1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các giải pháp xoá đói giảm nghèo tại huyện Hòa An tỉnh Cao Bằng

64 509 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 657,5 KB

Nội dung

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phạm Thúy Hương LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản chuyên đề tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân tôi, nó được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu khỏa sát tình hình thực tiễn tại đơn vị thực tập dưới sự hướng dẫn của cô giáo PGS.TS Phạm Thúy Hương Tôi xin cam đoan bản chuyên tốt nghiệp này của tôi không sao chép từ bất cứ tài liệu nào và tôi xin tự chịu trách nhiệm nếu bị phát hiện sao chép. Người viết cam đoan Vương Văn Thanh SVTH: Vương Văn Thanh Lớp: Quản trị nhân lực - KV19 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phạm Thúy Hương MỤC LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 60 SVTH: Vương Văn Thanh Lớp: Quản trị nhân lực - KV19 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phạm Thúy Hương DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Tỷ lệ nghèo của Việt Nam theo ngưỡng “1USD/ngày” và “2USD/ngày” Error: Reference source not found Bảng 1.2: Tỷ lệ nghèo (theo chuẩn quốc tế) ở Việt Nam Error: Reference source not found Bảng 2.1: Kết quả thu ngân sách qua các năm của UBND huyện Hòa An Error: Reference source not found Bảng 2.2: Bảng tổng hợp báo cáo kết quả giảm nghèo năm 2006 Error: Reference source not found Bảng 2.3: Bảng tổng hợp danh sách hộ nghèo, diện hộ, tình trạng nhà ở nguyên nhân nghèo và mức thu nhập của hộ năm 2006 Error: Reference source not found Bảng 2.4: Bảng tổng hợp báo cáo kết quả giảm nghèo năm 2007 Error: Reference source not found Bảng 3.1: Giảm nghèo của huyện Hòa An năm 2010 và giai đoạn 2011-2015 Error: Reference source not found SVTH: Vương Văn Thanh Lớp: Quản trị nhân lực - KV19 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phạm Thúy Hương LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Có thể nói đói nghèo là một vấn đề mang tính chất toàn cầu của xã hội. Nó không chỉ là một thực tế đang diễn ra ở nước ta mà còn là một tồn tại phổ biến trên toàn thế giới và trong khu vực. Ngay cả những nước phát triển cao, vẫn còn một bộ phận dân cư sống ở mức nghèo khổ. Vào những năm cuối của thế kỷ 21 trên toàn thế giới vẫn còn hơn 1,3 tỷ người sống dưới mức nghèo khổ, trong đó khoảng 800 triệu người sống ở các quốc gia thuộc khu vực châu Á -Thái bình dương. Đây là một trở ngại trầm trọng, một thách thức đối với sự phát triển của các nước trên thế giới. Tuy nhiên mức độ và tỷ lệ dân cư nghèo đói là rất khác nhau giữa các nước, các khu vực. Nó phản ánh sự khác nhau về trình độ phát triển của các quốc gia trước hết là trình độ phát triển của nền kinh tế. Xóa đối giảm nghèo là yếu tố cơ bản để đảm bảo công bằng xã hội và tăng trưởng bền vững. Vì vậy, Việt Nam coi xóa đói giảm nghèo là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đồng thời thực hiện xóa đói giảm nghèo trong từng bước phát triển, đảm bảo công bằng xã hội thể hiện tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, có ý nghĩa nhân văn, văn hóa sâu sắc. Việt Nam là một trong những nước nghèo nhất thế giới, với gần 80% dân cư sống ở khu vực nông nghiệp và 70% lực lượng lao động làm trong lĩnh vực nông nghiệp. Do sự phát triển chậm của lực lượng sản xuất, sự lạc hậu về kinh tế và trình độ phân công lao động xã hội kém, dẫn tới năng suất lao động