạng lưới phânphối bao phủ toàn bộ thị trường mục tiêu
Trang 7- Chính sách xúc tiến hỗn hợp: Thực chất của chính sách này là
những quyết định liên quan đến việc lựa chọn các công cụ truyền thôngmarketing của công ty Các loại công cụ truyền thông marketing bao gồm:Quảng cáo, Quan hệ công chúng ( Public Relation ), Marketing trực tiếp vàxúc tiến bán
+ Quảng cáo:
Quảng cáo là một nghệ thuật giới thiệu hàng hoá hay dịch vụ nhắm tớinhững thị trướng mục tiêu nhất định, được thực hiện thông qua các phươngtiện truyền thông và phải trả tiền Quảng cáo là kiểu truyền thông đại chúngmang tính chất xã hội cao Nó yêu cầu hàng hóa phải hợp pháp và được mọingười chấp nhận Quảng cáo là một phương pháp có khả năng thuyết phụccao, tạo cơ hội cho người nhận tin so sánh thông tin với các đối thủ cạnhtranh làm tăng thêm sức thuyết phục đối với khách hàng mục tiêu
Quảng cáo gồm có ba chức năng chính là: Chức năng thông tin, chứcnăng thuyết phục, chức năng gợi nhớ
+ Xúc tiến bán :
Xúc tiến bán là những hoạt động nhằm thúc đẩy quá trình tiêu thụ sảnphẩm thông qua các giải pháp kích thích lợi ích đối với khách hàng mục tiêu.Các công cụ xúc tiến bán bao gồm: Giảm giá, tặng thưởng, biếu hàng mẫu,trưng bày, tổ chức các cuộc thi có thưởng, trình diễn thương mại, thẻ muahàng …
+ Quan hệ công chúng ( PR ):
Quan hệ công chúng là cách thức tạo dựng, duy trì và phát triển cácmối quan hệ với công chúng, tạo ra một ấn tượng tốt, một hình ảnh tốt từcông chúng, làm cho họ yêu thích công ty, qua đó đính chính những thông tinnhiễu và loại bỏ những thông tin sai lệch chích là mục tiêu của việc xây dựngquan hệ với công chúng
Trang 8Quan hệ công chúng được thực hiện thông qua một loạt các công cụnhư: Báo cáo, các bài thuyết trình, các tài liệu, số liệu hình ảnh âm thanh vànhững hoạt động dịch vụ khác.
Việc phát triển một chương trình quan hệ công chúng có hiệu quả liênquan đến mối quan hệ với các chương trình truyền thông khác nhau, thời gian
và thời lượng thực hiện chương trình đó
- Marketing trực tiếp:
Marketing trực tiếp là những hoạt động xúc tiến bán thông qua cáccông cụ giao tiếp phi con người Loại hình này đã xuất hiện từ lâu đời và qui
mô của chúng ngày càng được mở rộng Chính nhu cầu của người tiêu dùng
và sự phát triển của viễn thông, tin học đã tạo cơ hội cho những công ty mởrộng quy mô của các chương trình xúc tiến bán theo kiểu marketing trực tiếp
Để thực hiện các chương trình marketing trực tiếp người ta thường sửdụng các công cụ sau: Catalog giới thiệu hàng hoá, gửi thông tin qua thư, bưuđiện, fax, thư điện tử và internet Việc quyết định sử dụng công cụ nào tuỳthuộc vào đặc tính của khách hàng mục tiêu, đặc điểm của thị trường, chiếnlược và tình hình tài chính của công ty
Trong mỗi yếu tố trên bao gồm các công cụ chuyên biệt để thực hiệntruyền thông marketing thích hợp trong những thị trường cụ thể đối với từngloại hàng hóa Các yếu tố của hệ thống marketing – mix quyết định quá trìnhtruyền thông marketing Quá trình truyền thông marketing lại tác động ngượctrở lại các yếu tố này thông qua phản ứng của khách hàng, doanh số bán…
1.3 Các hệ thống truyền thông marketing
1.3.1 Hệ thống đơn giản
Sơ đồ 1.3.1 Hệ thống đơn giản
Trang 9Hệ thống này chủ yếu là công ty trực tiếp thông tin về sản phẩm dịch
vụ của mình cho khách hàng và thuyết phục họ dùng sản phẩm của công ty.Đây là hệ thống tương đối phổ biến trong tiếp thị hàng công nghiệp, trong đó
số lượng khách hàng tương lai không nhiều hay giá trị của thương vụ đủ lớncho phép thực hiện tiếp xúc khách hàng trực tiếp một cách hiệu quả và có lợi
về chi phí Đối với các mặt hàng tiêu dùng thì người sản xuất thường sử dụng
hệ thống đơn giản kết hợp với hệ thống sử dụng người trung gian tạo thànhmột hệ thống phức tạp Như vậy, sẽ tạo ra được một thị trường tiêu thụ rộnglớn
1.3.2 Hệ thống sử dụng người trung gian
Đôi khi nhà sản xuất không thể thông tin hiệu quả với thị trường.Người sản xuất không đủ tài lực để đảm bảo những hoạt động marketing rộngrãi hoặc người sản xuất thiếu khả năng chẳng hạn như: Thiếu lực lượng bánhàng không được huấn luyện kĩ càng, thiếu nguồn thông tin về thị trường mới
mà thời gian không cho phép người sản xuất kịp điều tra kỹ lưỡng, thiếu địađiểm phù bán hàng phù hợp Người trung gian trở nên cần thiết khi tiếp xúctrực tiếp giữa người sản xuất và thị trường không khả thi Vì người trung gian
sẽ giúp công ty khắc phục những nhược điểm trên
Sơ đồ 1.3.2 Hệ thống sử dụng người trung gian
Sơ đồ này minh hoạ vai trò của người trung gian (người môi giới) trongquá trình truyền thông Hoạt động thông tin của người sản xuất là nhằm vàongười trung gian, sau đó người trung gian sẽ thông tin ra thị trường Ngườitrung gian bao gồm các đại lý, các nhà bán buôn, bán lẻ, Họ tạo cho ngườisản xuất bao quát thị trường cần thiết Họ biết phạm vi lãnh thổ của họ, họbiết rõ khàch hàng của minhg và đồng thời khách hàng cũng biết rõ họ, tin
gian
Thị trường
Trang 10tưởng ở họ hơn do đó họ sẽ là những người truyền thông tin tốt hơn nhiều sovới nhà sản xuất.
