Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 68 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
68
Dung lượng
714 KB
Nội dung
Chuyên đề tốt nghiệp LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan ban chuyên đề tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu khỏa sát tình hình thực tiễn tại địa phương dưới sự hướng dẫn khoa học của cô PGS.TS Vũ Hoàng Ngân. Các số liệu và những kết quả trong chuyên đề là trung thực, các giải pháp đưa ra suất phát từ thực tiễn và kinh nghiệm, chưa từng được công bố dưới bất cứ hình thức nào. Một lần nữa tôi xin khẳng định về sự trung thực của lời cam kết trên. Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2011 Sinh viên thực hiện Hoàng Văn Hợp SVTH: Hoàng Văn Hợp Lớp: QTNL – KV19 Chuyên đề tốt nghiệp LỜI CẢM ƠN Xin chân thành cảm ơn PGS.TS Vũ Hoàng Ngân đã tận tình hướng dẫn và quý thầy cô trong khoa Kinh tế và Quản lý nguồn nhân lực đã truyền dạy những kiến thức quý báu trong chương trình học Đại học và giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho chuyên đề được hoàn thành thuận lợi. Cảm ơn Th.S Nguyễn Chung Thủy - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Than Uyên và các phòng ban trong huyện đã cung cấp thông tin, số liệu, nhiệt tình trao đổi, góp ý kiến để tôi hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. SVTH: Hoàng Văn Hợp Lớp: QTNL – KV19 Chuyên đề tốt nghiệp MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Biểu 1.1. Phân bố hộ đói nghèo theo vùng năm 2005 (theo chuẩn mới cho giai đoạn 2006-2010) Biểu 2.1. Tổng hợp diện tích tự nhiên toàn huyện Biểu 2.2. Tổng hợp lao động của huyện Than Uyên Biểu 2.3. Danh sách tổng hợp hộ nghèo, cận nghèo huyện Than Uyên năm 2010 Biểu 2.4. Nguyên nhân đói nghèo huyện Than Uyên Biểu 2.5. Tổng hợp kế hoạch xóa đói giảm nghèo qua các năm 2009 - 2010 - 2011 huyện Than Uyên Biểu 2.6. Đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu của Chương trình 135 giai đoạn II Biểu 3.1. Kế hoạch giảm nghèo huyện Than Uyên năm 2012 SVTH: Hoàng Văn Hợp Lớp: QTNL – KV19 Chuyên đề tốt nghiệp BẢNG LIỆT KÊ CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Giải nghĩa XĐGN - Xoá đói giảm nghèo KHCN - Khoa học công nghệ UBND - Ủy ban nhân dân HĐND - Hội đồng nhân dân QĐ-TTg - Quyết định của Thủ tướng Chính Phủ GDP - Tổng sản phẩm quốc nội ASXH - An sinh xã hội LĐ - TB&XH - Lao động thương binh & xã hội CNH - HĐH - Công nghiệp hoá - hiện đại hoá BHYT - Bảo hiểm y tế KHHGĐ - Kế hoạch hoá gia đình NQ-CP - Nghị quyết – Chính Phủ GDTHCS Giáo dục Trung học cơ sở SVTH: Hoàng Văn Hợp Lớp: QTNL – KV19 Chuyên đề tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU Đói nghèo là một trong những vấn đề nan giải mà mọi quốc gia trên thế giới đều gặp phải, ngay cả những nước phát triển cao vẫn còn một bộ phận dân cư sống ở mức nghèo khổ đặc biệt là những quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam đều phải quan tâm và tìm cách giải quyết. Việc tấn công vào nghèo đói là một nhiệm vụ không kém phần quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nước ta. Công tác xóa đói giảm nghèo là một vấn đề xã hội ngày càng được Đảng Nhà nước đặc biệt quan tâm và cụ thể hóa bằng các chương trình, chính sách giúp đỡ cụ thể như: Chương trình 134, 135, 167, 159, Đặc biệt là Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của