Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác xóa đói giảm nghèo tại huyện Than Uyên - Lai Châu.DOC (Trang 55)

I XÓA ĐÓ GẢM NGHÈO NĂM

1 Tổng Số hộ hộ 34 700 600 550 200 500 500 090 530 694 530 750

2.6.1. Đánh giá chung

* Ưu điểm

- Ban chấp hành Đảng bộ huyện đã cụ thể hóa bằng các Chương trình, đề án, chỉ thị và các nghị quyết, trong đó có đề án xóa đói giảm nghèo.

- Công tác xóa đói giảm nghèo đã được các cấp, các ngành, các đoàn thể các tổ chức xã hội và toàn thể nhân dân đồng tình ủng hộ, phù hợp với tâm tư nguyện vọng của nhân dân các dân tộc trong toàn huyện.

- Đề án xóa đói giảm nghèo gắn chặt với các dự án phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và của huyện. Hệ thống chính sách, cơ chế và các nguồn lực được tăng cường huy động cho công tác xóa đói giảm nghèo.

- Công tác được triển khai khá bài bản từ khâu học tập triển khai học tập và quán triệt nghị quyết, xây dựng Chương trình hành động.

- Các cấp, các ngành đã chú trọng quan tâm tới công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực sản xuất cố gắng vươn lên thoát nghèo. Các phong trào như: Phụ nữ giúp đỡ nhau làm kinh tế, nông dân cho vay phân bón trả chậm, Đoàn thanh niên, cựu chiến binh giúp đỡ các gia đình gặp nhiều khó khăn,... đã và đang được nhân rộng.

- Sự nghiệp kinh tế - xã hội có bước phát triển khá, bộ mặt nông thôn không ngừng được thây đổi: Phong trào thâm canh tăng vụ, nâng cao hệ số sử dụng đất bằng việc đưa cây mầu xuống chân ruộng một vụ, sản xuất cây vụ đông, khai hoang ruộng nước được nhân dân đồng tình ủng hộ góp phần quan trọng trong công tác XĐGN.

- Các chính sách hỗ trợ và các chương trình lồng ghép đã tạo được cơ sở hạ tầng thiết yếu; nâng cao trình độ sản xuất, trình độ canh tác đồng thời góp phần hỗ trợ được một phần khó khăn thiết yếu cho hộ nghèo.

* Khuyết điểm

- Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo hoạt động chưa đồng đều. Việc theo dõi kiểm tra, đôn đốc nắm tình hình để thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo còn hạn chế, sự phối hợp giữa các ngành chưa chặt chẽ,các hoạt động hiệu quả chưa cao.

- Việc triển khai thực hiện sự chỉ đạo của tỉnh còn chậm, đặc biệt triển khai xuống cơ sở.

- Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo cấp xã chưa hoàn thành chức năng nhiệm vụ của mình, do phân công công việc chưa cụ thể. Việc giao kế hoạch thoát nghèo cho các thôn bản và các hộ gia đình nghèo còn chậm. Thông tin báo cáo định kỳ thiếu tính khoa học và còn chậm.

- Công tác tuyên truyền,vận động, hướng dẫn sản xuất ở các thôn bản và hộ gia đình chưa được thường xuyên, liên tục; chưa tạo ra được phong trào thi đua lao động sản xuất sôi nổi cho nên ộ thoát nghèo không nhiều, một số hộ còn có thể tái nghèo.

- Việc cụ thể hóa các chỉ tiêu kế hoạch tổ chức chỉ đạo sản xuất ở thôn bản, chuyển dịch thời vụ, tuân thủ quy trình kỹ thuật và đầu tư thâm canh còn hạn chế cho nên hiệu quả sản xuất thấp, tỷ lệ rủi ro cao là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao.

- Chính quyền, cấp ủy một số xã còn chưa thực sự quan tâm tới nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác xóa đói giảm nghèo tại huyện Than Uyên - Lai Châu.DOC (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w