Đây là một định chế Quản lí nhà nước về tiền tệ, tín dụng và ngân hàng, nó thựchiện các chức năng cơ bản là ngân hàng của quốc gia và thực hiện các chức năng quản lí nhànước của ngân hàn
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong lịch sử, các NHTM ra đời từ rất sớm gắn liền với quá trình phát triển của nền sản xuấthàng hóa, khi nền kinh tế ngày càng phát triển ở cấp độ cao hơn thì một đòi hỏi cấp thiết tại mỗiquốc gia đó là có sự can thiệp của nhà nước trong việc quản lí Trên thế giới, sau khủng hoảngkinh tế thế giới 1929-1933, phần lớn các nước tiến hành quốc hữu hoá hoặc thành lập ngân hàngphát hành (phát hành tiền và điều tiết các hoạt động vĩ mô ) dẫn đến việc thành lập Ngân hàngTrung ương Đây là một định chế Quản lí nhà nước về tiền tệ, tín dụng và ngân hàng, nó thựchiện các chức năng cơ bản là ngân hàng của quốc gia và thực hiện các chức năng quản lí nhànước của ngân hàng trung ương nhằm đảm bảo sự ổn định tiền tệ và an toàn cho cả hệ thống ngânhàng, qua đó thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô của nền kinh tế Tại Việt Nam, Ngân hàng Nhànước Việt Nam có vai trò quan trọng trong việc điều hành nền kinh tế vĩ mô qua thực hiện chínhsách tiền tệ và quản lý hoạt động tổng thể của toàn bộ hệ thống các tổ chức tín dụng Chính sáchhoạt động của ngân hàng trung ương có những ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của kinh
tế -xã hội của đất nước, góp phần xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, khẳng định sựphát triển của Việt Nam trong nền kinh tế quốc tế Việt Nam đã gia nhập WTO, nền kinh tế củachúng ta đang hội nhập cùng nền kinh tế thế giới: hàng hóa lưu thông trên sân chơi quốc tế, nềnkinh tế mở cửa có nhiều sự đầu tư nước ngoài vào trong nước cùng với đó là sự biến động của thịtrường tài chính thế giới gây ra những ảnh hưởng tới nền kinh tế trong nước, đặt ra biết bao thửthách làm thế nào để chúng ta ổn định phát triển Ngân hàng trung ương có chức năng vô cùngquan trọng trong nền kinh tế, vậy Việt Nam đã phát huy các chức năng này như thế nào để đạt
những hiệu quả phát triển kinh tế như hiện nay? Nhóm 6 chọn đề tài: “Phân tích việc phát huy các chức năng của NHTW tại NHNN VN” làm nghiên cứu của mình Từ đó đưa ra những đề
xuất để NHNN Việt Nam ngày càng phát triển hơn và phát huy hơn nữa vai trò của mình
2 Đối tượng nghiên cứu
- Những lý luận chung về chức năng của ngân hàng trung ương
- Tình hình phát huy chức năng của NHTW tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
Một là, làm rõ chức năng của NHTW trong việc quản lí nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ-tíndụng bao gồm các chức năng: chức năng phát hành tiền và lưu thông tiền tệ, chức năng ngânhàng của các ngân hàng, chức năng quản lý Nhà nước về hoạt động ngân hàng
Hai là, phân tích việc phát huy của NHTW tại NHNNVN trong điều kiện Việt nam cụ thể vềlịch sử, kinh tế văn hoá xã hội
Ba là, làm rõ những kết quả đã đạt được trong việc phát huy các chức năng của NHTW tạiNHNN VN
Bốn là, đưa ra một số ý kiến và giải pháp đề xuất trong việc phát huy chính chức năng củaNHTW tại NHNN VN
4 Phạm vi nghiên cứu
Các hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong phạm vi chức năng của mình tính từngày thành lập
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận duy vật biện chứng
- Phương pháp lịch sử và lôgic
- Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp khác như tổng hợp, phân tích, so sánh v.v
Trang 2CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Ngân hàng trung ương là gì?