chính phủ về hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững tại các huyện nghèo nhằm tạo bước chuyển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống nhân dân những huyện nghèo, thu hẹp dần mức sống giữa các vùng, miền và tiếp tục thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo bền vững. Lai Châu là một tỉnh biên giới nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc với diện tích tự nhiên 9.059,4km 2 , tổng dân số 370 135 người với hơn 20 dân tộc anh em cùng chung sống. Lai Châu là một trong những tỉnh nghèo của cả nước, tỷ lệ đói nghèo cao 52%, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, trình độ dân trí thấp, tốc độ tăng dân số cao, điều kiện cở sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng còn thấp. Vì vậy, Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh cũng đặc biệt quan tâm đến vấn đề xóa đói giảm nghèo. Tỉnh Lai Châu có 5/7 huyện nghèo, trong đó Than Uyên cũng là một trong 62 huyện nghèo của cả nước. Than Uyên là huyện vùng sâu, vùng xa của tỉnh Lai Châu, với diện tích tự nhiên là 79.687,6 ha, dân số có 56.537 người (mật độ dân số 57 người/km 2 ) trong đó dân tộc thiểu số chiếm 87% dân số. Gồm 10 dân tộc, trong đó dân tộc Thái chiếm 63%; H'Mông 16%; Kinh 13%; Khơ Mú 3%; Dao 2,5%, còn lại là các dân tộc khác. Kinh tế có xuất phát điểm thấp, chậm phát triển, tỷ lệ đói nghèo cao, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, trình độ dân trí thấp, việc chăm sóc sức khỏe nhân dân còn kém, điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu và yếu kém. Những yếu kém đó đã làm cho nền kinh tế của huyện chậm phát triển, sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, chủ yếu là tự cung tự cấp. Khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa thị trấn và các xã, giữa các dân tộc trong huyện ngày càng tăng. Do vậy, xóa đói giảm nghèo được coi là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội của huyện là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của SVTH: Hoàng Văn Hợp 1 Lớp: QTNL – KV19 Chuyên đề tốt nghiệp các cấp ủy, chính quyền cấp xã, huyện. Phấn đấu sớm đưa huyện Than Uyên ra khỏi tình trạng kém phát triển. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo huyện Than Uyên còn gặp phải những khó khăn cần tháo gỡ như: Hiệu quả của các dự án không cao, tỷ lệ hộ đói nghèo còn lớn, tỷ lệ tái nghèo cao, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo còn lớn chiếm hơn 93% tổng số lao động của huyện. Do vậy, việc xóa đói giảm nghèo nhanh nhưng đảm bảo bền vững đang được đặt ra và còn nhiều việc phải làm. Là người dân tộc thiểu số, được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Than Uyên, với kiến thức đã được nhà trường trang bị cùng với thực tiễn công tác tại phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Than Uyên. Em mạnh dạn chọn đề tài: "Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác xóa đói giảm nghèo tại huyện Than Uyên - Lai Châu" làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Chắc chắn chuyên đề thực tập của em sẽ còn những khiếm khuyết cần bổ xung, chỉnh lý. Em kính mong được sự quan tâm giúp đỡ của các thầy cô giáo và đồng nghiệp cũng như các cấp ủy chính quyền địa phương huyện Than Uyên để chuyên đề của em được hoàn chỉnh, đưa vào áp dụng tại huyện Than Uyên, góp phần cùng