1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khái niệm, đặc điểm và phân loại hoạt động logistics

105 5,6K 103

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 651,5 KB

Nội dung

Khái niệm, đặc điểm và phân loại hoạt động logistics Khái niệm, đặc điểm và phân loại hoạt động logistics Khái niệm, đặc điểm và phân loại hoạt động logistics Khái niệm, đặc điểm và phân loại hoạt động logisticsKhái niệm, đặc điểm và phân loại hoạt động logistics Khái niệm, đặc điểm và phân loại hoạt động logistics Khái niệm, đặc điểm và phân loại hoạt động logistics Khái niệm, đặc điểm và phân loại hoạt động logisticsKhái niệm, đặc điểm và phân loại hoạt động logisticsKhái niệm, đặc điểm và phân loại hoạt động logisticsKhái niệm, đặc điểm và phân loại hoạt động logistics

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU……… 4

NỘI DUNG

6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ LOGISTICS…….……… 6

I Khái niệm, đặc điểm và phân loại hoạt động logistics 6

1 Khái niệm logistics………6

2 Đặc điểm của logistics……… 8

2.1 Logistics có thể coi là tổng hợp của các hoạt động của doanh nghiệp trên các khía cạnh chính , đó là logistics sinh tồn, logistics hoạt động và logistics hệ thống 8

2.2 Logistics là một dịch vụ 11

2.3 Logistics là sự phát triển cao, hoàn chỉnh của dịch vụ vận tải và giao nhận 11

2.4 Logistics là sự phát triển hoàn thiện dịch vụ vận tải đa phương thức 12

2.5 Logistics có chức năng hỗ trợ các hoạt động của doanh nghiệp 13 3 Phân loại hệ thống logistics 14 3.1 Phân loại theo các hình thức logistics 14

3.2 Phân loại theo lĩnh vực hoạt động của logistics 15

3.3 Phân loại theo quá trình 16

II Vai trò của logistics 17

1 Logistics là công cụ liên kết các hoạt động kinh tế quốc tế như cung cấp, sản xuất, lưu thông, phân phối và mở rộng thị trường cho các hoạt động kinh tế 17 2 Logistics đóng vai trò hỗ trợ nhà quản lý ra quyết định chính xác trong hoạt động sản xuất kinh doanh………

18 2.1 Logistics đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi và hoàn thiện dịch vụ vận tải giao nhận, đảm bảo yếu tố đúng thời gian- địa điểm (Just in time-JIT) 19

2.2 Logistics cho phép các nhà kinh doanh vận tải giao nhận cung cấp các dịch vụ đa dạng, phong phú hơn ngoài dịch vụ giao nhận vận tải đơn thuần 19

2.3 Dịch vụ Logistics góp phần nâng cao hiệu quả quản lý 20

III.Nội dung của hoạt động logistics 21

1 Mua sắm nguyên vật liệu………

21

Trang 2

2 Dịch vụ khách hàng……….21

3 Quản lý hoạt động dự trữ

23 4 Dịch vụ vận tải……… 24

5 Hoạt động kho bãi 26

IV Chất lượng dịch vụ logictics và các tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ logictics 28

1 Chất lượng dịch vụ logistics 28 2.1 Thời gian giao nhận hàng 30

2.2 Độ an toàn của hàng hoá 31

2.3 Chi phí vận chuyển 31

2.4 Cách thức phục vụ 32

2.5 Chất lượng kho bãi 33

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ LOGISTICS……… 33

I Giới thiệu chung về Công ty cổ phần Vinafco 34

1 Lịch sử hình thành Công ty cổ phần VINAFCO 34

2 Giới thiệu về công ty 35

3 Công ty TNHH Tiếp vận VINAFCO 39

II Các dịch vụ logistics hiện có 40

1 Cho thuê kho, bốc xếp, vân tải và phân phối hàng hóa từ kho đến đại lý, khách hàng………40

1.1 Cho thuê kho, bốc xếp, vận tải và phân phối hàng hoá từ kho đến các đại lý , khách hàng 41

1.2 Thực hiện sắp xếp hàng hoá theo sơ đồ bố trí (W/h layout) và tư vấn thiết kế giá kệ và lắp đặt hệ thống chiếu sáng kho hàng 41

1.3 Quản lý kho hàng bằng phần mềm 42

2 Dịch vụ phân phối hàng hoá………43

3 Cung ứng vật tư,nguyên nhiên liệu……… 47

III.Tình hình kinh doanh dịch vụ logistics của VINAFCO trong những năm gần đây 48

1 Cơ cấu doanh thu (thuần) và lợi nhuận của các đơn vị thành viên của VINAFCO 48

2 Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất-kinh doanh của công ty Tiếp vận VINAFCO trong 8 tháng đầu năm 2007……… 50

IV Đánh giá chất lượng dịch vụ logistics tại công ty cổ phần VINAFCO ……… ……….51

1 Đánh giá theo tiêu chẩn về chất lượng dịch vụ logistics… 52

1.1 Theo tiêu chuẩn về thời gian 52

1.2 Theo tiêu chuẩn về độ an toàn của hàng hoá 55

Trang 3

1.3 Giá thành sản phẩm 56

1.4 Cách thức phục vụ 58

1.5 Chất lượng kho bãi 59

2 Đánh giá theo ưu diểm nhược điểm của công ty………60

2.1 Ưu điểm 60

2.2 Nhược điểm dịch vụ logistics của VINAFCO 65

Hoạt động xúc tiến bán hàng và chăm sóc khách hàng 75

Hoạt động phát triển dịch vụ mới (Research & Developing – R&D).76 CHƯƠNG 3:GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VINAFCO……… 78

