những năm gần đây.
Hàng năm, ngành Toà án nhân dân thành phố Hà Nội (bao gồm cả tỉnh Hà Tây cũ) đã xét xử một số lượng rất lớn án hình sự (thống kê tại bảng 2.1), số lượng án phải giải quyết theo hướng tăng dần, năm sau cao hơn năm trước. Nếu năm 2004 chỉ có 2618 vụ thì năm 2005 đã là 5304 vụ nghĩa là tăng gần gấp 2 lần. Số lượng án xét xử thì tăng lớn như vậy nhưng chất lượng xét xử thì có những vấn đề cần phải bàn tới. Nếu con số thực tế Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội phải thụ lý - giải quyết là (xem bảng 2.1) thì con số xét xử của Tòa án quận, huyện đã tăng lên rất nhiều, ví dụ năm 2004 số lượng án hình sự Tòa án phải thụ lý - giải quyết là 2618 vụ thì thực tế các Tòa án đã phải giải quyết là 2960 vụ tăng lên thành 113%. Hoặc lấy con số của năm 2005 để so sánh thì cũng vậy số lượng thụ lý - giải quyết là 5304 vụ thì thực tế các Tòa án các cấp phải giải quyết 5920 vụ tăng lên đến 111,6%. Nhìn vào bảng thống kê 2.1 ta có thể thấy rằng, sở dĩ số lượng án Tòa án các cấp phải giải quyết tăng cao lên đến vậy là do các Tòa án phải giải quyết án phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm khá nhiều. Trong đó số vụ án có kháng cáo kháng cáo, kháng nghị cũng cũng tăng lên hàng năm. Nếu như năm 2004 số vụ án có kháng cáo, kháng nghị GĐT, TT là 347 vụ thì năm 2005 số vụ án có kháng
cáo, kháng nghị Giám đốc thẩm, Tái thẩm là 650 vụ và kết quả giải quyết cho thấy số vụ án bị sửa, huỷ cũng chiếm một tỷ lệ khá cao mà hầu như các năm không thuyên giảm. Đây thực là những con số biết nói, đáng để những người nghiên cứu luật và làm luật chúng ta phải suy nghĩ.
Bảng 2.1: Bảng tổng hợp số liệu xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm của ngành Tòa án từ 2004-2008 Vụ Năm Sơ thẩm (1) Phúc thẩm Số vụ án có KC, KN, GĐT,TT (2)
Kết quả giải quyết PT, GĐT,TT (3) Tỷ lệ % (2)/(1) Y Tỷ lệ % 3/1 Sửa Tỷ lệ % 3/1 Huỷ Tỷ lệ % 3/1 2004 2618 342 347 13,2 235 67,7 96 27,6 11 3.1 2005 5304 616 650 12,2 399 61,3 206 31,6 11 1,7 2006 6199 842 859 13,8 548 63,7 283 32,9 11 1,3 2007 6338 886 889 14,1 562 63,2 303 34,1 21 2,3 2008 6267 874 841 13,4 529 62,9 342 40,1 3 0,3
Nguồn: Phòng Tổng hợp - Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội.
Qua nghiên cứu các biểu mẫu và báo cáo về công tác xét xử của ngành Toà án nhân dân chưa có báo cáo thống kê nào về thực trạng tham gia của người tham gia tố tụng nói chung và người bị hại nói riêng hại trong TTHS. Nên việc lấy số liệu để đánh giá về thực trạng người bị hại tham gia, thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng của mình tại phiên toà gặp rất nhiều khó khăn. Do đó, chúng tôi chỉ lấy số liệu, báo cáo, thống kê của Toà án nhân dân huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội về các thực trạng tham gia TTHS và việc thực hiện các quyền của người bị hại từ năm 2004 đến năm 2008 để minh chứng.
thống kê trong các vụ án hình sự mà Toà án xét xử thì các tội mà đối tượng xâm hại là danh dự, tính mạng, sức khoẻ và sở hữu là 85 vụ án, chiếm 68,5%. Số vụ án mà có người bị hại tham gia tại phiên toà là 25 vụ, số vụ án có kháng cáo là 6 vụ, không có vụ án mà người bị hại có người bảo vệ quyền và lợi ích cho mình.
