I XÓA ĐÓ GẢM NGHÈO NĂM
1 Tổng Số hộ hộ 34 700 600 550 200 500 500 090 530 694 530 750
2.5. Đánh giá công tác xóa đói giảm nghèo ở huyện Than Uyên
- Kinh tế ở các xã, thôn bản ĐBKK mặc dù đã có sự chuyển biến, nhưng việc tập trung khai thác hiệu quả các thế mạnh của địa phương tạo nên sức bức phá phát triển chưa thực sự rõ nét. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối nhanh song quy mô nền kinh tế nhỏ hẹp, trình độ phát triển thấp so với mặt bằng chung của huyện và khu vực. Đã có quy hoạch nhưng hình thành được khu vực sản xuất hàng hóa tập trung, hàng hóa sản xuất ra chưa có thương hiệu và chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Năng suất, chất lượng lao động thấp, tính phổ thông chiếm tỷ trọng lớn. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa có sự gắn kết giữa các ngành, cơ sở ... Do đó, nền kinh tế phát triển chưa tương xứng với lợi thế và tiềm năng của địa phương.
- Cấp Ủy chính quyền ở một số xã chưa thực sự quan tâm chỉ đạo công tác xóa đói giảm nghèo. Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo tại các xã hoạt động chưa đạt hiệu quả.
- Một số cơ quan ban ngành trong huyện được phân công giúp đỡ các xã còn chưa thường xuyên đi sâu, đi sát xuống cơ sở, chưa có sáng kiến đề suốt mới để giúp các xã đặc biệt khó khăn nhanh chóng xóa đói, giảm nghèo.
- Phong tục tập quán của một bộ phận dân cư còn lạc hậu, có tư tưởng trông chờ ỷ lại vào nhà nước còn nặng nề, phần lớn các hộ gia đình nghèo không có ý thức tự vươn lên thoát nghèo.
- Một số cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo chưa chăn trở, chưa có tâm huyết và chưa có trách nhiệm với công việc.
- Nhiều hộ gia đình nghèo được nhà nước đầu tư vốn ưu đãi nhưng do thiếu kinh nghiệm trong sản xuất, sử dụng đồng vốn không có hiệu quả, sử dụng sai mục đích, không chú trọng đầu tư vào sản xuất mà lại dùng vốn để mua sắm xe máy, tivi hoặc để trả nợ,... dẫn đến chưa thoát được nghèo.