1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

kế toán nguyên vật liệu sản xuất bánh kẹo tại công ty cổ phần Tràng An

46 1,3K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 302,5 KB

Nội dung

Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài Trong cơ chế thị trường bất ổn như hiện nay, các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp sản xuất nói riêng chịu tác động của các quy luật kinh tế, trong

Trang 1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT

LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP

1.1 Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài

Trong cơ chế thị trường bất ổn như hiện nay, các doanh nghiệp nói chung

và doanh nghiệp sản xuất nói riêng chịu tác động của các quy luật kinh tế, trong

đó cạnh tranh là một yếu tố khách quan, nó vừa là thách thức vừa là động lực đểcác doanh nghiệp tồn tại và phát triển bằng việc đa dạng, phong phú hóa sảnphẩm hàng hóa có chất lượng, giá cả hợp lý, hợp với thị hiếu người tiêu dùng.Một trong số những công tác quan trọng để doanh nghiệp sản xuất hiệu quả, tạodoanh thu cao và chi phí hợp lý đó là công tác thu mua, dự trữ, bảo quản để từ

đó hạch toán nguyên vật liệu nhằm giảm chi phí sản xuất kinh doanh, hạ giáthành sản phẩm

Như vậy, nguyên vật liệu là một yếu tố quan trọng không thể thiếu được trongbất kỳ quá trình sản xuất nào, nó chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng chi phí sảnxuất Chính vì vậy, nguyên vật liệu cần được đảm bảo đầy đủ, đồng bộ, đúngchất lượng là điều kiện quyết định khả năng tái sản xuất mở rộng và góp phầnđảm bảo tiến độ sản xuất trong doanh nghiệp Để đáp ứng được yêu cầu cho sảnxuất kinh doanh thì doanh nghiệp sản xuất nào cũng cần phải có một lượngnguyên vật liêụ dự trữ, lượng nguyên liệu tồn kho bao nhiêu là hợp lý? Bảo quảnchúng như thế nào? Làm thế nào để phân phối số nguyên vật liệu ấy một cách cóhiệu quả nhất cho các bộ phận sản xuất? Đây là những câu hỏi luôn được đặt rađối với các nhà quản lý trong từng giai đoạn sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp

Với ý nghĩa đó việc coi trọng, cải tiến, nghiên cứu và hoàn thiện công tácquản lý và hạch toán nguyên vật liệu ở các doanh nghiệp sản xuất là hết sức cầnthiết và khách quan

Trang 2

Xuất phát từ vị trí và tầm quan trọng của công tác quản lý và hạch toánnguyên vật liệu, kết hợp với việc tìm hiểu thực tế công tác kế toán nguyên vậtliệu tại công ty cổ phần Tràng An, trên cơ sở những kiến thức đã học em chọn

và đi sâu vào nghiên cứu đề tài “kế toán nguyên vật liệu sản xuất bánh kẹo tạicông ty cổ phần Tràng An” với mục đích giải quyết những vấn đề còn tồn tạigiúp cho công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty được hoàn thiện hơn

1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài

Để làm rõ công tác kế toán nguyên vật liệu chúng ta cần đặt ra các câu hỏiđặt ra như: Tại sao phải nâng cao hiệu quả công tác kế toán nguyên vật liệu? Nộidung công tác kế toán nguyên vật liệu tại các doanh nghiệp sản xuất? Kế toánnguyên vật liệu phải tuân theo những chuẩn mực, chế độ kế toán nào của nhànước? Trong công ty cổ phần Tràng An thì việc thực hiện kế toán nguyên vậtliệu sản xuất bánh kẹo được thực hiện như thế nào? Kế toán nguyên vật liệu sảnxuất bánh kẹo có những ưu điểm và những hạn chế gì? Và những biện phápkhắc phục hạn chế ra sao? Để trả lời những câu hỏi này chúng ta cần nghiên cứuviệc hạch toán nguyên vật liệu sản xuất bánh kẹo tại công ty cổ phần Tràng An

1.3 Mục tiêu nghiên cứu

Nhận biết được tầm quan trọng của nguyên vật liệu nên em đã chọnnghiên cứu đề tài: kế toán nguyên vật liệu sản xuất bánh kẹo tại công ty cổ phầnTràng An Mục tiêu của việc nghiên cứu đề tài là làm rõ công tác kế toánnguyên vật liệu sản xuất bánh kẹo tại công ty từ việc lập chứng từ, cho đến việctính toán theo dõi trên các sổ sách chi tiết, tổng hợp Báo cáo này sẽ làm rõ cáckhâu công việc của kế toán nguyên vật liệu sản xuất bánh kẹo tại công ty Đồngthời giúp người đọc hiểu được các chế độ, chính sách, các quyết định, các chuẩnmực về kế toán nguyên vật liệu của nhà nước trong thực tế được các doanhnghiệp áp dụng như thế nào Từ đó sẽ tìm ra những mặt tích cực và hạn chế đểphát huy mặt tích cực và đưa ra những đề xuất để công tác kế toán nguyên vậtliệu ở công ty được hoàn thiện hơn

