Sau hơn hai năm “đóng băng” do ảnh hưởng bởi cuộc suy giảm kinh tế toàn cầu, TTCK gần đây dường như được “cởi trói”. Trong đó nhiều cổ phiếu BĐS đã “nóng” lên và trở thành tâm điểm dẫn dắt thị trường.
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học kinh tế Quốc Dân DANH MỤC VIẾT TẮT TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh HN : Hà Nội NHNN : Ngân hàng nhà nước TTCK : Thị trường chứng khoán BĐS : Bất động sản NĐT : Nhà đầu tư PTKT : Phân tích kỹ thuật Nguyễn Thị Loan Toán Tài Chính 48 Chuyên đề tốt nghiệp Đại học kinh tế Quốc Dân LỜI MỞ ĐẦU Tại Hội nghị BĐS quốc tế năm 2009 về giải pháp phát triển bền vững thị trường BĐS Việt Nam, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực tài chính và BĐS cho rằng, chứng khoán sẽ là “bà đỡ” giúp thị trường địa ốc phục hồi sau “cơn khát” vốn. Sau hơn hai năm “đóng băng” do ảnh hưởng bởi cuộc suy giảm kinh tế toàn cầu, TTCK gần đây dường như được “cởi trói”. Trong đó nhiều cổ phiếu BĐS đã “nóng” lên và trở thành tâm điểm dẫn dắt thị trường. Một trong những giải pháp đưa thị trường BĐS vào quản lý để phát triển ổn định, theo nhiều chuyên gia là tiến tới thực hiện mô hình “chứng khoán hóa các dự án đầu tư bất động sản”, đưa hàng hóa là nhà đất lên giao dịch trên thị trường chứng khoán tập trung. Phân tích kỹ thuật là cách duy nhất để đo lường cảm xúc của thị trường. Trong đó, mô hình nến Candlestick được sử dụng như một công cụ hữu hiệu nhất, và được nhiều người trên thế giới sử dụng. Mỗi mô hình nến miêu tả một trạng thái tâm lý và hành động của nhà đầu tư tại một thời điểm nhất định. Chính vì con người thường phản ứng giống nhau trong những tình huống tương tự đã làm cho phân tích mô hình nến càng trở nên hữu dụng. Nguyên tắc của Candlestick rất đơn giản và được đúc kết từ yếu tố: “Như thế nào” (Biến động giá) và “Tại sao” (tin tức, tác động của thị trường). Candlestick sử dụng giá quá khứ để xem xét biến động giá tương lai, thực tế quan sát hoạt động giá là phương pháp trực tiếp và có thể tiếp cận dễ dàng nhất để nhận ra những mối quan hệ cung cầu của thị trường, bởi vậy Candlestick là là mô hình xác định thời điểm mua bán và đưa ra quyết định đầu tư. Đây là công cụ hiệu quả để phân tích biến động giá cổ phiếu. Từ vai trò quan trọng của mô hình nến Candlestick và từ những thực tế đặt ra như vậy, sau thời gian thực tập tại Công ty CP Chứng Khoán Artex, em quyết định chọn đề tài “Áp dụng mô hình nến phân tích sự biến động giá của một số cổ phiếu ngành Bất động sản” cho chuyên đề tốt nghiệp của mình . Chuyên đề này chia ra làm ba phần : Lời mở đầu Nội dung chính: Gồm 3 chương Chương I: Tổng quan về Phân tích kỹ thuật và mô hình nến Chương II: Thực trạng nhóm cổ phiếu ngành Bất động sản Chương III: Sử dụng mô hình nến phân tích một số cổ phiếu ngành Bất động sản Kết luận Nguyễn Thị Loan Toán Tài Chính 48 2 Chuyên đề tốt nghiệp Đại học kinh tế Quốc Dân Chuyên đề này được hoàn thành có sự đóng góp tâm huyết của thầy giáo TS. Trần Trọng Nguyên. Em xin chân thành cảm ơn thầy, người đã trực tiếp hướng dẫn em trong quá trình hình