1.3.3 Hệ thống phức tạp
Sơ đồ 1.3.3 Hệ thống phức tạp
Sơ đồ này cho thấy nhà sản xuất không chỉ thu những người trung gian
mà còn thông tin với thị trường để hỗ trợ cho những người trung gian, đồngthời người trung gian cũng thông tin với thị trường
Quá trình truyền thông marketing có thể đơn giản hay phức tạp Mức
độ phức tạp phụ thuộc phần lớn vào các điều kiện cần thiết cho trao đổi tiếpthị Các công ty hoạt động trong thị trường hàng công nghiệp với những sảnphẩm khác biệt rõ ràng có thể thấy rằng thông tin trực tiếp với thị trường làcách hiệu quả nhất Mặt khác, các hàng hoá tiêu dùng có giá trị thấp có thểđược marketing theo kiểu các hoạt động thông tin đa luồng mạnh mẽ xảy ragiữa người sản xuất, người trung gian và thị trường Tùy thuộc vào từng giaiđoạn kinh doanh, nền kinh tế thị trường, các yếu tố văn hóa, chính trị, phápluật, từng mặt hàng và dịch vụ kinh doanh cụ thể mà công ty sẽ quyết định lựachọn hệ thống truyền thông cho mình
1.4 Quá trình truyền thông marketing
Hệ thống truyền thông marketing là một hệ thống tổ chức chặt chẽtrong đó sử dụng phối hợp hài hòa các công cụ truyền thông thích hợp vớiđiều kiện của công ty trong từng thời kỳ Hệ thống truyền thông marketing
Người môi giới
Marketing
Thông tin phản hồi
Trang 11hoạt động rất phức tạp Hoạt động truyền thông marketing diễn ra theo sơ đồsau:
Sơ đồ 1.4 Sơ đồ biểu diễn hoạt động truyền thông tin trong marketing
Sơ đồ trên đây cung cấp cho chúng ta các khái niệm phổ biến đượcdùng trong mô hình truyền tin và chỉ ra các giai đoạn mà thông qua đó tínhiệu được truyền đi từ người gửi hay nguồn phát tới người nhận hay kháchhàng
Giai đoạn đầu, thông tin được truyền đi từ nguồn phát Thông tin phảiđược mã hóa bằng từ ngữ, chữ viết, âm thanh, mầu sắc, lời nói để làm chokhách hàng hiểu được thông điệp mà nhà quản trị muốn truyền đạt
Giai đoạn tiếp, sự truyền thông tin được thực hiện qua một kênh phảitrả tiền Người nhận thong tin hiểu được những nội dung mà nguồn phát đã
mã hóa Như vậy, mã hóa là việc sử dụng những kỹ thuật thông tin riêng biệt
mà người gửi muốn người nhận hiểu được
Sau đó, công chúng (người nhận) sẽ có những phản ứng nhất định đốivới thông tin nhận được, người gửi sẽ rất mong nhận được sự phản hồi từ
Mã hóa
Thông tin nhiễu
Trang 12công chúng Tuy nhiên, công chúng lại có những phản ứng khác nhau vớithông tin như: quan tâm nhiều, quan tâm ít, muốn tìm hiểu thêm thông tin,không quan tâm, không chú ý… và dẫn đến hành động muốn sử dụng sảnphẩm và dịch vụ hoặc không sử dụng sản phẩm dịch vụ đó hoặc sẽ sử dụngsản phẩm và dịch vụ đó khi cần đến.