Trang 3

1.4 Phạm vi nghiên cứu

Nội dung: nghiên cứu về kế toán nguyên vật liệu để sản xuất bánh kẹo Không gian: tại công ty cổ phần Tràng An

Thời gian: năm 2010- 2011

1.5 Lý luận cơ bản về kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất 1.5.1 Khái niệm

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02 – Hàng tồn kho của Bộ tàichính thì nguyên liệu, vật liệu là một bộ phận của hàng tồn kho Do vậy, Nguyênvật liệu là một bộ phận của tài sản ngắn hạn dự trữ cho sản xuất, lưu thông hoặcđang trong quá trình sản xuất, chế tạo của doanh nghiệp

Nguyên vật liệu là đối tượng lao động - một trong ba yếu tố cơ bản củaquá trình sản xuất, là cơ sở vật chất cấu thành nên thực thể sản phẩm Trong quátrình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nguyên vậtliệu bị tiêu hao toàn bộ và chuyển toàn bộ giá trị một lần vào chi phí sản xuấtkinh doanh trong kỳ Hay nói cách khác vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳsản xuất nhất định và khi tham gia vào quá trình sản xuất, dưới tác dụng của laođộng, chúng bị tiêu hao toàn bộ hay thay đổi hình thái ban đầu để tạo ra hìnhthái vật chất của sản phẩm

Nguyên vật liệu là yếu tố đầu vào quan trọng nhất của quá trình sản xuất kinhdoanh, nó chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm, về mặt giá trị nguyênvật liệu chuyển dịch một lần hoàn toàn vào giá trị của sản phẩm mới tạo ra

* Tính giá nguyên vật liệu nhập, xuất kho:

- Với nguyên vật liệu nhập kho: tính giá nguyên vật liệu phải tuân thủtheo nguyên tắc giá phí

- Với nguyên vật liệu xuất kho thì được tính theo một trong các phươngpháp là: phương pháp đích danh, phương pháp bình quân, phương pháp nhậptrước xuất trước và phương pháp nhập sau xuất trước, ngoài ra còn có phươngpháp hệ số giá

Trang 4

* Trong công tác kế toán luôn kết hợp kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết

để theo dõi, phản ánh, quản lý và thực hiện các nghiệp vụ kế toán Kế toánnguyên vật liệu cũng vậy, kết hợp kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết sẽ giúpcho việc phản ánh, kiểm tra, và giám sát một cách chặt chẽ tỉ mỉ và chi tiết hơn

- Kế toán tổng hợp là việc sử dụng các tài khoản để kiểm tra phản ánh vàgiám sát các đối tượng kế toán có nội dung kinh tế ở dạng tổng quát Doanhnghiệp nào cũng phải làm kế toán tổng hợp

- Kế toán chi tiết là việc tổ chức phản ánh kiểm tra và giám sát một cáchchặt chẽ, tỉ mỉ chi tiết theo yêu cầu quản lý đối với các đối tượng kế toán tổnghợp trên các tài khoản

* Phương pháp kế toán hàng tồn kho:

- Phương pháp kê khai thường xuyên: Là phương pháp theo dõi ghi chép

và phản ánh thường xuyên, liên tục, có hệ thống về tình hình xuất, nhập, tồn khovật tư, hàng hóa trên sổ kế toán

- Phương pháp kiểm kê định kỳ: Là phương pháp kế toán không ghi chép

và phản ánh thường xuyên, liên tục tình hình biến động của hàng tồn kho Cuối

kỳ căn cứ vào kết quả kiểm kê hàng hóa, kế toán xác định giá trị hàng tồn khocuối kỳ và giá trị xuất nhập trong kỳ

* Hình thức kế toán áp dụng: Doanh nghiệp có thể áp dung một trong 5hình thức kế toán đó là: Nhật ký chung, Nhật ký sổ cái, Chứng từ ghi sổ, Nhật

ký chứng từ và kế toán trên máy vi tính

1.5.2 Nội dung, yêu cầu quản lý nguyên vật liệu trong doanh ngiệp sản xuất 1.5.2.1 Đặc điểm và vai trò nguyên vật liệu trong doanh ngiệp sản xuất

a, Đặc điểm, vai trò của nguyên vật liệu

Nguyên vật liệu tham gia vào một chu kỳ sản xuất thì nó sẽ bị tiêu haotoàn bộ, không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu và chuyển toàn bộ giá trịmột lần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ

Trang 5

Trong quá trình sản xuất tạo ra các sản phẩm, vai trò quan trọng khi xéttrên các bình diện sau:

Xét về mặt hiện vật: nguyên vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuấtnhất định.Và khi tham gia vào quá trinh sản xuất, dưới tác động của lao độngchúng sẽ chuyển toàn bộ vào chi phí sản xuất dưới dạng chi phí tiêu hao để hìnhthành nên giá trị sản phẩm