I Giải pháp chủ yếu phát triển dịch vụ logistics tại Công ty cổ phần VINAFCO 78

1 Nâng cao chất lượng các dịch vụ hiện có và cung cấp thêm các dịch vụ mới……… 78

1.1 Dịch vụ vận tải ,giao nhận và phân phối hàng hóa 78

1.2 Dịch vụ kho bãi 82

1.3 Hướng phát triển các dịch vụ khác 85

2 Đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp 86 3 Tăng cường hoạt động marketing 87 4 Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động logistics 89 4.1 Hệ thống chia sẻ và trao đổi dữ liệu điện tử - EDI (hệ thống Electronic Data Interchange) 90

4.2 Điểm bán hàng – POS ( Point of sale) 91

4.3 Hệ quản trị doanh nghiệp tích hợp – ERP (Enterprise Resources Planning) 92

5 Mở rộng hệ thống đại lý và chi nhánh tại thị trường trong và ngoài nước……… 93

6 Liên kết với doanh nghiệp cùng ngành ở trong và ngoài nước 93

II Một số kiến nghị đối với Nhà nước nhằm đẩy mạnh hoạt động logistics 95

KẾT LUẬN……… 98

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 100

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Vận tải giao nhận là yếu tố không thể tách rời với buôn bán quốc tế.Kinh doanh ngày càng phong phú với nhiều thành phần, nhiều dịch vụ đượccung cấp, đáp ứng nhu cầu đặt ra trong vận chuyển của xã hội , đặc biệt làhàng hóa xuất nhập khẩu Song thực tế cho thấy hoạt động giao nhận vận tải ởViệt Nam còn nhiều bất cập mà nổi trội hơn cả chính là chất lượng của hoạtđộng Phát triển đa dạng, phong phú dịch vụ cung cấp nhưng hiệu quả khôngcao do nguyên nhân chủ yếu chính là phương thức kinh doanh chưa thích hợpdẫn đến chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng Vì vậy, thực tiễn đòi hỏicần có phương thức kinh doanh mới tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng dịch

vụ, tiết kiệm chi phí.Dịch vụ vận tải giao nhận rất đa dạng và Logistics chính

là phương thức kinh doanh tiên tiến cần được nghiên cứu để áp dụng và pháttriển trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận ở ViệtNam

Công ty cổ phần Vinafco là một trong những công ty đi đầu trongngành vận dịch vụ vận tải giao nhận ở Việt Nam những năm qua Có thể nóiđây là một trong những công ty có chất lượng dịch vụ tốt nhất tuy nhiên vẫncòn những hạn chế cần khắc phục

Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của thị trường , từ chất lượng dịch vụlogistics những năm qua,cũng như hoạt động của công ty Vinafco em xin

chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ

Logistics tại Công ty cổ phần Vinafco” làm đề tài chuyên đề thực tập của

mình Em hi vọng rằng những nghiên cứu của mình về dịch vụ logistics hiện

có và những giải pháp phát triển dịch vụ này tại Vinafco sẽ giúp cho Công ty

Trang 5

có được cái nhìn khái quát và trở thành công ty đứng đầu về chất lượng trongngành dịch vụ vận tải giao nhận.

Quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài của em chắc chắn còn nhiềuthiếu sót và khiếm khuyết Em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của cácthầy cô để tôi hoàn thiện đề tài nghiên cứu của mình

Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà đã trực tiếphướng dẫn, tận tình giúp em hoàn thành bài chuyên đề thực tập này Em cũngxin cảm ơn anh Vũ Trung Kiên – phó Tổng Giám đốc công ty VINAFCOcùng toàn thể cán bộ công nhân viên Ban Kế hoạch – Thị trường – Đầu tư vàBan Hành chính – Nhân sự đã tạo điều kiện cho việc thực tập của em tại công

ty và cung cấp các số liệu cần thiết cho đề án của em

Sinh viên thực hiệnBùi Thị Doan

Trang 6

NỘI DUNG

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG

DỊCH VỤ LOGISTICS

I Khái niệm, đặc điểm và phân loại hoạt động logistics

Khái niệm logistics

Logistics là một thuật ngữ quân sự đã có từ mấy trăm năm nay, thuậtngữ này đầu tiên được sử dụng trong quân đội và mang nghĩa là “ hậu cần”hoặc “ tiếp vận” Cùng với sự phát triển kinh tế và xã hội, nhiều thập kỷ qua,logistics được nghiên cứu sâu và áp dụng sang các lĩnh vực khác nhau nhưsản xuất , kinh doanh Thuật ngữ logistics ngày nay được hiểu với nghĩa quản

lý (Management) hệ thống phân phối vật chất của các đơn vị sản xuất kinhdoanh trong xã hội Nhưng cho đến nay, trên thế giới chưa có một định nghĩanào đầy đủ về logistics hay hệ thống logistics