Trong quá trình truyền tin, có thể xuất hiện những thông tin nhiễu haycòn gọi là “tiếng ồn”, chúng gây ảnh hưởng không tốt tới quá trình này Kháiniệm nhiễu được xác định “ là bất cứ nhân tố nào làm giảm hiệu quả của quátrình truyền thông tin” Nhiễu có thể xuất hiện từ bên trong hay bên ngoài củaquá trình truyền tin Nhiễu bên trong có thể xuất hiện ở bất cứ giai đoạn nàocủa quá trình truyền tin, gây tác động tiêu cực và làm cho nguồn thông tin bịbóp méo Nhiễu bên ngoài có thể xuất hiện dưới các dạng vật lý như: nhiễuđiện từ, sự cố từ phương tiện truyền thông hoặc là nhiễu do các thông tinquảng cáo tràn lan trên thị trường…
1.4.1 Nguồn phát ( Nguồn truyền thông tin )
Quá trình truyền thông bắt đầu với nguồn phát hay còn gọi là nguồntruyền thông tin Nguồn phát rất quan trọng đối với quá trình truyền thôngmarketing bởi vì nguồn phát có khả năng truyền thông tin đến đúng kháchhàng mục tiêu của công ty, tạo sự tin tưởng ở khách hàng, khuyến khích vàthúc đẩy khách hàng mua hàng Hiệu quả của hoạt động truyền thông khôngchỉ phụ thuộc vào việc sáng tạo thông điệp, các kênh truyền thông, ngườinhận tin mà còn phụ thuộc vào độ tin cậy của nguồn tin được truyền đi nữa
Vì vậy nguồn phát phải có độ tin cậy cao đối với khách hàng thì mới mang lạihiệu quả
Có ba yếu tố làm tăng độ tin cậy của nguồn tin đó là: tính chuyên môn,tính đáng tin cậy (sự tín nhiệm) và tính khả ái
Trang 13Do quá trình tin đòi hỏi nhiều nỗ lực, thời gian và chi phí cho nên hầuhết các thông tin được gửi đi, người truyền tin đều mong muốn được sự phảnhồi Sự phản hồi này là dấu hiệu chứng tỏ người nhận tin đã nhận được thôngtin truyền đi chứ không phải là sự chấp nhận thông tin đã truyền đi Việcthông tin có được chấp nhận hay không còn phụ thuộc vào những yếu tố nhưthông điệp, phương tiện truyền tin, người truyền tin, thời điểm truyền tin
1.4.2 Thông điệp
Thông điệp là sự tổng hợp và phối hợp thông qua các yếu tố ngôn ngữ,màu sắc, hình ảnh, âm thanh, biểu tượng, logo… để truyền tải thông tin về sảnphẩm, dịch vụ, hình ảnh… của công ty đến người tiêu dùng
Quá trình xây dựng thông điệp gồm 2 giai đoạn là: Xây dựng thôngđiệp chủ định và xây dựng thông điệp mã hoá Giai đoạn xây dựng thông điệpchủ định đòi hỏi nguồn phát phải xác định cho được cái muốn truyền đạt đượcđến người nhận tin, giai đoạn xây dựng thông điệp mã hoá phải xác định hìnhthức tốt nhất để truyền đạt thông điệp chủ định Trước khi thiết kế thông điệpyêu cầu người truyền thông điệp phải nghiên cứu kỹ thị trường mục tiêu vàcác yếu tố liên quan đến thị trường để đưa ra được thông điệp phù hợp manglại hiệu quả tối ưu cho công ty
1.4.3 Truyền đạt thông điệp
Quyết định truyền đạt thông điệp là sự lựa chọn các phương tiện truyềnthông và các kênh truyền thông thích hợp để phân phát thông điệp Trongquảng cáo các quyết định truyền đạt thông điệp xoay quanh việc lựa chọn cácphương tiện truyền thông đại chúng Trong bán hàng trực tiếp các quyết địnhtruyền đạt thông điệp bao gồm việc lựa chọn các nhân viên chào hàng, bánhàng trực tiếp Trong PR ( Quan hệ công chúng ) đó lại là việc lựa chọn cácphương tiện truyền thông, người phát biểu trước công chúng, thời gian và địađiểm diễn ra bài phát biểu …
Trang 14Có 3 yếu tố chính liên quan đến việc lựa chọn các kênh truyền thôngmarketing đó là: Người nhận, thông điệp và đặc tính của các kênh truyềnthông xem xét.
