An
Công ty cổ phần Tràng An do đặc điểm là doanh nghiệp sản xuất là chủ yếu
nên chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng chi phí sản xuất ra sản phẩm. Do vậy, việc đưa ra giải pháp nhằm quản lý hiệu quả, hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu sản xuất bánh kẹo của công ty là một vấn đề không thể thiếu. Nó góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường và đem lại lợi nhuận cao cho công ty.
Giải pháp 1: Xây dựng sổ danh điểm nguyên vật liệu
Vì công ty chưa xây dựng sổ danh điểm nguyên vật liệu thống nhất trong toàn công ty nên công tác quản lý gặp khá nhiều khó khăn. Bên cạnh đó nguyên vật liệu của công ty được quản lý theo mã vật tư nhưng không theo nguyên tắc mã nào nên làm cho kế toán khó nhớ, khó nắm bắt được mã, mỗi lần đưa phiếu nhập, phiếu xuất vào máy kế toán phải mất thêm thời gián rà soát tên, lượng và giá của từng loại vật tư.
Do đó giải pháp đầu tiên đối với công tác kế toán NVL chính là công ty nên xây dựng sổ danh điểm NVL để tiện cho công tác quản lý. Đồng thời công ty cũng nên xây dựng một hệ thống mã vật tư một cách logic và khoa học để giúp tiết kiệm được thời gian trong quá trình lập hóa đơn.
Giải pháp 2: Mở sổ chi tiết cho từng loại nguyên vật liệu
Hiên nay công ty thường theo dõi nguyên vật liệu chung trên một sổ chi tiết chứ không theo dõi riêng cho từng loại nguyên vật liệu. Việc theo dõi như thế thì giảm nhẹ được lượng công việc kế toán trong kỳ thế nhưng đến cuối kỳ công việc sẽ bị dồn lại, do đó tại một thời điểm bất kỳ kế toán không thể xác định lượng tồn kho thực tế của mỗi loại nguyên vật liệu, nên gây khó khăn cho việc
cung cấp thông tin. Điều này ảnh hưởng đến việc lập kế hoạch thu mua, dự trữ và có thể dẫn đến tình trạng thừa thiếu một loại nguyên vật liệu nào đó.
Do đó việc mở sổ chi tiết cho từng loại nguyên vật liệu là hết sức cần thiết. Nó giúp cho kế toán có thể theo dõi được một cách chính xác tình hình NVL của công ty, từ đó làm căn cứ cho việc lập kế hoạch thu mua, dự trữ NVL để nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất được diễn ra một cách thường xuyên liên tục.
Giải pháp 3: Lập DP giảm giá nguyên vật liệu
Giá cả NVL trên thị trường luôn biến động nên việc lập DP giảm giá NVL là rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm và ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. Theo mục 18 của Chuẩn mực số 02 – Hàng tồn kho thì: Nếu giá trị NVL không thu hồi được khi NVL tồn kho bị hư hỏng, mất giá, hoặc giá bán bị giảm thì việc ghi giảm giá gốc NVL tồn kho cho bằng với giá trị thuần có thể thực hiện được là phù hợp với nguyên tắc tài sản không được phản ánh lớn hơn giá trị thực hiện ước tính từ việc sử dụng chúng. Như vậy, khi kế toán ước tính giá trị thực tế có thể thực hiện được của NVL < giá trị gốc của chúng thì công ty cần lập DP giảm giá NVL. Tại công ty có các trường hợp cụ thể sau cần tiến hành lập DP:
- Cuối kỳ kế toán năm, khi giá trị thuần có thể thực hiện được của NVL nhỏ hơn giá gốc thì phải lập DP giảm giá NVL. Mức DP giảm giá hàng tồn kho được lập là số chênh lệch giữa giá gốc của NVL lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng.
- Đối với trường hợp NVL được dự trữ để sử dụng cho hợp đồng kinh tế đã ký kết và không thể hủy bỏ thì mức DP giảm giá NVL là chênh lệch giữa giá trị hợp đồng với giá gốc của hợp đồng.
