Người bị hại trong luật tố tụng hình sự Liên bang Nga

Một phần của tài liệu Người bị hại trong luật tố tụng hình sự Việt Nam 1 (Trang 31)

Theo BLTTHS liên bang Nga được DUMA quốc gia thông qua ngày 22/11/2001 thì chủ thể tham gia TTHS gồm: Toà án, các chủ thể tham gia tố tụng thuộc bên buộc tội, các chủ thể tham gia TTHS thuộc bên bào chữa và những chủ thể khác tham gia TTHS. Trong đó, kiểm sát viên, Dự thẩm viên, Thủ trưởng cơ quan điều tra, nhân viên điều tra, người bị hại, nguyên đơn dân sự… thì thuộc nhóm chủ thể tham gia TTHS thuộc bên bào chữa. Tuỳ theo loại người có những vai trò khác nhau trong TTHS mà pháp luật Liên bang Nga có quy định quyền và nghĩa vụ của họ tham gia giải quyết vụ án. Theo khoản 1 điều 42 BLTTHS Liên bang Nga thì người bị hại là thể nhân, bị thiệt hại về thể chất tinh thần, tài sản do tội phạm gây ra, cũng như pháp nhân trong trường hợp bị thiệt hại về tài sản và uy tín do tội phạm gây ra. Người bị hại được công nhận bằng quyết định công nhận người bị hại của kiểm sát viên, dự thẩm viên hoặc Toà án. Địa vị pháp lý của người bị hại trong Luật TTHS Liên bang nga được quy định bằng các quyền và nghĩa vụ rất cụ thể. Như theo khoản 2 Điều 42 BLTTHS liên bang Nga quy định về quyền của người bị hại như sau:

“Người bị hại có quyền:

2/Được đưa ra các lời khai;

3/Từ chối làm chứng để chống lại bản thân, vợ hoặc chồng, họ hàng thân thích được liên kê tại mục 4, Điều 5 Bộ luật này. Trong trường hợp người bị hại đồng ý khai báo thì phải báo trước cho họ biết rằng những khai báo của họ có thể được sử dụng làm chứng cứ trong vụ án, kể cả trong trường hợp sau đó họ từ chối những lời khai của mình;

4/Đưa ra các chứng cứ;

5/Đưa ra các yêu cầu và đề nghị thay đổi người tham gia tố tụng;

6/Trình bày lời khai bằng tiếng mẹ đẻ hoặc bằng ngôn ngữ mà người đó sử dụng thành thạo;

7/Được sự giúp đỡ miễn phí của người phiên dịch; 8/Có người đại diện;

9/Tham gia vào các hoạt động điều tra được tiến hành theo yêu cầu của họ hoặc người đại diện cho họ, nếu được dự thẩm viên hoặc nhân viên điều tra ban đầu đồng ý;

10/Được xem các biên bản hoạt động điều tra, được tiến hành với thự tham gia của họ và đưa ra những nhận xét;

11/Được xem quyết định trưng cầu giám định tư pháp và kết luận giám định trong những trường hợp quy định tại khoản 2 điều 198 Bộ luật này;

12/Được xem toàn bộ hồ sơ vụ án sau khi kết thúc điều tra, ghi chép bất kỳ tài liệu nào có trong hồ sơ vụ án và với bất kỳ số lượng nào, sao chụp hồ sơ tài liệu của vụ án, kể cả với sự hỗ trợ của các thiết bị kỹ thuật. Trong trường hợp có

nhiều người bị hại trong vụ án thì mỗi người trong số họ có quyền xem những hồ sơ vụ án liên quan đến thiệt hại gây ra cho người đó;

13/Nhận bản sao các quyết định: Khởi tố vụ án hình sự, công nhận hoặc từ chối là người bị hại, đình chỉ vụ án, tạm đình chỉ vụ án và cả bản sao bản án của toà án cấp sơ thẩm, quyết định của Toà cấp chống án và Toà cấp phúc thẩm;

14/ Tham gia phiên toà xét xử vụ án tại các Toà án cấp sơ thẩm, phúc thẩm và giám đốc thẩm;

15/Phát biểu ý kiến tranh luận tại phiên toà; 16/Thực hiện việc buộc tội;

17/Xem biên bản phiên toà và những nhận xét;

18/Khiếu nại với hoạt động và quyết định của nhân viên điều tra ban đầu, dự thẩm viên, kiểm sát viên và Toà án;

19/Kháng cáo đối với bản án, quyết định của Toà án;

20/Được biết về những khiếu nại và đề nghị đối với vụ án và đưa ra ý kiến phản đối của mình;

21/Đề nghị áp dụng các biện pháp bảo vệ theo quy định tại khoản 3 điều 11 Bộ luật này;

22/Thực hiện những quyền hạn khác theo quy định của Bộ luật này”

Ngoài những quyền trên tại khoản 3 Điều 42 BLTTHS Liên bang Nga còn quy định về quyền được đảm bảo, được bồi thường thiệt hại do tội phạm gây ra và những chi phí trong việc họ tham gia trong quá trình điều tra và xét xử vụ án.

Còn theo khoản 4 thì việc bồi thường bằng tiền đối với thiệt hại về tinh thần đã gây ra cho họ, mức bồi thường thì được giải quyết trong cùng một vụ án hoặc được giải quyết theo tố tụng dân sự.

Theo quy định tại khoản 5 Điều 43 BLTTHS Liên bang Nga bên cạnh các quy định về quyền của người bị hại, còn quy định về các trường hợp người bị hại không có quyền gồm:

1/Từ chối có mặt theo giấy triệu tập của nhân viên điều tra ban đầu, dự thẩm viên, kiểm sát viên và Toà án;

2/Khai báo gian dối hoặc từ chối khai báo;

3/Tiết lộ bí mật điều tra, trước đó họ đã được thông báo về việc này theo thủ tục quy định tại điều 161 Bộ luật này;

BLTTHS Liên bang Nga quy định nghĩa vụ của người bị hại phải có mặt theo giấy triệu tập nếu không có mặt theo giấy triệu tập mà không có lý do chính đáng thì sẽ bị áp giải (khoản 6 điều 43); nếu người bị hại từ chối khai báo hoặc khai báo gian dối thì phải chịu trách nhiệm theo quy định điều 307 và Điều 308 Bộ luật hình sự liên bang Nga. Nếu người bị hại tiết lộ bí mật điều tra thì phải chịu trách nhiệm theo quy định tại điều 310 Bộ luật hình sự Liên bang Nga (khoản 7 điều 43); đối với các vụ án hình sự về những tội phạm mà hậu quả dẫn đến chết người thì các quyền của người bị hại quy định tại điều này được chuyển cho một số người họ hàng thân thích của người đó (khoản 8); trong trường hợp người bị hại được công nhận là pháp nhân thì đại diện của pháp nhân đó thực hiện các quyền của người bị hại (khoản 9).

Một phần của tài liệu Người bị hại trong luật tố tụng hình sự Việt Nam 1 (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)