Mỗi người đều có thói quen xử lý thông tin khác nhau, nó phản ánh quaviệc sử dụng các phương tiện truyền thông của họ và thời điểm mà họ chú ý.Chính vì vậy mà việc lựa chọn các kênh truyền thông sẽ quyết định thông tincần truyền đạt có đến được với khách hàng mục tiêu hay không Còn các đặctính của kênh truyền thông sẽ quyết định hiệu quả cuả việc phân phối thôngđiệp Mỗi kênh đều có điểm mạnh, điểm yếu và giới hạn kỹ thuật của cácphương tiện thông tin
1.4.4 Người nhận thông điệp
Quá trình truyền thông không thể xảy ra trừ khi người nhận tin nhậnthức được sự tồn tại của thông điệp và hiểu thông điệp theo cách mà nguồnphát mong muốn Việc truyền thông điệp qua một phương tiện được ngườinhận để ý không có nghĩa là thông điệp chắc chắn được chú ý Nếu một thôngđiệp đáng được người nhận chú ý thì họ sẽ tìm hiểu và suy luận về ý nghĩacủa thông điệp, từ đó họ sẽ có những liên tưởng nhất định đến sản phẩm vàsuy nghĩ xem có nên dùng thử sản phẩm hay không…
Một thông điệp ấn tượng và ý nghĩa sẽ được người nhận chú ý và lưugiữ trong trí nhớ của mình Mối quan tâm và mục đích chủ yếu của nguồnphát là khoảng thời gian mà người nhận sẽ lưu giữ thông điệp trong trí nhớcủa họ
Bằng cách nắm bắt sự chú ý của người nhận, người truyền thông đã tạo
ra một cơ hội để tác động đến hành vi của người nhận Nếu thông điệp đượctiến hành theo một cách phù hợp thị hiệu quả thông tin mong muốn sẽ xảy ra.Hiệu quả thông tin có thể chỉ đơn giản là sự nâng cao nhận thức về nhãn hiệusản phẩm hoặc sự quen thuộc với một nhãn hiệu đã được sử dụng lâu Hoạt
Trang 15động thông tin có thể tạo ra một sự nhận biết về sản phẩm, có thể hình thànhcách nhìn nhận sản phẩm hoặc thái độ đối với một sản phẩm và thông tin dướidạng khuyến mãi có thể tạo ra sức mua
1.5 Xây dựng và triển khai kế hoạch truyền thông marketing
Cũng giống như các quyết định được thực thi trong hoạt độngmarketing, điều được coi là căn cứ đầu tiên để lựa chọn các quyết định là tùythuộc vào thực lực và chiến lược tổng thể của công ty để từ đó quyết địnhviệc xây dựng kế hoạch và triển khai quá trình truyền thông marketing Bêncạnh đó, những đặc điểm kinh doanh của các loại sản phẩm, dịch vụ và kháchhàng mục tiêu cũng là cơ sở quan trọng để lựa chọn các quyết định về truyềnthông marketing
Theo Philip Kotler, nhà nghiên cứu marketing hàng đầu của Hoa Kỳ,thì một kế hoạch truyền tin marketing có hiệu quả là một kế hoạch đượcchuẩn bị đầy đủ, tính toán tới tất cả yếu tố thuận lợi và những bất lợi có thểxảy ra Thồng thường một kế hoạch truyền thông marketing do một công ty
cỡ vừa hoặc lớn có thể tiến hành qua một số bước sau:
Bước 1: Xác định thị trường mục tiêu ( đối tượng truyền tin )
Thực chất là xác định đối tượng truyền tin Câu hỏi đặt ra: đối tượngnhận tin là ai ? Việc xác định đúng đối tượng cũng có nghĩa là xác định cáckhách hàng mục tiêu ở thị trường có triển vọng nhất Công ty đặt nhiều kỳvọng vào lượng khách hàng này và mong muốn họ sẽ là người mua hàng vàtiêu dùng dịch vụ của công ty trong tương lai
Đây là công việc đòi hỏi phải nghiên cứu thị trường kĩ lưỡng và cácyếu tố liên quan đến thị trường mục tiêu mà công ty định cung cấp sản phẩmdịch vụ như yếu tố văn hóa, lối sống, nền kinh tế - chính trị, thu nhập Từ
đó có những điều chỉnh về sản phẩm và dịch vụ sao cho phù hợp với nhu cầucủa thị trường, đồng thời lập kế hoạch tiếp cận với thị trường mục tiêu thông
Trang 16qua các biện pháp như quảng cáo, quan hệ công chúng, bán hàng trực tiếp,marketing trực tiếp.
Bước 2: Xác định mục tiêu truyền tin
Bước này thực chất là xác định khách hàng mục tiêu xem họ thuộcnhóm đối tượng nào để hoạch định mục tiêu truyền thông tin cho phù hợp Vìmối khách hàng lại có sự quan tâm khác nhau đến thông tin, mục tiêu truyềntin có thể là củng cố thương hiệu, nhắc nhớ hay kích thích nhu cầu muahàng… Chính vì vậy phải xác định rõ khách hàng mục tiêu của của công tytrước khi lên kế hoạch thiết kế nội dung truyền tin Chẳng hạn đối với kháchhàng thuộc nhóm cần thiết tạo lập quan hệ thì mục tiêu thông tin là cung cấpnhững thông tin cần thiết và mang tính chất giao tiếp, đối với nhóm đã cóquan hệ thì mục tiêu thông tin là gây ảnh hưởng, còn đối với nhóm đã có nhậnthức về về một loại sản phẩm nào đó của công ty thì mục tiêu truyền tin là tạo
ra sự yêu thích hoặc những thông tin được cung cấp mang tính chất kích thích
và chào mời, gợi ý…
Bước 3: Thiết kế nội dung truyền tin
Đây là bước quan trọng của quá trình truyền tin Nội dung của bản tin
sẽ được mã hóa để truyền tới đối tượng nhận tin Mục tiêu truyền tin có đượcthực hiện hay không phụ thuộc rất lớn vào thiết kế nội dung truyền tin Nộidung của bản tin bao gồm: lý do thúc đẩy khách hàng hành động, cấu trúc củabản tin, hình thức của bản tin Tùy thuộc vào đối tượng nhận tin để tạo ra nộidung của bản tin, bản tin phù hợp vẫn là điều được các công ty quan tâm
Nội dung truyền tin, do người truyền thông soạn thảo hoặc thể hiện ýtưởng cho các trung gian soạn thảo hoặc có thể mua cả ý tưởng và nội dungtruyền tin của các nhà trung gian Nội dung truyền tin cần di vào một số đề tài