Ngân hàng trung ương là một định chế quản lí ngân hàng về tiền tệ, tín dụng và ngân hàng,độc quyền phát hành tiền tệ, ngân hàng của các ngân hàng và tổ chức điều hòa lưu thông tiền tệtrong phạm vi cả nước nhằm ổn định đồng tiền
1.2 Chức năng của NHTW
1.2.1 Phát hành tiền và lưu thông tiền tệ
Đây chức năng cơ bản và quan trọng hàng đầu của ngân hàng trung ương Thực hiện chứcnăng này sẽ ảnh hưởng tới lưu thông tiền tệ của quốc gia, vì vậy nó ảnh hưởng tới mọi mặt trongđời sống kinh tế - xã hội, thậm chí có thể ảnh hưởng tới tình hình tài chính tiền tệ thế giới
Việc phát hành tiền được tập trung tuyệt đối vào ngân hàng trung ương theo chế độ nhà nướcđộc quyền phát hành tiền Giấy bạc ngân hàng và tiền kim loại do ngân hàng trung ương pháthành là phương tiện thanh toán hợp lí duy nhất trong một quốc gia, nó có thể thực hiện chức năngphương tiện lưu thông và phương tiện thanh toán không hạn chế Việc phát hành tiền có thể đượcthực hiện theo cách có đảm bảo như sau:
o Đảm bảo bằng vàng: ở các nước phát triển như Anh, Pháp, Mỹ, Đức,… trước đây thực hiện
cơ chế đảm vảo bằng vàng cho tiền giấy phát hành theo luật mỗi nước
o Đảm bảo bằng tín dụng hàng hóa Tiền tệ được phát hành và lưu thông thông qua hệ thống tíndụng ngắn hạn bảo đảm tiền đi vào lưu thông gắn liền với sự biến động của sản phẩm hànghóa theo nguyên tắc có thời hạn và được hoàn trả
Ngoài ra NHTW còn phát hành tiền để cho ngân sách vay, tham gia bình ổn thị trường hốiđoái Do phát hành tiền có ảnh hưởng sâu sắc tới lưu thông tiền tệ của đất nước nên đòi hỏi cầnphải được tiến hành trong những nguyên tắc nhất định Mặt khác, việc phát hành tiền phải đi đôivới việc điều tiết lưu thông tiền tệ nhằm đảm bảo cung ứng với một khối lượng tiền phù hợp vớinhu cầu của kinh tế Nói cách khác, ngân hàng trung ương phải kiểm soát toàn bộ khối lượng tiềncung ứng để vừa đảm bảo đủ phương tiện lưu thông vừa không gây lạm phát để giữ vững và ổnđịnh sức mua của đồng tiền
Điều tiết lưu thông tiền tệ để kiểm soát lượng tiền cung ứng bằng hai cách:
o Trực tiếp xác định lượng tiền tăng thêm cần được thực hiện: tăng thêm cho tín dụng, tăngthêm cho tăng trưởng kinh tế, tạm ứng cho ngân sách, tăng dự trữ ngoại tệ, vàng,
o Kiểm soát quá trình tạo tiền của các NHTM
Thực hiện chức năng này NHTW trở thành trung tâm tiền tệ của nền kinh tế
Trang 3(*) Những trường hợp phát hành tiền của NHTW:
+ Phát hành tiền qua ngõ chính phủ
+ Phát hành tiền qua ngõ các NHTG
+ Phát hành tiền qua ngõ thị trường mở
+ Phát hành tiền qua ngõ thị trường vàng và ngoại tệ
+ Phát hành cân đối
1.2.2 Ngân hàng Trung ương là ngân hàng của các ngân hàng
Với chức năng này, NHTW nhận tiền gửi và bảo quản tiền tệ cho các ngân hàng thương mại
và các tổ chức tín dụng Thông thường, các ngân hàng thương mại thường không sử dụng hếtnguồn vốn của mình để cho vay mà duy trì một mức nhất định để đảm bảo khả năng thanh toánnhư: tiền mặt tại quỹ, tiền gửi tại ngân hàng trung ương và các ngân hàng khác
Bao gồm:
o Tiền gửi dự trữ bắt buộc
o Tiền gửi giao dịch
Ngân hàng TW cấp vốn (tiếp vốn) cho các NHTM và các tổ chức tín dụng khác nhằm đảmbảo cung ứng cho nền kinh tế quốc dân có đủ phương tiện thanh toán cần thiết Trong trường hợpnày, NHTW đóng vai trò là người chủ nợ, là người cho vay cuối cùng NHTW cấp tín dụng chocác ngân hàng thương mại bằng nhiều cách như:
Tái chiết khấu
Cho vay bổ sung nguồn vốn ngắn hạn cho các ngân hàng thương mại
Cho vay bù đắp vốn trong thanh toán liên ngân hàng
NHTW thực hiện quản lí Nhà nước đối với các ngân hàng trung gian và các tổchức tín dụng khác
Thẩm định, cấp giấy phép hoạt động cho các NHTM và các tổ chức tài chínhkhác:
- Kiểm soát tín dụng đối với NHTM bằng dự trức bắt buộc, hạn mức tín dụng,…
- Ấn định khung lãi suất tiền gửi và cho vay cũng như tir lệ hoa hồng, lệ phí để áp dụngtrong các ngân hàng thương mại
- Ấn định tỉ lệ an toàn trong hoạt động kinh doanh của NHTM và các tổ chức tín dụng
- Thanh tra, kiểm soát các hoạt động của NHTM một cách thường xuyên và toàn diện
1.2.3 Ngân hàng trung ương là ngân hàng của nhà nước
Chức năng này của NHTW được thể hiện ở các mặt sau:
Trang 4o Ngân hàng trung ương thuộc sở hữu của Nhà nước.