thành và hoàn thiện đề tài này. Em cũng xin chân thành cảm ơn Công ty CP Chứng khoán Artex nói chung, Phòng Phân tích – Đầu tư nói riêng đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực tập. BTrong quá trình xây dựng chuyên đề này vẫn còn nhiều thiếu sót do cả yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan. Vì thế em rất mong được sự chỉ bảo, chỉnh sửa của thầy, cô và mọi người để chuyên đề của em hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Nguyễn Thị Loan Toán Tài Chính 48 3 Chuyên đề tốt nghiệp Đại học kinh tế Quốc Dân CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH KỸ THUẬT VÀ MÔ HÌNH NẾN 1.1. Lý thuyết chung về PTKT 1.1.1. PTKT là gì ? PTKT là phương pháp chỉ dựa vào các diễn biến của giá và khối lượng giao dịch trong quá khứ để dự đoán xu thế giá trong tương lai. Cơ sở căn bản cho hướng tiếp cận này là ở chỗ các thông tin về giá và khối lượng trên biểu đồ phản ánh tất cả những gì diễn ra về việc mua hay bán một loại cổ phiếu. Vì biểu đồ tóm tắt và phản ánh kết quả thực của các giao dịch đã thực hiện nên PTKT là cơ sở duy nhất cho việc ra các quyết định đầu tư. 1.1.2. Lịch sử hình thành PTKT Lịch sử của PTKT bắt nguồn từ cách đây hơn 100 năm, từ một người tên là Charles H. Dow. Ông là người đã sáng lập lên tạp chí phố Wall (The Wall Street Journal). Sau nhiều năm nghiên cứu, năm 1884 ông đưa ra chỉ số bình quân của giá đóng cửa của 11 cổ phiếu quan trọng nhất thị trường Mĩ thời gian đó. Suốt những năm 1920 và 1930, Richard W. Schabacker là người đã đã đi sâu vào những nghiên cứu của Dow, Schabacker là người đã đưa ra khái niệm đầu tiên về PTKT. Ông chỉ ra rằng những dấu hiệu mà lý thuyết Dow đưa ra, với chỉ số bình quân thị trường vẫn giữ nguyên giá trị và tầm quan trọng khi áp dụng vào đồ thị của từng cổ phiếu riêng lẻ. Như vậy những cơ sở đầu tiên của PTKT đã xuất hiện từ trong lý thuyết Dow, nhưng phải đến Schabacker – người cha của PTKT hiện đại, tiếp đó là Edward và Magee với “Technical Analysis of Stock Trend” và ngày nay là John Murphy, Jack Schwager, Martin Pring, … thì mới thực sự ra đời cái tên “PTKT ” và được nâng cao, tổng kết thành một hệ thống lý luận quan trọng trong phân tích đầu tư trên TTCK nói riêng và thị trường tài chính nói chung. 1.1.3. Tầm quan trọng và tính hữu dụng của PTKT ở Việt Nam Mục tiêu của NĐT khi đầu tư là để tìm kiếm lợi nhuận, NĐT cần phải chọn mua vào những thời điểm mà cơ hội tăng giá là lớn nhất, giá cả và số lượng mua bán trên thị trường sẽ cho biết những rủi ro tiềm tàng hoặc những cơ hội nhanh hơn sự thay đổi số liệu trong phân tích cơ bản. Nguyễn Thị Loan Toán Tài Chính 48 4 Chuyên đề tốt nghiệp Đại học kinh tế Quốc Dân 1.1.3.1. Tính linh hoạt và tính thích dụng của PTKT PTKT có thể cho thấy bức tranh tổng thể về thị trường, từ đó tránh được tình trạng có cái nhìn bó hẹp về thị trường. Đồng thời, bởi vì mỗi thị trường đều xây dựng trên cơ sở những mối quan hệ kinh tế và cùng phản ứng lại những nhân tố kinh tế theo cách tương tự nhau, cho nên biến động giá ở một hay một nhóm thị trường này có thể là những gợi