có tính thiết thực đối với người nhận tin như:
- Đề cập đến lợi ích kinh tế của người mua
Trang 17- Đề cập đến lợi ích của sản phẩm và dịch vụ
- Đề cập tới yếu tố quyền quyết định mua
- Đề cập tới lĩnh vực tình cảm
- Đề cập đến khía cạnh đạo đức, nhân bản
Cấu trúc và hình thức của thông điệp phải logic, sinh động, sáng tạo,độc đáo và hợp lý nhằm tăng cường sự nhận thức và tính hấp dẫn về nội dungđối với người nhận tin
Bước 4: Lựa chọn kênh truyền tin
Theo quan niệm của truyền thông marketing, kênh truyền thôngmarketing có thể được phân chia thành 2 loại là:
- Kênh truyền tin mang tính chất cá nhân: Thành viên của kênh nàythường là các chuyên gia trong lĩnh vực truyền thông, người bán hàng, nhữngngười tham gia hoạt động trong những lĩnh vực cụ thể như văn hóa, thểthao… Thông tin được truyền tải qua các lĩnh vực hoạt động của họ hay cácbuổi thuyết trình
- Kênh truyền tin mang tính chất xã hội: Loại kênh này bao gồm cácloại phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, đài phát thanh, đài truyềnhình, internet, các địa điểm bán hàng, các sự kiện mang tính chất cộng đồng
Tùy thuộc vào sự tính toán của công ty mà người ta có thể lựa chọnkênh truyền thông mang tính chất cá nhân hay kênh truyền thông mang tínhchất xã hội hoặc có thể kết hợp cả hai loại để mang lại hiệu quả cao hơn
Bước 5: Xác định ngân sách truyền thông
Xác định ngân sách cho hoạt động truyền thông là một quyết địnhmarketing khó khăn và nó chi phối lớn đến sự thành công, hiệu quả của hoạtđộng truyền thông Nhà quản trị thường căn cứ vào mục tiêu và đối tượngtruyền tin để dự liệu số lượng tiền cần thiết chi cho hoạt động này Thôngthường các công ty không quyết định chi bao nhiêu cho một chương trình
Trang 18truyền thông cụ thể mà họ chỉ giành một tỷ lệ nhất định của tổng ngân sáchcho các hoạt động này Người có trách nhiệm trong lĩnh vực truyền thông cónhiệm vụ phải dự kiến xem chi phí cụ thể cho từng chương trình truyền thông
là bao nhiêu Mỗi chương trình truyền thông cụ thể yêu cầu một khoản ngânsách cần thiết Số lượng các cuộc xúc tiến truyền thông thường gia tăng khicông ty có kế hoạch tung sản phẩm mới vào thị trường hoặc thời kỳ doanh sốbán có nguy cơ bị giảm sút
Có bốn phương pháp xác định ngân sách mà các công ty thường sửdụng là:
- Phương pháp xác định theo tỷ lệ % trên doanh số bán
- Phương pháp cân bằng cạnh tranh
- Phương pháp căn cứ vào mục tiêu và nhiệm vụ phải hoàn thành
- Phương pháp theo khả năng
Mỗi phương pháp đều có ưu điểm và nhược điểm riêng Tùy thuộc vàonhu cầu, khả năng, mục tiêu của công ty và tình hình của thị trường mà mỗicông ty sẽ lựa chọn một phương pháp phù hợp cho mình
Bước 6: Quản lý và đánh giá các hoạt động truyền thông
Đây được coi là bước cuối cùng trong một chương trình truyền tin.Nhiều công ty phân chia bước này làm hai, vì họ coi đánh giá kết quả và quản
lý sự vận hành của chương trình truyền tin là hai khâu riêng biệt Trên thực tếchúng có mối quan hệ mật thiết với nhau bởi vì cơ sở để điều hành và quản lýmột chương trình truyền tin có hiệu quả phải dựa trên kết quả của hoạt độngtruyền tin và ngược lại một chương trình truyền tin tốt nếu quá trình điềuhành và quản lý có hiệu quả Có hai phương thức quản lý chính thường đượccông ty áp dụng là:
- Quản lý theo chương trình truyền thông: được giao cho một nhà quản
lý marketing điều hành, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc marketing
Trang 19Nhà quản lý marketing phân chia công việc theo các giai đoạn truyền tin đãđược vạch ra cho các nhân viên quản lý chức năng Những người này trực tiếpđiều hành từng giai đoạn và báo cáo kết quả cho nhà quản lý marketing.
- Quản lý tiếp cận mục tiêu: căn cứ vào các mục tiêu đã được hoạchđịnh, người phụ trách bộ phận truyền thông điều hành trực tiếp các giai đoạn.Việc thực thi nhiệm vụ từng giai đoạn được đánh giá trên cơ sở mục tiêu đề
ra Đây là phương thức quản lý có tính chiến lược song rất phức tạp bởi vìviệc định lượng các mục tiêu không phải là dễ dàng
Đánh giá kết quả của hoạt động truyền thông thông qua việc thu thậpcác thông tin phản hồi, tiến hành điều tra nghiên cứu xem khách hàng mụctiêu có nhận được thông tin đó hay không, thấy nó bao nhiêu lần và nhớ đượcnhững nội dung gì? Trạng thái cảm giác của họ khi nhận được thông tin đócảm động hay không cảm động, quan tâm hay không quan tâm, thái độ đốivới sản phẩm và dịch vụ của công ty sau khi nhận được thông tin…Để thunhận thông tin phản hồi cần phải tổ chức điều tra nghiên cứu chu đáo Thunhận thông tin phản hồi cần phải đầy đủ và chính xác mới có thể đánh giáđúng mức hiệu quả của hoạt động truyền thông
Sau mỗi chương trình hoạt động truyền thông người có trách nhiệm vềlĩnh vực này phải tổng kết, đánh giá và báo cáo bằng văn bản gửi cho giámđốc marketing hoặc những người quản lý cấp cao
Trang 20CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
KINH DOANH VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG MARKETING CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN Ô TÔ TMT
2.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần ô tô TMT.
