1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích doanh thu tại công ty TNHH Đăng Tâm.DOC

64 388 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 1,1 MB

Nội dung

Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ DOANH THU VÀ PHÂN TÍCH DOANH THU BÁN HÀNG TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI1.1 Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài 1.1.1 Về lý luận Trong nền kinh tế thị trườn

Trang 1

Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ DOANH THU VÀ PHÂN TÍCH DOANH THU BÁN HÀNG TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI

1.1 Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài

1.1.1 Về lý luận

Trong nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, doanh nghiệp chịu điều tiết củanhiều quy luật kinh tế khách quan như: quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu, giácả Nhất là khi mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài, tiến tới hòa nhập với nềnkinh tế thế giới và khu vực thì sự biến động của các yếu tố thị trường có liên quan

và ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình sản xuất và lưu thông hàng hóa ngày càngnhanh và phức tạp, mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt thì các nhà quản lý doanhnghiệp phải đưa ra được các quyết định nhanh chóng, chính xác và kịp thời Muốnvậy, các nhà kinh doanh và quản lý phải nhận thức được tầm quan trọng và thườngxuyên thực hiện các hoạt động phân tích kinh tế Qua phân tích kinh tế, doanhnghiệp sẽ nắm được thông tin một cách kịp thời, chính xác và toàn diện tình hìnhthực hiện các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và kết quả kinh doanh làm cơ sở đề racác chủ trương, chính sách và biện pháp quản lý thích hợp nhằm nâng cao hiệu quảkinh doanh

Trong doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp thương mại nói riêng mộttrong các chỉ tiêu quan trọng phản ánh kết quả kinh doanh là doanh thu Doanh thu

là tổng giá trị các lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phátsinh từ các hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làmtăng vốn chủ sở hữu Tăng doanh thu có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với doanhnghiệp cũng như đối với xã hội

Đối với doanh nghiệp, tăng doanh thu là điều kiện để doanh nghiệp thực hiệntốt chức năng, nhiệm vụ kinh doanh, thu hồi vốn nhanh, tạo những điều kiện cầnthiết để doanh nghiệp đầu tư mở rộng hoặc đầu tư chiều sâu cho hoạt động kinhdoanh, thực hiện tốt nghĩa vụ với Nhà nước, đồng thời tạo điều kiện tăng thu nhập

Trang 2

cho người lao động.

Đối với xã hội, tăng doanh thu góp phần thỏa mãn tốt hơn các nhu cầu tiêudùng hàng hóa cho xã hội, thúc đẩy sản xuất phát triển, đảm bảo cân đối cung cầu,

ổn định giá cả thị trường và mở rộng giao lưu kinh tế giữa các vùng miền và với cácnước trong khu vực và trên thế giới

Phân tích doanh thu sẽ giúp doanh nghiệp nhận thức và đánh giá một cáchđúng đắn, toàn diện và khách quan tình hình tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệptrong kỳ, qua đó thấy được những tồn tại, nguyên nhân ảnh hưởng khách quan cũngnhư chủ quan đến tình hình thực hiện doanh thu của doanh nghiệp Từ đó doanhnghiệp sẽ tìm ra được những chính sách, phương pháp quản lý thích hợp, đưa ra cácbiện pháp để tăng doanh thu Như vậy, phân tích doanh thu là một nội dung quantrọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

1.1.2 Về thực tiễn

Mục tiêu mà công ty TNHH Đăng Tâm theo đuổi đó là mở rộng hoạt độngkinh doanh theo cả chiều rộng và chiều sâu, tối đa hóa lợi nhuận, nâng cao uy tíncủa công ty trên thị trường, đồng thời cải thiện đời sống của người lao động trongdoanh nghiệp, góp phần thiết thực trong việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế- xã hộicủa đất nước Để thực hiện được những mục tiêu đó, trước hết công ty cần hoạtđộng kinh doanh hiệu quả, thể hiện qua các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận và chiphí

Qua quá trình thực tập tìm hiểu công ty TNHH Đăng Tâm, cùng với nhữngthông tin trên phiếu điều tra khảo sát thực tế, em nhận thấy rằng trên cả 5 phiếu điềutra phát ra đều cho rằng doanh nghiệp cần chú ý đến doanh thu, đặc biệt là doanhthu bán hàng, và phân tích nhằm tìm ra biện pháp tăng doanh thu Rõ ràng doanhthu và các vấn đề liên quan đến doanh thu của doanh nghiệp hiện nay còn nhiều tồntại và bất cập Đồng thời qua hai cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Ngọc Toàn – Giámđốc và ông Ngô Xuân Dũng – kế toán trưởng đều cho rằng doanh thu là chỉ tiêukinh tế rất quan trọng cần tiến hành phân tích để có thể đề ra biện pháp thiết thựcgiúp doanh nghiệp tăng doanh thu trong thời gian tới

Trang 3

1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài

Nhận thức được tầm quan trọng của việc tăng doanh thu trong doanh nghiệpnói chung và công ty TNHH Đăng Tâm nói riêng, cùng với những nhận xét trongquá trình thực tập, cùng với những kiến thức đã học và sự giúp đỡ tận tình của thầygiáo Trần Thế Dũng cùng các anh chị trong công ty TNHH Đăng Tâm em quyết

định chọn đề tài: “Phân tích doanh thu tại công ty TNHH Đăng Tâm” làm luận văn

tốt nghiệp

1.3 Các mục tiêu nghiên cứu

Luận văn được nghiên cứu nhằm ba mục đích cơ bản sau:

Thứ nhất: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về doanh thu và phân tích doanh

thu để bản thân có thể hiểu rõ hơn các kiến thức đã học

Thứ hai: Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu doanh thu của công ty, nêu rõ những kết quả đạt được cũng như những mặt còn tồn tại và nguyên nhân.

Thứ ba: Qua việc khảo sát, phân tích, đưa ra các giải pháp giúp công ty TNHH

Đăng Tâm có thể cải tiến, hoàn thiện công tác quản lý nhằm tăng doanh thu trongnhững năm tới

1.4 Phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Doanh thu bán hàng tại công ty TNHH Đăng Tâm

- Không gian nghiên cứu: Công ty TNHH Đăng Tâm Phòng 710, tòa nhàNƠ1B- Khu đô thị Linh Đàm – Quận Hoàng Mai – TP Hà Nội

- Thời gian nghiên cứu: số liệu doanh thu bán hàng ba năm 2008 đến 2010trong đó chủ yếu nghiên cứu hai năm 2009 và 2010

1.5 Kết cấu luận văn tốt nghiệp

Ngoài phần tóm lược, mục lục, tài liệu tham khảo luận văn gồm 4 chương:

- Chương 1: Tổng quan về doanh thu và phân tích doanh thu bán hàng trongdoanh nghiệp thương mại

- Chương 2: Một số vấn đề lý luận cơ bản về doanh thu và phân tích doanh thubán hàng trong doanh nghiệp thương mại

- Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạngdoanh thu bán hàng tại công ty TNHH Đăng Tâm

- Chương 4: Các kết luận và giải pháp nhằm tăng doanh thu bán hàng tại công

ty TNHH Đăng Tâm

Trang 4

Chương 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ DOANH THU VÀ PHÂN TÍCH DOANH THU BÁN HÀNG TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI

2.1 Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản.