Từ “Logistics” được giải nghĩa bằng tiếng Anh trong cuốn “OxfordAdvances Learners Dictionary of Current English, A.S Hornby Fifth Edition,Oxford University Press, 1995” như sau: Logistics có nghĩa là việc tổ chứccung ứng và dịch vụ đối với một hoạt động phức hợp nào đó (Logistics – theorganization of supplies and services for any compex operation)

Theo hội đồng quản trị logistics Mỹ (The Council of LogisticsManagement CLM in the USA - CLM) - 1998 :” Logistics là quá trình lên kếhoạch, thực hiện và kiểm soát hiệu quả, tiết kiệm chi phí của dòng lưu chuyển

và lưu trữ nguyên vật liệu, hàng tồn, thành phẩm và các thông tin liên quan từ

Trang 7

điểm xuất xứ đến điểm tiêu thụ , nhằm mục đích thỏa mãn những yêu cầu củakhách hàng “ Theo khái niệm này Logistics như một lĩnh vực của quản lý.

Logistics được Ủy ban logistics của Mỹ định nghĩa như sau : “Logistics

là quá trình lập kế hoạch , chọn phương án tối ưu để thực hiện việc quản lý,kiểm soát việc di chuyển và bảo quản có hiệu quả về chi phí và ngắn nhất vềthời gian đối với nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm, cũng nhưcác thông tin tương ứng từ giai đoạn tiền sản xuất cho đến khi hàng hóa đếntay người tiêu dùng cuối cùng để đáp ứng yêu cầu của khách hàng “

Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 không đưa ra khái niệm

“logistics” mà đưa ra khái niệm “ dịch vụ logistics” như sau: “Dịch vụlogistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện mộthoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làmthủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì,ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoátheo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao.( Điều 233- Luật Thươngmại Việt Nam năm 2005),

Qua một số khái niệm trên đây, chúng ta thấy cho dù có sự khác nhau

về từ ngữ và cách diễn đạt, cách trình bày nhưng trong nội dung, tất cả đều

cho rằng logistics chính là hoạt động quản lý dòng lưu chuyển của nguyên vật liệu từ khâu mua sắm , qua quá trình lưu kho, sản xuất ra sản phẩm và phân phối tới tay người tiêu dùng.

Mục đích của logistics là giảm chi phí phát sinh hoặc sẽ phát sinh vớimột thời gian ngắn nhất trong quá trình vận động của nguyên vật liệu phục vụsản xuất cũng như phân phối hàng hóa một cách kịp thời Tóm lại, logistics lànghệ thuật tổ chức sự vận động của hàng hóa, nguyên vật liệu từ khi mua

Trang 8

sắm, qua các quá trình lưu kho, sản xuất, phân phối cho đến khi đưa đến tayngười tiêu dùng

Hoạt động logistics có thể biểu diễn dưới dạng sơ đồ sau:Trong sơ đồ tathấy có logistics ngoại biên và nội biên.Đây chính là hai hình thức chính củahoạt động logistics

v/c v/c v/c v/c

Logistics nội biên Logistics ngoại biên

Hình 1.1 : Mô hình tổng quan về logistics

(Nguồn : Logistics Khả năng ứng dụng và phát triển trong kinh doanh dịch vụ vận tải

giao nhận Việt Nam, NXB Giao thông vận tải-2006)

Đặc điểm của logistics

Khi nghiên cứu về logistics, chúng ta có thể rút ra một số đặc điểm cơbản sau đây :

Kho dự trữ sản phẩm

trường tiêu dùng

máy

Trang 9

2.1 Logistics có thể coi là tổng hợp của các hoạt động của doanh

nghiệp trên các khía cạnh chính , đó là logistics sinh tồn, logistics hoạt động và logistics hệ thống

Logistics sinh tồn có liên quan tới các nhu cầu cơ bản của cuộc sống.

Tại bất kì thời điểm nào, trong bất cứ môi trường nào, logistics sinh tồn cũngtương đối ổn định và có thể dự đoán được Con người có thể nhận định được

về nhu cầu như : cần gì, cần bao nhiêu, khi nào cần và cần ở đâu…Logisticssinh tồn là hoạt động cơ bản của các xã hội sơ khai và là thành phần thiết yếutrong một xã hội công nghiệp hóa Logistics sinh tồn cung cấp nền tảng chologistics hoạt động

Logistics hoạt động mở rộng các nhu cầu cơ bản bằng cách liên kết các

hệ thống sản xuất các sản phẩm Logistics liên kết các nguyên liệu thô doanhnghiệp cần trong quá trình sản xuất, các dụng cụ sử dụng nguyên liệu đótrong quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm có được từ sản xuất Khíacạnh này của logistics cũng tương đối ổn định và có thể dự đoán được Nhưnglogistics hoạt động lại không thể dự đoán được khi nào máy móc có sự cố, đểsửa chữa thì cần cái gì và thời gian sửa chữa… Như vậy, logistics hoạt độngchỉ liên quan tới sự vận động và lưu kho của nguyên liệu vào trong, qua và đi

ra khỏi doanh nghiệp và là nền tảng cho logistics hệ thống.