xã hội và mức tăng trưởng xã hội thấp. Với chủ trương phát triển một nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN có sự điều tiết của Nhà Nước thì đây vừa là một nhiệm vụ chiến lược của công cuộc phát triển KT-XH, vừa là phương tiện để đạt được mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh". Muốn đạt được mục tiêu này thì trước hết cần phải xoá bỏ đói nghèo và lạc hậu. Đây là một trách nhiệm hết sức nặng nề của Đảng và Nhà Nước ta, bởi Nhà Nước không chỉ bảo đảm nhu cầu tối thiểu cho dân mà còn xoá bỏ tận gốc những cái nguyên nhân gây ra đói nghèo trong dân cư và trong xã hội. SVTH: Vương Văn Thanh Lớp: Quản trị nhân lực - KV19 1 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phạm Thúy Hương Hòa An là một huyện thuộc tỉnh Cao Bằng nằm ở miền núi phía Đông Bắc của tổ quốc với diện tích đất tự nhiên là 66,04 km 2 , tổng dân số gần 63.537 người (theo điều tra dân số ngày 01/04/2010). Gồm 07 dân tộc chung sống tỷ lệ hộ đói nghèo là 9,32% (theo kết quả điều tra ngày 31.12.2010), điều kiện tự nhiên khắc nghiệt trình độ dân trí thấp, việc chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân còn kém, tốc độ dân số còn cao cá biệt có nơi còn gần 4%, điều kiện cơ sở vật chất hạ tầng như: Điện sinh hoạt, Đường giao thông, Trường học, Trạm y tế, Chợ xã…còn thiếu và yếu kém. Những yếu kém trên đã làm cho nền kinh tế của huyện chậm phát triển, sản xuất chủ yếu là tự cung tự cấp. Do vậy xoá đói giảm nghèo được coi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội của huyện Hòa An nói riêng và của cả tỉnh nói chung. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo thì huyện Hòa An còn gặp một số khó khăn cần tháo gỡ như: Hiệu quả của các dự án chưa cao, tỷ lệ hộ đói nghèo còn lớn hơn so với trung bình của cả tỉnh. Vì vậy, để thực hiện được mục tiêu: Giảm tỷ lệ hộ đói nghèo xuống còn 5% vào năm 2011 và không còn xã nghèo thì Đảng bộ tỉnh Cao Bằng và chính quyền địa phương còn nhiều việc phải làm. Cho nên Em đã lựa chọn đề tài thực tập "Các giải pháp xoá đói giảm nghèo tại huyện Hòa An tỉnh Cao Bằng" làm chuyên đề thực tập. 2. Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Trên những cơ sở nhận thức về lý luận và thực tiễn về đói nghèo và xóa đói giảm nghèo, mục đích nghiêm cứu của đề tài là: - Đánh giá thực trạng đói nghèo và những nguyên nhân dẫn đến đói nghèo ở huyện Hòa An tỉnh Cao Bằng. - Thực hiện các giải pháp nhằm xóa đói giảm nghèo ở huyện và đề xuất những giải pháp chủ yếu và phù hợp với đặc điểm, điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, nhằm đẩy mạnh các giải pháp xóa đói giảm nghèo cho các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn của huyện Hòa An tỉnh Cao Bằng đến năm 2011. 2.2. Đối tượng nghiên cứu Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn chính sách về xóa đói giảm nghèo. SVTH: Vương Văn Thanh Lớp: Quản trị nhân lực - KV19 2 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phạm Thúy Hương Phân tích thực trạng đói nghèo và những nguyên nhân đói nghèo, đánh giá những kết quả đạt được và những hạn chế trong các giải pháp xóa đói giảm nghèo ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn ở huyện Hòa An tỉnh Cao Bằng trong những năm qua. Đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm đẩy nhanh việc thực hiện xóa đói, giảm nghèo ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn ở huyện Hòa An tỉnh Cao Bằng 3. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu 3.1. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu toàn bộ công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Hòa An tỉnh Cao Bằng. Nghiên cứu và phân tích, đánh giá đặc điểm kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện và tình hình đói nghèo ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Hòa An tỉnh Cao Bằng. Bao gồm toàn bộ các bảng số liệu nghèo đói thu thập được trong giai đoạn 2006-2010. 3.2. Giới hạn nghiên cứu Đánh giá, phân tích thực trang đói nghèo và xóa đói giảm nghèo từ năm 2006 đến năm 2010. Nêu ra mục tiêu và giải pháp xóa đói, giảm nghèo giai đoạn 2011 - 2015 sao cho phù hợp với chiến lược kinh tế - xã hội của huyện và tỉnh Cao Bằng. 3.3. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu xóa đói giảm nghèo một cách khách quan, quan sát thực tiễn, dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luật duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và các quan điểm đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Phương pháp nghiên cứu như điều tra, khảo sát, phỏng vấn ở từng địa phương, phương pháp so sánh, phân tích số liệu. 4. Kết cấu chuyên đề Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục chuyên đề gồm có 3 chương. Chương 1: Những lý luận chung về đói nghèo và xoá đói giảm nghèo. SVTH: Vương Văn Thanh Lớp: Quản trị nhân lực - KV19 3 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phạm Thúy Hương Chương 2: Phân tích việc thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo ở huyện Hòa An. Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm đẩy mạnh thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo trong thời gian tới. Với những kiến thức đã tiếp thu được ở trường và trong thời gian thực tập năm tháng ở huyện Hòa An tỉnh Cao Bằng nên em đã lựa chọn đề tài “Các giải pháp xóa đói giảm nghèo tại huyện Hòa An tỉnh Cao Bằng”. Trong quá trình nghiên cứu do hạn chế về thời gian và trình độ nên đề tài của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô trong trường và các bạn để cho chuyên đề của em được hoàn thiện hơn. Cuối cùng em xin chân thành cảm sự giúp đỡ nhiệt tình của các Cô Chú, Anh Chị trong cơ quan đơn vị thực tập ở Phòng Nội vụ và Phòng Lao Động Thương binh và Xã hội huyện Hòa An tỉnh Cao Bằng và đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của PGS. TS. Phạm Thúy Hương trong suốt quá trình thực tập năm tháng và hoàn thành chuyên đề thực tập của em. SVTH: Vương Văn Thanh Lớp: Quản trị nhân lực - KV19 4 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phạm Thúy Hương CHƯƠNG I NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÓI NGHÈO VÀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO I. ĐÓI NGHÈO VÀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO 1. Những khái niệm về đói nghèo 1.1. Khái niệm chung Đói nghèo là một hiện tượng kinh tế xã hội mang tính chất toàn cầu. Nó không chỉ tồn tại ở các quốc gia có nền kinh tế kém phát triển, mà nó còn tồn tại ngay tại các quốc gia có nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên tuỳ thuộc vào điều kiện tự nhiên, thể chế chính trị xã hội và điều kiện kinh tế của mỗi quốc gia mà tính chất, mức độ nghèo đói của từng quốc gia có khác nhau. Nhìn chung mỗi quốc gia đều sử dụng một khái niệm để xác định mức độ nghèo khổ và đưa ra các chỉ số nghèo khổ để xác định giới hạn nghèo khổ. Giới hạn nghèo khổ của các quốc gia được xác định bằng mức thu nhập tối thiểu để người dân có thể tồn tại được, đó là mức thu nhập mà một hộ gia đình có thể mua sắm