2.1.1 Khái niệm doanh thu.

- Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 “Doanh thu và thu nhập khác”(ban hành và công bố theo Quyết định số 149 /2011/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12năm 2001 của Bộ trưởng Bộ tài chính ) quy định:

“Doanh thu: Là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong

kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.”

- Theo nội dung của chuẩn mực, doanh thu chỉ bao gồm tổng giá trị các lợiích kinh tế doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được Các khoản thu hộ bên thứ

ba không phải là nguồn lợi ích kinh tế, không làm tăng vốn chủ sở hữu của doanhnghiệp sẽ không được coi là doanh thu (ví dụ như khi người nhận đại lý thu hộ tiềnbán hàng cho đơn vị chủ hàng, thì doanh thu của người nhận đại lý chỉ là tiền hoahồng được hưởng) Các khoản góp vốn của cổ đông hoặc chủ sở hữu làm tăng vốnchủ sở hữu nhưng không phải là doanh thu

- Doanh thu của doanh nghiệp bao gồm: doanh thu bán hàng và cung cấpdịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính và doanh thu từ các hoạt động bất thườngkhác

2.1.2 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

• Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là toàn bộ số tiền thu đượchoặc sẽ thu được từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán thànhphẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng bao gồm cả các khoản phụ thu

và phí thu thêm ngoài giá bán(nếu có) – Chế độ kế toán doanh nghiệp, ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

• Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ là toàn bộ số tiền

đã thu được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu hay sẽ thu được từ

Trang 5

bán sản phẩm hàng hóa sau khi trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu như giảm giáhàng bán, chiết khấu thương mại, giá trị hàng bán bị trả lại và các khoản thuếgián thu Trong đó:

- Chiết khấu thương mại là khoản doanh nghiệp giảm giá niêm yết chokhách hàng mua hàng với khối lượng lớn

- Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hóa kémphẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu

- Giá trị hàng bán bị trả lại là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêuthụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán

- Các khoản thuế gián thu bao gồm thuế GTGT (theo phương pháp trựctiếp), thuế xuất khẩu và thuế TTĐB

Trong doanh nghiệp thương mại, doanh thu bán hàng là một bộ phận quantrọng không thể thiếu và chiếm phần lớn trong tổng doanh thu toàn doanh nghiệp.Sau đây chúng ta sẽ tập trung nghiên cứu bộ phận doanh thu quan trọng này

•Giáo trình Tài chính doanh nghiệp năm 2008 của trường Học viện Tài chính

viết: “Doanh thu bán hàng là biểu hiện của tổng giá trị các loại sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đã bán ra trong một thời nhất định Đây là bộ phận chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp”

•Giáo trình Kinh tế doanh nghiệp thương mại dịch vụ trường Đại học Thương

Mại viết: “Doanh thu bán hàng là lượng tiền mà doanh nghiệp thu được do thực hiện hàng hóa trên thị trường trong một thời kỳ, được xác đinh bằng công thức:

Trong đó:

M: Doanh thu bán hàng

Trang 6

qi: Khối lượng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ loại i mà doanh nghiệp

tiêu thụ trong kỳ, đơn vị tính là đơn vị hiện vật

pi: Giá bán đơn vị sản phẩm loại i.

i = : Số lượng hàng hóa dịch vụ mà doanh nghiệp tiêu thụ trong kỳ

•Theo chuẩn mực kế toán số 14, Doanh thu bán hàng được ghi nhận khithỏa mãn tất cả năm điều kiện sau:

- Doanh nghiệp đã chuyển hóa phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền

sở hữu hàng hóa hoặc sản phẩm cho người mua

- Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sởhữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa

- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn

- Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịchbán hàng

- Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng

2.1.3 Doanh thu hoạt động tài chính.

Doanh thu hoạt động tài chính chính là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanhnghiệp thu được từ hoạt động tài chính hoặc kinh doanh về vốn trong kỳ kế toán.Doanh thu hoạt động tài chính phát sinh từ các khỏan tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức

và lợi nhuận được chia của doanh nghiệp, chỉ được ghi nhận khi thỏa mãn 2 điềukiện sau: có khả năng thu được lợi ích từ giao dịch đó; Doanh thu được xác địnhtương đối chắc chắn

Doanh thu hoạt động tài chính bao gồm:

- Tiền lãi: Lãi cho vay, lãi tiển gửi ngân hàng, lãi bán hàng trả chậm, trả góp,lãi đầu tư trái phiếu, tín phiếu, chiết khấu thanh toán được hưởng do mua hàng hóa,dịch vụ

Trang 7

- Cổ tức, lợi nhuận được chia.

- Thu nhập về thu hồi hoặc thanh lý các khoản vốn góp liên donah, đầu tư vàocông ty liên kết, đầu tư vào công ty con, đầu tư vốn khác

- Thu nhập về các hoạt động đầu tư khác

- Lãi tỷ giá hối đoái

- Chênh lệch lãi do bán ngoại tệ

- Chênh lệch lãi chuyển nhượng vốn

- Các khoản doanh thu hoạt động tài chính khác

(Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính)

2.1.4 Thu nhập khác

Thu nhập khác là khoản thu góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu từ hoạt độngngoài các hoạt động tạo ra doanh thu

Thu nhập khác của doanh nghiệp bao gồm:

- Thu nhập từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ

- Chênh lệch lãi do đánh giá lại vật tư, hàng hóa, TSCĐ đưa đi góp vốn liêndoanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác

- Thu nhập từ nghiệp vụ bán và thuê lại tài sản

- Thu tiền được phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng

- Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý, xóa sổ

- Các khoản thuế được NSNN hoàn lại

- Thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ

- Các khoản tiền thưởng của khách hàng liên quan đến tiêu thụ hàng hóa,thành phẩm, dịch vụ không tính trong doanh thu (nếu có)

- Thu nhập quà biếu, quà tặng bằng tiền, hiện vật của các tổ chức, cá nhân tặngcho doanh nghiệp

- Các khoản thu nhập khác ngoài các khoản nêu trên

(Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính)

Trang 8

2.2 Một số lý thuyết về phân tích doanh thu bán hàng.

2.2.1 Mục đích, ý nghĩa phân tích doanh thu bán hàng.

•Mục đích phân tích doanh thu:

Phân tích doanh thu nhằm mục đích nhận thức và đánh giá một cách đúngđắn, toàn diện và khách quan tình hình thực hiện các chỉ tiêu doanh thu bán hàng củadoanh nghiệp trong kỳ về số lượng, kết cấu chủng loại và giá cả hàng bán…Qua đóthấy được mức độ hoàn thành số chênh lệch tăng giảm của các chỉ tiêu kế hoạchdoanh thu bán hàng của doanh nghiệp Đồng thời, qua phân tích cũng nhận thấyđược những mâu thuẫn tồn tại và những nguyên nhân ảnh hưởng khách quan cũngnhư chủ quan trong khâu bán hàng, để từ đó tìm ra được những chính sách, biệnpháp quản lý thích hợp nhằm đẩy mạnh bán hàng, tăng doanh thu

•Ý nghĩa của phân tích doanh thu

Những số liệu, tài liệu phân tích doanh thu bán hàng là cơ sở, căn cứ để phântích các chỉ tiêu kinh tế khác như: phân tích tình hình mua hàng, phân tích tình hìnhchi phí hoặc lợi nhuận(kết quả) kinh doanh Ngoài ra, doanh nghiệp cũng sử dụngcác số liệu phân tích doanh thu bán hàng để làm cơ sở, căn xây dựng kế hoạch sảnxuất kinh doanh cho kỳ sau

2.2.2 Nguồn tài liệu phân tích.

Phân tích doanh thu bán hàng căn cứ vào những nguồn tài liệu sau:

- Các chỉ tiêu kế hoạch doanh thu bán hàng của doanh nghiệp trong kỳđược xây dựng tùy thuộc vào chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm hoạt động sảnxuất kinh doanh cũng như căn cứ vào yêu cầu quản lý của doanh nghiệp

- Các số liệu kế toán doanh thu bán hàng bao gồm kế toán tổng hợp, kếtoán chi tiết, các hợp đồng bán hàng và các đơn đặt hàng, các chứng từ hóa đơnbán hàng

- Các số liệu thông tin kinh tế thị trường, giá cả những mặt hàng mà doanhnghiệp sản xuất kinh doanh

Trang 9

- Các chế độ, chính sách về thương mại, chính sách tài chính- tín dụng vàcác chính sách khác có liên quan đến hoạt động doanh nghiệp do Nhà nước hoặc

“Phân tích doanh thu của công ty TNHH In Lê Vinh”, năm 2010 của Sinh

viên Đào Thị Hồng Vân, lớp K42D1, trường Đại học Thương Mại

“Phân tích doanh thu bán hàng của công ty cổ phần Thương mại Cầu Giấy”,

năm 2010 của Sinh viên Nguyễn Thị Tuyết Mai, lớp K42D1, trường Đại họcThương Mại

“Phân tích doanh thu tiêu thụ sản phẩm tại công ty TNHH sản xuất và thương mại Tân Việt”, năm 2010 của Sinh viên Trần Thu Hương, lớp K42D4, trường Đại

Trang 10

- Các luận văn sử dụng đúng phương pháp nghiên cứu và phương pháp thuthập số liệu, nên đã thu thập được đầy đủ các dữ liệu thứ cấp cần thiết cho việc phântích doanh thu của công ty.

- Qua số liệu thu thập được, các luận văn đã tiến hành phân tích, đưa ra đượccác giải pháp cụ thể, hữu ích Đặc biệt luận văn thứ hai và thứ ba đã trình bày rõràng về lý do đưa ra giải pháp, nôi dung của giải pháp cũng như điều kiện thực hiệnphù hợp với công ty, giúp người xem có thể dễ dàng theo dõi

- Các luận văn sử dụng biểu mẫu rất khoa học, hợp lý, thuận tiện cho việcnghiên cứu và xem xét vấn đề

•Nhược điểm:

- Chưa chỉ rõ được nguyên nhân của các mặt hạn chế tại đơn vị thực tập

- Một số giải pháp còn mang nặng tính lý thuyết, không phù hợp với nhu cầuthực tế tại đơn vị thực tập

- Một số câu hỏi tác giả đặt ra còn chưa phù hợp với nội dung nghiên cứu

Từ việc tham khảo các công trình nghiên cứu từ những năm trước, em rút rakinh nghiệm cho bản thân và sẽ cố gắng tránh những thiếu sót như trên và học tậpnhững ưu điểm từ các luận văn đã tham khảo, giúp cho luận văn của mình có thểhoàn chỉnh hơn

2.4 Nội dung phân tích doanh thu bán hàng trong doanh nghiệp thương mại

2.4.1 Phân tích tốc độ phát triển của doanh thu bán hàng qua các năm.

- Mục đích phân tích: Phân tích tốc độ phát triển của doanh thu bán hàng qua

các năm( thường là 5 năm) để thấy được sự biến động tăng giảm và xu thế phát triểncủa doanh thu, đưa ra những thông tin dự báo nhu cầu của thị trường làm cơ sở choviệc xây dựng kế hoạch kinh doanh trung hạn hoặc dài hạn của doanh nghiệp

- Nguồn số liệu phân tích: Các số liệu doanh thu bán hàng thực tế qua các

năm

- Phương pháp phân tích: tính toán các chỉ tiêu tốc độ phát triển liên hoàn,

tốc độ phát triển định gốc và tốc độ phát triển bình quân theo công thức sau:

Trang 11

+ Tốc độ phát triển định gốc: = * 100

+ Tốc độ phát triển liên hoàn: = * 100

+ Tốc độ phát triển bình quân: =

Trong đó:

: Tốc độ phát triển liên hoàn : Doanh thu bán hàng kỳ i.

: Tốc độ phát triển định gốc : Doanh thu bán hàng kỳ i-1.

: Tốc độ phát triển bình quân : Doanh thu bán hàng kỳ gốc.

2.4.2 Phân tích doanh thu bán hàng theo tổng mức và kết cấu

a) Phân tích doanh thu bán hàng theo các nghiệp vụ kinh doanh

- Mục đích phân tích: Phân tích doanh thu bán hàng theo nghiệp vụ kinh

doanh nhằm nhận thức và đánh giá chính xác mức độ hoàn thành các chỉ tiêu doanhthu bán hàng qua đó xác đinh kết quả theo từng nghiệp vụ kinh doanh Đồng thờigiúp cho chủ doanh nghiệp có những căn cứ, cơ sở đề ra những chính sách biệnpháp đầu tư thích hợp trong việc lựa chọn các nghiệp vụ kinh doanh mang lại hiệuquả kinh tế cao

- Nguồn số liệu phân tích: Các số liệu kế hoạch, kế toán tổng hợp và chi tiết

về doanh thu bán hàng theo các nghiệp vụ kinh doanh của doanh nghiệp

Trang 12

- Phương pháp phân tích: Phương pháp so sánh và lập biểu so sánh giữa số

liệu thực hiện với kế hoạch kỳ này với kỳ trước trên cơ sở tính toán các chỉ tiêuphần trăm(%), số chênh lệch và tỷ trọng doanh thu của từng nghiệp vụ kinh doanh

b) Phân tích doanh thu bán hàng theo nhóm hàng và mặt hàng chủ yếu

- Mục đích phân tích: Phân tích doanh thu bán hàng theo những nhóm hàng

và mặt hàng chủ yếu nhằm nhận thức đánh giá một cách toàn diện, chính xác và chitiết tình hình doanh thu theo nhóm hàng, mặt hàng, thấy được sự biến động tănggiảm và xu hướng phát triển nhu cầu tiêu dùng của công chúng, làm cơ sở cho việchoạch định chiến lược đầu tư theo nhóm mặt hàng kinh doanh của doanh nghiệp