- Năm 2005, Toà án nhân dân huyện Đông Anh tổng số vụ án hình sự phải giải quyết là 171 vụ, trong đó xét xử sơ thẩm được 152 vụ. Theo thống kê trong các vụ án hình sự mà Toà án xét xử thì các tội mà đối tượng xâm hại là danh dự, tính mạng, sức khoẻ và sở hữu là 98 vụ án chiếm 64,4%. Số vụ án mà có người bị hại tham gia tại phiên toà là 30, số vụ án có kháng cáo là 7 vụ, số vụ án mà người bị hại có người bảo vệ quyền và lợi ích cho mình là 01 vụ.
- Năm 2006, Toà án nhân dân huyện Đông Anh tổng số vụ án hình sự phải giải quyết là 244 vụ, trong đó xét xử sơ thẩm được 218 vụ án. Theo thống kê trong các vụ án hình sự mà Toà án xét xử thì các tội mà đối tượng xâm hại là danh dự, tính mạng, sức khoẻ và sở hữu là 120 vụ án, chiếm 55%. Số vụ án mà có người bị hại tham gia tại phiên toà là 38 vụ, số vụ án có kháng cáo là 10 vụ, số vụ án mà người bị hại có người bảo vệ quyền và lợi ích cho mình là 01 vụ.
- Năm 2007, Toà án nhân dân huyện Đông Anh tổng số vụ án hình sự phải giải quyết là 280 vụ, trong đó xét xử sơ thẩm được 261 vụ án. Theo thống kê trong các vụ án hình sự mà Toà án xét xử thì các tội mà đối tượng xâm hại là danh dự, tính mạng, sức khoẻ và sở hữu là 150 vụ án, chiếm 57,4%. Số vụ án mà có người bị hại tham gia tại phiên toà là 40, số vụ án có kháng cáo là 11 vụ, không có vụ án mà người bị hại có người bảo vệ quyền và lợi ích cho mình.
- Năm 2008, Toà án nhân dân huyện Đông Anh tổng số vụ án hình sự phải giải quyết là 243 vụ, trong đó xét xử sơ thẩm được 229 vụ. Theo thống kê trong
các vụ án hình sự mà Toà án xét xử thì các tội mà đối tượng xâm hại là danh dự, tính mạng, sức khoẻ và sở hữu là 128 vụ, chiếm 55,8%. Số vụ án mà có người bị hại tham gia tại phiên toà là 42 vụ, số vụ án có kháng cáo là 13 vụ , không có vụ án mà người bị hại có người bảo vệ quyền và lợi ích cho mình.
Như vậy, qua theo dõi tình hình xét xử của Toà án nhân dân huyện Đông Anh nói riêng và toàn ngành Toà án nhân dân thành phố Hà Nội nói chung thì số lượng các vụ án Toà án phải giải quyết hàng năm tăng lên và các tội phạm xâm phạm đến tính mạng, danh dự, nhân phẩm, tài sản của công dân chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng số các vụ án mà Toà án đã giải quyết. Nếu như năm 2000, Toà án nhân dân huyện Đông Anh giải quyết được 124 vụ án hình sự thì trong đó có đến 85 vụ án hình sự mà đối tượng tác động của tội phạm là tính mạng, sức khoẻ danh dự, nhân phẩm và tài sản của công dân chiếm 68% thì năm 2005 đã giải quyết được 152 vụ án hình sự trong đó các tội xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự nhân phẩm và tài sản là 98 vụ tăng 13 vụ. Qua thống kê các năm thì số lượng vụ án hình sự Toà án giải quyết qua các năm thì thấy, các tội xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự nhân phẩm, tài sản đều chiếm một tỷ lệ rất cao trong số các vụ án Toà án đã giải quyết. Tình hình tội phạm cũng diễn biến rất phức tạp và có nhiều thủ đoạn tinh vi. Theo thống kê của chúng tôi, trong số các vụ án mà có người bị hại tham gia tố tụng thì số vụ án mà người bị hại có mặt tại phiên toà để tham gia phiên toà, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình là rất ít chiếm tỷ lệ không cao, số vụ án mà có người bị hại kháng cáo lên toà cấp phúc thẩm để xem xét lại theo yêu cầu của mình cũng ít mà chủ yếu là bị cáo kháng cáo xin hưởng án treo họăc xin giảm hình phạt cho bị cáo; số vụ án có luật sư tham gia để bảo vệ quyền lợi cho người bị hại hoặc đại diện hợp
gia tố tụng không tham gia phiên toà một phần cũng là do ý thức của người bị hại không còn liên quan gì nữa như phần dân sự đã giải quyết xong, do không nhận được giấy triệu tập của Toà án, do sợ trả thù (trong những vụ án gây thương tích liên quan đến xã hội đen)… nên không dám đến tham gia tố tụng hoặc không dám đến trình báo.
