1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Áp dụng mô hình ARCH-GARCH đo lường rủi ro thị trường và sử dụng mô hình VaR ước lượng tổn thất của danh mục một số cổ phiếu nhóm ngành dược phẩm trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2

49 1K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 1,9 MB

Nội dung

Mô hình VaR là một trong những mô hình quản trị rủi ro thị trường của tài sản,danh mục; VaR giúp nhà đầu tư ước tính được mức độ tổn thất có thể xảy ra qua đó có những giải pháp xử lý ph

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ RỦI RO THỊ TRƯỜNG VÀ MÔ HÌNH VaR 4

I RỦI RO THỊ TRƯỜNG 4

1 Khái niệm 4

2 Tổn thất 5

3 Rủi ro trên thị trường chứng khoán 7

II MÔ HÌNH VAR 8

1 Nguồn gốc ra đời và quá trình phát triển 8

2 Khái niệm VaR 8

3 Mô hình VaR 9

4 Mô hình kinh tế lượng ước lượng VaR – Mô hình ARMA(m,n) và GARCH (p,q) .11 CHƯƠNG II: DANH MỤC CỔ PHIẾU 13

I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DANH MỤC ĐẦU TƯ 13

1 Khái niệm 13

2 Đặc điểm 14

3 Vai trò của danh mục đầu tư trên thị trường chứng khoán 16

II DANH MỤC CỔ PHIẾU 17

1 Lập danh mục cổ phiếu 17

2 Tổng quan chung về ngành dược phẩm 18

3 Giới thiệu về các cổ phiếu trong danh mục đầu tư 20

CHƯƠNG III: ỨNG DỤNG MÔ HÌNH TRÊN DANH MỤC CỔ PHIẾU 22

I KIỂM ĐỊNH CÁC GIẢ THIẾT 25

1 Kiểm định phân phối chuẩn 25

2 Kiểm định tính dừng 26

Trang 2

II ƯỚC LƯỢNG MÔ HÌNH ARMA CỦA CHUỖI LỢI SUẤT CỔ PHIẾU 28

1 Lược đồ tự tương quan của chuỗi lợi suất 28

2 Ước lượng mô hình 29

3 Kiểm định mô hình 30

III KIỂM ĐỊNH HIỆU ỨNG ARCH – GARCH 33

1 Kiểm định ARCH LM 33

2 Lược đồ tự tương quan bình phương phần dư 34

IV ĐỊNH DẠNG MÔ HÌNH ARCH, GARCH 35

1 Ước lượng mô hình 35

2 Kiểm định 37

V ƯỚC LƯỢNG TỔN THẤT 40

1 Cổ phiếu DHG 40

2 Cổ phiếu DMC 41

3 Danh mục cổ phiếu 42

VI HẬU KIỂM MÔ HÌNH VaR 43

TÀI LIỆU THAM KHẢO 46

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Thị trường chứng khoán đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nềnkinh tế các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam Sự phát triển của thị trườngchứng khoán có tác động tích cực đối với sự phát triển của đất nước, thúc đẩy sựtích tụ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh góp phần đẩy nhanh tốc độ tăngtrưởng kinh tế

Thị trường chứng khoán là một kênh đầu tư hấp dẫn hứa hẹn đem lợi nhuậncao, chính vì vậy nó ngày càng thu hút nhiều tầng lớp nhân dân tham gia,cả nhữngngười am hiểu lẫn những người chưa tường tận Lợi nhuận cao luôn đi kèm với rủi

ro cao, đặc biệt đối với một thị trường chứng khoán non trẻ như thị trường chứngkhoán Việt Nam Chính vì vậy chúng ta cần có những giải pháp để giảm thiểu rủi rotrong đầu tư chứng khoán mà vẫn đạt được lợi nhuận mong muốn

Mô hình VaR là một trong những mô hình quản trị rủi ro thị trường của tài sản,danh mục; VaR giúp nhà đầu tư ước tính được mức độ tổn thất có thể xảy ra qua đó

có những giải pháp xử lý phòng hộ rủi ro, nâng cao hiệu quả đầu tư

Xuất phát từ mục đích trên, em chọn đề tài “ Áp dụng mô hình GARCH đo lường rủi ro thị trường và sử dụng mô hình VaR ước lượng tổn thất của danh mục một số cổ phiếu nhóm ngành dược phẩm trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2009-2011”.

ARCH-Chuyên đề nghiên cứu danh mục gồm 2 cổ phiếu nhóm ngành dược phẩm(DHG, DMC) trên thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian từ ngày 02/01/2009đến ngày 30/12/2011

Chuyên đề được kết cấu gồm ba chương:

Chương I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ RỦI RO THỊ TRƯỜNG VÀ MÔ HÌNH VaR

Chương II: DANH MỤC CỔ PHIẾU

Chương III: ỨNG DỤNG MÔ HÌNH TRÊN DANH MỤC CỔ PHIẾU

Em xin chân thành cám ơn thầy Hoàng Đình Tuấn đã tận tình giúp đỡ emtrong quá trình học tập cũng như trong quá trình hoàn thành chuyên đề thực tập này

Trang 4

Tùy thuộc vào nguyên nhân, nguồn gốc gây ra rủi ro, ta có thể phân loại rủi rotheo nhiều cách khác nhau Trong đầu tư chứng khoán, người ta thường phân rủi rothành rủi ro có hệ thống và rủi ro phi hệ thống.