- Nguồn số liệu phân tích: Các số liệu kế hoạch và hạch toán chi tiết doanh

thu bán hàng

- Phương pháp phân tích: Phương pháp so sánh và lập biểu so sánh giữa số

liệu thực hiện với kế hoạch kỳ này với kỳ trước trên cơ sở tính toán các chỉ tiêuphần trăm(%), số chênh lệch và tỷ trọng doanh thu của từng mặt hàng, nhóm hàngkinh doanh

c) Phân tích doanh thu bán hàng theo phương thức bán

- Mục đích phân tích: Phân tích doanh thu bán hàng theo phương thức bán

nhằm mục đích đánh giá tình hình biến động tăng giảm của các chỉ tiêu doanh thubán hàng theo phương thức bán (bán buôn, bán lẻ, bán đại lý, bán trả góp…) Qua đótìm ra những ưu, nhược điểm của từng phương thức bán, để từ đó tìm ra phươngthức bán thích hợp nhất cho doanh nghiệp

- Nguồn số liệu phân tích: Các số liệu thực tế kỳ báo cáo và kỳ trước.

- Phương pháp phân tích: Phương pháp tính toán, lập biểu so sánh.

d) Phân tích doanh thu bán hàng theo phương thức thanh toán.

- Mục đích phân tích: Phân tích doanh thu bán hàng theo phương thức thanh

toán nhằm mục đích nghiên cứu, đánh giá tình hình biến động của các chỉ tiêu doanhthu bán hàng gắn với tình hình thu tiền bán hàng theo các phương thức khác nhau(thanh toán trực tiếp, thanh toán chậm…) Qua đó tìm ra những biện pháp hữu hiệu

Trang 13

để thu hồi tiền bán hàng nhanh, định hướng hợp lý trong việc lựa chọn phương thứcbán và thanh toán hiệu quả trong kỳ tới.

- Nguồn số liệu phân tích: Các số liệu hạch toán tổng hợp và chi tiết tài khoản

“Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ”, tài khoản “Phải thu của khách hàng”, tàikhoản “Dự phòng phải thu khó đòi” và các tài khoản liên quan

- Phương pháp phân tích: Phương pháp so sánh giữa số liệu thực hiện kỳ báo

cáo với kỳ trước để thấy được sự biến động tăng giảm

e) Phân tích doanh thu bán hàng theo đơn vị trực thuộc

- Mục đích phân tích: Phân tích doanh thu bán hàng theo đơn vị trực thuộc

nhằm mục đích nhận thức và đánh giá đúng đắn tình hình thực hiện kế hoạch doanhthu bán hàng qua đó xác định kết quả kinh doanh của từng đơn vị trực thuộc hạchtoán kinh tế nội bộ Qua đó tìm ra những ưu, nhược điểm và đưa ra những biện pháp

tổ chức, quản lý kinh doanh thích hợp cho từng đơn vị trực thuộc

- Nguồn số liệu phân tích: Các số liệu về doanh thu bán hàng kỳ báo cáo và kỳ

trước của từng đơn vị trực thuộc

- Phương pháp phân tích: Phương pháp so sánh giữa số thực hiện với số kế

hoạch doanh thu của từng đơn vị để thấy được mức độ hoàn thành, số chênh lệchtăng giảm Đồng thời so sánh số chênh lệch tăng, giảm của từng đơn vị trực thuộcvới kế hoạch chung của công ty để thấy được mức độ tác động đến tỷ lệ tăng giảmchung của công ty

f) Phân tích doanh thu bán hàng theo tháng, quý

- Mục đích phân tích: Phân tích doanh thu bán hàng theo tháng, quý nhằm mục

đích thấy được mức độ và tiến độ hoàn thành kế hoạch bán hàng, có ý nghĩa đặc biệtđối với những doanh nghiệp kinh doanh những mặt hàng mang tính thời vụ sản xuấthoặc tiêu dùng

- Nguồn số liệu phân tích: Các số liệu thực tế và kế hoạch doanh thu của doanh

nghiệp theo tháng, quý

- Phương pháp phân tích: So sánh số liệu thực tế với số kế hoạch để thấy được

mức độ hoàn thành, tăng giảm theo từng tháng quý

Trang 14

2.4.3 Phân tích nhịp độ bán hàng

- Mục đích phân tích: Phân tích nhịp độ bán hàng trong doanh nghiệp giúp ta

phát hiện tính không đều đặn, sự trì trệ hoặc mất cân đối trong việc bán hàng, để từ

đó đưa ra những giải pháp điều chỉnh, bổ sung trong việc thực hiện kế hoạch muabán hàng hóa được hợp lý

- Phương pháp phân tích: Tính toán hệ số dao động, hệ số biến đổi và hệ số

đều đặn qua đó nhận xét về nhịp độ bán hàng có hợp lý hay chưa

2.4.4 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng.

a) Phân tích các nhân tố định tính ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng.

Nhân tố định tính là những nhân tố mà sự ảnh hưởng của chúng đến sự biếnđộng của chỉ tiêu phân tích không thể đo lường, tính toán được bằng các con số cụthể Nhân tố định tính bao gồm các nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài doanhnghiệp

 Nhân tố bên trong: là những nhân tố tiềm ẩn bên trong doanh nghiêp,

có ảnh hưởng lớn đến doanh thu bán hàng của doanh nghiệp, đó là mạng lưới phânphối của doanh nghiệp, chất lượng mẫu mã sản phẩm, dịch vụ chăm sóc khách hàng,quảng cáo tiếp thị…

 Nhân tố bên ngoài: là những nhân tố nằm ngoài sự kiểm soát củadoanh nghiệp như đối thủ cạnh tranh, nhà cung ứng, môi trường kinh tế, chính trị, xãhội, thu nhập dân cư…

b) Phân tích các nhân tố định lượng ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng

 Phân tích mức độ ảnh hưởng của số lượng hàng bán và đơn giá bán.Doanh thu hàng bán ảnh hưởng trực tiếp bởi 2 nhân tố: số lượng hàng bán vàđơn giá bán, thể hiện qua công thức:

Doanh thu hàng bán = Số lượng hàng bán * Đơn giá bán

Từ công thức trên với các số liệu cụ thể ta sẽ tính được mức độ ảnh hưởng củatừng nhân tố đến doanh thu bán hàng

 Phân tích mức độ ảnh hưởng của số lượng lao động và năng suất laođộng

Trang 15

Trong doanh nghiệp, mối liên hệ giữa doanh thu bán hàng với số lượng laođộng và năng suất lao động được thể hiện qua công thức sau:

Doanh thu bán hàng = Tổng số lao động * Năng suất lao động bình quân

Hoặc:

Từ công thức trên ta tính được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố năng suấtlao động và số lao động đến doanh thu bán hàng

 Phân tích ảnh hưởng của khâu lưu chuyển hàng hóa

Doanh thu bán hàng của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của các chỉ tiêu thuộckhâu lưu chuyển hàng hóa, đó là các chỉ tiêu tồn kho hàng hóa đầu kỳ và cuối kỳ,chỉ tiêu mua hàng và hao hụt Mối liên hệ giữa các chỉ tiêu được thể hiện qua côngthức:

=

Doanh thu bánhàng trongkỳ(giá vốn)

+ Hao hụttrong kỳ +

Tồn khohàng hóacuối kỳQua công thức trên căn cứ vào các số liệu thực tế kỳ báo cáo và kỳ kế hoạchhoặc số thực hiện kỳ trước, bằng phương pháp số chênh lệch ta có thể xác địnhđược mức độ ảnh hưởng của các chỉ tiêu đến doanh thu

Doanh thu bán hàng = Tổng sốlao động * Thời gianlao động * Năng suất laođộng bình quân

Trang 17

Chương 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG DOANH THU BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH ĐĂNG TÂM

3.1 Phương pháp hệ nghiên cứu về phân tích doanh thu tại công ty TNHH Đăng Tâm

3.1.1 Phương pháp thu thập và tổng hợp dữ liệu.

3.1.1.1 Phương pháp điều tra

Phương pháp thu thập dữ liệu được sử dụng tại công ty TNHH Đăng Tâm làđiều tra theo hình thức gián tiếp, thông qua việc phát các phiếu điều tra theo mộtmẫu đã được thiết kế sẵn

•Mục đích của điều tra là thu thập những thông tin mang tính khách quan vềnhững quan điểm của nhà quản lý về những nội dung thuộc đề tài phân tích doanhthu

•Các bước tiến hành:

- Bước 1: Thiết kế phiếu điều tra Mỗi phiếu điều tra gồm 10 câu hỏi khácnhau, nội dung liên quan đến Doanh thu Các câu hỏi thiết kế dưới dạng kết đóng,tức là có sẵn các đáp án để người được điều tra chọn lựa

- Bước 2: Phát phiếu điều tra Có 5 phiếu điều tra, được phát cho các đối tượng

có hiểu biết về vấn đề nghiên cứu, thuộc ban lãnh đạo, các phòng kinh doanh, kếtoán của công ty Tiến hành phát phiếu điều tra vào ngày 4/4/2011

- Bước 3: Thu lại các phiếu điều tra, tổng hợp thông tin và lập báo cáo

3.1.1.2 Phương pháp phỏng vấn.

Phỏng vấn là phương pháp thu thập thông tin bằng cách hỏi trực tiếp các đốitượng có liên quan đến vấn đề nghiên cứu và đặt ra các câu hỏi dưới dạng kết mở

•Mục đích: thông qua các câu hỏi và trả lời trực tiếp, người tiến hành điều tra

sẽ thu được những thông tin chính xác, cụ thể, chi tiết hơn về vấn đề cần nghiên cứu

•Các bước tiến hành:

Trang 18

- Bước 1: Xác định đối tượng được phỏng vấn Qua đó, xây dựng các câu hỏi

mở xoay quanh vấn đề Doanh thu của công ty, phù hợp với từng đối tượng

- Bước 2: Tiến hành phỏng vấn Buổi phỏng vấn diễn ra vào ngày 6/4/2011tại phòng giám đốc, phòng kinh doanh và phòng tài chính kế toán của công ty.Người được phỏng vấn là ông Nguyễn Ngọc Toàn - Giám đốc công ty, Ông NgôXuân Dũng - Kế toán trưởng công ty và Ông Đỗ Hoài Nam - Trưởng phòng kinhdoanh

- Bước 3: Tổng hợp các thông tin thu được từ buổi phỏng vấn

3.1.1.3 Phương pháp nghiên cứu tài liệu: các luận văn, chuyên đề, đề tài khoa học, các nguồn tài liệu khác.

Ngoài các phương pháp kể trên, để thu thập thông tin , em còn tiến hànhnghiên cứu tài liệu liên quan đến vấn đề doanh thu của công ty Đó là:

- Tài liệu bên ngoài: Các chuẩn mực, các thông tư, các giáo trình kế toán tàichính, giáo trình tài chính doanh nghiệp của trường Đại học Thương Mại, trườngHọc viện Tài chính, các luận văn cùng đề tài của các khóa trước

- Tài liệu bên trong: Các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từnăm 2007 đến năm 2010, các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết về doanh thu bán hàng,hóa đơn chứng từ liên quan đến bán hàng của công ty…

3.1.1.4 Phương pháp tổng hợp số liệu

Các số liệu cần sử dụng để phân tích có thể nằm rải rác trên các sổ sách củacông ty do công ty không thực hiện hạch toán theo vấn đề cần phân tích Do đó phảithực hiện tổng hợp lại

3.1.2 Phương pháp phân tích dữ liệu

So sánh là phương pháp nghiên cứu để nhận thức các sự vật hiện tượng thôngqua quan hệ đối chiếu tương hỗ giữa các sự vật, hiện tượng này với sự vật hiệntượng khác Qua đó thấy được sự giống và khác nhau giữa các sự vật, hiện tượng vàmức độ, xu thế biến động của các chỉ tiêu kinh tế

•Các nội dung so sánh trong công ty:

Trang 19

- So sánh doanh thu thực hiện giữa các năm, giữa các quý trong cùng mộtnăm.

- So sánh doanh thu thực hiện giữa các cửa hàng, và giữa các cửa hàng vớitoàn công ty

- So sánh doanh thu của từng mặt hàng, nhóm hàng của toàn công ty

3.1.2.1 Phương pháp thay thế liên hoàn

Phương pháp thay thế liên hoàn được sử dụng để tính toán mức độ ảnh hưởngcủa các nhân tố tới doanh thu bán hàng của công ty, bao gồm:

- Mức độ ảnh hưởng của nhân tố số lượng hàng bán và giá cả hàng bán đếndoanh thu bán hàng

- Mức độ ảnh hưởng của nhân tố số lượng lao động và năng suất lao động đếndoanh thu bán hàng

Trang 20

- Mức độ ảnh hưởng của khâu lưu chuyển hàng hóa đến doanh thu bán hàng

Trang 21

3.1.2.3 Phương pháp biểu mẫu

Tất cả các số liệu được thể hiện trên biểu mẫu để phản ánh một cách trựcquan nhất, cũng dễ dàng hơn cho việc tính toán và theo dõi

3.2 Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến phân tích tình hình doanh thu bán hàng của công ty TNHH Đăng Tâm 3.2.1 Giới thiệu về công ty TNHH Đăng Tâm