được những vật dụng cơ bản phục vụ cho việc ăn, mặc, ở và các nhu cầu thiết yếu khác theo mức giá hiện hành. Tại hội nghị bàn về xoá đói giảm nghèo do ESCAP tổ chức tại Băng Cốc Thái Lan tháng 9/1993 đã đưa ra khái niệm về nghèo đói như sau: Đói nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của các địa phương. Theo định nghĩa này thì mức độ nghèo đói ở các nước khác nhau là khác nhau. 1.2. Khái niệm về hộ nghèo Hộ nghèo là tình trạng của một bộ phận hộ gia đình chỉ thoả mãn một phần nhu cầu tối thiểu cơ bản của cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện. Khái niện nghèo còn được chia ra. 1.2.1. Nghèo tuyệt đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thỏa mãn nhu cầu tối thiểu nhằm duy trì cuộc sống. SVTH: Vương Văn Thanh Lớp: Quản trị nhân lực - KV19 5 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phạm Thúy Hương 1.2.2. Nghèo tương đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức trung bình của cộng đồng tại địa phương đang nghiêm cứu. Ngoài ra còn có khái niệm xã nghèo và vùng nghèo. 1.2.3. Xã nghèo: Là xã có những đặc trưng như sau: - Tỷ lệ hộ nghèo cao hơn 40% so với số hộ của xã. - Không có hoặc thiếu rất nhiều những công trình cơ sở hạ tầng như: Điện sinh hoạt, đường giao thông, trường học, trạm y tế và nước sinh hoạt. - Trình độ dân trí thấp, tỷ lệ người mù chữ cao. 1.2.4. Khái niệm về vùng nghèo: Vùng nghèo là chỉ địa bàn tương đối rộng có thể là một số xã liền kề nhau hoặc một vùng dân cư nằm ở vị trí rất khó khăn hiểm trở, giao thông không thuận tiện, cơ sở hạ tầng thiếu thốn, không có điều kiện phát triển sản xuất đảm bảo cuộc sống và là vùng có số hộ nghèo và xã nghèo cao. 1.2.5. Khái niệm về đói Theo tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc thì được khái niệm là: Đó là tình trạng một người được cung cấp mức tiêu dùng năng lượng thấp hơn mức tối thiểu. Mức yêu cầu năng lượng tối thiểu là mức đủ để duy trì cuộc sống và thực hiện các hoạt động bình thường của con người. Mức này phụ thuộc vào từng độ tuổi và giới tính. Còn ở Việt Nam đói là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống tối thiểu và thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu vật chất để duy trì cuộc sống hay nói cách khác đó là một bộ phận dân cư hàng năm thiếu ăn, đứt bữa, thường xuyên phải vay nợ và thiếu khả năng chi trả. 1.2.6. Chuẩn mực đánh giá đói nghèo Chuẩn mực đói nghèo là thước đo nhằm xác định số lượng nghèo và đánh giá mức độ đói nghèo. Vì vậy, vạch ra giới hạn đói nghèo được coi là một bước đầu tiên để đánh giá về thực trạng đói nghèo. Chuẩn mực đói nghèo luôn thay đổi và tùy thuộc vào trình độ phát triển của các quốc gia. 1.2.7. Chuẩn mực đói nghèo thế giới Phương pháp xác định đường đói nghèo theo tiêu chuẩn quốc gia do Tổng cục Thống kê, Ngân hàng thế giới xác định và được thực hiện trong các cuộc khảo sát mức sống dân cư ở Việt Nam. Đường đói nghèo ở mức thấp được gọi là đường đói nghèo về lương thực, thực phẩm. Ngưỡng nghèo lương thực, thực phẩm tiêu thụ SVTH: Vương Văn Thanh Lớp: Quản trị nhân lực - KV19 6 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phạm Thúy Hương đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng bảo đảm cho một cuộc sống khỏe mạnh. Chi tiêu cơ bản nhất về lượng dinh dưỡng đưa vào cơ thể là lượng Calo tiêu dùng. Tổ chức Y tế thế giới và các cơ quan khác đã xây dựng mức Calo tối thiểu cần thiết cho mỗi cơ thể theo thể trạng con người. Nhìn chung, nhiều nước dùng chuẩn mực 1/3 mức