Tiền thân của công ty là: " Công ty Vật tư thiết bị cơ khí giao thông vận tải " được thành lập theo quyết Quyết định số 410 - QĐ/TCCB - LĐ ngày
27/10/1976 của Bộ giao thông vận tải
Năm 1993 Bộ giao thông vận tải ra Quyết định số 602/QĐ/TCCB - LĐngày 05/07/1993 thành lập doanh nghiệp Nhà nước đổi tên công ty thành: "
Công ty vật tư thiết bị giao thông vận tải " trực thuộc liên hiệp xí nghiệp cơ
khí giao thông vận tải Trụ sở chính đặt tại:83 phố Triều Khúc - Quận ThanhXuân - Hà Nội
Ngày 01/09/1998 theo Quyết định số 2195/1998/QĐ - BGTVT của Bộtrưởng Bộ giao thông vận tải đổi tên công ty thành: " Công ty thương mại vàsản xuất vật tư thiết bị giao thông vận tải " trực thuộc công ty cơ khí giaothông vận tải
Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là sản xuất và cung ứng vật tư thiết bịgiao thông vận tải
Ngày 28/02/2000 công ty chuyển trụ sở chính về 199B đường MinhKhai - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội
Theo Quyết định số 870/QĐ-BGTVT ngày 14/08/2006 của Bộ giaothông vận tải công ty chuyển thành công ty cổ phần với tên gọi là: " Công ty
cổ phần ô tô TMT "
Tên giao dịch hiện tại: TMT Automobile Joint Stock Company
Tên viết tắt là: TMT AUTO.JSC
Người đại diện theo pháp luật: Chủ tịch hội đồng quản trị Bùi VănHữu
Trang 21Với hơn 30 năm hoạt động sản xuất kinh doanh công ty đã trải qua rấtnhiều khó khăn cũng như có nhiều thuận lợi Những năm đầu đi vào hoạtđộng sản xuất công ty gặp rất nhiều khó khăn do sự chuyển đổi từ nền kinh tếbao cấp sang nền kinh tế thị trường Công ty không bắt kịp được với nền kinh
tế thay đổi nên đã rơi vào tình trạng yếu kém và tụt hậu, đời sống cán bộ côngnhân viên gặp nhiều khó khăn, tình trạng sản xuất kinh doanh thu hẹp, cáckhoản nợ ngày càng gia tăng, công ty rơi vào tình trạng khủng hoảng trầmtrọng và đang chuẩn bị phá sản Nhưng do công ty là một công ty lớn vớitrang thiết bị khá hiện đại so với thời kỳ lúc bấy giờ, việc tuyên bố phá sản sẽlàm cho nhà nước thất thoát một nguồn vốn lớn, gây lãng phí trang thiết bị,máy móc Tổng công ty đã quyết định cử ông Bùi Văn Hưu về tiếp quản công
ty và vực công ty đứng dậy
Thời gian qua Ban lãnh đạo cùng toàn thể công nhân viên cùng với sự
hỗ trợ của tổng công ty và các đơn vị khác trong tổng công ty tìm phươnghướng khắc phục khó khăn nhằm đưa công ty thoát khỏi khủng hoảng Cùngvới việc củng cố bộ máy lãnh đạo và phát triển kinh doanhh theo mục tiêu lấynhu cầu của thị ttrường làm trọng thêm vào đó là ngành nghề phong phú và đadạng Sau một thời gian nhờ sự cố gắng, nỗ lực, đoàn kết của toàn thể banlãnh đạo và các cán bộ công nhân viên, công ty đã từng bước thoát khỏikhủng hoảng và phát triển đứng vững trên thị trường
Những thành tích công ty đã đạt được trong quá trình hoạt động sảnxuất kinh doanh:
- Năm 2002 công ty được cấp chứng chỉ về Quản lý chất lượng ISO
9001 - 9002 của Tổ chức BVQI Vương quốc Anh và được trao tặng " Cúp vàng quốc tế về chất lượng và Uy tín kinh doanh " của Tổ chức BID tại
Hội nghị quốc tế cấp cao về chất lượng ở New York
- Năm 2003 công ty được Tổ chức cam kết chất lượng quốc tế tặng cúp
" Ngôi sao bạch kim "
Trang 22- Năm 2005 công ty được Tổ chức BID tặng cúp " Kim cương " tại Hộinghị thường niên Frankfurt 2005
Ngoài ra công ty còn đạt nhiều giải thưởng khác trong nước như hàngViệt Nam chất lượng cao…
2.2 Bộ máy tổ chức quản lý và chức năng, nhiệm vụ của công ty cổ phần
ô tô TMT
2.2.1 Sơ đồ tổ chức quản lý của công ty cổ phần ô tô TMT
Trước đây công ty là doanh nghiệp nhà nước với bộ máy quản lý đơngiản đứng đầu là giám đốc sau đó là phó giám đốc và các phòng ban Sau khiCông ty cổ phần hóa bộ máy tổ chức quản lý của công ty trở nên rườm rà,cồng kềnh, và phức tạp hơn
Bộ máy tổ chức của công ty vẫn được tổ chức theo kiểu trực tuyếnchức năng Đứng đầu công ty là: Chủ tịch hội đồng quản trị, sau Chủ tịch hộiđồng quản trị là Phó chủ tịch hội đồng quản trị, Trưởng ban kiểm soát và tổnggiám đốc của công ty, sau đó là các Phó tổng giám đốc, các giám đốc nhàmáy, giám đốc chi nhánh, cuối cùng là các phó giám đốc nhà máy và chinhánh cùng các phòng ban chức năng trực thuộc
Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý: Tổng giám đốc làngười quyết định mọi hoạt động của công ty và chịu trách nhiệm trước phápluật Các phó tổng giám đốc, các giám đốc nhà máy và chi nhánh được tổnggiám đốc ủy quyền giải quyết một số công việc nhất định Các giám đốc vàphó giám đốc chức năng cùng với các trưởng phòng và phó phòng thực hiệncác công tác cụ thể Các giám đốc xí nghiệp và chi nhánh trung tâm trựcthuộc công ty ( gọi là các đơn vị trực thuộc) chịu trách nhiệm trước tổng giámđốc và pháp luật về việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh theo cơ chếđiều hành của công ty
Bộ máy tổ chức quản lý của công ty cổ phần ô tô TMT được tổ chứcthực hiện qua sơ đồ 2.2.1 dưới đây:
Trang 23Sơ đồ 2.2.1: Mụ hỡnh bộ mỏy tổ chức quản lý của cụng ty cổ phần ụ tụ
Phòng thị tr ờng
Phòng xuất nhập khẩu
Phòng nội địa hoá
Phòng quản
lý chất
l ợng
Phòng dịch
vụ sau bán hàng
Phòng
kỹ thuật
Giám đốc
nhà máy xe máy nhà máy ô tô Giám đốc nhà ăn tập thể CT Giám đốc
Giám đốc chi nhánh Công ty tại Bình D ơng
PGĐ
nhà máy PTKD
PGĐ
nhà máy PTHC
PGĐ
Chi nhánh
PGĐ
Chi nhánh
Các phân x ởng sản xuất
Các phân x ởng sản xuất
Các phân x ởng sản xuất
Trang 242.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty
Chủ tịch Hội đồng quản trị: Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty do
Hội đồng quản trị bầu ra Chủ tịch Hội đồng quản trị có các quyền và nghĩa
vụ sau:
- Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị Chuẩn
bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ cuộchọp; triệu tập và chủ toạ cuộc họp Hội đồng quản trị
- Tổ chức thông qua quyết định của Hội đồng quản trị Giám sát quátrình tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị
- Chủ toạ họp Đại hội đồng cổ đông Thực hiện các quyền và nhiệm vụkhác theo quy định của Luật doanh nghiệp Nhà nước và Điều lệ của công ty
Phó chủ tịch Hội đồng quản trị: Phó chủ tịch hội đồng quản trị có
quyền và nhiệm vụ giúp Chủ tịch Hội đồng quản trị thực hiện các quyền vànhiệm vụ của Hội đồng quản trị cùng với các quyền và nhiệm vụ được quyđịnh trong Điều lệ của công ty
Trưởng Ban kiểm soát: Đứng đầu Ban kiểm soát
Chức năng: Thực hiện giám sát hoạt động của Hội đồng quản trị vàTổng giám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty, chịu trách nhiệmtrước Đại hội đồng cổ đông trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao
Nhiệm vụ: Kiểm tra tính họp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độcẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức côngtác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính của công ty
- Thẩm định báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính hàng năm
và sáu tháng của công ty, báo cáo công tác quản lý của Hội đồng quản trị
- Xem xét, kiểm tra sổ kế toán và các tài liệu khác, thực hiện các côngviệc quản lý và điều hành hoạt động của công ty bất cứ khi nào nếu xét thấy
Trang 25cần thiết theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông hoặc theo yêu cầu của cổđông, nhóm cổ đông
Tổng giám đốc: Tổng giám đốc do Hội đồng quản trị lựa chọn
Chức năng: Điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty,chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồngquản trị và pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao
Nhiệm vụ: Tổng giám đốc có các nhiệm vụ chủ yếu sau
- Quyết định các vấn đề lien quan đến công việc kinh doanh hàng ngàycủa công ty mà không cần phải có quyết định của Hội đồng quản trị
- Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị
- Tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư củacông ty
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công
ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị
- Quyết định lương và phụ cấp đối với người lao động trong công ty, kể
cả người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Tổng giám đốc
- Tuyển dụng lao động trong công ty
- Thực hiện các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật doanhnghiệp Nhà nước, Điều lệ công ty và quyết định của Hội đồng quản trị
Các phó tổng giám đốc:
Chức năng: Giúp Tổng giám đốc thực hiện công việc quản lý hoạt độngsản xuất của công ty, điều hành một số lĩnh vực hoạt động của công ty theo sựphân công, uỷ quyền của Tổng giám đốc Chịu trách nhiệm trước Tổng giámđốc và pháp luật về quyền và nhiệm vụ được giao
Nhiệm vụ: Triển khai, chỉ đạo thực hiện các công việc được Tổng giámđốc giao Thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giải quyết các công việchàng ngày thuộc phạm vi, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao
Trang 26Ký kết các văn bản, tài liệu, hợp đồng hoá đơn… khi được Tổng giámđốc phân công và uỷ quyền.