Xét về mặt kinh tế: thì chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trongtoàn bộ chi phí và sản xuất và giá thành sản phẩm do đó doanh nghiệp muốntăng lợi nhuận, hạ giá thành thì cần giảm chi phí

Xét về mặt vốn thì chi phí nguyên vật liệu là thành phần quan trọng trongvốn lưu động của doanh nghiệp.việc tổ chức, quản lý tốt tình hình sử dụngnguyên vật liệu sẽ góp phần không nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả sử dụngvốn lưu động Như vậy, nguyên vật liệu quyết định đến toàn bộ quá trình sảnxuất của mỗi doanh nghiệp

b, phân loại

Dưới nhiều góc độ nghiên cứu khác nhau , tùy theo yêu cầu và trình độ quản

lý có thể phân loại nguyên vật liệu theo các tiêu thức khác nhau Phân loại theonguồn hình thành,theo quyền sở hữu, phân loại theo nguồn tài trợ, theo tínhnăng lý hóa , phân loại theo quy cách phẩm chất và mục đích sử dụng…

- Nếu căn cứ vào công dụng,vai trò và yêu cầu quản lý nguyên vật liệu được chia thành các loại sau:

+ Nguyên vật liệu chính: là đối tượng lao động chủ yếu cấu thành nên thực thể chính của sản phẩm như sắt thép trong các doanh nghiệp chế tao máy,

cơ khí, sợi trong nhà máy dệt, bột mỳ, đường trong nhà máy bánh kẹo,…Trong nguyên vật liệu chính bao gồm cả bán thành phẩm mua ngoài Đó là các chi tiết,

bộ phận của sản phẩm của các doanh nghiệp mua ở các đơn vị khác để tiếp tục sản xuất các sản phẩm hàng hóa khác

Trang 6

+ Nguyên vật liệu phụ bao gồm các loại vật liệu được sử dụng kết hợp vớivật liệu chính để nâng cao chất lượng cũng như tính năng, tác dụng của sản phẩm và các loại vật liệu phục vụ cho quá trình hoạt động và bảo quản các loại

tư liệu lao động, phục vụ cho công việc lao động của công nhân

+ Nhiên liệu cũng là vât liệu phu nhưng do tính chất hóa lý đặc biệt và có vai trò quan trọng trong sản xuất kinh doanh nên đươc xếp thành một loại riêng

để có chế đô bảo quản, sử dụng thích hợp Nhiên liệu là loại vật liêu có tác dụng cung cấp nhiêt năng cho quá trình sản xuất kinh doanh.Nhiên liệu bao gồm các loại như than, củi, xăng dầu, khí ga …Đươc sử dụng cho công nghệ sản xuất sảnphẩm , cho phương tiện vẩn tải, máy móc thiết bị trong hoạt động sản xuất kinh doanh

+ Nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho sản xuất, chế tạo sản phẩm

+ Nguyên vật liệu dungf cho cacs nhu cầu khác phục vụ quản lý ở các phân xưởng, đội sản xuất, phục vụ bán hàng, quản lý doanh nghiệp

- Căn cứ vào nguồn nhập nguyên vật liệu được chia thành:

+ Nguyên vật liệu mua ngoài

+ Nguyên vật liệu gia công chế biến

+ Nguyên vật liệu thuê ngoài gia công chế biến

+ Nguyên vật liệu nhận vón góp kinh doanh

Do vậy để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành lien tụckhông bị gián đoạn và quản lý nguyên vật liệu một cách chặt chẽ cần phải nhận

Trang 7

biết một cách cụ thể về số hiện có tình hình biến động của từng loại vật liệuđược sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

1.5.2.2 Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu trong doanh ngiệp sản xuất

Xuất phát từ đặc điểm, vai trò của nguyên vật liệu trong quá trình sản xuấtkinh doanh, đòi hỏi nhà quản lý phải kiểm tra,kiểm soát chặt chẽ, thường xuyêntrên tất cả các khâu mua; dự trữ, bảo quản và sử dụng nguyên vật liệu đồng thờiphải quản lý việc thực hiện kế hoạch theo đúng tiến độ, thời gian phù hợp với kếhoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Trong quá trình bảo quản nguyên vật liệu phải tổ chức tốt kho tang bếnbãi, xây dựng và thực hiện tốt chế độ bảo quản đối với từng loại nguyên vật liệu,tránh hư hỏng, mất mát, hao hụt nhằm đảm bảo an toàn cho nguyên vật liệu cả

về số lượng, chất lượng và giá trị

Trong khâu sử dụng nguyên vật liệu cần phải tổ chức tốt việc ghi chép,phản ánh tình hình xuất dùng và sử dụng nguyên vật liệu.Trên cơ sở đó so sánhvới định mức, dự toán chi phí, đánh giá hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu Từ đótìm biện pháp sử dụng hợp lý tiết kiệm nguyên vật liệu hạ thấp chi phí sản xuất

và giá thành sản phẩm tăng doanh thu và tích lũy vốn cho doanh nghiệp

Trong khâu dự trữ đòi hỏi doanh nghiệp phải xác định mức dự trữ tồn khonguyên vật liệu tối đa và tối thiểu cho từng danh điểm nguyên vật liệu, nhằmđảm bảo cho quá trình sản xuất được bình thường không bị ngưng trệ do thiếunguyên vậy liệu hoặc gây tình trạng ứ đọng vốn do dự trữ quá nhiều