Rủi ro có hệ thống là loại rủi ro tác động đến toàn bộ thị trường Rủi ro này

chịu tác động của các điều kiện kinh tế chung như lạm phát, tỷ giá hối đoái, lãisuất…đó là các yếu tố nằm ngoài công ty, không thể kiểm soát được

Rủi ro phi hệ thống là loại rủi ro chỉ tác động đến một chứng khoán hay một

nhóm nhỏ các chứng khoán Rủi ro này do các yếu tố nội tại của công ty gây ra và

nó có thể kiểm soát được

Thông thường, rủi ro đối với công ty thường được phân tích trên hai giác độ:Rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính

Rủi ro kinh doanh là rủi ro do sự thay đổi bất lợi về tình hình cung cầu hàng

hóa, dịch vụ của doanh nghiệp hay là sự thay đổi bất lợi môi trường kinh doanh củadoanh nghiệp

Rủi ro tài chính là một rủi ro được quan niệm là hậu quả của sự biến động

không lường trước được của giá trị tài sản hoặc giá trị các khoản nợ đối với tổ chứctài chính và nhà đầu tư trong quá trình hoạt động của thị trường tài chính

Theo khái niệm trên, ta có thể phân loại các hình thức, loại hình rủi ro tàichính như sau: rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động

và rủi ro pháp lý

Trong khuôn khổ chuyên đề ta sẽ xét rủi ro thị trường

Trang 5

1.2 Rủi ro thị trường

Rủi ro thị trường là loại rủi ro phát sinh do sự biến động về giá cả trên thịtrường tài chính

Trên thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu luôn biến động, không có cách nào

dễ dàng để biết được khi nào nó biến động, biến động theo chiều hướng nào vàtrong bao lâu Nguyên nhân của sự biến động là do cách nhìn nhận, phản ứng củacác nhà đầu tư khác nhau về từng loại cổ phiếu hoặc nhóm cổ phiếu.Các nhà đầu tưthường quyết định việc mua bán chứng khoán dựa trên hai nhóm sự kiện: Một lànhóm các sự kiện hữu hình như các sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội; Hai là nhómcác sự kiện vô hình do yếu tố tâm lý thị trường

2 Tổn thất

2.1 Khái niệm

Khi xảy ra rủi ro, hậu quả thường rất khó lường và nếu các tổ chức tài chính,các chính phủ không có đối sách hữu hiệu thì chúng sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đếnhoạt động của toàn bộ nền kinh tế Những thiệt hại đối với nhà đầu tư do rủi ro gọi

là tổn thất

Nếu tổn thất xảy ra với nhiều nhà đầu tư thì có thể dẫn đến sự khủng hoảng đổ

vỡ của các định chế, tồi tệ hơn là của chính thị trường tài chính

Hiện nay, thuật ngữ “rủi ro” và “tổn thất” ( hay nguy cơ rủi ro) thường được

sử dụng lẫn với nhau

2.2 Một số thí dụ về tổn thất

Nền kinh tế thế giới đã chứng kiến nhiều vụ tổn thất lớn, có thể điểm qua một

số vụ việc dưới đây:

Ngày 19/10/1987 – Ngày thứ hai đen tối

Tại thị trường London, chỉ số FTSE đột ngột giảm 30% chỉ sau 3 ngày Chỉ sốcông nghiệp Dow Jones tụt xuống 22,6% - đây là mức giảm nhiều nhất chưa từng

có trong một ngày giao dịch Tính đến trước khi tháng10 kết thúc, thị trườngHongKong giảm 41,8% điểm, Canada giảm 22,5% điểm, Australia giảm 45,8%điểm và Anh giảm 26,4% điểm Cuộc khủng hoảng tồi tệ này có mức thiệt hại lớngấp hai lần so với cuộc khủng hoảng trước đó vào ngày 29/10/1929 – giảm khoảng11,7% và nền kinh tế bắt đầu rơi vào cuộc đại suy thoái

Trang 6

Vụ phá sản của ngân hàng Barings (Anh) năm 1995

Barings thành lập năm 1762, là một ngân hàng thương mại lâu đời, có uy tínnhất London Ngày 26/2/1995, Barings đã tuyên bố phá sản, thiệt hại xấp xỉ 13 tỷUSD Căn nguyên của mọi chuyện bắt nguồn từ việc một nhân viên của ngân hàngtại chi nhánh Singapore, Nick Leeson, gây nên khoản lỗ tới 1,4 tỷ USD, do đầu cơvào các hợp đồng tương lai Leeson đã che giấu sai lầm của mình với hy vọng kéodài thời gian chờ thị trường hồi phục song mọi việc lại đi theo hướng ngược lại.Barings bị bán cho ING, tập đoàn Tài chính có trụ sở tại Hà Lan, với giá 1 bảng

Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997

Cuộc khủng hoảng này còn được gọi là cuộc khủng hoảng tiền tệ châu Á, nóbắt đầu từ Thái Lan rồi ảnh hưởng đến các thị trường chứng khoán, trung tâm tiền tệlớn và giá cả của những tài sản khác ở một vài nước châu Á Ngày 3/7/1997, mộtngày sau khi cuộc khủng hoảng bắt đầu tại Thái Lan, ngân hàng trung ươngPhillipines bị buộc phải can thiệp sâu vào thị trường nhằm bảo vệ đồng Peso Chỉ sốHang Seng của HongKong tụt 23% chỉ trong vòng 3 ngày từ 20 – 23/10/1997…

Sự đổ vỡ của công ty “ Quản lý quỹ đầu tư vốn dài hạn” năm 1998

Quỹ này được điều hành bởi một số nhà tài phiệt phố Wall kết hợp với một sốchuyên gia tài chính lỗi lạc (đã từng đạt giải Nobel kinh tế) Năm 1998, quỹ mấtkhả năng thanh toán món nợ khổng lồ 100 tỷ USD, buộc FED phải hỗ trợ 3,5 tỷUSD Sự kiện này gây thiệt hại hàng tỷ USD đối với các cổ đông và nhà đầu tư củaquỹ

Khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 - 2009

Cuộc khủng hoảng này là cuộc khủng hoảng đầu tiên của thế kỉ 21, có thể gọiđây là cuộc khủng hoảng của các nhà băng, cuộc khủng hoảng tín dụng hay cuộckhủng hoảng phi vật chất Khủng hoảng tài chính bùng phát tại Mỹ sau đó lan rộngtoàn cầu, kéo theo sự sụp đổ của nhiều định chế tài chính khổng lỗ Hàng loạt ngânhàng tuyên bố phá sản, bị mua lại hoặc bị kiểm soát đặc biệt Ngày 15/09/ 2008,ngân hàng Đầu tư lớn thứ 4 nước Mỹ Lehman Brothers tuyên bố phá sản sau 158năm tồn tại, đã làm rung chuyển không chỉ trong nước Mỹ mà còn trên toàn thếgiới Đúng 10 ngày sau, Washington Mutual tạo nên vụ phá sản ngân hàng lớn nhấttrong lịch sử với tổng tài sản thiệt hại lên đến 307 tỷ USD Ngân hàng đầu tư số mộtnước Mỹ, Merill Lynch cũng bị thâu tóm bởi Bank of America Chính phủ Mỹ đãbuộc phải bơm 85 tỷ USD vào AIG – tập đoàn bảo hiểm lớn nhất thế giới, để tránhcho thị trường tài chính nước này một kết cục tồi tệ hơn

Trang 7

3 Rủi ro trên thị trường chứng khoán

Trong bất cứ hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng đều tiềm ẩn rủi ro, thịtrường chứng khoán cũng vậy Thông thường rủi ro càng cao thì mức sinh lợi kỳvọng càng cao Nhiều nhà đầu tư chấp nhận mức độ rủi ro cao để có khả năng thuđược lợi nhuận cao trong tương lai Tuy nhiên rủi ro rất đa dạng và không phải loạirủi ro nào nhà đầu tư cũng kiểm soát được

Thị trường chứng khoán Việt Nam còn rất non trẻ, tồn tại nhiều bất cập lớnchính vì vậy càng tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với các nhà đầu tư Hàng hóa (các loạichứng khoán) trên thị trường chứng khoán còn hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầucủa nhà đầu tư; Việt Nam chưa có khung pháp lý đồng bộ và đầy đủ cho sự hoạtđộng của thị trường chứng khoán; Thiếu cán bộ quản lý giám sát hoạt động của thịtrường chứng khoán…Những điều này làm cho số lượng nhà đầu tư tham gia thịtrường chứng khoán mặc dù ngày càng đông đảo song hệ thống nhà đầu tư lại chưa

đa dạng, cấu trúc cầu đầu tư chưa bảo đảm sự tăng trưởng một cách bền vững.Thị trường chứng khoán rất nhạy cảm với các hoạt động kinh tế và chịu nhiềutác động từ tình hình kinh tế vĩ mô Nền kinh tế thế giới đang trong giai đoạn bấtổn: sự mất cân bằng kéo dài trong khu vực tài chính và khu vực tài khóa tại các nềnkinh tế phát triển; giá dầu tăng cao làm tăng chi phí đầu vào; tình trạng thất nghiệptại các nước phát triển; nguy cơ khủng hoảng nợ công lan rộng sang nhiều nước tạikhu vực châu Âu; áp lực lạm phát cao ở nhiều quốc gia đang phát triển và mớinổi… Cùng chung với sự bất ổn của kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam cũngđang đối mặt với nhiều khó khăn thách thức lớn: Tỷ lệ lạm phát ở mức cao, tăngtrưởng thấp, thâm hụt cán cân thương mại, lãi suất tăng cao… gây khó khăn chohoạt động sản xuất kinh doanh Chính vì vậy thị trường chứng khoán Việt Namcàng tiềm ẩn nhiều rủi ro khó lường đối với các nhà đầu tư

Nhà đầu tư cần tìm kiếm các giải pháp để đối phó, giảm thiểu nguy cơ rủi rongày càng tăng trên thị trường chứng khoán nhằm đảm bảo thu nhập và hạn chếthiệt hại Phương pháp “Giá trị rủi ro” – VaR là một trong những phương pháp quảntrị rủi ro, giúp nhà đầu tư ước tính được mức độ tổn thất có thể xảy ra, từ đó cónhững biện pháp xử lý phòng họ, bảo toàn vốn, tài sản

Trang 8

II MÔ HÌNH VAR

1 Nguồn gốc ra đời và quá trình phát triển

Đo lường rủi ro là một vấn đề được đề cập từ lâu trong thống kê, kinh tế và tàichính Quản trị rủi ro tài chính cũng là mối quan tâm của các nhà quản lý, điều hànhtrong suốt thời gian dài Các nghiên cứu trong quá khứ chứng tỏ rằng người ta đãmuốn tiếp cận VaR từ rất lâu Nhưng VaR chỉ được định nghĩa một cách chính xáccho đến cuối những năm 1980

Harry Markowitz là người đầu tiên tiếp cận giá trị VaR vào năm 1952 Trongbài báo “ Porfolio Selection” ông đã dựa vào ma trận hiệp phương sai lợi suất đểphát triển phương pháp tối ưu danh mục đầu tư

Cuối thập niên 80 và đầu thập niên 90, một số tổ chức đã thực hiện tính toánVaR để hỗ trợ cho việc phân bổ vốn đầu tư và hạn chế rủi ro thị trường

VaR được ứng dụng rộng rãi nhất tại ngân hàng JP Morgan, ngân hàng nàycũng là nơi công bố rất nhiều phương pháp VaR và cho phép truy cập miễn phí dữliệu các tham số ước lượng cần thiết trong năm 1994