Logistics hệ thống liên kết các nguồn lực cần có trong việc giữ cho hệ

thống hoạt động Những nguồn lực này bao gồm thiết bị , phụ tùng thay thế,nhân sự và đào tạo, tài liệu kỹ thuật, các thiết bị kiểm tra, hỗ trợ và nhàxưởng…Các yếu tố này không thể thiếu và phải được kết hợp chặt chẽ nếu

muốn duy trì sự hoạt động của một hệ thống sản xuất hay lưu thông

Logistics sinh tồn, logistics hoạt động và logistics hệ thống không táchrời nhau, quan hệ chặt chẽ với nhau, làm nền tảng cho nhau tạo thành một

Trang 10

chuỗi dây chuyền logistics Chuỗi dây chuyền này được tiếp cận theo 2hướng:

+ Chuỗi logistics theo trục ngang

Hình 1.2 : Mô hình tiếp cận logistics theo trục ngang

Theo cách tiếp cận chuỗi logistics theo trục ngang thì logistics sinh tồn

là nhân tố thứ nhất Tại đó, toàn bộ thời gian được sử dụng cho một cuộc đấutranh sinh tồn không có điểm kết Trong điều kiện này, các cá nhân không sởhữu cả công cụ lẫn nhu cầu sản xuất ra thành phẩm để trao đổi với nhau Chonên tất cả mọi nỗ lực được sử dụng để nhằm đảm bảo sự tồn tại của các cánhân Trong điều kiện đó, logistics chỉ là sự tập trung các nguyên liệu cuộcsống như lương thực, thực phẩm, quần áo, nơi cư trú để cung cấp cho sự tiếpdiễn của cuộc sống Logistics sinh tồn hoạt động như là hoạt động độc lập,tuy nhiên điều này chỉ là tạm thời Bởi vì khi các điều kiện phát triển thì dễnhận thấy nhu cầu tăng cao hơn và phức tạp hơn.Nhu cầu này không còn đơngiản và dễ nhận biết như trước nữa mà đã có sự biến động Như vậy, logisticshoạt động đã được hình thành Logistics hoạt động không thể tồn tại độc lập

mà phải trên nền tảng logistics sinh tồn Mọi việc đều phát triển và tiến tớimột trình độ cao hơn Và quá trình chuyên môn hóa ngày càng sâu rộng hơn.Vậy là chuỗi logistics hệ thống là hệ quả của logistics sinh tồn và logisticshoạt động Và nó không thể tồn tại độc lập với logistics sinh tồn và logistics

hệ thống

+ Chuỗi logistics theo trục dọc

thốngLogistics hoạt

động

Trang 11

Ba khía cạnh logistics giờ đây được sắp xếp theo hình tháp, mỗi khíacạnh của logistics được các khía cạnh khác ở cấp độ cao hơn hỗ trợ

Logistics hệ thống Logistics hoạt động Logistics sinh tồn

Hình 1.3 : Mô hình logistics tiếp cận theo trục dọc

Ví dụ, một nhà máy thép đòi hỏi nguyên liệu thô ( quặng sắt) cho quátrình sản xuất, thép tồn tại trong nhà máy dưới nhiều giai đoạn cho đến khithành thành phẩm cuối cùng Nhà máy thép này cần thiết phải phát triểnchương trình logistics nhằm hỗ trợ cho phân phối sản phẩm Như vậy, nhàmáy thép đã liên kết các yếu tố của logistics hoạt động với sự hiểu biết hạnchế về logistics hệ thống

2.2 Logistics là một dịch vụ

Logistics tồn tại để cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp hoặc cho kháchhàng của doanh nghiệp, dịch vụ, đối với cả doanh nghiệp hay khách hàng đềuđược cung cấp thông qua việc tập trung các yếu tố khác nhau, các yếu tố này

là các bộ phận tạo thành chuỗi logistics

Dịch vụ logistics trong doanh nghiệp chú trọng đến các yếu tố về quảntrị nguyên vật liệu, lưu kho trong nhà máy và phân phối vật chất Tuy nhiêntrong hoạt động của doanh nghiệp không phải chỉ dừng lại ở yêu cầu các yếu

tố cơ bản mà dịch vụ logistics cung cấp trên đây mà có thể cần cung cấp thêmcác dịch vụ khác của logistics

Trang 12

2.3 Logistics là sự phát triển cao, hoàn chỉnh của dịch vụ vận tải

và giao nhận

Logistics là sự phát triển của dịch vụ vận tải giao nhận ở trình độ cao vàhoàn thiện Qua các giai đoạn phát triển, logistics đã làm cho khái niệm vậntải giao nhận truyền thống ngày càng đa dạng và phong phú thêm Từ chỗthay mặt khách hàng để thực hiện các công việc đơn điệu, lẻ tẻ, tách biệt như :thuê tàu, lưu cước, chuẩn bị hàng, đóng gói, tái chế hàng, làm thủ tục thôngquan cho tới cung cấp trọn gói một dịch vụ vận chuyển từ kho đến kho(Door to Door) đúng nơi, đúng lúc để phục vụ nhu cầu khách hàng Từ chỗđóng vai trò người được ủy thác trở thành một bên chính trong các hoạt độngvận tải giao nhận với khách hàng, chịu trách nhiệm trước pháp luật về nhữnghành vi của mình Nếu như trước kia chỉ cần dăm ba xe tải, một vài kho chứahàng…là có thể triển khai cung cấp dịch vụ vận tải giao nhận cho khách hàngthì ngày nay, do yêu cầu về dịch vụ cung cấp cho khách hàng ngày càng đadạng, phong phú, người cung cấp dịch vụ phải tổ chức quản lý một hệ thốngđồng bộ từ giao nhận đến vận tải, cung ứng nguyên liệu phục vụ sản xuất kinhdoanh, bảo quản hàng hóa trong kho, phân phối hàng hóa đúng nơi, đúng lúc,