Mỗi doanh nghiệp có hình thức sản xuất khác nhau, nhiều mặt hàng khácnhau do đó cần đến những loại nguyên vật liệu khác nhau, việc xác định cơ cấunguyên vật liệu được sử dụng cũng như yêu cầu quản lý và hạch toán là nộidung quan trọng và rất cần thiết đối với các doanh nghiệp sản xuất

1.5.3 Kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất quy định trong chuẩn mực kế toán

1.5.3.1 Nguyên tắc kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất

Trang 8

Áp dụng điều 04 chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02 về hàng tồn khođược ban hành theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của BộTài chính: “Hàng tồn kho được tính theo giá gốc Trường hợp giá trị thuần cóthể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thựchiện được” Trong đó:

Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: chi phí thu mua, chi phí chế biến và các

chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để được hàng tồn kho ở địa điểm vàtrạng thái hiện tại

Chi phí mua: bao gồm giá mua, các loại thuế không được hoàn lại, chi phí

vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng và các chi phí khác cóliên quan đến việc mua hàng tồn kho, các khoản chiết khấu thương mại và giảmgiá hàng mua do mua hàng không đúng quy cách, phẩm chất được trừ khỏi chiphí mua

Chi phí có liên quan trực tiếp khác tính vào giá gốc hàng tồn kho: bao

gồm các khoản chi phí khác ngoài chi phí mua và chi phí chế biến hàng tồn kho

Chi phí không được tính vào giá gốc hàng tồn kho gồm: Chi phí bảo quản

hàng tồn kho trừ các chi phí bảo quản hàng tồn kho cần thiết cho quá trình sảnxuất tiếp theo; chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp

Giá trị thuần có thể thực hiện được: là giá bán ước tính của hàng tồn kho

trong kỳ sản xuất kinh doanh bình thường trừ chi phí ước tính để hoàn thành sảnphẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng

Như vậy phù hợp với chuẩn mực kế toán hàng tồn kho trong công táchạch toán nguyên vật liệu ở các doanh nghiệp, nguyên vật liệu được tính theogiá thực tế

* Tính giá nguyên vật liệu nhập kho

Tính giá nguyên vật liệu nhập kho tuân thủ theo nguyên tắc giá phí.Nguyên vật liệu nhập kho trong kỳ của doanh nghiệp bao gồm rất nhiều nguồn

Trang 9

nhập khác nhau Tùy theo từng nguồn nhập mà giá trị thực tế của vật liệu nhậpkho được xác định khác nhau.

- Đối với nguyên vật liệu mua ngoài:

+

Chi phíthumua

+

Các khoảnthuế khôngđược hoàn lại

-CKthương mại,giảm giá hàngbán

của vật liệu mua

ngoài gia công

chế biến

=

Giá thực tế củavật liệu xuất thuêngoài gia côngchế biến

+

Chi phíthuê ngoàigia côngchế biến

+

Chi phívậnchuyển(nếu có)

- Đối với vật liệu tự chế:

Giá thực tế của

vật liệu tự chế =

Giá thành sảnxuất vật liệu +

Chi phívận chuyển (nếu có)

- Đối với vật liệu được cấp:

Giá thực tế của vật liệu được cấp = Giá theo biên bản giao nhận

- Đối với vật liệu nhận góp vốn liên doanh:

Giá thực tế của vật liệu nhận

góp vốn liên doanh =

Giá trị vốn góp dohội đồng liên doanh đánh giá

- Đối với vật liệu được biếu tặng, viện trợ:

Giá thực tế của vật liệu

được biếu tặng, viện trợ =

Giá thị trườngtại thời điểm nhận

Trang 10

- Đối với phế liệu thu hồi từ sản xuất:

Giá trị thực tế của phế

Giá có thể sử dụng lạihoặc có thể bán

* Tính giá nguyên vật liệu xuất kho

Theo điều 13 CM số 02 nêu ra 4 phương pháp tính giá xuất HTK: PP giáthực tế đích danh, bình quân gia quyền, nhập trước xuất trước (FIFO), nhập sauxuất trước (LIFO)

- Phương pháp đích danh

Việc lựa chọn phương pháp tính giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho phảicăn cứ vào đặc điểm của từng doanh nghiệp về số lượng, số lần nhập xuấtnguyên vật liệu, trình độ của nhân viên kế toán, thủ kho, điều kiện kho tàng củadoanh nghiệp Điều 13 chuẩn mực số 02 nêu ra 4 phương pháp tính giá xuấthàng tồn kho:

Theo phương pháp này, vật tư xuất thuộc lô nào theo giá nào thì được tínhtheo đơn giá đó Phương pháp này thường được áp dụng cho những doanhnghiệp có ít loại mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được

- Phương pháp bình quân gia quyền

Theo phương pháp này giá trị của từng loại vật tư được tính theo giá trịchung bình của từng loại vật tư tương tự đầu kỳ và giá trị vật tư được mua hoặcsản xuất trong kỳ Giá trị trung bình có thể được tính theo kỳ hoặc vào mỗi lầnnhập một lô vật tư và phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp

Trị giá vốn thực tế xuất kho của vật tư được căn cứ vào số lượng vật tưxuất kho và đơn giá bình quân gia quyền, theo công thức:

Đơn giá bình quân

=Trị giá NVL tồn kho đầu kỳ + Trị giá NVL nhập trong kỳgia quyền Số lượng NVL tồn đầu kỳ + Số lượng NVL nhập trong kỳ

Trang 11

Trị giá vốn thực tế NVL

xuất kho (tồn kho) =

Số lượng vật tưxuất kho (tồn kho) +

Đơn giá bìnhquân gia quyền

- Phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO)

Theo phương pháp này, nguyên vật liệu được tính giá thực tế xuất khotrên cơ sở giả định vật liệu nào nhập trước thì được xuất dùng trước và tính theođơn giá của những lần nhập trước Như vậy, nếu giá cả có xu hướng tăng lên thìgiá trị hàng tồn kho cao và giá trị vật liệu xuất dùng nhỏ nên giá thành sản phẩmgiảm, lợi nhuận tăng Ngược lại giá cả có xu hướng giảm thì chi phí vật liệutrong kỳ sẽ lớn dẫn đến lợi nhuận trong kỳ giảm

Phương pháp này thích hợp trong thời kỳ làm phát, và áp dụng đối vớinhững doanh nghiệp ít danh điểm vật tư, số lần nhập kho của mỗi lần danh điểmkhông nhiều

- Phương pháp nhập sau xuất trước (LIFO)

Theo phương pháp này, nguyên vật liệu được tính giá thực tế xuất khotrên cơ sở giả định vật liệu nào nhập sau được sử dụng trước và tính theo đơngiá của lần nhập sau

Phương pháp này cũng được áp dụng đối với các doanh nghiệp ít danhđiểm vật tư và số lần nhập kho của mỗi lần danh điểm vật tư và số lần nhập khocủa mỗi lần danh điểm không nhiều Phương pháp này thích hợp trong thời kỳgiảm phát

1.5.3.2 Kế toán tổng hợp NVL (tại các DNSX hạch toán theo phương pháp

kê khai thường xuyên và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ)

 Chứng từ kế toán

+ Hóa đơn GTGT khi mua hàng

Trang 12

+ Phiếu xuất kho

+ Các chứng từ thanh toán tiền mua hàng

+ Biên bản kiểm nghiệm vật tư

+ Phiếu nhập kho

+ Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ

Và các chứng từ liên quan khác

 Tài khoản sử dụng

Tài khoản 152 ( Nguyên liệu ,vật liệu ): Tài khoản này dùng để theo dõi giá trị

hiện có, biến động tăng giảm của các loại nguyên vật liệu theo giá thực tế

- Bên nợ ghi:

+ Trị giá vốn thực tế NVL nhập trong kỳ

+ Số tiền điều chỉnh tăng giá NVL khi đánh giá lại

+ Trị giá NVL thừa phát hiện khi kiểm kê

- Bên có ghi :

+ Trị giá vốn thực tế NVL xuất trong kỳ

+ Số tiền giảm giá, chiết khấu thương mại hàng mua trong kỳ

+ Số tiền điều chỉnh giảm giá NVL khi đánh giá lại

+ Trị giá NVL thiếu phát hiện khi kiểm kê

- Số dư nợ : Phản ánh giá vốn thực tế NVL tồn kho cuối kỳ

Tài khoản 151 (Hàng mua đang đi đường ): Dùng để phản ánh giá trị vật tư

hàng hoá đã thu mua của doanh nghiệp nhưng cuối tháng chưa về nhập kho

- Bên nợ: Giá trị hàng đang đi trên đường tăng trong kỳ

- Bên có: Giá trị hàng đang đi trên đường giảm trong kỳ

Trang 13

- Số dư bên nợ: Giá trị vật tư hàng hoá còn đang đi trên đường chưa vềnhập kho.