2.2.2.Thực tiễn và những vướng mắc tham gia TTHS của người bị hại trong những năm gần đây.
Qua phân tích đánh giá ở trên cho thấy, thực tiễn xét xử cho thấy có nhiều vụ án xác định không đúng tư cách người bị hại hoặc liên quan đến sự có mặt của người bị hại hoặc người đại diện cho người bị hại tại phiên toà đã dẫn đến cho việc giải quyết vụ án không đúng, kéo dài, xâm phạm đến quyền và lợi ích của người bị hại nói riêng và người tham gia tố tụng trong vụ án hình sự nói chung.
Ví dụ: Nội dung vụ án: Khoảng 20 giờ ngày 21/7/2006, Trần Hoài Trường và anh trai là Trần Văn Thọ ngồi uống bia với anh Trần Văn Tiến uống bia tại thôn Phúc Xuân, xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Sau khi uống bia xong, Thọ đứng dậy ra về thì gặp Nguyễn Tuấn Anh là cháu họ ở cùng thôn vào quán. Thọ có lời trêu đùa làm Tuấn Anh phật ý nên Thọ và Tuấn Anh phát sinh xô xát, Tuấn Anh tát vào mặt Thọ một cái, Thọ tránh được. Thấy vậy, Trường chạy đến túm cổ áo Tuấn Anh định hành hung thì Tuấn anh gỡ ra được và bỏ chạy. Trường, thọ đuổi theo nhưng không kịp, hai bên có lời nói thách thức lẫn nhau. Thọ bực tức, lấy xe máy đèo Trường đến nhà bố, mẹ để Tuấn Anh để nói chuyện khi đến nơi Thọ vào trong nhà còn Trường đứng ngoài cổng. Do lời qua tiếng lại giữa Thọ và bố mẹ Tuấn Anh nên Trường bảo Thọ không nói chuyện nữa mà đi
tìm Tuấn Anh để đánh cho Tuấn Anh một trận. Khi Trường và Thọ quay ra, Trường cầm theo một cái cuốc, trên đường đi thì gặp Trần Văn Sơn, Trường bảo Sơn cùng đi tìm Tuấn Anh. Cả 3 đi lên xe máy đi về quán thì gặp Tuấn Anh ngồi sau xe của anh Nguyễn Văn Sơn đi qua. Thọ cầm 1 gậy tre vung lên vụt vào Tuấn Anh nhưng không trúng. Hai bên giằng co nhau. Trường nhìn vậy, liền cầm cuốc vung bổ thẳng vào Tuấn Anh trúng váo trán. Tuấn Anh ngã xuống đường, Trường vung cuốc vụt tiếp một nhát vào mặt Tuấn Anh. Sau đó được can ngăn và Tuấn Anh được đưa đi cấp cứu. Sau đó được đưa đi giám định và bị tổn hại 65% sức khoẻ. Tại bản án số 08 ngày 08/2/2007 toà án nhân dân huyện S đã tuyên bố bị cáo phạm tội Cố ý gây thương tích và xử phạt bị cáo Thọ 5 năm tù và Trường 7 năm tù và giải quyết về vấn đề dân sự.
Bị hại Nguyễn Tuấn Anh kháng cáo đề nghị xử bị cáo về tội giết người, tăng hình phạt và yêu cầu được tham gia phiên toà.
Tại bản án phúc thẩm của Toà án ND thành phố Hà Nội đã xử huỷ bản án trên vì đã vi phạm nghiêm trong thủ tục tố tụng theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 51 BLTTHS.