ý cho việc dự đoán giá ở một hay một số thị trường khác. Nhà PTKT có thể tìm và tham gia những thị trường mà họ thấy có khả năng kiếm lời nhanh chóng, còn những nhà Phân tích cơ bản thì không có tính linh họat ấy do tính chuyên sâu vào một loại thị trường. Mặc dù họ hoàn toàn có quyền chuyển hướng quan tâm của mình vào một thị trường khác, nhưng điều ấy cũng có nghĩa là họ phải đối mặt với việc xử lý một khối lượng lớn các dữ liệu của thị trường mới này và rõ ràng là sẽ mất rất nhiều thời gian. Bởi vậy, PTKT xác định thời điểm mua/bán chứng khoán nhanh và tốt hơn so với các phương pháp phân tích khác. 1.1.3.2. Ứng dụng PTKT vào các hình thức giao dịch khác nhau Một trong những thế mạnh lớn nhất của PTKT là có thể ứng dụng trong bất kỳ phương thức giao dịch nào và vào bất kỳ khoảng thời gian giao dịch nào. Các nguyên lý của phân tích kĩ thuật có thể áp dụng trên TTCK cũng như trên thị trường tương lai. Các hợp đồng tài chính, bao gồm cả các hợp đồng về lãi suất và ngoại tệ trở nên vô cùng phổ biến trong những thập kỉ gần đây và đã chứng minh chúng là những đối tượng cần quan tâm mới cho phân tích biểu đồ. 1.1.3.3. Lý thuyết bước đi ngẫu nhiên . Lý thuyết bước đi ngẫu nhiên cho rằng những biến động của giá là một chuỗi hoàn toàn độc lập và những biến động trong quá khứ của giá hoàn toàn không phải là một chỉ số đáng tin cậy cho việc dự đoán xu thế tương lai. Tóm lại biến động của giá là ngẫu nhiên và hoàn toàn không thể dự đoán được. Lý thuyết này dựa trên cơ sở lý thuyết “Thị trường hiệu quả”, trong đó cho rằng giá thị trường sẽ dao động xung quanh giá trị thực của nó. Trong bất kì thị trường nào cũng có những yếu tố ngẫu nhiên hay còn gọi là độ nhiễu. Ở đây khái niệm ngẫu nhiên cần được hiểu đơn giản là việc không thể xác định được các hình mẫu kĩ thuật đã có trong hệ thống, nó giải thích việc thị trường có những ngày mà giá không có mối quan hệ với giá của ngày tiếp theo. Nguyễn Thị Loan Toán Tài Chính 48 5 Chuyên đề tốt nghiệp Đại học kinh tế Quốc Dân 1.1.4. Các giả định cơ bản của PTKT Tất cả biến động đều được phản ánh vào giá Giả định này có thể coi là nền tảng của PTKT, các nhà PTKT cho rằng bất cứ yếu tố nào có khả năng ảnh hưởng đến giá như tâm lý, chính trị hay các yếu tố tài chính của DN, tổ chức. . . đều được phản ánh rõ trong giá thị trường. Do đó có người cho rằng việc nghiên cứu biến động của giá là tất cả những gì ta cần và thực sự không thể phản đối lại ý kiến này. Trên cơ sở nhận thức chung về việc giá phản ánh những biến động trong cung, cầu. Các nhà PTKT chỉ ra rằng khi giá tăng, dù bất kì lý do gì thì cầu phải vượt cung và thị trường tăng giá, động lực chính của cung và cầu là những yếu tố kinh tế căn bản, chúng làm hình thành lên Bull Market hay Bear Market, còn đồ thị thì không tự nó làm cho thị trường dịch chuyển lên hay xuống. Đồ thị chỉ có thể phản ánh tình hình thị trường mà thôi. Giá dịch chuyển theo xu thế Khái niệm về xu thế là khái niệm vô cùng quan trọng trong PTKT. Mục đích của việc xác lập đồ thị mô tả những biến động giá trên thị trường là nhằm xác định