Ngày 19-10-1987, còn gọi là “ngày thứ hai đen tối”, các thị trường chứngkhoán đổ vỡ ở châu Á và châu Âu sau khi thị trường chứng khoán ở New Yorkgiảm sút Sau sự kiện này, Ngân hàng thanh toán quốc tế công bố “hiệp định BaselI” vào năm 1988, đến năm 1996 có bổ sung “hiệp định Basel II” trong đó quy địnhcác tổ chức tài chính ngân hàng và phi ngân hàng phải lập quỹ dự phòng Muốnvậy, các ngân hàng cũng như các nhà đầu tư phải ước tính được tổn thất của tài sảnhay danh mục nắm giữ do rủi ro thị trường, do đó VaR được khuyến nghị sử dụng

2 Khái niệm VaR

VaR của danh mục hay tài sản thể hiện mức độ tổn thất có thể xảy ra trongmột khoảng thời gian nhất định với mức độ tin cậy nhất định

VaR trả lời câu hỏi giá trị cao nhất có thể mất đi khi nắm giữ danh mục hay tàisản đó dưới những điều kiện thị trường bình thường trên cơ sở một quãng thời gian

Trang 9

3 Mô hình VaR

3.1 Dẫn xuất mô hình

Giả sử nhà tư nắm giữ một danh mục tài sản P Tại thời điểm t, giá trị của danhmục đầu tư là V t Tại thời điểm tương lai (t+k), giá trị của danh mục đầu tư lúc này

V k; k gọi là độ dài chu kỳ

Khi đó, giá trị V(k) V kV t cho biết sự thay đổi giá trị của danh mục P,)

(k

V

 gọi là hàm lỗ - lãi (P&L(k)) k chu kỳ của danh mục

V k là một biến ngẫu nhiên nên V (k) cũng là một biến ngẫu nhiên F k ( x)

là hàm phân phối xác suất của biến ngẫu nhiên V (k)

Khi đó P(V (k) ≤ xα) = α, với 0 < α < 1, thì giá trị xα gọi là “phân vị mức α”

của hàm phân bố Fk

Xem xét nhà đầu tư ở vị thế trường vị, khi V(k)  0 tức là nhà đầu tư sẽ chịutổn thất P(V (k) ≤ xα) = α ta nói rằng xác suất để nhà đầu tư chịu tổn thất dướimức xα (xα <0) là α

Ngược lại, nhà đầu tư ở vị thế đoản vị, V(k)  0 tức là nhà đầu tư sẽ chịu tổnthất P(V (k)  xα) = 1 - P(V (k) ≤ xα) = 1 - α ta nói rằng xác suất để nhà đầu tưchịu mức tổn thất trên mức xα (xα >0) là 1- α

3.2 Mô hình

VaR của một danh mục với chu kỳ k và độ tin cậy ( 1   ) 100 %là mức phân

vị  của hàm phân phối xác xuất F k ( x) Ta kí hiệu là VaR(k,  ); đại lượng nàymang dấu âm biểu thị tổn thất ( thua lỗ)

Như vậy ta có Pr( V(k) VaR(k,  ))  

Suy ra ý nghĩa của VaR(k, α) : nhà đầu tư nắm giữ một danh mục P và saumột chu kỳ k với độ tin cậy (1- α)100%, nhà đầu tư khả năng tổn thất một khoản sẽbằng VaR(k, α) trong điều kiện hoạt động bình thường

3.3 Các giả thiết

Trang 10

Giá trị rủi ro (VaR) thông thường phụ thuộc vào các giả định sau đây ( trừ một

số phương pháp tiếp cận VaR phi tham số)

Bước ngẫu nhiên :

Một biến Y t được định nghĩa là một bước ngẫu nhiên nếu Y tY t1u t màtrong đó u tlà nhiễu trắng (có trung bình bằng không, phương sai không đổi và hiệpphương sai bằng không) Khi đó:

) ( ) ( ) ( )

(Y tE Y t1 E u tE Y t1

Điều này có nghĩa là kỳ vọng của Y t không đổi Với giả thiết này, người tatin rằng giá trị tương lai không phụ thuộc vào giá trị trong quá khứ

Giá trị không âm:

Các tài sản phải là các giá trị không âm

Thời gian cố định

Theo giả thiết này, điều gì đúng cho một khoảng thời gian thì cũng đúng chonhiều khoảng thời gian Chẳng hạn như nếu khoảng thời gian là một tháng thì cũng

có thể mở rộng cho một năm

Phân phối chuẩn :

Mô hình VaR sử dụng phổ biến đối với lợi suất thường giả định lợi suất tài sản(danh mục) có phân phối chuẩn với kỳ vọng  và phương sai 2

 , chỉ trừ một sốphương pháp tiếp cận phi tham số như Monte Carlo

4 Mô hình kinh tế lượng ước lượng VaR – Mô hình ARMA(m,n) và

GARCH (p,q)

Trang 11

Trong thực hành ta có thể sử dụng nhiều mô hình VaR khác nhau, thường chiathành hai loại chính là mô hình VaR tham số và mô hình VaR phi tham số Theocách tiếp cận phi tham số có đại diên là mô hình Historical Simulation, còn theocách tiếp cận tham số có đại diện là mô hình VaR- RiskMetrics, mô hình kinh tếlượng ước lượng VaR – ARMA(m,n) và GARCH(p,q) Chuyên đề này sẽ trình bày

mô hình kinh tế lượng ước lượng VaR – ARMA(m,n) và GARCH(p,q)

Xét chuỗi thời gian lợi suất của danh mục (hoặc tài sản) {r t}, mô hình VaRthường giả định  r t tuân theo một phân phối định trước thông thường là phân phốichuẩn , với tham số kỳ vọng (  )và độ lệch chuẩn (  )