o Ban hành các văn bản pháp quy theo thẩm định cảu mình về tiền tệ, tín dụng,thanh toán, ngoại hối và ngân hàng, ; kiểm tra việc sử dụng các văn bản pháp luật có liênquan đối với NHTM
o Mở tài khoản và giao dịch đối với kho bạc Nhà nước
o Làm đại lí cho các kho bạc nhà nước
o Tổ chức thanh toán giữa kho bạc với các NHTM
o Cung ứng tín dụng và tạm ứng NSNN trong những trường hợp khẩn cấp
1.3 Khái quát chung về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Thời kỳ 1955-1975:
Đây là thời kỳ cả nước kháng chiến chống Mỹ, miền Bắc vừa xây dựng, chiến đấu, vừa chiviện cho cách mạng giải phóng miền Nam Trong thời kỳ này, Ngân hàng Quốc gia thực hiệnnhững nhiệm vụ cơ bản sau:
- Củng cố thị trường tiền tệ, giữ cho tiền tệ ổn định, góp phần bình ổn vật giá, tạo điều kiệnthuận lợi cho công cuộc khôi phục kinh tế trong chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mỹ ởmiền Bắc
- Phát triển công tác tín dụng nhằm phát triển sản xuất lương thực, đẩy mạnh khôi phục vàphát triển nông, công, thương nghiệp, góp phần thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng nềnkinh tế xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và giải phóng miền Nam
Thời kỳ 1975-1985:
Là giai đoạn khôi phục kinh tế sau chiến tranh giải phóng và thống nhất nước nhà Nhiệm vụ
cụ thể của ngành Ngân hàng là tiến hành thiết lập hệ thống Ngân hàng thống nhất trong cả nước
và thanh lý hệ thống Ngân hàng của chế độ cũ ở miền Nam Theo đó, Ngân hàng Quốc gia của
Trang 5chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã được quốc hữu hóa và sáp nhập vào hệ thống Ngân hàngNhà nước Việt Nam, cùng thực hiện nhiệm vụ thống nhất tiền tệ trong cả nước, phát hành cácloại tiền mới của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, thu hồi các loại tiền cũ ở cả haimiền Nam- Bắc vào năm 1978 Trong giai đoạn này, hệ thống Ngân hàng Nhà nước về cơ bảnvẫn hoạt động như là một công cụ ngân sách, chưa thực hiện các hoạt động kinh doanh tiền tệtheo nguyên tắc thị trường
Thời kỳ 1986 đến nay:
Là quá trình đổi mới căn bản và toàn diện hệ thống Ngân hàng Việt Nam:
- Tháng 7/1987: Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 218/CT cho phép làm thử việc chuyểnhoạt động của Ngân hàng sang kinh doanh XHCN
- Tháng 3/1988: Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định 53/HĐBT với định hướng cơ bản làchuyển hẳn hệ thống ngân hàng sang hoạt động kinh doanh
- Tháng 5/1990: Hội đồng Nhà nước thông qua và công bố 2 Pháp lệnh về ngân hàng ( Pháplệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tàichính) Sự ra đời của 2 Pháp lệnh Ngân hàng đã chính thức chuyển cơ chế hoạt động của hệthống Ngân hàng Việt Nam từ một cấp sang hai cấp, trong đó Ngân hàng Nhà nước thực hiệnchức năng quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh tiền tệ, ngân hàng và thực thi nhiệm vụ củamột Ngân hàng trung ương; các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng kinh doanh tiền tệ, tíndụng, thanh toán, ngoại hối và dịch vụ ngân hàng trong khuôn khổ pháp luật
- Tháng 10/1993, quan hệ hợp tác giữa Việt nam và cộng đồng tài chính quốc tế (Quỹ Tiền tệquốc tế, Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á) được tái lập và khơi thông
- Ngày 2/12/1997, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật Các tổ chức tín dụng đượcQuốc hội khóa X chính thức thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/10/1998
- Ngày 16/6/2010 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật các tổ chức tín dụng đượcQuốc hội khóa XII chính thức thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2011 Theo đó,Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là Ngân hàng trung ươngcủa nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản
lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối; thực hiện chức năng Ngân hàng trungương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ choChính phủ Hoạt động của Ngân hàng Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền; bảo đảm sự antoàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng; bảo đảm sự an toàn, hiệu quả của hệthống thanh toán quốc gia; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hộichủ nghĩa
Trang 61.3.2 Mô hình tổ chức
SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Trang 7CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH THỰC TIỄN VIỆC PHÁT HUY CÁC CHỨC NĂNG CỦA NHTW TẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
2.1 Chức năng phát hành tiền
2.1.1 Các cơ quan phát hành tiền
Phát hành tiền: Ngân hàng Nhà nước là cơ quan duy nhất phát hành tiền của nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm tiền giấy và tiền kim loại, được dùng làm phương tiện thanhtoán không hạn chế trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Ngân hàng Nhànước quản lý tiền dự trữ phát hành theo quy định của Chính phủ Ngân hàng Nhà nước bảo đảmcung ứng đủ số lượng và cơ cấu tiền giấy, tiền kim loại cho nền kinh tế Tiền phát hành vào lưuthông là tài sản Nợ đối với nền kinh tế và được cân đối bằng tài sản Có của Ngân hàng Nhà nước
Sở dĩ việc phát hành tiền tập trung vào NHTW là vì các lí do sau:
+ Chính phủ muốn kiểm soát sự biến động của lượng tiền trong lưu thông trong phạm vitoàn quốc Điều này cũng có thể thực hiện được nếu như Nhà nước là người phát hànhtiền, nhưng kinh nghiệm thực tế đã cho thấy rằng, khi Chính phủ phát hành tiền thì việckiểm soát và hạn chế khối lượng phát hành rất khó
+ Lượng tiền trong lưu thông giờ đây bao gồm cả tiền mặt và tiền gửi ở ngân hàng Sự mởrộng các hoạt động tín dụng sẽ làm tăng nhu cầu tiêu tiền mặt Vì thế, khi nắm vai trò độc quyềnphát hành, NHTW có cơ hội để kiểm soát khả năng mở rộng tín dụng và do đó điều chỉnhlượng tiền cần pháthành
+ Giấy bạc do NHTW phát hành một ngân hàng nhận được sư ưu đãi tối ưu từ Chính phủ
-sẽ có uy tín cao trong lưu thông
+ Việc phát hành tiền mang lại lợi nhuận, vì thế tốt nhất nên được tập trung vào một ngânhàng để tiện cho việc phân phối và sử dụng nguồn lợi đó một cách thích hợp
Đơn vị tiền tệ: Đơn vị tiền tệ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đồng, kí hiệu
quốc gia là đ, kí hiệu quốc tế là VND, một đồng bằng mười hào, một hào bằng mười xu
In, đúc, bảo quản, vận chuyển, phát hành, tiêu hủy tiền: Ngân hàng Nhà nước thiết kế mệnh
giá, kích thước, trọng lượng, hình vẽ, hoa văn và các đặc điểm khác của tiền giấy, tiền kim loạitrình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Ngân hàng Nhà nước tổ chức thực hiện việc đúc, bảo quản,vận chuyển, phát hành, hủy tiền
Trang 8Xử lý tiền rách nát, hư hỏng: Ngân hàng Nhà nước quy định tiêu chuẩn phân loại tiền rách
nát, hư hỏng, đổi, thu hồi các loại tiền rách nát hư hỏng do quá trình lưu thông, không đổi nhữngđồng tiền rách nát, hư hỏng do hành vi phá hoại
Thu hồi, thay thế tiền: Ngân hàng Nhà nước thu hồi và rút khỏi lưu thông
các loại tiền không còn thích hợp và phát hành các loại tiền khác thay thế Các loại tiền thuhồi được đổi lấy các loại tiền khác với giá trị tương đương trong thời hạn do Ngân hàng Nhànước quy định
Tiền mẫu và tiền lưu niệm: Ngân hàng Nhà nước tổ chức thực hiện việc in, đúc, bán ở trong
nước và ngoài nước các loại tiền mẫu, tiền lưu niệm được thiết kế
phục vụ cho mục đích sưu tập hoặc mục đích khác theo quy định của Chính phủ
Ban hành và kiểm tra, giám sát thực hiện quy chế nghiệp vụ phát hành tiền: Chính phủ ban