được sớm những xu thế giá, từ đó sẽ tham gia giao dịch trên cơ sở phân tích những xu thế này. Trên thực tế những kĩ thuật ở đây đều mang tính lặp lại những xu thế giá có từ trước, tức là mục đích của PTKT là nhằm xác định sự lặp lại của những dạng biến động của giá đã xuất hiện trong quá khứ để có thể tận dụng kinh nghiệm và đưa ra những quyết định phù hợp. Lịch sử sẽ tự lặp lại Phần lớn nội dung của PTKT và việc nghiên cứu biến động thị trường đều phải nhằm vào nghiên cứu tâm lý con người. Chẳng hạn như những mô hình giá, chúng giống như những bức tranh về đồ thị biến động giá. Những bức tranh này chỉ ra tâm lý của thị trường đang là lên giá hay xuống giá. Việc áp dụng những mô hình này đã phát huy hiệu quả trong quá khứ và được giả định rằng sẽ vẫn tiếp tục có hiệu quả trong tương lai, bởi chúng dựa trên phân tích nghiên cứu tâm lý con người mà tâm lý con người thì thường không thay đổi. Như thế giả định này có thể được phát biểu là: “Chìa khóa để nắm bắt tương lai nằm trong việc nghiên cứu quá khứ” hay “tương lai chỉ là sự lặp lại của quá khứ”. Nguyễn Thị Loan Toán Tài Chính 48 6 Chuyên đề tốt nghiệp Đại học kinh tế Quốc Dân 1.1.5. Các dạng biểu đồ PTKT Hiện nay có rất nhiều các loại biểu đồ khác nhau dùng để phân tích, trong đó có ba loại biểu đồ được dùng một cách phổ biến nhất đó là: biểu đồ dạng đường ( Line chart ), biểu đồ dạng then chắn ( Bar chart ), biểu đồ dạng ống ( Candlestick chart ). 1.1.5.1. Biểu đồ dạng đường - Line chart Biểu đồ dạng đường chủ yếu được sử dụng trên các TTCK mới đi vào hoạt động trong thời gian ngắn, khớp lệnh theo phương pháp khớp lệnh định kỳ theo từng phiên hoặc nhiều lần trong một phiên nhưng mức độ giao dịch chưa thể đạt được như TTCK dùng phương pháp khớp lệnh liên tục. Ưu điểm của loại biểu đồ này là dễ sử dụng, dùng để xem xu hướng dài hạn, ít dùng để kinh doanh ngắn hạn. 1.1.5.2. Biểu đồ dạng then chắn - Bar chart Biểu đồ dạng then chắn phản ánh rõ nét sự biến động của giá chứng khoán. Loại biểu đồ này thường được áp dụng để phân tích trên các TTCK hiện đại khớp lệnh theo hình thức khớp lệnh liên tục, độ dao động của giá chứng khoán trong một phiên giao dịch là tương đối lớn. Hai kí tự mà dạng biểu đồ này sử dụng đó là: 1.1.5.3. Biểu đồ hình nến - Candlestick chart Đây là dạng biểu đồ cải tiến của biểu đồ dạng then chắn( Bar chart ). Dạng biểu đồ này phản ánh rõ nét nhất về sự biến động của giá chứng khoán trên TTCK Nguyễn Thị Loan Toán Tài Chính 48 7 Chuyên đề tốt nghiệp Đại học kinh tế Quốc Dân khớp lệnh theo hình thức khớp lệnh định kỳ. Hai kí tự mà loại biểu đồ này sử dụng là: 1.2. Lý thuyết về mô hình nến 1.2.1. Sơ lược về mô hình nến Mô hình nến là một phương pháp phân tích được sáng tạo bởi một người Nhật tên là Munehisa Homma, đến năm 1870 phương pháp này được các nhà phân tích kĩ thuật của Nhật Bản sử dụng lần đầu tiên trên TTCK Nhật. Đồ thị hình nến được xây dựng bởi giá đóng cửa, giá mở cửa, giá cao nhất và giá thấp nhất trong một khoảng thời gian được chỉ định. Là công cụ hiệu quả để phân tích biến động giá của cổ phiếu. 