 Trình tự hạch toán tổng hợp tăng nguyên vật liệu

* Tăng do mua ngoài:

 Trường hợp 1: Vật liệu và hoá đơn cùng về

Căn cứ vào hoá đơn, phiếu nhập kho và các chứng từ liên quan kế toán ghi:

Nợ TK 152: Giá thực tế

Nợ TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 111, 112, 331, 141, 311…tổng thanh toán

 Trường hợp 2: Vật tư về trước, hoá đơn về sau

Khi vật tư về làm thủ tục nhập kho, lưu phiếu nhập vào tập hồ sơ hàng chưa cóhoá đơn

+ Nếu trong kỳ hoá đơn về: hạch toán như trường hợp 1

+ Cuối kỳ hoá đơn chưa về, kế toán ghi:

Nợ TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 331 : Giá thanh toán trừ (-) giá tạm tính

 Trường hợp 3: Hoá đơn về trước, vật tư về sau:

Khi hoá đơn về lưu hoá đơn vào tập hồ sơ hàng đang đi đường

+ Nếu trong kỳ vật tư về, hạch toán giống trường hợp 1

+ Cuối kỳ vật tư chưa về, kế toán ghi:

Trang 14

* Tăng do các nguyên nhân khác:

Nợ TK 152: nguyên vật liệu tăng

Có TK 411: được cấp hoặc nhận vốn góp liên doanh

Có TK 711: được viện trợ, biếu tặng

Có TK 154: thuê ngoài gccb hoặc tự sản xuất đã hoàn thành

Có TK 154, 711: thu hồi phế liệu trong sản xuất, thanh lý TSCĐ

Có TK 621, 627, 641, 642: sử dụng còn thừa nhập lại kho

Có TK 1388: nhập vật tư từ cho vay, mượn

Có TK 128, 222: nhận lại vốn góp liên doanh

Trang 15

Có TK 3381: kiểm kê thừa

Có TK 412: đánh giá tăng nguyên vật liệu

* Hạch toán tổng hợp giảm nguyên vật liệu:

Xuất nguyên vật liệu sử dụng cho các bộ phận:

Nợ TK 621, 627, 641, 642 Theo giá

Có TK 152 trị xuất

Xuất góp liên doanh:

Giá trị vốn góp do hội đồng liên doanh đánh giá, chênh lệch giữa giá trị vốn góp

và giá trị ghi sổ được phản ánh trên tài khoản chênh lệch đánh giá tài sản:

Trang 16

Xuất cho các mục đích khác:

Nợ TK 154: thuê ngoài gia công chế biến

Nợ TK 1388, 136: cho vay, cho mượn

Nợ TK 411: trả lại vốn góp liên doanh

Nợ TK 4312: viện trợ, biếu tặng

Nợ TK 412: đánh giá giảm nguyên vật liệu

Có TK 152: nguyên vật liệu giảm

b Kế toán chi tiết nguyên vật liệu:

 Hạch toán theo phương pháp thẻ song song:

Tại kho: Thủ kho sử dụng “thẻ kho” để ghi chép tình hình nhập, xuất, tồnkho của từng thứ vật liệu ở từng kho theo chỉ tiêu số lượng

Hàng ngày khi nhận được chứng từ nhập, xuất nguyên vật liệu, thủ kho tiếnhành kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ rồi ghi số sổ thực nhập, thựcxuất vào thẻ kho trên cơ sở các chứng từ đó

Cuối tháng, thủ kho tính ra tổng số nhập, xuất và số tồn cuối kỳ của từng loại vậtliệu trên thẻ kho và đối chiếu số liệu với kế toán chi tiết nguyên vật liệu

Tại phòng kế toán: Kế toán mở sổ hoặc thẻ chi tiết vật liệu ghi chép sựbiến động nhập, xuất, tồn của từng loại nguyên vật liệu cả về hiện vật và giá trị.Hàng ngày hoặc định kỳ sau khi nhận được các chứng từ nhập, xuất kho nguyênvật liệu do thủ kho nộp, kế toán kiểm tra ghi đơn giá, tính thành tiền và phânloại chứng từ và vào sổ chi tiết nguyên vật liệu

Cuối kỳ kế toán tiến hành cộng sổ và tính ra số tồn kho cho từng loại vậtliệu, đồng thời tiến hành đối chiếu số liệu trên sổ kế toán chi tiết vật liệu với thẻkho tương ứng Căn cứ vào các sổ kế toán chi tiết nguyên vật liệu kế toán lấy sốliệu để ghi vào bảng tổng hợp nhập xuất tồn vật liệu

Sơ đồ : Quy trình hạch toán chi tiết NVL theo phương pháp thẻ song song

Trang 17

Ghi chú: Ghi hàng ngày

Ghi cuối tháng

Đối chiếu số liệu

 Hạch toán theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển:

Tại kho: Thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi chép giống như phương phápthẻ song song

Tại phòng kế toán: Kế toán mở sổ đối chiếu luân chuyển nguyên vậtliệu theo từng kho, cuối tháng trên cơ sở phân loại chứng từ nhập, xuất nguyênvật liệu theo từng danh điểm và theo từng kho, kế toán lập bảng kê nhập vật liệu,bảng kê xuất vật liệu Rồi ghi vào sổ đối chiếu luân chuyển Cuối kỳ đối chiếuthẻ kho với sổ đối chiếu luân chuyển