hành quy chế nghiệp vụ phát hành tiền bao gồm các quy định về việc in, đúc, bảo quản, vậnchuyển, phát hành, thu hồi, thay thế, tiêu hủy tiền và chi phí cho các hoạt động nghiệp vụ pháthành tiền Bộ Tài chính kiểm tra việc thực hiện quy chế nghiệp vụ phát hành tiền Bộ Tài chính,
Bộ Công an giám sát quá trình in, đúc, tiêu hủy tiền
2.1 2 Nguyên tắc phát hành tiền
2.1.2.1 Nguyên tắc trữ kim
Nguyên tắc này được áp dụng trong thời kì lưu thông tiền vàng ( thời kì bản vị vàng) Việcphát hành tiền giấy ràng buộc chặt chẽ bởi quý kim Việc tăng hay giảm số lượng tiền giấy tuỳthuộc vào số lượng quý kim dự trữ của ngân hàng Việc phát hành tiền giấy chỉ được thựchiện khi nào có một lượng quý kim được nhập vào kho Tuy nhiên có thể chấp nhận mộtlượng nhất định vượt mức của khối tiền phát hành đối đối với số quý kim dự trữ, phầnvượt đó phải thật thấp và cố định.Việc đảm bảo bằng vàng có thể được thực hiện bằng mộttrong các hình thức sau:
- Nhà nước qui định một hạn mức phát hành giấy bạc ngân hàng: nếu khối lượng giấy bạcngân hàng nằm trong hạn mức thì không cần phải có kim loại quí (vàng) làm đảm bảo, nhưng nếuvượt quá hạn mức đó thì đòi hỏi cần phải có 100% vàng làm đảm bảo
- Nhà nước qui định mức dự trữ vàng tối thiểu cho khối lượng giấy bạc phát hành, phần cònlại phải được đảm bảo bằng các chứng từ có giá như thương phiếu, chứng khoán chính phủ và cáctài sản Có khác của NHTW Phát hành tiền có đảm bảo bằng vàng dược qui định cụ thể chotừng thời gian tùy thuộc vào mục tiêu ổn định tiền tệ và khả năng dự trữ vàng Thực hiệntheo nguyên tắc này có ưu điểm: một mặt khống chế mức phát hành giấy bạc tăng giảmtheo khối lượng dự trữ kim loại hiện có, tránh sự lạm dụng quyền phát hành tiền để phát
Trang 9hành một lượng tiền vào lưu thông vượt quá nhu cầu của nền kinh tế, dễ gây ra lạm phát.Mặt khác, dự trữ vàng làm đảm bảo còn làm cơ sở cho việc chuyển đổi giấy bạc ngânhàng ra vàng; thông qua chuyển đổi mà điều tiết lượng giấy bạc trong lưu thông phù hợpvới giá trị mà nó thay thế, đảm bảo giá trị danh nghĩa (mệnh giá) của giấy bạc phù hợp vớigiá trị thực tế (vàng) mà nó đại diện Nguyên tắc này có nhược điểm là sự thiếu linh hoạt củakhối lượng tiền phát hành và phần nào tách rời khối lượng tiền phát hành khỏi nhu cầu lưu thônghàng hóa, đặt sự ổn định của lưu thông giấy bạc ngân hàng phụ thuộc vào dự trữ vàng Nếu khốilượng hàng hóa lưu thông tăng khi số lượng vàng dự trữ có hạn sẽ ảnh hưởng đến lưu thông tiền
tệ Mặc dù các quy định bổ sung của các nước làm cho nguyên tắc dự trữ vàng trở nên linhhoạt hơn đối với hoạt động phát hành của NHTW, nhưng nhiều quốc gia, có thể do áplực của cuộc khủng hỏang kinh tế 1929-1933 hoặc do ảnh hưởng của các điều kiện sauchiến tranh, cùng với sự sụp đổ của chế độ bản vị vàng, đã giảm, ngừng hoặc hủy bỏ yêu cầu dựtrữ vàng cho lượng tiền phát hành Việc này chính là bước khởi đầu của sự chuyển đổi cơ chếphát hành tiền nhằm đảm bảo tính linh hoạt đang ngày càng tăng lên trong hoạt độngphát hành tiền của NHTW Như vậy trong thời kì vàng còn đóng vai trò là tiền tệ thì cơ sở đảmbảo cho phát hành tiền của NHTW là một trọng lượng vàng dự trữ làm căn cứ cho việc phát hànhtiền và khả năng dự trữ điều tiết của tiền vàng đã dự trữ cho tiền tệ được ổn định
Trang 10hơn số lượng hàng hóa dịch vụ trong nền kinh tế, gây mất cân bằng về tỷ lệ giữa hàng và tiền, sẽrất dễ dàng gây ra lạm phát Ngày nay hầu hết NHTW các quốc gia đều thực hiện pháthành tiền theo nguyên tắc này Lượng tiền cung ứng bổ sung cho lưu thông hàng năm ở VNđược chính phủ phê duyệt chủ yếu căn cứ vào tốc độ tăng tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát dựkiến, tốc độ chu chuyển tiền tệ, tiền mặt tồn quỹ và nghiệp vụ thanh toán…