1.2.2. Cấu tạo biểu đồ hình nến Nguyễn Thị Loan Toán Tài Chính 48 8 Chuyên đề tốt nghiệp Đại học kinh tế Quốc Dân 1.2.2.1. Thân nến Thân nến là khoảng cách giữa giá đóng cửa và giá mở cửa. Khi giá đóng cửa lớn hơn giá mở cửa, thân nến có màu trắng và ngược lại khi giá đóng cửa nhỏ hơn giá mở cửa thân nến có màu đen. Ý nghĩa: Thân dài chỉ áp lực mua hoặc bán mạnh hơn. Ngược lại các nến ngắn hơn chỉ sự biến động giá ít hơn và mô tả sự do dự giữa tăng giá(bulls) và giảm giá(bears) . Các nến màu trắng cho thấy lực mua vào mạnh. Giá tăng liên tục từ lức mở cho đến lúc đóng phiên giao dịch. Nó cho thấy người mua đang chiếm ưu thế. Các nến màu đen cho thấy lực bán ra mạnh. Giá giảm liên tục từ lúc mở cho đến lúc đóng phiên giao dịch. Nó cho thấy người bán đang chiếm ưu thế. 1.2.2.2. Bóng trên và bóng dưới Bóng trên: là phần nằm trên của thân nến. Bóng trên là khoảng cách giữa giá cao nhất và giá đóng cửa nếu thân nến là màu trắng hoặc giá mở cửa nếu thân nến là màu đen. Bóng dưới: là phần nằm dưới của thân nến. Bóng dưới là khoảng cách giữa giá thấp nhất và giá mở cửa nếu thân nến là màu trắng hoặc giá đóng cửa nếu thân nến là màu đen. Ý nghĩa: Nguyễn Thị Loan Toán Tài Chính 48 9 Chuyên đề tốt nghiệp Đại học kinh tế Quốc Dân Bóng trên và bóng dưới của giá đỡ có thể cung cấp thông tin giá trị về phiên giao dịch. Bóng trên mô tả phiên giao dịch cao và bóng dưới là phiên giao dịch thấp. Nến với bóng ngắn chỉ ra rằng phần lớn họat động giao dịch được giới hạn gần giá mở và giá đóng. Nến với bóng dài chỉ ra rằng phần lớn họat động giao dịch được mở rộng so với giá mở và giá đóng. Nến với bóng trên dài và bóng dưới ngắn chỉ ra rằng người mua chiếm ưu thế trong kỳ giao dịch và đặt mua giá cao hơn. Tuy nhiên, người bán sau đó đẩy giá xuống khỏi mức cao và giá đóng yếu tạo ra bóng dài. Nến với bóng dưới dài và bóng trên ngắn chỉ ra rằng người bán đang chiếm ưu thế trong phiên giao dịch và khiến cho giá thấp hơn. Tuy nhiên, người mua sau đó đặt lại giá mua cao hơn vào cuối kỳ giao dịch và giá đóng cao tạo ra bóng thấp dài. 1.2.3. Các mẫu nến cơ bản 1.2.3.1. Marubozu Marubozu nghĩa là không có bóng. Giá thấp và giá cao trùng với giá mở và giá đóng. Marubozu tăng giá hình thành khi giá mở cửa bằng giá thấp và giá đóng cửa bằng giá cao. Điều này cho thấy người mua điều khiển phiên giao dịch từ đầu đến cuối. Nó thường trở thành phần đầu tiên của một thời kỳ tăng giá kéo dài hoặc một mẫu chuyển sang hướng tăng giá. Marubozu giảm giá hình thành khi giá mở cửa bằng giá cao và giá đóng cửa bằng giá thấp. Điều này cho thấy người bán điều khiển phiên giao dịch từ đầu đến cuối. Nó thường trở thành phần đầu tiên của một thời kỳ giảm giá kéo dài hoặc một mẫu chuyển sang hướng giảm giá. Nguyễn Thị Loan Toán Tài Chính 48 10 . về Phân tích kỹ thuật và mô hình nến Chương II: Thực trạng nhóm cổ phiếu ngành Bất động sản Chương III: Sử dụng mô hình nến phân tích một số cổ phiếu ngành. quyết định chọn đề tài Áp dụng mô hình nến phân tích sự biến động giá của một số cổ phiếu ngành Bất động sản cho chuyên đề tốt nghiệp của mình . Chuyên đề