Trong thực tế để ước lượng các tham số t, ttrong công thức VaR phải sửdụng các chuỗi  r t Kinh nghiệm thực tế cho thấy việc lựa chọn mô hình kinh tếlượng dạng ARMA(m,n) mô tả lợi suất r t và mô hình GARCH(p,q) mô tả phươngsai 2

t

 tỏ ra đáng tin cậy Mô hình có dạng như sau:

t t

t

n i

i t i m

i

t i t i t

u

u u

r r

j t j p

j

j t j

1

2 1

2 0

) , 0 (

Phương trình (5.1) gọi là “phương trình kỳ vọng” Phương trình (5.2) gọi là

“phương trình phương sai”

Ngoài ra ta có thể sử dụng một số dạng khác của GARCH: I_GARCH,M_GARCH, E_GARCH, T_GARCH Nội dung chi tiết có thể tham khảo tài liệu 1trong mục “TÀI LIỆU THAM KHẢO”

4.1 Ước lượng VaR đối với lợi suất tài sản

Sau khi ước lượng các phương trình trên, ta dự báo 1 – bước các giá trị rˆ  , ˆ 2,

 ˆ tức là dự báo một ngày nếu số liệu sử dụng để ước lượng theo ngày

Ta có công thức ước lượng VaR sau:

Nếu t ~ IIDN( 0 , 1 ) ta có:

Trang 12

Nếu muốn ước lượng VaR k ngày thì khi đó ta thay các dự báo 1-bước rˆ ,  ˆ

bằng các dự báo k bước vào trong các công thức trên

4.2 Ước lượng VaR đối với danh mục

P w r

r

1 

N i i i

P w r r

i x r

1Giả thiết rằng lợi suất các tài sản trong danh mục ~ ( , 2 )

i

i N

r   với i 1 ,N , dovậy ta suy ra: & ( ) ~ ( , 2 )

&

&L P L P

N k L

Trang 13

DANH MỤC CỔ PHIẾU

1. Khái niệm

Danh mục đầu tư là sự kết hợp của hai hay nhiều tài sản trong tổng giá trị đầu

tư của nhà đầu tư hay tổ chức đầu tư

Nhà đầu tư thực hiện đầu tư bằng cách chọn vị thế đối với các tài sản, vì vậydanh mục đầu tư cho ta một danh sách các vị thế của nhà đầu tư đối với tài sản.Tài sản trong danh mục đầu tư rất đa dạng, có thể là cổ phiếu, trái phiếu, hoặcmột số tài sản khác như bất động sản, quyền chọn, hợp đồng tương lai …

Giả sử một danh mục đầu tư P gồm N tài sản ( được đánh số từ 1 đến N) Gọi

X là khoản tiền đầu tư ban đầu

Ký hiệux ilà khoản tiền đầu tư vào tài sản i, k ilà số lượng tài sản, S ilà giácủa tài sản tại thời điểm nhà đầu tư bắt đầu thực hiện đầu tư

i

i S k x

X

1 1

w

1

1

Trang 14

2. Đặc điểm

2.1 Lợi suất

Lợi suất của tài sản

Ta xét một tài sản, ký hiệu S t,S t1,S tk là giá tài sản tại các thời điểm tươngứng t, (t 1 ), (tk).

Lợi suất trong một chu kỳ [t  1 ,t]của tài sản:

1 1

S S r

Lợi suất trong k chu kỳ [t  k,t]của tài sản:

k t

k t t t

S

S S k r

 ] [

Nếu trong chu kỳ tính lợi suất tài sản có phát sinh thu nhập thì phải cộng thêmkhoản này vào giá cuối kỳ Nếu tài sản là cổ phiếu và trong chu kỳ tính lợi suất cổphiếu hưởng cổ tức D, khi đó lợi suất của cổ phiếu được tính theo công thức:

1 1

t

S

S D S r

Lợi suất kỳ vọng hay còn gọi là lợi suất trung bình của tài sản trong một chu

kỳ nắm giữ, ký hiệu r t , là kỳ vọng toán của r t :

) ( t

t E r

r 

Trên thực tế, chu kỳ tính lợi suất khá ngắn ( phiên, ngày giao dịch, tuần) nênlợi suất khá nhỏ do vậy người ta thường tính lợi suất tài sản xấp xỉ bằng loga lợisuất:

S

S Ln r

t

S Ln k

r[ ]

Trang 15

 Lợi suất của danh mục đầu tư

w

Lợi suất danh mục P:

),'(

1

r W r w

r N

i i i

P  

Lợi suất kỳ vọng của danh mục P:

N i i i

P w r r

 

 

N i

N j

ij j i

P  '

Trong đó:

Trang 16

N i N j j

i r r Cov

, 1 )]

, (

P  '

3. Vai trò của danh mục đầu tư trên thị trường chứng khoán

Nhà đầu tư hoặc các tổ chức đầu tư thường tiến hành đầu tư theo danh mục, họ

bỏ vốn vào các cổ phiếu, trái phiếu có độ rủi ro khác nhau dựa trên những tỷ lệ đầu

tư không giống nhau trên thị trường, xây dựng nên một cơ cấu tài sản hợp lý để cóthể hạn chế tối đa rủi ro đầu tư Phân tán hóa đầu tư không hoàn toàn có thể xóa bỏđược hết rủi ro song có thể làm giảm bớt mức độ rủi ro Nếu đầu tư tất cả vốn vàomột loại cổ phiếu nào đó, khi tình hình kinh doanh của công ty đó không được tốt,thậm chí phá sản thì nhà đầu tư không những không thu được cổ tức mà còn bị mất

cả vốn Nếu như đầu tư vào nhiều loại chứng khoán, cho dù có một vài loại chứngkhoán trong danh mục gặp rủi ro thì ta vẫn có thể thu được lợi từ những chứngkhoán khác để bù đắp lại thiệt hại

Khi đầu tư theo danh mục, nhà đầu tư cần có phương hướng đầu tư hợp lí Nhàđầu tư không những đầu tư vào những cổ phiếu có mức thu lợi cao mà còn cần đầu

tư vào những trái phiếu có mức thu lợi thấp nhưng tương đối an toàn Nhà đầu tưphải nghĩ đến vấn đề rủi ro trước khi thực hiện đầu tư và luôn ghi nhớ rằng:” Ở đâu

có rủi ro cao thì ở đó có lợi nhuận cao”, do vậy có nhiều nhà đầu tư lao đầu vàonhững chứng khoán rủi ro cao với tư tưởng “ được ăn cả ngã về không” Nhà đầu tư

Trang 17

chứng khoán phải biết suy tính rủi ro cao đến mức nào thì chấp nhận được và lợinhuận thấp đến mức nào thì vẫn chấp nhận để đầu tư an toàn hơn.