2.1.3 Các lần phát hành tiền ở Việt Nam kể từ ngày thống nhất đất nước.
Sau khi Hội nghị hiệp thương thống nhất hai miền, ngày 25.4.1978, chính phủnước CHXHCNVN quyết định thống nhất tiền tệ trên toàn quốc, cả nước thực hiện hệ thốngngân hàng một cấp là NHNNVN
* Ngày 3.5.1978 chính thức phát hành tiền mới gồm các loại giấy:
, 20 đồng và 50 đ mặt trước có quốc huy và hàng chữ NHNNVN, mặt sau in hình các cơ sở kinh tế hai miền vànăm in là 1976 Riêng tiền đúc bằng nhôm, mặt trước cũng luôn có hình quốc huy, còn mặt sau
có ghi NHNNVN, giá trị đồng tiền gồm: 1 hào, 2 hào, 5 hào và 1 đồng cùng năm đúc là
1976
Hệ thống tiền mới này có giá trị tương đương hệ thống cũ, nghĩa là: 1 đồng tiền miền Bắc hoặc
0, 8 đồng tiền miền Nam đổi lấy 1 đồng tiền mới Như vậy từ đây, trên toàn lãnh thổ Việt Namchỉ có một hệ thống tiền duy nhất lưu hành
* Dần đến năm 1980, ngân hàng lại phát hành thêm loại tiền giấy mới mặt trước
có quốc huy và quốc hiệu CHXHCNVN, mặt sau ghi hàng chữ NHNNVN năm in 1980 vàphong cảnh hai miền:
tờ 2đ , tờ 10 đ và tờ 100 đ là tờ giấy tiền có giá trịlớn nhất thời ấy
Đặc biệt năm 1981 cho phát hành tờ 30 đ có chân dung Bác
và hình ảnh cảng Nhà Rồng Sau đó, khối lượng tiền cung ứng và tổng phương tiện thanh toán
Trang 11tăng lên nhanh chóng, đến năm 1985 tăng gấp 35 lần so với năm 1980, trong đó khối lượng tiềnlưu hành tăng gấp 20 lần làm lạm phát trầm trọng, vật giá leo thang
* Để thi hành Nghị quyết về Giá - Lương - Tiền nhằm mục đích điều chỉnh và ổn định sứcmua của đồng tiền, từ ngày 14.9.1985, Nhà nước lại tiến hành đổi tiền: 1 đồng tiền mới
bằng 10 đồng tiền cũ Đợt đầu từ tháng 9.1985 đến 1986 phát hành các loại tiền giấy:
đúc 1 hào, 2 hào, 5 hào và 1 đồng năm 1976 vẫn cho lưu hành Vì tỉ lệ đồng mới bằng
10 đồng cũ nên tờ tiền mới lúc đó có giá trị rất cao Ngay sau khi đổi tiền chưa được bao lâuthì chính phủ quyết định nâng giá lên trở lại 10 lần Cuộc cải cách Giá - Lương - Tiền xét trêntổng thể đã tiến hành thiếu đồng bộ, chỉ một
năm sau, tức năm 1986, lạm phát đến mức
chóng mặt: 774% Báo cáo Chính trị của
BCHTW Đảng tại Đại hộiVI chỉ rõ: "- Việc
giải quyết vấn đề Giá - Lương - Tiền đã phạm
sai lầm"
Với sự gợi ý của ông Lữ Minh Châu (Thống
đốc Ngân hàng), một người hoạt
động về lĩnh vực ngân hàng nhiều kinh
nghiệm từ trước 1975, để khắc phục
tình hình này, báo cáo chính trị đã
có phương hướng: “Bên cạnh nhiệm quản
lý lưu thông tiền tệ của NHNN, cần xây dựng hệ thống ngân hàng chuyên nghiệp kinhdoanh tín dụng và dịch vụ ngân hàng hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế” Để thựchiện Nghị quyết VI, ngày 13.7.1987, Hội đồng Bộ trưởng (HĐBT) ban hành Chỉ thị218.CT cho phép ngân hàng chuyển sang hệ thống ngân hàng hai cấp thí điểm ở 4 thànhphố lớn:Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng và Đà Nẵng Sau khi thửnghiệm có kết quả, ngày 26.3.1988, Nghị định 53 HĐBT có nội dung cơ bản là xóa bỏ