cấp ủy, chính quyền địa phương và nhân dân các dân tộc trong huyện làm tốt công tác xóa đói giảm nghèo. Vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. SVTH: Hoàng Văn Hợp 2 Lớp: QTNL – KV19 Chuyên đề tốt nghiệp CHƯƠNG 1 NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO 1.1. Đói nghèo và xóa đói giảm nghèo Đói nghèo được hiểu là sự thiệt hại những điều kiện tối thiểu để đảm bảo mức sống tối thiểu của một cá nhân hay một cộng đồng dân cư. Đói nghèo có hai khái niệm cơ bản: * Nghèo tuyệt đối: là tình trạng thiếu hụt những điều kiện tối thiểu để duy trì cuộc sống, tiếp cận những nhu cầu, các vấn đề về dinh dưỡng, giáo dục và các dịch vụ y tế, việc xác định một đối tượng là nghèo hay không, phải dựa trên chuẩn nghèo của quốc gia và của thế giới. * Nghèo tương đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư, một cá nhân có thu nhập thấp hơn mức thu nhập, mức sống trung bình của xã hội, do đó họ thiếu cơ hội để tạo thu nhập, thiếu tài sản để tiêu dùng và dễ bị tổn thương khi gặp rủi ro. 1.1.1. Những quan niệm chung về xóa đói, giảm nghèo * Quan niệm về nghèo đói: Mỗi quốc gia, từng vùng, từng nhóm dân cư nhìn chung không có sự khác biệt đáng kể, tiêu chí để xác định đều dựa trên khả năng thu nhập hoặc mức chi tiêu để thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người về ăn, mặc, ở, đi lại, chăm sóc sức khỏe, học hành giao tiếp xã hội. Sự khác biệt rõ nhất là mức độ thỏa mãn những nhu cầu đó cao hay thấp, phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế xã hội cũng như phong tục tập quán của từng vùng, từng quốc gia. Ở nước ta quan niệm về đói nghèo thường trực diện hơn, đơn giản hơn như: nghèo đói không đủ ăn, thiếu ăn, nhà cửa dột nát, thường xuyên ốm đau nhưng không có tiền chữa bệnh, con cái không được đến trường. Nhìn chung có 3 đặc trưng cơ bản của đói nghèo là: - Không được thụ hưởng những nhu cầu cơ bản ở mức tối thiểu dành cho con người. - Có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cồng đồng dân cư. - Thiếu cơ hội lựa chọn, tham gia vào quá trình phát triển của cộng đồng. SVTH: Hoàng Văn Hợp 3 Lớp: QTNL – KV19 Chuyên đề tốt nghiệp Biểu hiện và đặc điểm của người nghèo: - Thiếu cơ hội và khả năng lựa chọn cơ hội, ẩn mình trong giao tiếp, ngại tiếp xúc ở chỗ đông người, tự ti trong quan hệ. - Không giám đưa ra ý kiến đóng góp vì thấy ý kiến của mình có vẻ như thiếu trọng lượng, không được người khác coi trọng. Khái niệm xóa đói - giảm nghèo: Xóa đói giảm nghèo là tổng thể các biện pháp, chính sách của nhà nước và xã hội hay là của chính những đối tượng thuộc diện nghèo đói, nhằm tạo điều kiện để họ có thể tăng thu nhập, thoát khỏi tình trạng thu nhập thấp, không đáp ứng được những nhu cầu tối thiểu trên cơ sở chuẩn nghèo được quy định theo từng địa phương, khu vực và quốc gia. 1.1.2. Khái niệm về đói nghèo ở Việt Nam Ở nước ta, căn cứ vào tình hình kinh tế xã hội và mức thu nhập của nhân dân trong những năm qua thì đói nghèo được xác định như sau: Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có những điều kiện thỏa mãn những nhu cầu tối thiểu và cơ bản nhất trong cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sống của cộng đồng xét trên mọi phương diện. Nghèo còn được hiểu là một bộ phận dân cư có mức sống dưới ngưỡng quy định của sự nghèo. Nhưng ngưỡng nghèo còn phụ thuộc đặc