Nhà đầu tư xác định mục tiêu trong việc lựa chọn danh mục, thường có haimục tiêu đầu tư đó là phòng hộ rủi ro và đầu cơ Nhà đầu tư có thể căn cứ vào nhiềuphương pháp khác nhau để xây dựng danh mục đáp ứng mục tiêu đề ra, trong đó cóphương pháp phân tích trung bình – phương sai (MV), bạn đọc có thể tham khảo tàiliệu số 3 trong mục “ TÀI LIỆU THAM KHẢO”

3.1 Vai trò của danh mục đầu tư đối với cá nhân nhà đầu tư

Đầu tư chứng khoán theo danh mục giúp nhà đầu tư đảm bảo được các yêu cầu

về lợi suất đầu tư Khi các điều kiện trên thị trường thay đổi, nhà đầu tư có thể điềuchỉnh danh mục để phù hợp với theo lợi suất yêu cầu

Đầu tư chứng khoán theo danh mục giúp nhà đầu tư đa dạng hóa rủi ro Nhàđầu tư có thể kết hợp chứng khoán theo sự đối trọng về mức độ rủi ro, đối trọnggiữa những ngành có đặc điểm sản xuất kinh doanh độc lập với nhau… Việc đadạng hóa này giúp nhà đầu tư tránh được rủi ro hệ thống khi trong danh mục xuấthiện quá nhiều chứng khoán có cùng một tập tính vận động

Nhà đầu tư có thể đầu tư vốn của mình vào chứng khoán gián tiếp qua cáccông ty chuyên nghiệp Công ty được hưởng phí quản lý danh mục đầu tư và tựquyết định việc thành lập danh mục đầu tư cho khác hành trong khuôn khổ hợpđồng thoả thuận với khách hàng

3.2 Vai trò của danh mục đầu tư đối với tổ chức kinh doanh chứng khoán

Đầu tư chứng khoán đã và đang là một lĩnh vực thu hút các tổ chức kinh doanhtham gia nhằm tăng nguồn lợi nhuận Các tổ chức kinh doanh có đặc điểm là nguồnvốn lớn với đội ngũ cán bộ chuyên môn cao Đầu tư bằng danh mục giúp cho các tổchức thu được khoản lợi nhuận dự tính mà vẫn đảm bảo khả năng an toàn hoạtđộng

Ngoài ra các công ty tài chính cũng có thể tăng doanh thu từ việc thu phí tưvấn đầu tư, quản lý danh mục đầu tư…

Trang 18

II. DANH MỤC CỔ PHIẾU

1 Lập danh mục cổ phiếu

Chuyên đề nghiên cứu cổ phiếu nhóm ngành dược phẩm đã niêm yết trên thịtrường chứng khoán tập trung Việt Nam, có thời gian niêm yết từ đầu năm 2009 đếncuối năm 2011 Hiện nay, nhóm ngành dược phẩm đã có 18 công ty niêm yết trênsàn song chỉ có 2 công ty có giao dịch đều đặn và thỏa mãn thời gian nghiên cứu,

đó là công ty cổ phần dược phẩm Hậu Giang (DHG) và công ty cổ phần xuất nhậpkhẩu y tế DOMESCO (DMC)

Ta lập danh mục đầu tư gồm hai cổ phiếu: DHG, DMC với tỷ trọng lần lượt là50%, 50% Số liệu quan sát từ ngày 02/01/2009 đến ngày 30/12/2011

2 Tổng quan chung về ngành dược phẩm

2.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Ngành dược Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển từ khi còn sản xuấtthủ công cho đến khi hội nhập công nghiệp dược thế giới

Giai đoạn 1975 - 1990: Ngành dược Việt Nam trong giai đoạn bao cấp Trong

giai đoạn này, ngành chủ yếu gồm các doanh nghiệp nhà nước, sản xuất không đáng

kể Mức tiêu thụ bình quân thuốc trên đầu người đạt khoảng 0,5 – 1 USD/ năm,thuốc còn khan hiếm, tiêu chuẩn chất lượng chưa được chú trọng

Giai đoạn 1991 – 2005: Ngành dược bước vào thời kỳ đổi mới, thực hiện

chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường Các xí nghiệp trong ngànhthực hiện thay đổi cơ cấu tập trung, cổ phần hóa đầu tư sản xuất, đầu tư theo chiềusâu, nâng cấp để thực hiện tốt các quy định về thực hành tốt sản xuất GMP Sốlượng thuốc được sản xuất ngày càng tăng Cục quản lý dược được thành lập LuậtDược cũng được ban hành, làm cơ sở pháp lý cao nhất điều chỉnh toàn bộ hoạt độngtrong lĩnh vực dược

Giai đoạn 2006 – 2007: Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát

triển, ngành dược đạt được tốc độ tăng trưởng cao khoảng 18 – 20%/ năm ViệtNam gia nhập WTO đã có những ảnh hưởng nhất định đến ngành dược Bên cạnhnhững thuận lợi về môi trường đầu tư, tiếp cận công nghệ mới, đón một lượng vốnđầu tư lớn, có cơ hội lựa chọn nguồn nguyên liệu đa dạng với chi phí hợp lý…,ngành dược phải đối mặt với không ít khó khăn như: năng lực cạnh tranh yếu, thiếu

Trang 19

hiểu biết các quy định về sở hữu trí tuệ; thiếu vốn, kĩ thuật công nghệ; chính phủcam kết giảm thuế suất thuế nhập khẩu; nới lỏng chính sách với các doanh nghiệpnước ngoài.