3.2.1.1 Quá trình hình thành, phát triển và đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty

- Tên công ty: Công ty TNHH Đăng Tâm

- Tên giao dịch: Dangtam Co.,Ltd

- Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH

- Địa chỉ: P710 – Tòa nhà NƠ1B – Khu đô thị Linh Đàm – Quận Hoàng Mai– Hà Nội

- Điện thoại: 84.4.3 5400557 – 3 5400890 Fax: 84.4.3 5400557

- Website: www.dangtam.com.vn

Email: congty-dangtam@vnn.vn

- Số tài khoản: 1300201212097

- Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu:

 Mua bán linh kiện, trang thiết bị y tế, bao bì dược phẩm, linh kiện nhakhoa, thiết bị bệnh viện, thiết bị quang học, thiết bị nghiên cứu khoa học kỹ thuật

 Mua bán máy tính, các thiết bị văn phòng và thiết bị sử dụng trong giảngdạy

 Dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng các sản phẩm công ty kinh doanh

- Quá trình hình thành và định hướng phát triển

Công ty TNHH Đăng Tâm là loại hình công ty TNHH hai thành viên trở lên,giấy phép kinh doanh số 0102021559 do phòng đăng ký kinh doanh thuộc sở kếhoạch đầu tư thành phố Hà Nội cấp đăng ký lần đầu ngày 29/07/2005, bổ sung đăng

ký lần 2 ngày 27/03/2008

Trang 22

Công ty TNHH Đăng Tâm luôn phấn đấu để trở thành một trong những công

ty hàng đầu, có uy tín cao trong lĩnh vực cung cấp và hỗ trợ khách hàng về các thiết

bị máy móc và vật tư tiêu hao phục vụ trong ngành y tế đặc biệt là thiết bị y tế chongành Đông Dược

Bên cạnh đó công ty còn là nhà cung cấp chuyên nghiệp các thiết bị vănphòng, thiết bị giảng dạy, thiết bị trình chiếu, thiết bị hội thảo chất lượng cao, vàcông nghệ thông tin có tính chuyên nghiệp với công nghệ hiện đại

Trong suốt quá trình xây dựng và trưởng thành, công ty Đăng Tâm luôn hành

động theo phương châm nỗ lực – sáng tạo trong làm việc để có thể cung cấp đến

khách hàng những sản phẩm chất lượng cao cùng với dịch vụ hoàn hảo nhằm gópphần nhỏ của mình trong sự nghiệp xây dựng và phát triển bền vững của đất nước.Công ty luôn có chính sách đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành viêntrong công ty được học hỏi, trau dồi kinh nghiệm và phát triển khả năng thông quacác khóa đào tạo ở trong và ngoài nước cùng với việc đảm bảo một cuộc sốngphong phú về tinh thần và đầy đủ về vật chất

- Quy mô của công ty:

 Vốn điều lệ: 1.000.000.000 VNĐ

 Số lao động: 20 người

3.2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và công tác kế toán của công ty

Cơ cấu bộ máy quản lý công ty

Sơ đồ 1: c

Giám đốc

Phòng hànhchính- phiên dịch

Phòng kếtoán

Phòng hỗ trợ khách hàng

Phòng kỹthuậtPhòng kinh doanh-

Xuất nhập khẩu

Trang 23

- Giám đốc: Giám đốc công ty là ông Nguyễn Ngọc Toàn người đại diện chocông ty trước pháp luật, có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động sản xuất kinhdoanh của công ty.

- Phòng kinh doanh – Xuất nhập khẩu: có nhiệm vụ marketting, tiếp thị, thựchiện các giao dịch bán hàng, tìm kiếm khách hàng trong và ngoài nước và đối táckinh doanh, trực tiếp ký kết các hợp đồng mua bán

- Phòng kỹ thuật : Chịu trách nhiệm lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị

do công ty cung cấp theo yêu cầu của khách hàng

- Phòng hành chính – phiên dịch : Hàng tháng, hàng quý, hàng năm tổng kết,duyệt đơn giá, tiền lương, BHXH cho công nhân viên, chế độ kế toán tuyển dụnglao động, tổ chức quản lý nhân sự, bố trí và sắp xếp lao động trong đơn vị, đồngthời chịu trách nhiệm dịch các tài liệu tiếng nước ngoài cho công ty

- Phòng tài chính kế toán có trách nhiệm tổng hợp, ghi chép kịp thời mọihoạt động sản xuất kinh doanh phát sinh trong toàn doanh nghiệp, phân tích và đánhgia tình hình thực tế nhằm cung cấp thông tin cho Giám Đốc đưa ra các quyết định.Phòng tài chính kế toán có trách nhiệm thực hiện đúng chế độ hiện hành về tổ chứcchứng từ, hệ thống sổ sách kế toán và lập báo cáo tài chính

Công tác kế toán của công ty

- Kỳ kế toán năm: Bắt đầu từ ngày 01/01, kết thúc ngày 31/12 hàng năm tínhtheo năm dương lịch

- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đồng Việt Nam

- Chế độ kế toán áp dụng: Doanh nghiệp vừa và nhỏ

- Hình thức kế toán áp dụng: Nhật ký chung

3.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới việc phân tích tình hình doanh thu tại công ty TNHH Đăng Tâm.

3.2.2.1 Ảnh hưởng của các nhân tố khách quan

Nhân tố khách quan là các nhân tố ảnh hưởng rộng rãi đến tất cả các doanhnghiệp, và các doanh nghiệp không thể kiểm soát được sự ảnh hưởng của chúng.Các nhân tố này có thể bao gồm:

Trang 24

b) Đối thủ cạnh tranh.

Cạnh tranh là quá trình đấu tranh giữa các DN khác nhau nhằm đứng vữngđược trên thị trường và tăng lợi nhuận trên cơ sở tạo ra và sử dụng ưu thế của mình

về giá trị sử dụng của sản phẩm, giá bán, cách phục vụ khách hàng Lĩnh vực chính

mà công ty TNHH Đăng Tâm đang theo đuổi chưa có nhiều sự cạnh tranh gay gắt,tuy vậy càng ngày càng có nhiều công ty tham gia vào lĩnh vực này như công tyTNHH TTM, công ty TNHH dược phẩm sinh học Bảo Long, Công ty TNHH thiết

bị Hợp Phát…

c) Môi trường khoa học và công nghệ.