- Tại thời điểm kết thúc kỳ kế toán năm
. Nếu mức DP cần lập cho năm sau > Mức DP còn lại của năm trước thì kế toán ghi:
Nợ TK 632: Số chênh lệch
Có TK 159: Số chênh lệch.
. Nếu mức DP cần lập cho năm sau < Mức DP còn lại của năm trước, hạch toán hoàn nhập phần chênh lệch là:
Nợ TK 159: Số chênh lệch Có TK 632: Số chênh lệch
• Sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm liên quan đến các sự kiện cần điều chỉnh mức DP đã lập ở năm trước.
- Lập DP bổ sung, ghi:
Nợ TK 632: Số chênh lệch
Có TK 159: Số chênh lệch Hoặc ghi giảm DP như sau:
Nợ TK 159: Số chênh lệch Có TK 632: Số chênh lệch.
Để tiến hành lập DP giảm giá NVL thì kế toán thường xuyên tìm hiểu các thông tin về nhu NVL cũng như giá cả của chúng trên thị trường để có kế hoạch lập DP kịp thời. Việc ước tính này phải tính đến sự biến động của giá cả mà chi phí trực tiếp liên quan đến các sự kiện diễn ra sau ngày kết thúc năm tài chính, mà sự kiện nay được xác nhận với các điều kiện hiện có ở thời điểm ước tính. Khi ước tính giá trị thuần có thể thực hiện được thì kế toán NVL phải tính đến mục đích của việc dự trữ NVL trong kho. Nguyên liệu, vật liệu dự trữ để sử dụng cho mục đích SX sản phẩm không được đánh giá thấp hơn giá gốc nếu SP do chúng góp phần cấu tạo nên sẽ được bán bằng hoặc cao hơn giá thành sản xuất của SP. Khi có sự giảm giá của NVL mà giá thành sản xuất SP cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được, thì NVL tồn kho được đánh giá giảm xuống bằng với giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng.
Với NVL mà DN đã chấp nhận thanh toán hoặc đã trả tiền bên cung cấp nhưng cuối kỳ vẫn chưa về nhập kho thì kế toán phải hạch toán vào TK 151 – Hàng mua đang đi đường để đảm bảo theo dõi kip thời tình hình tài sản của công ty. Kế toán ghi như sau:
Nợ TK 151: Hàng mua đang đi đường.
Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.
Có TK 331: Phải trả người bán (Nếu chưa thanh toán)
Hoặc Có TK 111, 112: Thanh toán bằng tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng. Sang kỳ sau, khi NVL về kho thì kế toán ghi:
Nợ TK 152: Giá trị NVL nhập kho Có TK 151: Giá trị NVL nhập kho.
KẾT LUẬN
Qua thời gian thực tập tại công ty cổ phần Tràng An , trên cơ sở nghiên cứu lý luận về hạch toán kế toán nguyên vật liệu cùng với tìm hiểu thực tế tại công ty, em thấy rõ tầm quan trọng của công tác kế toán nói chung và kế toán nguyên vật liệu nói riêng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đó không những là công cụ quản lý sắc bén, mà nó còn mang lại hiệu quả cao trong việc tăng doanh thu của công ty.
Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế như hiện nay, bên cạnh hành lang pháp lý luôn được Nhà nước tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển. Công ty cổ phần Tràng An đã và đang nỗ lực hết mình để khẳng định vị thế của mình, tạo ra sức cạnh tranh trên thị trường nội địa cũng như thị trường xuất khẩu. Bên cạnh những nỗ lực mà công ty đạt được, trong công tác kế toán nguyên vật liệu vẫn còn bộc lộ một số hạn chế nhất định cần được khắc phục và hoàn thiện. Từ những kiến thức đã được học tại trường và thông qua tìm hiểu thực tế tại công ty, em mạnh dạn đưa ra một số quan điểm của mình với mong muốn sẽ được công ty áp dụng vào thực tiễn,nhằm hoàn thiện hơn công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty góp phần vào việc xây dựng một công ty lớn mạnh trong tương lai.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị trong phòng kế toán và đặc biệt là thầy Đỗ Minh Thành đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, tháng 6 năm 2011 Sinh viên
MỤC LỤC