sử dụng thông tin điện tử để theo dõi , kiểm tra…

2.4 Logistics là sự phát triển hoàn thiện dịch vụ vận tải đa phương

thức

Trước đây, hàng hóa đi từ nước người bán sang nước người mua dướinhiều hình thức hàng lẻ, phải qua tay nhiều người vận tải và nhiều phươngthức vận tải khác nhau, vi vậy xác suất rủi ro mất mát đối với hàng hóa rất lớn

và người gửi hàng phải ký nhiều hợp đồng với nhiều người vận tải khác nhau,trách nhiệm của mỗi người vận tải theo đó chỉ giới hạn trong chặng đườnghay dịch vụ mà anh ta đảm nhiệm Những năm 60-70 của thế kỷ XX, cách

Trang 13

mạng container trong ngành vận tải đã đảm bảo an toàn và độ tin cậy trongvận chuyển hàng hóa, là tiền đề và cơ sở cho sự ra đời và phát triển vận tải đaphương thức Vận tải đa phương thức ra đời, bây giờ người gửi hàng chỉ cần

ký hợp đồng với một người, đó là người kinh doanh vận tải đa phương Multimodal transport operator- MTO MTO sẽ chịu trách nhiệm tổ chức thựchiện toàn bộ việc vận chuyển hàng hóa từ khi nhận hàng cho tới khi giao hàngbằng một chứng từ duy nhất (Chứng từ vận tải đa phương thức- Multimodaltransport document) cho dù anh ta có thể không phải là người chuyên chởthực tế Hợp đồng chuyên chở như vậy có thể do người kinh doanh vận tải đaphương thức đảm nhận, nhưng chủ hàng vẫn cần một người lên kế hoạchcung ứng, mua hàng hóa, giám sát mọi sự di chuyển của hàng hóa để đảm bảođúng loại hàng, đến đúng địa điểm và đúng thời gian, từ đó nâng cao hiệu quảtrong kinh doanh

thức-Dịch vụ logistics chính là sự phát triển sâu rộng của dịch vụ vận tải đaphương thức Toàn bộ hoạt động vận tải có thể được thực hiện theo một hợpđồng vận tải đa phương thức do người tổ chức mọi dịch vụ logistics đảmnhiệm Điểm giống nhau ở chỗ, trên cơ sở nhiều hợp đồng mua bán, người tổchức dịch vụ logistics sẽ nhận hàng tại cơ sở của từng người bán, gom hàngthành nhiều đơn vị, gửi hàng tại kho hay nơi xếp dỡ hàng trước khi chúngđược gửi đến nước người mua trên các phương tiện vận tải khác nhau Tạinước người mua, người tổ chức dịch vụ logistics sẽ thu xếp tách các đơn vịgửi hàng và hình thành các chuyến hàng thích hợp để phân phối đi đến nhữngđịa điểm cuối cùng theo yêu cầu khách hàng

Trang 14

Tóm lại , logistics là sự phối hợp đồng bộ các hoạt động, là sự pháttriển cao, hoàn thiện của dịch vụ giao nhận vận tải và là sự phát triển khéo léocủa dịch vụ vận tải đa phương thức Đây chính là những đặc điểm cơ bản củalogistics

2.5 Logistics có chức năng hỗ trợ các hoạt động của doanh nghiệp

Logistics có chức năng hỗ trợ thể hiện ở chỗ nó tồn tại chỉ để cung cấpcho các bộ phận khác của doanh nghiệp Logistics hỗ trợ quá trình sản xuất,

hỗ trợ sản phẩm sau khi được di chuyển quyền sở hữu từ người sản xuất sangngười tiêu dùng, Điều này không có nghĩa là quá trình sản xuất không baogồm các yếu tố của logistics hệ thống hay hoạt động hỗ trợ sau khi chuyểnquyền sở hữu sản phẩm không bao gồm các yếu tố của logistics hoạt động

Logistics còn hỗ trợ các hoạt động của doanh nghiệp, thể hiện : sảnxuất được logistics hỗ trợ thông qua quản lý sự di chuyển và lưu trữ nguyênvật liệu đi vào doanh nghiệp và bán thành phẩm di chuyển trong doanhnghiệp Marketing được logistics hỗ trợ thông qua quản lý việc di chuyển vàlưu trữ hàng thành phẩm Logistics hỗ trợ sản xuất và marketing có thể sẽ dẫnđến yêu cầu phải đào tạo nhân lực , dự trữ phụ tùng thay thế hay bất kì mộtyếu tố nào khác của logistics

Phân loại hệ thống logistics

3.1 Phân loại theo các hình thức logistics

Hiện nay, logistics đang tồn tại dưới các hình thức sau :

Logistics bên thứ nhất ( First Party Logistisc): người chủ sở hữu hàng

hóa tự mình tổ chức và thực hiện các hoạt động logistics để đáp ứng nhu cầucủa bản thân Theo hình thức này, chủ hàng phải đầu tư các phương tiện vận

