I XÓA ĐÓ GẢM NGHÈO NĂM
TRONG THỜI GIAN TỚ
MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHÁC
• Hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm cho người nghèo
Phát triển sản xuất cho nông - lâm - ngư nghiệp, hỗ trợ dịch vụ sản xuất cho nông dân nghèo
Phát triển các làng nghề tiểu thủ công nghiệp Xuất khẩu lao động
Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng như điện, đường, trường học và trạm y tê kiên cố cho các xã nghèo
• Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để thực hiện mục tiêu xóa đói - giảm nghèo
Thực tế hiện nay chất lượng nguồn nhân lực trong toàn huyện còn nhiều hạn chế. Chỉ tính trong cơ quan hành chính sự nghiệp hiện nay, tình trạng vừa thừa vừa thiếu diễn ra thường xuyên và vẫn chưa khắc phục được, thiếu cán bộ chuyên gia, chuyên nghiệp và cũng không ít người thiếu tâm huyết với nghề. Do vây, huyện cần có chiến lược phát triển nguồn nhân lực toàn diện và đồng bộ, thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo và bố trí, sử dụng nguồn nhân lực, có chính sách thu hút và khuyến khích nhân tài đến phục vụ tại huyện Than Uyên, tiếp tục phát triển trung tâm dạy nghề cả về quy mô và đội ngũ giảng dạy tại trung tâm,..
Phấn đấu 100% cán bộ được tham gia các khoá đào tạo tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ theo yêu cầu quản lý của từng bộ phận. Đến năm 2015 có ít nhất 4 cán bộ có trình độ thạc sỹ, 95% cán bộ có trình độ Đại Học ở cấp huyện, cấp xã có 50% số cán bộ xã được phổ cập trình độ Đại học; 100% cán bộ xã được đào tạo lý luận chính trị góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị ở cơ sở. Lực lượng lao động được tập huấn nâng cao tay nghề đạt 60% số lao động có tay nghề đang hành nghề tại địa phương như: cơ khí, sủa chữa điện tử - điện lạnh, mộc, đan lát nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội.
• Kiện toàn bộ máy cán bộ tại các xã nghèo
Cần thực hiện tốt Quyết định số:70/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 27 tháng 4 năm 2009, về chính sách luôn chuyển, tăng cường cán bộ chủ chốt cho các xã thuộc 61 huyện nghèo và chính sách ưu đãi khuyến khích thu hút tri thức trẻ, cán bộ chuyên môn kỹ thuật về tham gia tổ công tác tại các xã thuộc 61 huyện nghèo.
UBND huyện thực hiện việc luôn chuyển, tăng cường cán bộ, công chức, thu hút tri thức trẻ, cán bộ kỹ thuật về tham gia tổ công tác tại các xã theo kế hoạch của UBND tỉnh; quyết định số cán bộ công chức luôn chuyển, tăng cường thuộc biên chế được giao của cơ quan, đơn vị; tập huấn những kiến thức cần thiết đối với cán bộ, công chức, tri thức trẻ, cán bộ chuyên môn kỹ thuật về phương pháp làm việc, phương pháp tuyên truyền, vận động quần chúng và đào tạo tiếng dân tộc thiểu số nơi đến luân chuyển, tăng cường.
UBND xã phối hợp, tạo điều kiện cho cán bộ, công chức luân chuyển, tăng cường về xã thực hiện nhiệm vụ,
• Thực hiện các chính sách tín dụng ưu đãi cho người nghèo
- Chọn lựa những hộ nghèo có sức lao động, có nhu cầu vay vốn để tổ chức sản xuất, kinh doanh trên phạm vi toàn huyện.
- Ưu tiên vốn cho vùng nghèo và các xã ĐBKK.
- Cải cách, đơn giản hóa các thủ tục cho vay, để người nghèo dễ dàng tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng mà không phải thế chấp tài sản.
- Tận dụng tối đa vai trò của các tổ chức đoàn thể như: Hội phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn thanh niên... để các khoản vay được thực hiện thuận lợi và nhanh chóng, đảm bảo đúng đối tượng.
• Huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực cho công tác xóa đói giảm nghèo
* Về huy động nguồn lực: Đảm bảo đủ nguồn lực cho chương trình cần phải sáp dụng cơ chế huy động đa nguồn bao gồm:
- Ngân sách Trung ương.
- Ngân sách địa phương (huyện và xã, trừ các xã ĐBKK).
- Huy động các doanh nghiệp, cộng đồng, các tổ chức, cá nhân thông qua các phong trào: "ngày vì người nghèo".
* Về phân bổ nguồn lực: Tập trung ưu tiên cho các xã ĐBKK, có tỷ lệ đói nghèo cao và đảm bảo sự công bằng.
* Sử dụng nguồn lực: Cân nhắc sử dụng các nguồn lực sao cho có hiệu quả nhất. • Tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào công tác xóa đói giảm nghèo
Vận động Mặt trận tổ quốc và các tổ chức thành viên như: Liên đoàn lao động, Hội phụ nữ, Hội Nông dân, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên ... tham gia thực hiện chương trình, mỗi một tổ chức tập trung vào một hoặc hai vấn đề cụ thể, Nhà nước có cơ chế để các tổ chức đoàn thể tham gia thực hiện công tác XĐGN sao cho có hiệu quả, tiếp tục thực hiện quỹ ngày vì người nghèo, xây dựng mạng lưới tổ tiết kiệm tín dụng, tổ tương trợ, quỹ tín dụng cho người nghèo, xây dựng nhân rộng các mô hình XĐGN có hiệu quả.
Kêu gọi các tổ chức, cá nhân có tiềm lực về kinh tế tham gia quyên góp ủng hộ cho công tác xóa đói giảm nghèo.
Mọi người dân đều được tham gia vào các hoạt động của chương trình từ việc xác định đối tượng thụ hưởng đến việc lập kế hoạch, đến việc triển khai ở xã, thôn, bản. Quản lý nguồn lực, giám sát và đánh giá. thông tin đầy đủ các chủ chương chính sách của Đảng và Nhà nước về XĐGN, tổ chức cho nhân dân tham gia các hoạt động bảo đảm tính công khai, minh bạch và dân chủ.
Khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp dạy nghề, tạo việc làm ổn định cho người nghèo.