điểm cụ thể của từng địa phương, từng thời kỳ cụ thể hay từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội cụ thể của từng địa phương hay từng quốc gia. - Khái niệm về hộ đói: Hộ đói là một bộ phân dân cư có mức sống dưới mức tối thiểu, không đủ đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống hay nói cách khác đó là một bộ phận dân cư hàng năm thiếu ăn, đứt bữa, thường xuyên phải vay nợ và thiếu khả năng trả nợ. - Khái niệm về hộ nghèo: Hộ nghèo là tình trạng của một số hộ gia đình chỉ thỏa mãn một phần nhu cầu tối thiểu và có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện. Ngoài ra còn có khái niệm xã nghèo và vùng nghèo. Xã nghèo là xã có những đặc trưng sau: - Tỷ lệ hộ nghèo cao hơn 60% số hộ của xã SVTH: Hoàng Văn Hợp 4 Lớp: QTNL – KV19 Chuyên đề tốt nghiệp - Không có hoặc thiếu những công trình cơ sở hạ tầng như: điện sinh hoạt, đường giao thông, trường học, trạm y tế và nước sinh hoạt. - Đội ngũ cán bộ cấp xã còn thiếu và yếu về chuyên môn. - Trình độ dân trí thấp; tỷ lệ mù chữ cao. * Vùng nghèo là chỉ một địa bàn tương đối rộng có thể là một số xã liền kề nhau hoặc một vùng dân cư nằm ở một vị trí rất khó khăn hiểm trở, giao thông không thuận tiện, cơ sở hạ tầng thiếu thốn, không có điều kiện phát triển sản xuất đảm bảo cuộc sống và là vùng có số hộ nghèo và xã nghèo cao. 1.2. Chuẩn mực về đói nghèo ở Việt Nam và trên thế giới Ngưỡng nghèo hay mức nghèo là mức chi dùng tối thiểu, được xác định như tổng số tiền chi cho giỏ hàng tiêu dùng trong thời hạn nhất định, bao gồm một lượng tối thiểu lương thực thực phẩm và đồ dùng cá nhân, cần thiết để bảo đảm cuộc sống và sức khỏe một người ở tuổi trưởng thành, và các khoản chi bắt buộc khác. Người ở ngưỡng nghèo là người có tổng thu nhập tương đương với tổng chi dùng tối thiểu đó. 1.2.1. Chuẩn mực đói nghèo ở một số nước trên thế giới Nhiều nước trên thế giới ấn định ngưỡng nghèo thành một điều luật. Ở các nước phát triển ngưỡng nghèo cao hơn đáng kể so với các nước đang phát triển. Hầu như mọi xã hội đều có công dân đang sống nghèo khổ. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), từ những năm 80 cho đến nay chuẩn mực để xác định danh giới giữa người giàu với người nghèo ở các nước đang phát triển và các nước thuộc khu vực ASEAN được xác định bằng mức chi phí lương thực thực phẩm cần thiết để duy trì cuộc sống với mức tiều dùng nhiệt lượng từ 2100 - 2300 calo/ngày/người hoặc mức thu nhập bình quân tính ra tiền là 370USD/người/năm. - Ấn Độ: lấy chuẩn nghèo là 2250 calo/người/ngày. - Băng la đét: lấy tiêu chuẩn là 2100 calo/người/ngày. - In đô nê xi a: vào đầu những năm 80 lấy mức tiêu dùng nhiệt lượng là 2100 calo/người/ngày làm mức chuẩn để xác định danh giới giữa giàu với nghèo. - Ở Trung Quốc: năm 1990 lấy mức tiêu dùng là 2150 calo/người/ngày. SVTH: Hoàng Văn Hợp 5 Lớp: QTNL – KV19 Chuyên đề tốt nghiệp - Các nước công nghiệp phát triển Châu Âu: 2570 calo/người/ngày. 1.2.2. Chuẩn mực về đói nghèo ở Việt Nam Ở mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn phát triển khác nhau của nền kinh tế đều có chuẩn mực đói nghèo riêng, để xác định mức đói nghèo cho phù hợp với thu nhập bình quân của dân chúng. Chuẩn mực đói nghèo là khái niệm động, nó biến đổi theo không gian và thời gian, nó biến đổi theo trình độ phát triển kinh tế xã hội của từng vùng