Trang 15

tải, kho chứa hàng, hệ thống thông tin, nhân công để quản lý và vận hành hoạtđộng logistics Logistics bên thứ nhất làm phình to qui mô của doanh nghiệp

và thường làm giảm hiệu quả kinh doanh, vì doanh nghiệp không có đủ quy

mô cần thiết, kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn để quản lý và vận hànhhoạt động logistics

Logistics bên thứ hai ( Second Party Logistics): người cung cấp dịch

vụ logistics bên thứ hai là người cung cấp dịch vụ cho hoạt động đơn lẻ trongchuỗi các hoạt động logistics (vận tải, kho bãi, thủ tục hải quan, thanh toán…)

để đáp ứng nhu cầu của chủ hàng, chưa tích hợp hoạt động logistics Loạihình này bao gồm : các hãng vận tải đường biển, đường bộ, đường sông,đường hàng không, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kho bãi, kê khai hảiquan, trung gian thanh toán…

Logistics bên thứ 3 ( Third Party Logistics) là người thay mặt cho chủ

hàng quản lý và thực hiện các dịch vụ logistics cho từng bộ phận chức năng,

ví dụ như thay mặt người gửi hàng thực hiện các thủ tục xuất nhập và vậnchuyển nội địa hoặc thay mặt cho người nhập khẩu làm thủ tục thông quan vàvận chuyển hàng tới địa điểm đến qui định… Do đó logistics bên thứ ba baogồm nhiều dịch vụ khác nhau, kết hợp chặt chẽ việc luân chuyển, tồn trữ hànghóa, xử lý thông tin…và có tính tích hợp vào dây chuyền cung ứng của kháchhàng

Logistics bên thứ tư ( Fourth Party Logistics) là người tích hợp, gắn kết

các nguồn lực tiềm năng và cơ sở vật chất, khoa học kỹ thuật của mình vớicác tổ chức khác để thiết kế, xây dựng và vận hành các giải pháp chuỗilogistics Logistics bên thứ tư chịu trách nhiệm quản lý dòng lưu chuyểnlogistics, cung cấp các giải pháp dây chuyền cung ứng, hoạch định, tư vấnlogistics, quản trị vận tải…logistics bên thứ tư hướng đến quản trị cả quá trình

Trang 16

logistics, như nhận hàng từ nơi sản xuất, làm thủ tục xuất nhập khẩu, đưahàng đến nơi tiêu thụ cuối cùng.

Logistics bên thứ năm ( Fifth Party Logistics) đã được nhắc đến trong

những năm gần đây Đây là hình thức phát triển cao hơn của logistics bên thứ

tư đi cùng với sự phát triển của thương mại điện tử

3.2 Phân loại theo lĩnh vực hoạt động của logistics

Từ xa xưa, hệ thống Logistics đã được ứng dụng vào hoạt động sảnxuất và đời sống, đặc biệt là trong các lĩnh vực phức tạp bao gồm nhiều quátrình, nhiều công đoạn khác nhau mà cần phải thực hiện bởi nhiều tổ chức,nhiều chủ thể có liên quan

Ngày nay, hệ thống Logistics càng có vị trí và vai trò quan trọng đốivới hoạt động sản xuất và đời sống, được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnhvực khác nhau và phát triển thành 3 nhóm riêng biệt:

- Hệ thống Logistics trong quân sự;

- Hệ thống Logistics trong sản xuất, kinh doanh, thương mại;

- Hệ thống Logistics trong quản lý xã hội

Bảng 1.1: Chức năng và mục tiêu hoạt động của hệ thống logistics

Loại hình hệ

Lĩnh vực hoạt động

Bảo vệ đất nước Quân đội Nhiệm vụ quốc

phòng Lợi ích quốc gia

Trang 17

Nhà kinh doanh, chủ hãng

Sản xuất, kinh doanh Lợi nhuận

Kinh doanh = Tối thiểu chi phí vận chuyển hàng + tối đa giá trị phụ

thêm

Hệ thống

logistics trong

quản lý xã hội

Tối ưu XH Chính phủ, công

dân Hoạt động XH Lợi ích XH

(Nguồn : Phát triển dịch vụ logistics khi Việt Nam gia nhập WTO, Diễn đàn phát triển.)

3.3 Phân loại theo quá trình

Logistics đầu vào (inbound logistics) là các hoạt động đảm bảo cung

ứng nguyên vật liệu đầu vào ( nguyên liệu, thông tin, vốn…) một cách tối ưu

cả về vị trí, thời gian và chi phí cho quá trình sản xuất

Logistics đầu ra (outbound logistics) là các hoạt động đảm bảo cung

cấp thành phẩm đến tay người tiêu dùng một cách tối ưu cả về vị trí, thời gian

và chi phí nhằm đem lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp

Logistics ngược (reserse logistics) là quá trình thu hồi các phụ phẩm,

phế liệu, phế phẩm, các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường phát sinh từ quá

trình sản xuất, phân phối và tiêu dùng trở về để tái chế hoặc xử lý

Trang 18

II Vai trò của logistics

Logistics là công cụ liên kết các hoạt động kinh tế quốc tế như cung cấp, sản xuất, lưu thông, phân phối và mở rộng thị trường cho các hoạt động kinh tế