Giai đoạn 2008 đến nay: Ngành dược Việt Nam bước vào thời kỳ cạnh tranh

theo các nguyên tắc cạnh tranh cơ bản kể từ khi Việt Nam tiến hành công cuộc đổimới, chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường và tiếntrình hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng

2.2 Vị thế ngành dược trong nền kinh tế Việt Nam

Theo đánh giá của tổ chức y tế thế giới (WHO), công nghiệp dược Việt Nam ởmức đang phát triển Việt Nam đã có công nghiệp dược nội địa, nhưng đa sốnguyên vật liệu phải nhập khẩu, do đó nhìn nhận một cách khách quan thì côngnghiệp dược Việt Nam vẫn ở mức trung bình – thấp

Thị trường tiêu thụ dược phẩm chiếm khoảng 1,5% GDP và dự báo sẽ là 2%trong năm 2014 Quy mô còn nhỏ bé so với các ngành khác trong nền kinh tế nhưngngành dược có tốc độ tăng trưởng cao, đạt bình quân trên 18% trong 5 năm 2006 -

2010, cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng bình quân của ngành dược toàn cầu(6,2%)

Chi tiêu của người dân cho dược phẩm còn rất thấp Theo cục quản lý Dược,tiền thuốc bình quân đầu người năm 2010 đạt 22,25 USD Trong khi theo thống kêcủa IMS, chi tiêu cho dược phẩm bình quân toàn thế giới ở mức 125 USD/ người/năm Việt Nam đứng cuối bảng về chi tiêu tiền thuốc đầu người năm 2010 trong cácthị trường dược phẩm mới nổi 3 ( gồm Mexico, Thổ Nhĩ Kỳ, Thái Lan, Rumania,

Ai Cập, Ukraine, Pakistan và Việt Nam) với mức bình quân chi tiêu tiền thuốc đầungười của nhóm này là 56 USD/ năm

Khó khăn lớn của ngành dược Việt Nam hiện nay là chưa tự chủ được nguyênliệu phục vụ cho sản xuất trong nước, với trung bình trên 90% nguyên liệu phảinhập khẩu Các công ty dược thường gia công sản phẩm, thiếu một quy trình cungứng và sản xuất dược phẩm liên tục Điều này dễ ảnh hưởng đến giá thuốc khi cóbiến động về tỷ giá hối đoái và chi phí giá nguyên liệu đầu vào trên thế giới Tổngkim ngạch nhập khẩu tăng hàng năm, năm 2010 chiếm 2,1% tổng kim ngạch nhậpkhẩu cả nước

Số lượng doanh nghiệp trong ngành tính đến năm 2010 đạt chừng 200 doanhnghiệp, song quy mô còn nhỏ, chủ yếu sản xuất thuốc phổ thông và phân phối Hiện

Trang 20

nay có 18 công ty ngành dược niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung vớitổng vốn thị trường ước tính 9.026 tỷ đồng.

2.3 Triển vọng phát triển

Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và duy trì trong một thời gian dài đó

là yếu tố thuận lợi giúp ngành dược duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh

Chính phủ Việt Nam có nhiều kế hoạch đầu tư phát triển ngành dược nhằm nângcao chất lượng, tăng thị phần thuốc nội, tăng tỷ lệ nguyên liệu trong nước cho sảnxuất Bên cạnh đó, chính phủ còn củng cố nâng cao quy định về quản lý thuốc, vệsinh an toàn thực phẩm

Việt Nam là một nước đông dân, dự báo sẽ đạt 93 triệu người vào năm 2015.Việc tăng dân số cùng với tăng trưởng thu nhập sẽ thúc đẩy chi tiêu cho dược phẩm.Bên cạnh việc sử dụng thuốc chữa bệnh như một nhu cầu thiết yếu thì các loại thuốc

có tác dụng bồi bổ sức khỏe sẽ được sử dụng nhiều hơn

Trong dài hạn, việc gia nhập WTO sẽ thúc đẩy các công ty dược nội địa nângcao công nghệ, quy mô vốn, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu sản phẩm để có thểcạnh tranh được với các công ty dược nước ngoài Đồng thời việc Việt Nam ra nhậpWTO cũng góp phần nâng cao vị thế của ngành dược Việt Nam thông qua việc hợptác chuyển giao công nghệ với các nước có ngành công nghiệp dược phát triển vàtạo điều kiện cho người tiêu dùng sử dụng những sản phẩm chất lượng cao với giáthành hợp lí

3 Giới thiệu về các cổ phiếu trong danh mục đầu tư

3.1 Công ty cổ phần dược Hậu Giang (DHG)

Lịch sử hình thành

Tiền thân của công ty là xí nghiệp Dược phẩm 2/9, được thành lập ngày02/09/1974 tại tỉnh Cà Mau Ngày 02/09/2004, công ty tiến hành cổ phần hóa vớivốn điều lệ ban đầu là 80 tỷ đồng Ngày 21/12/2006, công ty niêm yết 8.000.000 cổphiếu trên sàn HOSE

Lĩnh vực kinh doanh

Công ty cổ phần Dược Hậu Giang sản xuất kinh doanh dược; xuất khẩu dượcliệu, dược phẩm theo quy định của Bộ Y tế; nhập khẩu thiết bị sản xuất thuốc, dượcliệu, dược phẩm, trang thiết bị y tế; sản xuất kinh doanh xuất khẩu các mặt hàngthực phẩm chế biến Ngoài ra, công ty còn kinh doanh trong các lĩnh vực khác như:

in bao bì; cung cấp dịch vụ nhận và chi trả ngoại tệ; gia công, lắp đặt, sửa chữađiện, điện lạnh…