Trong điều kiện hiện nay, khi mà cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và côngnghệ đang phát triển như vũ bão, nhiều ngành công nghệ cao trong chế tạo, điện tử,tin học, sinh học, vật liệu mới được áp dụng vào sản xuất kinh doanh đã làm thayđổi cơ bản các điều kiện sản xuất, nâng cao năng suất lao động xã hội, giảm tiêuhao vật tư, vì vậy các doanh nghiệp có nhiều điều kiện đổi mới công nghệ, trangthiết bị, máy móc thay thế vật liệu từ đó giảm được chi phí hạ giá thành, tăng sốlượng, chất lượng sản phẩm, qua đó tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm

d) Môi trường chính trị - pháp luật

Các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh ở các lĩnh vực ngành nghềkhác nhau, đặc điểm khác nhau nhưng đều chịu một sự quản lý chung của hệ thống

Trang 25

pháp luật và chính sách của Nhà nước, bao gồm Luật Doanh nghiệp, chính sáchthuế, các cam kết hội nhập… Những nhân tố này tác động trực tiếp đến hoạt độngsản xuất kinh doanh của công ty Việt Nam là một trong những đất nước có tìnhhình chính trị ổn định, đây là một trong những điều kiện quan trọng giúp cho cácdoanh nghiệp có thể phát triển sản xuất.

e) Chính sách kinh tế tài chính của Nhà Nước.

Trong nền kinh tế thị trường dưới sự điều tiết của Nhà Nước Nhà nước thựchiện sự điều tiết bằng luật pháp, các chính sách kinh tế tài chính đến hoạt động của

DN Các chính sách kinh tế tài chính của Nhà Nước có những ưu điểm như kíchthích sản xuất, có lượng hàng hóa và dịch vụ dồi dào, mặt khác nó lại chứa đựngmầm móng của khủng hoảng, thất nghiệp, lạm phát … Các chính sách kinh tế tàichính của Nhà Nước điều tiết nền kinh tế nước ta đó là các chính sách thuế, chínhsách tài chính tín dụng, các chế độ kế toán Nhà nước luôn thay đổi các chính sáchkinh tế tài chính phù hợp với tình hình kinh tế nước ta Do vậy, công ty luôn luônphải cập nhật các chính sách kinh tế tài chính của Nhà Nước để từ đó điều chỉnhviệc kinh doanh của công ty cho phù hợp với các chính sách kinh tế tài chính củaNhà Nước để có thể tạo được những thuận lợi trong việc phát triển kinh doanh

3.3.2.2 Ảnh hưởng của các nhân tố chủ quan

 Nguồn lực con người: đây là nhân tố quan trọng, quyết định rất lớn đếntình hình doanh thu của công ty, bao gồm:

- Trình độ tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh của công ty có hiệu quả Thể

hiện ở sự lựa chọn đúng đắn địa bàn hoạt động, ngành, mặt hàng, dịch vụ kinhdoanh, lựa chọn phương pháp, giải pháp trong đầu tư an toàn và hiệu quả trong sảnxuất kinh doanh, đảm bảo cho công ty tăng được hiệu quả kinh doanh, tăng sứccạnh tranh và uy tín trên thị trường

- Năng suất và chất lượng lao động ngày càng tăng cao Số lượng lao động

năm 2006 là 15 người, đến năm 2010 tăng lên 20 người Các nhân viên giàu kinhnghiệm, có trình độ ngày càng cao, số nhân viên có trình độ Đại học trở lên là 60% Công ty luôn chú trọng đến việc nâng cao trình độ cho nhân viên bằng cách: cho

Trang 26

nhân viên tham gia vào các khóa đào tạo ngắn hạn, khuyến khích, tạo điều kiện chocác nhân viên học nâng cao trình độ.

Uy tín, vị thế của công ty ngày càng được nâng cao trên thị trường

cũng là một điều kiện thuận lợi để công ty mở rộng phạm vi kinh doanh xa hơn nữa.Công ty cũng đã ký kết được nhiều hợp đồng lớn với bệnh viện y học cổ truyềntrung ương, học viện y dược học cổ truyền Việc xây dựng uy tín và vị thế của công

ty trên thị trường đang là nhiệm vụ được đề ra trong các năm kinh doanh tiếp theo,khi xây dựng được uy tín và vị thế trên thị trường sẽ tạo điều kiện mở rộng thịtrường kinh doanh và từ đó tăng doanh thu của công ty

Vốn và cơ sở vật chất kỹ thuật: nguồn vốn của công ty không ngừng

tăng để mở rộng kinh doanh theo kế hoạch, nguồn vốn ban đầu là 500.000.000VNĐ, đến năm 2008 tăng lên thành 1.000.000.000 VNĐ Cơ sở vật chất kỹ thuậtcũng được đầu tư cả về số lượng và chất lượng Công ty đã xây dựng được khohàng hóa đảm bảo yêu cầu về chất lượng, giúp bảo quản các loại máy móc cho côngty

Mặt hàng kinh doanh:

Công ty Đăng Tâm là nhà phân phối chính của các hãng Sino Korea SANYAN (Liên doanh Hàn Quốc & Trung Quốc) ; YONGLI ; ZHONG NAN; HONGKONG GUANGBO, BAODI Mặt hàng của công ty luôn đạt tiêu chuẩn an

toàn về mặt chất lượng, đã được kiểm nghiệm bởi khách hàng ở Trung Quốc, HànQuốc, Nhật Bản và được các cơ quan kiểm định chất lượng ở các nước này chứngnhận Đây là những đất nước có kinh nghiệm lâu năm trong sản xuất thuốc Đông yvào bậc nhất trên thế giới Chính vì vậy, mặt hàng của công ty có tính cạnh tranhcao và được các đối tác tin cậy

Mặt hàng kinh doanh của công ty có đặc điểm là cồng kềnh do đó kho chứacần phải có diện tích tương đối lớn, dễ hỏng hóc trong quá trình vận chuyển Vì vậycông ty đã xây dựng được hệ thống kho chứa hàng đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, quátrình vận chuyển luôn được các nhân viên kỹ thuật của công ty giám sát chặt chẽ để

có thể đưa được sản phẩm chất lượng nhất đến tay người tiêu dùng Bên cạnh đó, do

Trang 27

khoa học kỹ thuật phát triển các sản phẩm ngày càng đa dạng và hiện đại, công tyluôn cập nhật những sản phẩm mới nhất cho khách hàng.

3.3 Kết quả điều tra trắc nghiệm về vấn đề phân tích doanh thu bán hàng của công ty TNHH Đăng Tâm

3.3.1 Kết quả phiếu điều tra trắc nghiệm.

Bảng 01: Tổng hợp kết quả điều tra tình hình phân tích doanh thu tại công ty

TNHH Đăng Tâm

5 Theo Ông (Bà), giá bán hàng hóa và các dịch vụ sau bán của công ty có sức

cạnh tranh trên thị trường không?