Khi thị trường toàn cầu phát triển với các tiến bộ công nghệ, đặc biệt làviệc mở cửa thị trường ở các nước đang và chậm phát triển, logistics được cácnhà quản lý coi như là công cụ, một phương tiện liên kết các lĩnh vực khácnhau của chiến lược doanh nghiệp Logistisc tạo ra sự hữu dụng về thời gian

và địa điểm cho các hoạt động của doanh nghiệp Thế giới ngày nay đượcnhìn nhận như các nền kinh tế liên kết, trong đó các doanh nghiệp mở rộngbiên giới quốc gia, hoà nhập vào thị trường chung quốc tế

Logistics có vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa chu trình lưuchuyển của sản xuất kinh doanh từ khâu đầu vào nguyên vật liệu, phụ kiện…tới sản phẩm cuối cùng đến tay khách hàng sử dụng

Lưu thông phân phối hàng hoá, trao đổi giao lưu thương mại giữa cácvùng trong nước với nhau và với nước ngoài là hoạt động thiết yếu của nềnkinh tế quốc dân Nếu những hoạt động này thông suốt, có hiệu quả, thì sẽđẩy nhanh quá trình phát triển của sản phẩm nói riêng và ngành sản xuất nóichung ; còn nếu những hoạt động này bị ngưng trệ thì hàng hoá đứng trên thịtrường ít mà đứng trong kho bãi nhiều sẽ tác động xấu đến toàn bộ sản xuất

và đời sống

Hệ thống Logistics góp phần vào việc giải quyết những vấn đề nảy sinh

từ sự phân công lao động quốc tế, do quá trình toàn cầu hoá tạo ra.Các công ty xuyên quốc gia có các chi nhánh, các cơ sở sản xuất, cung ứng và

Trang 19

dịch vụ đặt ở nhiều nơi, ở nhiều quốc gia khác nhau, do đó các công ty này đã

áp dụng “hệ thống Logistics toàn cầu” để đảm bảo hoạt động SXKD đạt hiệuquả cao, khắc phục ảnh hưởng của các yếu tố cự ly, thời gian và chi phí sảnxuất

Hệ thống Logistics góp phần vào việc phân bố các ngành sản xuất mộtcách hợp lý để đảm bảo sự cân đối và tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tếquốc dân

Mỗi một vùng địa lý có những đặc điểm về địa hình khác nhau, nguồntài nguyên khoáng sản khác nhau và có phương thức lao động, tập quán khácnhau, do đó cần phải có sự phân bố, sắp xếp các ngành sản xuất, các khu côngnghiệp, các trung tâm kinh tế sao cho phù hợp với những điều kiện riêng vàtổng thể nhằm phát huy được các nguồn lực một cách hiệu quả nhất

Logistics đóng vai trò hỗ trợ nhà quản lý ra quyết định chính xác trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Mục đích sản xuất kinh doanh là lợi nhuận Muốn đạt được lợi nhuậnnhư mong muốn phải đưa ra được phương án sản xuất kinh doanh tối ưu.Nhưng quá trình thực hiện, người sản xuất kinh doanh còn phải đối mặt vớinhiều yếu tố khách quan cũng như chủ quan để giải quyết được phải có cơ sởcho việc đưa ra những quyết định chính xác Nguồn nguyên liệu cung ứng ởđâu, thời gian nào, phương tiện vận tải nào sẽ được lựa chọn để vận chuyển,địa điểm kho chứa nguyên liệu, hàng hóa… tất cả những vấn đề này muốngiải quyết có hiệu quả không thể thiếu vai trò của logistics Logistics chophép nhà quản lý kiểm soát và ra quyết định chính xác những vấn đề như vậtliệu cung ứng, phương thức vận chuyển…để giảm tối đa chi phí phát sinhđảm bảo hiệu quả trong sản xuất kinh doanh

Trang 20

2.1 Logistics đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi và hoàn

thiện dịch vụ vận tải giao nhận, đảm bảo yếu tố đúng thời gian- địa điểm (Just in time-JIT).

Quá trình toàn cầu hóa kinh tế đã làm cho hàng hóa và sự vận động củachúng phong phú và phức tạp hơn, đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ, đặt ra yêu cầumới đối với dịch vụ vận tải giao nhận Đồng thời để tránh đọng vốn, cácdoanh nghiệp tìm cách duy trì một lượng hàng trong kho nhỏ nhất Kết quả làhoạt động vận tải giao nhận nói riêng và lưu thông phân phối nói chung, mộtmặt phải đảm bảo yêu cầu giao hàng kịp thời đúng lúc (JIT), mặt khác phảităng cường vận chuyển thực hiện mục tiêu không để hàng tồn kho Để đápứng yêu cầu này, giao nhận vận tải phải nhanh, thông tin kịp thời chính xác và

sự ăn khớp giữa các quá trình trong vận chuyển giao nhận Mặt khác, sự pháttriển mạnh mẽ của tin học cho phép kết hợp chặt chẽ các quá trình cung ứng,sản xuất, lưu kho hàng hóa, tiêu thụ với hoạt động vận tải giao nhận có hiệuquả hơn, nhanh chóng hơn và đồng thời phức tạp hơn Nó cho phép ngườigiao nhận vận tải nâng cao chất lượng dịch vụ đối với khách hàng Phát triểncác dịch vụ truyền thống càng cao bao nhiêu, người vận tải giao nhận càng cókhả năng đáp ứng yêu cầu thị trường và mở rộng thị trường bấy nhiêu