Báo cáo: Thực hiện chế độ báo cáo với Tổng giám đốc về những côngviệc thuộc lĩnh vực mình phụ trách
Báo cáo: Thực hiện chế độ báo cáo với Phó tổng giám đốc về nhữngcông việc thuộc lĩnh vực mình phụ trách
Giám đốc nhà máy xe máy:
Chức năng: Thực hiện quản lý nhà máy sản xuất và lắp ráp xe gắn máy
Tổ chức thực hiện công tác sản xuất, lắp ráp xe gắn máy, sản xuất phụ tùng,linh kiện, quản lý kho hàng hoá của công ty
Trang 27Chức năng: Tổ chức thực hiện công tác sản xuất, láp ráp xe tải nhẹ, sảnxuất khung xe, phụ tùng, phụ kiện của ô tô, tổ chức kinh doanh xe ô tô tải vàphụ tùng ô tô.
Nhiệm vụ: Chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ sản xuất vàlắp ráp xe ô tô
Báo cáo: Thực hiện chế độ báo cáo với Tổng giám đốc về những côngviệc thuộc lĩnh vực mình phụ trách
Giám đốc chi nhánh: Giám đốc chi nhánh công ty tại Bình Dương chỉ
đạo, điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ của chi nhánh theo quy chế tổchức và hoạt động của chi nhánh công ty cổ phần ô tô TMT tại Bình Dương.Đồng thời thực hiện báo cáo bằng công văn, tài liệu hoặc báo cáo trực tiếp vớitổng giám đốc và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động của chinhánh
Giám đốc nhà ăn tập thể của công ty: Có chức năng và nhiệm vụ chủ
yếu là thực hiện chăm lo việc ăn uống cho toàn thể cán bộ công nhân viêntrong công ty
2.3 Các nguồn lực của công ty cổ phần ô tô TMT
Vốn doanh nghiệp
tự bổ sung Vốn cố định Vốn lưu động190.000.000đ 115.000.000đ 75.000.000đ 114.000.000đ 76.000.000đ
(Nguồn: Phòng tài chính)
Theo số liệu của phòng tổ chức hành chính lúc mới thành lập:
Tổng vốn kinh doanh ban đầu: 190 triệu đồng
Trang 28Nguồn nhân lực của công ty được thể hiện qua bảng số liệu dưới đây:
Bảng số 2.3.2: Bảng số lượng công nhân viên của công ty cổ phần ô tô TMT năm 2006
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy:
Số lượng công nhân viên có trình độ đại học là: 98 người chiếm 15,76% số lượng công nhân viên
Số lượng công nhân viên có trình độ cao đẳng là: 53 người chiếm 8,52% số lượng công nhân viên
Trang 29Số lượng công nhân viên có trình độ trung cấp là: 82 người chiếm 13,18% số lượng công nhân viên.
Số lượng công nhân viên có bằng nghề là: 330 người chiếm 53, 06%
số lượng công nhân viên
Số lượng lao động phổ thông ( LĐPT ) là: 59 người chiếm 9, 48% sốlượng công nhân viên
Đánh giá năng lực cán bộ công nhân viên: Cứ định kỳ 2 năm 1 lần tất
cả các công nhân viên đều được đánh giá theo năng lực và học vấn đào tạo,
kỹ năng và kinh nghiệm làm việc
Những đối tượng không đủ tiêu chuẩn sau khi đánh giá công ty sẽ tổchức đưa vào đào tạo theo nhu cầu đào tạo kế hoạch năm tới
Năng lực cán bộ công nhân viên năm 2006 được đánh giá là đều có đủtrình độ và năng lực để thực hiện các công việc theo chức năng, nhiệm vụđược giao Cán bộ công nhân viên có tinh thần trách nhiệm cao, biết đoàn kết,yêu thương giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau quyết tâm đưa công ty ngày càngphát triển vững mạnh
2.3.3 Nguồn lực khoa học công nghệ
Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị máy móc:
- Năm 1999 công ty đầu tư 2.350 triệu đồng để đổi mới thiết bị và xâydựng khoảng 1.500m2 nhà văn phòng làm việc của công ty tại 199B MinhKhai - Hà Nội
- Năm 2000 công ty đầu tư 5 tỷ đồng để mua sắm thiết bị và xây dựngnhà xưởng
- Năm 2001 công ty tiếp tực đầu tư 9.5 tỷ đồng để tiếp tực đổi mớithiết bị và xây dựng nhà xưởng