thu nhập bình quân của toàn xã hội là mức để đánh giá đói nghèo. Trong đó, các nước phát triển, chẳng hạn, năm 1992, Mỹ lấy chuẩn một người trong hộ có mức thu nhập bình quân tháng dưới 71 USD là nghèo khổ (285 USD/năm); các nước đang phát triển: Mỗi nước có một chuẩn mực khác nhau, như Inđônêxia lấy 6 USD/người/tháng. Cũng có những nước dùng chỉ tiêu Calo cho mỗi người trong một ngày cần có, như Ấn Độ 1750 Calo/người/ngày. Bảng 1.1: Tỷ lệ nghèo của Việt Nam theo ngưỡng “1USD/ngày” và “2USD/ngày” Năm Chi tiêu bình quân đầu người (USD PPP/tháng Tỷ lệ người có mức sống dưới 1 USD/ngày (PPP) (%) 2 USD/ngày (PPP) (%) 1990 41,7 50,8 87,0 1993 48,9 39,9 80,5 1996 63,7 23,6 69,4 1998 68,5 16,4 65,4 1999 68,0 19,6 65,9 2000 71,3 15,2 63,5 2001 73,8 14,6 61,8 2002 78,7 13,6 58,2 2003 82,0 12,0 55,8 2004 85,5 10,6 53,4 (Nguồn: Tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, 2006) Quốc tế đánh giá Việt Nam là một quốc gia có nhiều thành công, điểm hình trong việc giảm nghèo. Nếu như năm 1990, tỷ lệ người sống dưới mức 1USD/ngày theo giá tương đương PPP (Purchasing Power Parity), tỷ lệ người có mức sống dưới 1USD/ngày và 2USD/ngày lần lượt là 50,8 và 87%năm 2004 các tỷ lệ này là 10,6 và 53,4%. Bảng 1.2: Tỷ lệ nghèo (theo chuẩn quốc tế) ở Việt Nam Số TT Năm 1993 1998 2002 2004 SVTH: Vương Văn Thanh Lớp: Quản trị nhân lực - KV19 7 [...]... tính đến ngày 31.12.2007 toàn huyện còn 20,49 % tổng số hộ đói nghèo III CHƯƠNG TRÌNH XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI HÒA AN 1 Quá trình hình thành chương trình xoá đói giảm nghèo Từ năm 2006 huyện Hòa An phát động phong trào toàn dân phát triển kinh tế giúp nhau xoá đói giảm nghèo Năm 2006 Chương trình xoá đói giảm nghèo đã được xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện ở hầu hết các xã, thị trấn và đã thu được... núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa IV CÁC CHƯƠNG TRÌNH LỒNG GHÉP VỚI CHƯƠNG TRÌNH XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO 1 Các chương trình lồng ghép gồm: 1.1 Chương trình 773 Có mục tiêu tác động đến xoá đói giảm nghèo là khai hoang tư liệu sản xuất (là đất đai cho người nghèo) , xây dựng các cơ sở phúc lợi xã hội cho các xã nghèo 1.2 Chương trình giáo dục đào tạo Có mục tiêu tác động đến xoá đói giảm nghèo là xoá mù chữ... chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo Để thực hiện chủ trương này và khắc phục những tồn tại trước đây của công tác xoá đói giảm nghèo ở địa phương Đồng thời giao cho các ngành thành viên ban chỉ đạo của tỉnh thành lập tổ chuyên viên giúp việc ban chỉ đạo xây dựng chương trình xoá đói giảm nghèo của huyện Hòa An đoạn 2006-2009 và 2011-2015 SVTH: Vương Văn Thanh 33 Lớp: Quản trị nhân lực... THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN HÒA AN I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HUYỆN HÒA AN 1 Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Cao Bằng có 13 huyện, thị với 199 xã, phường, thị trấn Trong đó có huyện Hoà An là một trong những huyện thuộc trung tâm của tỉnh Cao Bằng và gồm có 21 xã và một thị Trấn với tổng diện tích đất tự nhiên là 661,04 km 2, với tổng chiều dài của huyện là 60 km và chiều... tính đến ngày 31.12.2006 toàn huyện Hòa An còn 46.55% tổng số hộ nghèo SVTH: Vương Văn Thanh Lớp: Quản trị nhân lực - KV19 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phạm Thúy Hương 2 Nguyên nhân đói nghèo ở Hòa An Đói nghèo có nhiều nguyên nhân song ở huyện Hòa An tập trung chủ yếu ở một số