Thẻ kho

Sổ kế toán chi tiết

Chứng từ xuấtChứng từ nhập

Bảng kê tổng hợp Nhập - Xuất - Tồn

Trang 18

Sơ đồ : Quy trình hạch toán chi tiết NVL theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển

Ghi chú: Ghi hàng ngày

Ghi cuối tháng

Quan hệ đối chiếu

 Hạch toán theo phương pháp số dư:

Tại kho: Thủ kho vẫn sử dụng thẻ kho để ghi chép tình hình nhập,xuất, tồn ngoài ra cuối tháng thủ kho còn phải ghi số lượng tồn kho trên thẻ khovào sổ số dư

Tại phòng kế toán: Định kỳ 5 đến 10 ngày, kế toán nhận chứng từ dothủ kho chuyển đến, có lập phiếu giao nhận chứng từ Căn cứ vào đó, kế toán lậpbảng lũy kế nhập, xuất, tồn Cuối kỳ tiến hành tính tiền trên sổ số dư do thủ khochuyển đến và đối chiếu tồn kho từng danh điểm nguyên vật liệu trên sổ số dưvới bảng lũy kế nhập, xuất, tồn

Sơ đồ : Quy trình hạch toán chi tiết NVL theo phương pháp sổ số dư

Phiếu nhập kho

Thẻ kho Sổ đối chiếu luân chuyển

Bảng kê nhập

Bảng kê xuấtPhiếu xuất kho

Kế toán tổng hợp

Trang 19

Ghi chú: Ghi hàng ngày

Ghi cuối tháng

Đối chiếu số liệu

c, Lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu

Cuối kỳ kế toán năm, khi giá trị thuần có thể thực hiện được của nguyênvật liệu nhỏ hơn giá gốc thì phải lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu Số dựphòng giảm giá nguyên vật liệu được lập là số chênh lệch giữa giá gốc củanguyên vật liệu lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng Việc lập

dự phòng giảm giá nguyên vật liệu được thực hiện trên cơ sở từng loại nguyênvật liệu Việc ước tính giá trị thuần có thể thực hiện được của nguyên vật liệuphải dựa trên bằng chứng tin cậy thu thập được tại thời điểm ước tính

Nguyên vật liệu dự trữ để sử dụng cho mục đích sản xuất sản phẩm không đượcđánh giá thấp hơn giá gốc nếu sản phẩm do chúng góp phần cấu tạo nên sẽ đượcbán bằng hoặc cao hơn giá thành sản xuất sản phẩm Khi có sự tham gia củanguyên vật liệu mà giá thành sản phẩm cao hơn giá trị thuần có thể thực hiệnđược thì nguyên vật liệu tồn kho được đánh giá giảm xuống bằng với giá trịthuần có thể thực hiện được của chúng

Cuối kỳ kế toán năm tiếp theo phải thực hiện đánh giá mới về giá trị thuần

có thể thực hiện được của nguyên vật liệu cuối năm đó Trường hợp cuối kỳ kếtoán năm nay, nếu khoản dự phòng giảm giá nguyên vật liệu phải lập thấp hơnkhoản dự phòng dự phòng đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước thì số chênh lệchlớn hơn phải được hoàn nhập

Thẻ kho

Sổ số dư

Chứng từ xuấtChứng từ nhập

Bảng kê Nhập - Xuất - Tồn

Trang 20

CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THỰC TRẠNG

KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU SẢN XUẤT BÁNH KẸO TẠI

CÔNG TY CỔ PHẦN TRÀNG AN 2.1 Phương pháp nghiên cứu

2.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

 Phương pháp điều tra

Đối với phương pháp điều tra, trước hết phải xác định đề tài nghiên cứu làcái gì, nội dung nghiên cứu của đề tài để chuẩn bị các câu hỏi trong phiếu điềutra, khảo sát Đối với đề tài “Kế toán nguyên vật liệu sản xuất bánh kẹo tại công

ty cổ phần Tràng An” thì câu hỏi trong phiếu điều tra khảo sát gồm các nội dungchủ yếu sau:

- Công ty đang thực hiện chế độ kế toán ban hành theo quyết định nào?

- Niên độ kế toán của công ty và hình thức tổ chức bộ máy kế toán của công ty?

- Hình thức kế toán được áp dụng tại phòng kế toán của công ty, phương pháptính thuế GTGT, phương pháp hạch toán hàng tồn kho?

- NVL của công ty được phân loại theo tiêu thức nào? Nguyên tắc tính giá nhậpkho? Phương pháp tính giá thực tế NVL xuất kho? Hệ thống các chứng từ, sổsách, tài khoản kế toán sử dụng trong kế toán NVL? Phương pháp hạch toán chitiết NVL? Trình tự kế toán tổng hợp NVL?

- Công ty có lập dự phòng giảm giá NVL hay không?

- Công ty có đưa ra định mức hao hụt NVL không, có đưa ra định mức dự trữNVL hay không?