Trang 21

Vị thế công ty

Về thị phần, DHG Pharma đứng thứ 5 trong các công ty Dược dẫn đầu vàđứng thứ 4 trong các nhà sản xuất Dược phẩm tại Việt Nam ( theo IMS 2010).Doanh thu bán hàng của DHG liên tục tăng và luôn dẫn đầu ngành công nghiệpDược Việt Nam, đạt 2.035 tỷ đổng ( năm 2010)

Công ty DHG có hệ thống phân phối trải rộng với 8 công ty con phân phối, 31đại lý/ chi nhánh, 2 hiệu thuốc và 61 quầy lẻ tại các bệnh viện trên cả nước

Sản phẩm của DHG trong 11 năm liền (1996 – 2006) được người tiêu dùngbình chọn là “ Hàng Việt Nam chất lượng cao” DHG cũng là một trong các doanhnghiệp sản xuất tân dược đầu tiên đạt được các tiêu chuẩn WHO GMP/GLP, ISO9001: 2000, ISO/ IEC 17025

DHG có mạng lưới khách hàng rộng khắp, sản phẩm của DHG được xuất khẩusang nhiều nước như: Moldova, Nga, Mông Cổ, Campuchia… Doanh thu xuất khẩutăng qua từng năm, đạt 21,35 tỷ đồng ( năm 2010)

Dược Hậu Giang nhận được sự tín nhiệm cao từ các ngân hàng thương mại vàcác nhà cung ứng Công ty cũng tạo được uy tín lớn với các đối tác cung ứng do sứcmua ổn định, khối lượng nhập khẩu lớn, thanh toán đúng hạn Điều này càng làmgia tăng lợi thế cạnh tranh của công ty

3.2 Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế DOMESCO (DMC)

Lịch sử hình thành

Công ty thành lập vào tháng 7/1985 với tên gọi là công ty vật tư thiết bị Y tế

mà tiền thân là Trạm vật tư Y tế thuộc sở Y tế tỉnh Đồng Tháp Sau nhiều lần đổitên, ngày 19/05/1989 công ty chính thức đổi tên là Công ty DOMESCO, hoạt độngtheo mô hình doanh nghiệp nhà nước Ngày 01/01/2004, công ty được cổ phần hóavới tên gọi là Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế DOMESCO, vốn điều lệ là 60 tỷđồng

Lĩnh vực kinh doanh

Công ty DMC sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu thuốc, nguyên liệu, phụliệu dùng làm thuốc Bên cạnh đó, công ty còn kinh doanh trong nhiều lĩnh vựckhác như: nước hoa, mỹ phẩm; thực phẩm chế biến, nước uống tinh khiết, nướcuống từ dược liệu; thủy hải sản; thuốc thú y, thức ăn gia súc gia cầm…

Vị thế công ty

Năm 2010, công ty DMC chiếm 2,95% thị phần về tiền thuốc sản xuất trongnước, doanh thu bán hàng hơn 1.043 tỷ đồng

Trang 22

Công ty không ngừng phát triển hệ thống phân phối, điều phối cung cấp hànghóa đúng, đủ và kịp thời cho nhu cầu thị trường Công ty đã có 9 chi nhánh phânphối trên toàn quốc; 2 văn phòng, 4 trung tâm phân phối trong tỉnh Đồng Tháp; 4nhà thuốc bệnh viện và 16 nhà thuốc tư nhân.

Công ty là một trong số ít doanh nghiệp có đầy đủ giấy chứng nhận thực hànhcủa GMP, GLP, GSP trên thị trường ngành dược

Thị trường tiêu thụ của công ty tập trung tại ba khu vực là Đồng bằng sôngCửu Long, thành phố Hồ Chí Minh và miền Bắc, chiếm hơn 76% tổng doanh thu.Hiện công ty vẫn đang tiếp tục mở rộng và đa dạng thị trường tiêu thụ trên phạm vi

cả trong nước và quốc tế Doanh thu tiêu thụ tại thị trường nước ngoài của công tyliên tục phát triển, chiếm 1,35% doanh thu thuần

CHƯƠNG III ỨNG DỤNG MÔ HÌNH TRÊN DANH MỤC

CỔ PHIẾU

Xét hai cổ phiếu DHG, DMC trên thị trường chứng khoán Việt Nam với sốliệu giá đóng cửa sau mỗi phiên từ ngày 02/01/2009 đến ngày 30/12/2011 gồm 746quan sát

Ta đặt tên lợi suất theo từng phiên giao dịch của DHG, DMC lần lượt làR_DHG, R_DMC.Từ bộ số liệu trên ta sử dụng phần mềm Eviews để tiến hànhkiểm định, ước lượng Trước tiên, dùng Eviews tính lợi suất theo từng phiên giaodịch của các cổ phiếu theo công thức sau:

Trang 23

Hình 1.1: Chuỗi giá cổ phiếu DHG

Hình 1.2: Chuỗi giá cổ phiếu DMC

Đồ thị hình 1.1, 1.2 cho biết quỹ đạo giá của cổ phiếu DHG, DMC Giá củaDHG có xu hướng tăng trong khi đó giá của DMC có xu hướng giảm

Trang 24

Hình 1.4: Chuỗi lợi suất cổ phiếu DMC

Đồ thị hình 1.3, 1.4 cho ta biết trực quan độ dao động ( phương sai) của cả hai

cổ phiếu DHG, DMC đều thay đổi theo thời gian vì vậy sử dụng mô hình GARCH

Hình 1.5: Biểu đồ tần suất và miêu tả thống kê R_DHG

Ngày đăng: 24/03/2015, 12:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w