Qua vụ án trên cho thấy, về tội danh, điều luật và hình phạt thì chúng tôi không đánh giá mà đánh giá việc Toà án ND thành phố Hà Nội huỷ bản án trên là thoả đáng, vì nó đã xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại. Tại vì trong vụ án này sự có mặt của người bị hại là rất cần thiết. Toà án cấp sơ thẩm đã xét xử vụ án không có mặt người bị hại là vi phạm tố tụng và đã ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân được pháp luật bảo vệ đó là quyền được tham gia phiên toà của người bị hại. Trong trường hợp này lời khai của người bị hại tại phiên toà là rất quan trọng. Sự có mặt của họ nhằm mục đích
xác định sự thật khách quan của vụ án và đồng thời họ cũng có quyền yêu cầu về những thiệt hại do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra.
Trong thực tiễn công tác điều tra, truy tố, xét xử việc xác định không đúng người bị hại trong vụ án hình sự thường xảy ra trong các trường hợp sau:
Xác định người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là người bị hại.
Ví dụ: Tại bản án hình sơ thẩm của Toà án nhân huyện G xét xử có nội dung như sau: Vào khoảng 8h30 ngày 16/3/2004, chị Nguyễn Thị Tư, chị Nguyễn Thị Mậu cùng cháu là con gái chị Tư mang hoa quả đến nhà Nguyễn Thạc mơ là anh trai để thắp hương nhân ngày giỗ mẹ. Vì chị Tư, chị Mậu có mâu thuẫn với gia đình Nguyễn Thạc Mơ từ trước dẫn đến việc Mơ đuổi chị Tư, chị Mậu ra khỏi nhà, hai bên lời quan tiếng lại dẫn đến xô xát. Nguyễn Thị Duyên là vợ của Mơ thấy thế xũng lao vào xô xát, hai bên túm tóc. Giằng co, xô đẩy. Nguyễn Thị Duyên tún tóc chị Tư đấm vào người, cào cấu chị Tư. Sau đó vụ việc được can ngăn. Đến 11 giờ cùng ngày Nguyễn Thạc Dũng con của Mơ đi mua thuốc lá thì bị Nguyễn Thị Tân, Nguyễn Thị Tư giữ xe dân đến xô xát. Nguyễn Thạc Mơ ở trong nhà thấy thế liền cầm 01 chiếc cán chổi bằng tre ra đánh chị Tân 01 cái trúng vào tay làm chị Tân bị thương phải đi khám bệnh ở bệnh viện Đức Giang, sau đó chuyểnn bệnh viện Việt Đức. Chị Tân đi giám định bị tổn hại 25% sức khoẻ; chị Tư bị tổn hại 9% sức khoẻ. Trong vụ án này Toà án nhân huyện Gia Lâm xác định chị Nguyễn Thị Tư là người bị hại và xét xử phạt bị cáo Mơ, và buộc chị Duyên phải bồi thường cho chị Tư.
Qua vụ án trên cho thấy, Toà án xác định chị Tư là người bị hại trong vụ án là không đúng. Vì người bị hại là người trực tiếp bị thiệt hại do tội phạm gây ra có thể về tính mạng sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, hoặc tài sản. Trong trường
hợp này thương tích của chị Tư không phải do Nguyễn Thạc Mơ trực tiếp gây lên mà do Duyên gây lên. Do đó, Chị Tư chỉ là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Xác định người mà theo quy định của Bộ luật hình sự thì tội phạm đó không có người bị hại.
Ví dụ 1: A, B, C đang ngồi uống bia tại quán bia của chị M thì xảy ra xô xát với D và một số thanh niên trong quán bia dẫn đến đánh nhau. Trong lúc đánh nhau các bị cáo đã dùng chai bia, cốc bia, bàn ghế ném nhau gây thiệt hại cho chị M tổng giá trị là 2.800.000 đồng. A, B, C, D đều bị truy tố về tội gây rối trật tự công cộng theo khoản 2 Điều 245 BLHS. Khi xét xử Toà án đã xác định chị M là người bị hại trong vụ án vì cho rằng các bị cáo đã gây thiệt hại cho chị M do hành vi gây rối trật tự công cộng của các bị cáo. Trong vụ án này, chị M không phải là người bị hại vì theo quy định của BLTTHS thì tội gây rối trật tự công cộng không có bị hại. Chị M chỉ là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án.
Ví dụ 2: Trong vụ án các bị cáo bị truy tố về tội chống người thi hành công vụ thì người thi hành công vụ không phải là người bị hại trong vụ án hình sự. Tuy nhiên, nếu người thi hành công vụ bị gây thường tích có tỷ lệ thương tật