hệ thống ngân hàng một cấp, xây dựng mô hình ngân hàng hai cấp theo nền kinh tế thị
Trang 12trường Ngân hàng Nhà nước lúc này là ngân hàng của các ngân hàng, là cơ quan phát hành tiềncủa nhà nước, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về điều hòa lưu thông tiền tệ, giám sát
và thanh tra hoạt động kinh doanh của các ngân hàng chuyên doanh (như: Ngân hàngNgoại thương, Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp ) Từ cuộccải cách đó, năm 1988 nạn lạm phát 500% đến 1989 kéo xuống còn 34%
* Trong những năm 1987 - 1988, ngân hàng phát hành thêm các loại tiền mới luôn có
chân dung Bác:
tờ 200đ ; tờ 500đ , tờ 1000đ , tờ 2000đ
, tờ 5000đ , cả 4 tờ đều có hình chìm chân dung Bác, hiệndần bị thu hồi nay hầu như đã vắng bóng Sau đó, ngân hàng lại cho phát hành thêm các
loại tiến giấy 100đ Tờ 1000đ năm 1988 , tờ 2000đ
năm 1988 , tờ 5000đ năm 1991 , tờ 10.000đ năm 1993
, tờ 20.000đ năm 1991 , 50.000đ năm 1994
Trang 13và tờ 100.000 đ năm 2000 (cả 3 tờ này đều có
hình chìm chân dung Bác) NHNN VN luôn áp dụng các kỹ thuật hiện đại và công nghệ mớitrong việc sản xuất tiền giấy, nhằm nâng cao chất lượng in ấn cũng như tính bảo an củađồng tiền Việt Nam Do đó, có những thời điểm, trong lưu thông có 2 đồng tiền cùngmệnh giá (giá trị ngang nhau) nhưng khác nhau về mẫu thiết kế ( hình thức ) cùng songsong lưu hành Ngày 17 tháng 12 năm 2003, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành bổ sung
vào lưu thông 2 đồng tiền mệnh giá 500.000đ và 50.000đ
được in trên chất liệu giấy polymer Ngày 01 tháng 9 năm
2004, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành bổ sung loại tiền giấy polymer mệnh giá
100.000đ Ngày 17 tháng 5 năm 2006, Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam tiếp tục phát hành vào lưu thông đồng tiền polymer mệnh giá 20.000đ
Và ngày 30 tháng 8 năm 2006, Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam đưa vào lưu thông 2 đồng tiền mệnh giá 200.000đ
và 10.000đ in trên giấypolymer Như vậy, hiện nay trong lưu thông, mệnh giá 100.000đ, 50.000đ, 20.000đ và10.000đ có 2 mẫu thiết kế, in trên chất liệu giấy nền polymer và cotton cùng song song lưu
Trang 14hành Ngày 17 tháng 12 năm 2003, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã phát hành tiền kim loại
vào lưu thông với 3 mệnh giá: 5.000đ , 1.000đ và 200đ
Ngày 01 tháng 4 năm 2004 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành thêm 2
mệnh giá: 2.000đ và 500đ Việc phát hành trở lại tiền kim loạikhông chỉ đánh dấu sự ổn định về mặt giá trị của đồng tiền Việt Nam trong thời gian qua,
mà còn là bước đi nhằm hoàn thiện hệ thống tiền tệ Việt Nam, phù hợp với thông lệ quốc tế,tiết giảm chi phí phát hành đối với đồng tiền có mệnh giá nhỏ