Trang 28

 Nhu cầu, thị hiếu và mức sống dân cư 1/5 20

 Tìm nhà cung ứng ổn định, cung cấp nguyên vật

liệu chất lượng, có mức giá hợp lý nhất 5/5 100

 Xây dựng các kế hoạch, phương án kinh doanh

 Xúc tiến quảng cáo, mở rộng thương hiệu 3/5 60

 Không ngừng nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu 5/5 100

Trang 29

mã sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên

thị trường

 Đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ nhân viên 4/5 80

Qua 5 phiếu điều tra phát ra, với 10 câu hỏi trên mỗi phiếu, ta nhận thấy :

- Tốc độ tăng doanh thu của doanh nghiệp là chưa thực sự cao và tương xứngvới tiềm năng của doanh nghiệp

- Giá bán và các dịch vụ sau bán của công ty còn chưa tốt và chưa có sức cạnhtranh trên thị trường

- Các phiếu điều tra đều cho thấy công tác phân tích doanh thu là cần thiết vàđưa ra một số biện pháp nhằm tăng doanh thu cho doanh nghiệp

Như vậy,phân tích doanh thu là công việc rất cần thiết với công ty TNHHĐăng Tâm, qua đó đưa ra được các biện pháp cụ thể nhằm tăng doanh thu chodoanh nghiệp

3.3.2 Kết quả điều tra phỏng vấn trực tiếp.

Phỏng vấn Ông Nguyễn Ngọc Toàn - Giám đốc công ty TNHH Đăng Tâm

Thưa Ông, Ông đánh giá như thế nào về tầm quan trọng của doanh thu và công tác phân tích Doanh thu trong doanh nghiệp?

Trả lời:

Doanh thu là một chỉ tiêu rất quan trọng đối với các doanh nghiệp Tăngdoanh thu sẽ tăng lượng tiền thu về cho doanh nghiệp, qua đó tăng hiệu quả kinhdoanh, là một điều rất cần thiết với các doanh nghiệp Vì vậy, theo tôi, công tácphân tích doanh thu là rất cần thiết Công ty TNHH Đăng Tâm có quy mô khônglớn nên trong những năm qua công ty có tiến hành phân tích doanh thu nhưng chỉ ởmức độ đơn giản do phòng kế toán tiến hành phân tích, trong những năm tới chúngtôi sẽ cố gắng tổ chức công tác phân tích không chỉ doanh thu mà còn cả các chỉtiêu khác trong doanh nghiệp

Trang 30

Ông có thể cho biết tình hình doanh thu của công ty trong thời gian gần đây? Và theo ông, như vậy có tương xứng với tiềm năng của công ty không ?

Ông có thể cho biết một số biện pháp cụ thể mà công ty đạt ra trong những năm tới để có thể tăng doanh thu?

Trả lời:

Trong những năm tới, công ty chúng tôi sẽ tiến hành liên kết với các hãngnổi tiếng ở nước ngoài để có thể nâng cao chất lượng sản phẩm, cung cấp cho kháchhàng các sản phẩm có uy tín Ngoài ra, chúng tôi cũng sẽ tiến hành tăng cường việcgiới thiệu sản phẩm trên các phương tiện truyền thông để các khách hàng có thể biếtđến sản phẩm của công ty

Xin cảm ơn Ông về buổi phỏng vấn!

Phỏng vấn Ông Ngô Xuân Dũng- Kế toán trưởng công ty TNHH

Đăng Tâm

Thưa ông, trong công ty, công tác phân tích doanh thu do bộ phận kế toán đảm nhiệm, công tác này có được tiến hành thường xuyên không, và gặp những thuận lợi và khó khăn gì ?

Trả lời:

Công tác phân tích doanh thu được chúng tôi tiến hành vào cuối mỗi năm tàichính Kế toán là bộ phận nắm bắt rõ nhất tình hình tài chính nói chung và tình hìnhdoanh thu nói riêng của công ty, các nhân viên kế toán là những người có trình độ,năng lực kế toán tốt Vì vậy, công tác phân tích doanh thu của chúng tôi luôn đạt

Trang 31

hiệu quả cao Tuy nhiên, cuối năm tài chính, khối lượng công việc của kế toán rấtnhiều, kiến thức về phân tích thì vẫn chưa thực sự chuyên sâu, nên trong một sốtrường hợp, hiệu quả của phân tích bị giảm sút.

Xin ông cho ý kiến, việc phân tích kinh tế doanh nghiệp nói chung, phân tích kinh tế nói riêng là khá quan trọng và cần thiết Thấy được lợi ích của công tác phân tích kinh tế trong doanh nghiệp tại sao công ty vẫn chưa tổ chức được một phòng ban tổ chức công tác phân tích kinh tế?

Trả lời:

Chúng tôi cũng thấy được lợi ích của công tác phân tích kinh tế nói chung vàphân tích doanh thu nói riêng, nhưng do một vài điều kiện chúng tôi chưa thể tổchức được một phòng ban riêng Vì khi tổ chức một phòng ban chuyên phân tíchkinh tế doanh nghiệp thì cần có vốn, tuyển một số lượng nhân viên mới và quy môhiện tại của công ty chưa phù hợp Nhưng có thể trong vài năm tới công ty chúngtôi sẽ có một phòng ban chuyên phân tích hoạt động kinh tế của công ty

Cảm ơn Ông về những chia sẻ ở trên!

3.4 Kết quả phân tích các dữ liệu thứ cấp

3.4.1 Phân tích tốc độ phát triển của doanh thu bán hàng qua các năm.

Để thấy được sự biến động và xu hướng phát triển của chỉ tiêu doanh thu bánhàng, ta tiến hành phân tích tốc độ phát triển doanh thu bán hàng qua 5 năm, thông

qua các chỉ tiêu: tốc độ phát triển định gốc ( ), tốc độ phát triển liên hoàn ( ),

tốc độ phát triển bình quân ( )

Trang 32

Biểu 01: Phân tích tốc độ phát triển của doanh thu bán hàng qua các năm

ĐVT: VNĐNăm

(Nguồn: Theo Báo cáo kết quả kinh doanh từ năm 2007 đến năm 2010)

Theo bảng số liệu trên, ta có thể thấy tốc độ phát triển của doanh thu bánhàng của công ty trong vòng 5 năm trở lại đây (chưa loại trừ ảnh hưởng của nhân tốgiá) Theo đó ta thấy doanh thu của doanh nghiệp tăng đều qua các năm, tốc độ pháttriển bình quân của doanh thu bán hàng trong 5 năm là 119,92% chứng tỏ doanh thucủa doanh nghiệp tăng tương đối nhanh Điều đó có được là do uy tín của công tytrên thị trường ngày càng được nâng cao

- Tốc độ phát triển định gốc: So với năm 2006, DTBH các năm về sau ngày

càng tăng với tốc độ nhanh dần Cụ thể:

+ Năm 2007: tốc độ phát triển là 101,27%, tăng 1,27%

+ Năm 2008: tốc độ phát triển là 110,67%, tăng 10,67%

+ Năm 2009: tốc độ phát triển là 184,95%, tăng 584,95%

+ Năm 2010: tốc độ phát triển là 206,8%, tăng 106,8%

- Tốc độ phát triển liên hoàn thể hiện sự phát triển của DTBH của 2 năm liền

kề nhau Tốc độ này cũng tăng càng nhanh ở những năm về sau, chứng tỏ doanh thucủa công ty ngày càng tăng mạnh

Ngày đăng: 24/03/2015, 11:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w