hay từng quốc gia, ở Việt Nam chuẩn nghèo biến động theo 3 vùng địa lý khác nhau đó là vùng thành thị, vùng đồng bằng và vùng miền núi. Về thời gian, chuẩn nghèo cũng có sự biến động lớn và nó biến đổi theo trình tự phát triển kinh tế xã hội và nhu cầu của con người theo từng giai đoạn lịch sử. Để xác định chuẩn mực đói nghèo người ta thường dùng chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người, hoặc mức chi phí lương thực thực phẩm thiết yếu để duy trì cuộc sống. Tại Việt Nam ngưỡng nghèo được đánh giá thông qua chuẩn nghèo, dựa trên các tính toán của các cơ quan chức năng như Tổng cục Thống kê hay Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Chuẩn nghèo theo Tổng cục Thống Kê được xác định dựa trên cách tiếp cận của Ngân hàng Thế giới (WB), gồm 2 mức: *Nghèo lương thực thực phẩm: tổng chi dùng chỉ tính riêng cho phần lương thực thực phẩm, làm sao để đảm bảo lượng dinh dưỡng tối thiểu cho một người là 2100kcal/ngày đêm; * Nghèo chung: tổng chi dùng cho cả giỏ hàng tiêu dùng tối thiểu, được xác định bằng cách ước lượng tỷ lệ: 70% chi dùng dành cho lương thực thực phẩm, 30% cho các khoản còn lại. Theo cách xách định trên, năm 1998 chuẩn nghèo lương thực thực phẩm của Việt Nam bằng 107.234 VNĐ/tháng; chuẩn nghèo chung bằng 149.156VNĐ/ tháng. Năm 2006 các mức chuẩn nghèo này đã được xác định lại. Để đánh giá chính xác ngưỡng nghèo cho các thời điểm, các mức chuẩn cần điều chỉnh lại theo chỉ số giá tiêu dùng. - Chuẩn nghèo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội được xác định một cách tương đối bằng cách làm tròn số và áp dụng cho từng khu vực và vùng miền khác nhau (nông thôn miền núi, hải đảo, nông thôn đồng bằng, thành thị) SVTH: Hoàng Văn Hợp 6 Lớp: QTNL – KV19 [...]... quan tâm tới công cuộc xóa đói - giảm nghèo SVTH: Hoàng Văn Hợp 13 Lớp: QTNL – KV19 Chuyên đề tốt nghiệp 1.4.1 Tổng quan về công tác xóa đói, giảm nghèo Quan điểm của Đảng và nhà nước ta về xóa đói giảm nghèo: Đảng ta coi cơ sở phương pháp luận quan trọng và cơ bản nhất để phân tích vấn đề đói nghèo và xóa đói giảm nghèo là giải phóng con người khỏi áp bức, bất công, thực hiện công bằng xã hội Chủ nghĩa... tập trung giải quyết là "Chương trình về xóa đói giảm nghèo" Trên cơ sở đó nhà nước cũng có hàng chục chương trình cấp quốc gia và dự án đang được thực thi có nội dung gắn với xóa đói, giảm nghèo * Một số luận điểm và chính sách cụ thể : Một là, xóa đói giảm nghèo vừa là một nhiệm vụ cơ bản lâu dài, vừa là nhiệm vụ trọng tâm trước mắt Tính lâu dài của xóa đói giảm nghèo là do: - Xóa đói giảm nghèo là... hội hóa công tác xóa đói giảm nghèo 1.4.2.4 Phạm vi Chương trình được thực hiện trong phạm vi cả nước, trong những năm đầu tập trung ưu tiên các xã nghèo, các vùng ĐBKK, vùng cao, vùng sâu vùng xa, hải đảo 1.4.2.5 Đối tượng của công tác xóa đói giảm nghèo quốc gia Đối tượng tác động của Chương trình xóa đói giảm nghèo là người nghèo, hộ nghèo, xã nghèo Việc xác định được đối tượng xóa đói, giảm nghèo. .. tộc SVTH: Hoàng Văn Hợp 19 Lớp: QTNL – KV19 Chuyên đề tốt nghiệp 1.4.2.3 Phương hướng - Xóa đói giảm nghèo phải gắn với tăng trưởng kinh tế - Phát huy nguồn lực tại chỗ để từ đó người nghèo, xã nghèo, vươn lên tự xóa đói giảm nghèo - Xóa đói giảm nghèo phải gắn với công bằng xã hội, ưu tiên giải quyết cho các xã ĐBKK, xã nghèo vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc ít người, vùng căn cứ cách mạng - Thực... hoạt động của công tác xóa đói, giảm nghèo 1.5.1 Cấp tín dụng ưu đãi cho người nghèo Vốn tín dụng cho vay ưu đãi là một hình thức trợ giúp để người nghèo tiếp cận được vốn vay, tổ chức sản xuất, tăng thu nhập, cải thiện đời sống, xóa đói giảm nghèo - Cung cấp vốn tín dụng ưu đãi (về thủ tục và lãi suất) cho hộ nghèo để phát triển sản xuất, kinh doanh, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo - Vốn vay được... nhất là sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp để xóa đói giảm nghèo, phát triển Kinh tế - xã hội bền vững Cùng với sự đầu tư hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng xã hội, sự nỗ lực phấn đấu vươn lê thoát nghèo của chính những người nghèo, hộ nghèo là nhân tố quyết định sự thành công của công cuộc xóa đói giảm nghèo - Công cuộc giảm nghèo nhanh, bền vững đói với các huyện nghèo là nhiệm vụ chính trị trọng tâm hàng... cán bộ đối với các huyện nghèo + Chính sách, cơ chế đầu tư cơ sở hạ tầng ở cả thôn, bản, xã và huyện SVTH: Hoàng Văn Hợp 26 Lớp: QTNL – KV19 Chuyên đề tốt nghiệp CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH VIỆC THỰC TRẠNG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI HUYỆN THAN UYÊN 2.1 Đặc điểm kinh tế xã hội của huyện Than Uyên a Đặc điểm tự nhiên, khí hậu Than Uyên nằm ở phía Đông Nam tỉnh Lai Châu, cách tỉnh lỵ 97 km Là một huyện cửa ngõ được... và hoàn thiện chính sách, cơ chế khuyến khích các hộ nghèo làm giàu hợp pháp - Thực hiện lồng ghép chương trình xóa đói giảm nghèo với các chương trình kinh tế xã hội khác SVTH: Hoàng Văn Hợp 20 Lớp: QTNL – KV19 Chuyên đề tốt nghiệp 1.4.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác xóa đói giảm nghèo * Do hạn chế của chính người nghèo và gia đình họ - Người nghèo thường là những người có trình độ học vấn thấp,... có chương trình xóa đói giảm nghèo quốc gia Xóa đói giảm nghèo là một vấn đề kinh tế - xã hội quan trọng, cần có sự chỉ đạo thống nhất giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội Để xóa đói giảm nghèo đạt được hiệu quả cao, trước tiên cần quan tâm đến vấn đề kinh tế rồi mới giải quyết các vấn đề về văn hóa và các vấn đề xã hội Cần đặc biệt quan tâm đối với người nghèo, hộ nghèo sinh sống ở vùng cao,... lâm - khuyến ngư, thiếu sự đồng bộ về chính sách giáo dục đào tạo, y tế, chính sách giải quyết đất đai, định canh định cư, nguồn lực đầu tiên của nhà nước cho các vùng khó khăn còn hạn chế… - Đây chính là một trong những nguyên nhân khách quan đã gây nên đói nghèo là một vấn đề mà xã hội cần phải quan tâm và giải quyết 1.3.3 Sự cần thiết của công tác xóa đói giảm nghèo Vòng luẩn quẩn của nghèo đói Nghèo . tới công cuộc xóa đói - giảm nghèo. SVTH: Hoàng Văn Hợp 13 Lớp: QTNL – KV19 Chuyên đề tốt nghiệp 1.4.1. Tổng quan về công tác xóa đói, giảm nghèo Quan điểm của Đảng và nhà nước ta về xóa đói giảm. " ;Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác xóa đói giảm nghèo tại huyện Than Uyên - Lai Châu& quot; làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Chắc chắn chuyên đề thực tập của em sẽ còn. ĐÓI GIẢM NGHÈO 1.1. Đói nghèo và xóa đói giảm nghèo Đói nghèo được hiểu là sự thiệt hại những điều kiện tối thiểu để đảm bảo mức sống tối thiểu của một cá nhân hay một cộng đồng dân cư. Đói nghèo