nguyên nhân sau: * Nhóm nguyên nhân khách quan: - Là một huyện miện núi có trên 18 xã vùng cao, vùng sâu, vùng đặc biệt... được các chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó có chương trình xoá đói giảm nghèo quốc gia Xoá đói giảm nghèo không chỉ là vấn đề kinh tế đơn thuần, mà nó còn là vấn đề kinh tế - xã hội quan trọng, do đó phải có sự chỉ đạo thống nhất giữa chính sách kinh tế với chính sách xã hội Xuất phát từ điều kiện thực tế của nước ta hiện nay, xoá đói giảm nghèo về kinh tế là điều kiện tiên quyết để xoá đói giảm. .. Có mục tiêu tác động đến xoá đói giảm nghèolà: phát triển văn hoá thông tin cơ sở ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, bố trí cán bộ hoạt động văn hoá, trang bị sách báo và các phương tiện thông tin cho các xã nghèo 1.9 Chương trình phủ sóng phát thanh và truyền hình Có mục tiêu tác động đến xoá đói giảm nghèo: - Cung cấp Tivi, radiô cho các xã vùng cao biên giới, hải đảo và các hộ nghèo thuộc hộ chính sách... Chuẩn mực đói nghèo của Việt Nam Căn cứ vào quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế, nguồn lực tài chính và mức sống thực tế của người dân ở từng vùng, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Việt Nam đưa ra chuẩn nghèo đói nhằm lập danh sách các hộ nghèo từ cấp thôn, xã và danh sách xã nghèo từ các huyện trở lên để hưởng sự trợ giúp của Chính phủ từ chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo và các chính... hành sổ tay trợ giúp pháp lý cho các chuyên viên và cộng tác viên, phát hành tờ gấp pháp lý để hỗ trợ cho các xã, thị trấn để tuyên truyền, phổ biến và giải đáp pháp luật - Tập huấn nghiệp vụ cho các cán bộ trợ giúp pháp lý cấp TW, tỉnh, huyện, xã, thị Trấn - Trợ giúp pháp lý ở 61 tỉnh thành, trợ giúp các vụ việc tư vấn pháp lý 1.6 Chính sách an sinh xã hội, trợ giúp các đối tượng yếu thế * Mục tiêu:... càng giàu đẹp Trong các đơn vị hành chính, sự nghiệp đã chủ động phối hợp với chính quyền phát động tiết kiệm chi phí hành chính, vật tư, văn phòng phẩm, điện thắp sáng, điện thoại sử dụng có hiệu quả trang thiết bị văn phũng, tài sản của cơ quan, quản lý ngân sách theo đúng quy định của nhà nước II THỰC TRẠNG ĐÓI NGHÈO Ở HUYỆN HÒA AN 1 Thực trạng đói nghèo ở Hòa An Hòa An là một huyện miền núi có diện . được ở trường và trong thời gian thực tập năm tháng ở huyện Hòa An tỉnh Cao Bằng nên em đã lựa chọn đề tài Các giải pháp xóa đói giảm nghèo tại huyện Hòa An tỉnh Cao Bằng . Trong quá trình nghiên. chế trong các giải pháp xóa đói giảm nghèo ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn ở huyện Hòa An tỉnh Cao Bằng trong những năm qua. Đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm đẩy nhanh việc. về đói nghèo và xóa đói giảm nghèo, mục đích nghiêm cứu của đề tài là: - Đánh giá thực trạng đói nghèo và những nguyên nhân dẫn đến đói nghèo ở huyện Hòa An tỉnh Cao Bằng. - Thực hiện các giải

Ngày đăng: 20/04/2015, 00:14

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Báo cáo tổng kết công tác xóa đói giảm nghèo huyện Hòa An giai đoạn 2006 - 2010 Khác
2. Biểu giao chỉ tiêu giảm tỉ lệ hộ nghèo năm 2010 của các xã thị trấn (Phòng Lao động thương binh và Xã hội) Khác
3. Đề án chức năng nhiệm vụ của cơ cấu tổ chức của ủy ban nhân dân huyện Khác
4. Một số tài liệu khác của các báo xóa đói giảm nghèo của phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyên Hòa An Khác
5. Trang wed: www.luanvan.com.vn.6.tailieu.vn Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w