2.1.4 Các kênh phát hành tiền.
NHTW có bốn đối tượng giao dịch chính Trong bốn mối quan hệ đó, NHTW phát hành tiền
tệ Đó là Chính phủ, các ngân hàng thương mại, thị trường mở và thị trường ngoại hối
2.1.4.1 Kênh ngân sách nhà nước
Ngân sách nhà nước phải cân đối giữa tổng thu tài chính và tổng chi tài chính nhưng trongthựctế ngân sách nhà nước thường rơi vào một trong 2 trạng thái: ngân sách bội thu nếutổng thu lớn hơn tổng chi Khi ngân sách bội thu thì hoạt đông của ngân sáchkhông ảnh hưởng đến hoạt động của NHTW Nhưng khi ngân sách bội chi sẽ ảnh hưởngđến hoạt động của chính sách tiền tệ Bởi lẽ chính phủ với tư cách là chủ thể kinh tế như mọichủ thể kinh tế khác khi thiếu tiền chi tiêu sẽ phải đi vay tiền để bù đắp thiếu hụt, chínhphủ sẽ xử lí bằng cách:
Vay của công chúng thông qua việc phát hành trái phiếu chính phủ dưới các hìnhthức: tính phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, công trái nhà nước Với cách này sẽ khôngảnh hưởng đến mức cung ứng tiền của NHTW Bởi vì khi chính phủ phát hành các công cụ nợ,công chúng bỏ tiền ra mua các công cụ đó tức là đã cho chính phủ vay Khi đến kì hạn, chính phủthu được thuế, có tiền để trả lại cho công chúng, chính phủ lại thu các công cụ nợ về Nhưvậy NHTW không phải phát hành them tiền
Trang 15Vay của nước ngoài: lượng tiền vay được thông thường dưới hình thức hàng hóa,vàng hoặc ngoại tệ các loại Những loại tài sản này khi đem về nước thường phải kí quĩ ởNHTW để chuyển đổi thành tiền mặt, có nghĩa là NHTW sẽ phải phát hành thêm tiền.
Vay của NHTW: khi Chính phủ vay của NHTW, lượng tiền mặt trong lưu thông sẽtăng lên thông qua chi tiêu của Chính phủ
Vay của NHTW và vay của nước ngòai (bằng ngoại tệ) sẽ làm tăng nhanh khối tiền tệ, gây áplực lạm phát tiềm tàng về sau Vay của dân cư và của các NHTM trong nước, nguy cơlàm tăng khối tiền tệ nhẹ hơn Áp lực lạm phát ở các nước đang phát triển mạnh hơn so với cácnước có thu nhập cao là do các nước này chủ yếu sử dụng biện pháp vay NHTW bằng cáchphát hành tiền trực tiếp và nợ nước ngòai Hành vi cung ứng tiền cho Ngân sách Nhà nước chitiêu (dù có đảm bảo) sẽ làm yếu năng lực kiểm soát tiền tệ của NHTW và chứa đựng nguy cơ lạmphát tiềm năng Vì thế kênh phát hành này ngày càng ít được sử dụng ở hầu hết các nước trên thếgiới
2.1.4.2 Kênh ngân hàng thương mại
Căn cứ vào nhu cầu tín dụng của nền kinh tế, và lượng tiền cung ứng thêmtrong năm kế hoạch, dựa vào mục tiêu của chính sách tiền tệ và nhu cầu vay vốn củacác tổ chức tín dụng, NHTW phát hành tiền bằng cách cho các tổ chức tín dụng vay ngắn hạngdưới hình thức tái cấp vốn như:
- Cho vay đảm bảo bằng các chứng từ có giá
- Chiết khấu, tái chiết khấu các chứng từ có giá…Tái cấp vốn là cách để NHTW đưa tiền ralưu thông, đồng thời khống chế về số lượng và chất lượng tín dụng của các NH trung gian, bơmtiền ra lưu thông theo mức độ đã được không chế để kiềm chế lạm phát hoặc kích thích tăngtrưởng kinh tế Tái cấp vốn được coi là hình thức phát triển lành mạnh, vì nó dựa trênthương phiếu là một loại giấy tờ có giá tượng trưng cho những món nợ về thương mại và đằngsau nó có vật tư hàng hóa Qua việc cấp tín dụng NHTW đã tạo cơ sở đầu tiên thúc đẩytoàn bộ hệ thống NH trung gian tạo ra tiền, cũng như khai thông được năng lực thanh toán cho họbởivì không phải lúc nào hoạt động của các NH trung gian cũng diễn ra trôi chảy thuậnlợi, cũng có lúc,nhu cầu rút tiền lớn, NH trung gian lâm vào tình trạng thiếu vốn Đốivới các NH trung gian, với tư cách là người “ đi vay vốn để cho vay”, khi vốn khả dụng
bị đe dọa, NHTW là chỗ dựa, là cứu tinh của họ, vì họ có khả năng điều tiết được vốn