Phiếu điều tra sẽ được gửi đến cho giám đốc và phòng kế toán của công ty

Trang 21

những câu hỏi cho cuộc phỏng vấn và gửi trước những câu hỏi đó cho kế toántrưởng Sau đó hẹn phỏng vấn vào ngày giờ và địa điểm cụ thể.

Những câu hỏi trong buổi phỏng vấn đó chủ yếu tập trung vào công tác kếtoán NVL sản xuất bánh kẹo tại công ty: Phương pháp đánh giá sản phẩm dởdang? Tổ chức công tác kế toán như vậy đã phù hợp với quy mô của công ty haychưa? Kế toán NVL sản xuất bánh kẹo của công ty đã đạt hiệu quả chưa? Có cầnphải lập dự phòng giảm giá NVL hay không?

 Phương pháp tổng hợp số liệu

Số liệu cần thiết cung cấp cho việc viết báo cáo sẽ được tổng hợp từ những

số liệu kế toán trên các sổ sách, chứng từ, hóa đơn của công ty Những số liệunày sẽ minh chứng và làm rõ hơn những nghiệp vụ kế toán trong kế toán NVLsản xuất bánh kẹo tại công ty cổ phần Tràng An

2.1.2 Phương pháp phân tích dữ liệu:

Sau khi thu thập dữ liệu về công tác kế toán nguyên vật liệu sản xuất bánhkẹo tại công ty cổ phần Tràng An sẽ tiến hành phân tích các dữ liệu đó để làmsáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu bằng phương pháp thủ công

Thông tin thu được từ việc điều tra, phỏng vấn và tổng hợp số liệu từ cácchứng từ, sổ sách của công ty sẽ lập nên các công thức, các chỉ tiêu và các quytrình thực hiện công tác kế toán nguyên vật liệu sản xuất bánh kẹo tại công ty cổphần Tràng An nhằm mục đích trình bày vấn đề cần nghiên cứu

2.2 Đánh giá tổng quan và ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến kế toán NVL sản xuất bánh kẹo tại công ty cổ phần Tràng An

2.2.1 Tổng quan về công ty cổ phần Tràng An

- Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần Tràng An

- Tên giao dịch quốc tế: TRANGAN JOINT STOCK COMPANY

- Biểu tượng logo:

c«ng ty cæ phÇn trµng an

Trang 22

- Giấy phép kinh doanh :số 0103005601 do phòng kinh doanh sở kế hoạch vàđầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 1/10/2004

- Địa chỉ doanh nghiệp: Số 1 Phùng Chí Kiên – Nghĩa Đô – Cầu Giấy – Hà Nội

- Điện thoại: 0462679999

- Fax : 844756138

- Website: http://www.trangan.com

- Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần

- Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp:

 Sản xuất, mua bán bánh kẹo và các sản phẩm công nghiệp thực phẩm – visinh khác Kinh doanh xuất nhập khẩu các loại: Vật tư, nguyên liệu,hương liệu, phụ gia, thiết bị, phụ tùng có liên quan đến ngành công nghiệpthực phẩm- vi sinh

 Dịch vụ đầu tư, tư vấn tạo nguồn vốn đầu tư, nghiên cứu đào tạo, chuyểngiao công nghệ, thiết kế, chế tạo, xây, lắp đặt thiết bị và công trình chuyênngành công nghiệp thực phẩm

 Kinh doanh khách sạn, chung cư, nhà hàng, đại lý cho thuê văn phòng, dulịch, hội trợ, triển lãm, thông tin quảng cáo

 Tham gia mua, bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán

- Quy mô của công ty: + Số lao động của công ty: 550 người

+ Vốn điều lệ của công ty là 22.200.000.000 VNĐ2.2.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất và tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phầnTràng An

a, Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty

Trang 23

b, Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại công ty

Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty

- Kế toán trưởng: Là người trực tiếp phụ trách phòng tài chính Công ty, chịutrách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên và Giám đốc công ty về các vấn đềliên quan đến tình hình tài chính, công tác kế toán của Công ty, có nhiệm vụquản lý và thực hiện công tác kế toán tài chính theo hoạt động chức năng chuyênmôn, chỉ đạo công tác quản lý sử dụng vật tư, tiền vốn trong toàn công ty theođúng chế độ tài chính nhà nước ban hành

- Kế toán thanh toán: theo dõi các khoản thanh toán cả trong nội bộ công

ty cũng như ngoài công ty

- Kế toán NVL: Theo dõi và phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn của NVLvào các chứng từ, sổ sách liên quan và cung cấp thông tin này cho trưởng phòng

kế toán Bộ phận kho sẽ cung cấp các thông tin về nhập, xuất, tồn kho của NVL

cả về số lượng và giá trị cho bộ phận kế toán NVL

Kế toán trưởng

KếtoánNVL

Kếtoánvật tư,TSCĐ

Kế toántổnghợp vàtính Z

Kế toánthànhphẩm

và tiêuthụ

Kế toán

thanh

toán

Kếtoán tiềnlương,BHXH

Thủquỹ

Ngày đăng: 24/03/2015, 10:59

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w