2.2 Logistics cho phép các nhà kinh doanh vận tải giao nhận cung

cấp các dịch vụ đa dạng, phong phú hơn ngoài dịch vụ giao nhận vận tải đơn thuần

Logistics là sự phối hợp, gắn kết các hoạt động, các khâu trong dònglưu chuyển hàng hóa qua các giao đoạn cung ứng- sản xuất- lưu thông phânphối Vì vậy lúc này người kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận không chỉđơn thuần là người giao nhận vận chuyển nữa, mà thực tế họ đã tham gia

Trang 21

cùng với người sản xuất đảm nhận thêm các khâu liên quan đến quá trình sảnxuất và lưu thông

2.3 Dịch vụ Logistics góp phần nâng cao hiệu quả quản lý.

Trong quá trình sản xuất nhà quản lý phải ra quyết định cho doanh nghiệpmình từ khâu chế biến sản xuất đến khâu bán hàng.Dịch vụ logistics đãthay cho doanh nghiệp tính toán chi phí vận chuyển lưu kho giúp giảmthiẻu chi phẩttong quá trình sản xuất,tăng cường sức cạnh tranh cho doanhnghiệp,tiết kiệm và giảm chi phí trong hoạt động lưu thông phân phối,giatăng giá trị kinh doanh.Mở rộng thị trường,giảm chi phí hoàn thiện và tiêuchuẩn hoá chứng từ trong kinh doanh

Tóm lại, logistics có vai trò rất to lớn Đối với doanh nghiệp, logisticskhông chỉ giải quyết cả đầu ra lẫn đầu vào của doanh nghiệp một cách hiệuquả thông qua khả năng thay đổi các nguồn tài nguyên đầu vào hoặc làm choquá trình lưu thông, phân phối được thông suốt, chuẩn xác và an toàn, mà còngiảm được chi phí vận tải, tối ưu hoá quá trình chu chuyển nguyên vật liệu,hàng hoá, dịch vụ giúp giảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh của doanhnghiệp trên thị trường Từ đó, đối với nền kinh tế nói chung, thông qua hoạtđộng logistics mà hàng hoá được đưa đến thị trường một cách nhanh chóngkịp thời Người tiêu dùng sẽ mua được hàng hoá một cách thuận tiện, linhhoạt, thỏa mãn nhu cầu của mình Người mua có thể chỉ cần ở tại nhà, đặtmua hàng bằng cách gọi điện thoại, gửi fax, gửi e-mail hoặc giao dịch quaInternet…cho người bán hàng, thậm chí cho hãng sản xuất hàng hoá là có thểnhanh chóng nhận được thứ hàng cần mua, được vận chuyển đến tận nhà.Giúp cho việc kinh doanh nói chung đạt hiệu quả cao, mang lại nhiều lợi íchcho việc phát triển kinh tế

Trang 22

III Nội dung của hoạt động logistics

Mua sắm nguyên vật liệu

Mua sắm nguyên vật liệu là đầu vào của quá trình logistics Mặc

dù hoạt động này không ảnh hưởng trực tiếp tới khách hàng nhưngmua sắm nguyên vật liệu có vai trò quyết định đối với toàn bộ hoạt độnglogistics Bởi không có nguyên liệu tốt không thể cho ra sản phẩm tốt

Các hoạt động của khâu mua sắm nguyên vật liệu bao gồm: tìm nguồncung cấp, tiến hành mua sắm thu mua vật tư, tổ chức vận chuyển, nhập kho,lưu kho, bảo quản và cung cấp cho người sử dụng, quản lý hệ thống thông tin

có liên quan, lập kế hoạch và kiểm soát hàng tồn kho, tận dụng phế liệu, phếphẩm.Nội dung này chủ yếu nằm ở quá trình logistics đầu vào

Dịch vụ khách hàng

Trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới, thị trườngđược mở rộng, khi cần mua một loại hàng hóa nào đó khách hàng có rất nhiềukhả năng lựa chọn, nếu nhiều tổ chức cùng đưa ra thị trường những sản phẩm

có đặc điểm, chất lượng, giá cả gần tương đương như nhau thì sự khác biệt vềdịch vụ khách hàng có vai trò đặc biệt quan trọng, nếu được thực hiện tốt,chúng không chỉ giúp tổ chức giữ chân các khách hàng cũ mà còn có thể lôikéo, thu hút thêm được các khách hàng mới Đây chính là điểm mấu chốt giúpdoanh nghiệp đứng vững trên thương trường và thành công

Dịch vụ khách hàng là những hoạt động cụ thể của doanh nghiệp nhằmgiải quyết các đơn đặt hàng của khách hàng Mục đích của hoạt động dịch vụkhách hàng là tạo cho quá trình mua bán, trao đổi được thông suốt và đạtđược kết quả của quá trình này là làm tăng giá trị sản phẩm trao đổi Các công

Trang 23

cầu thị trường; xây dựng mục tiêu và kế hoạch dịch vụ khách hàng; giới thiệu

và cung cấp dịch vụ khách hàng, xử lý tình huống, duy trì uy tín với kháchhàng; lắp đặt, bảo hành, sửa chữa và các dịch vụ khác; theo dõi sản phẩm

Nếu như khâu mua sắm nguyên vật liệu là đầu vào của hoạtđộng logistics thì dịch vụ khách hàng là đầu ra của hoạt động này Dịch vụkhách hàng chính là các biện pháp trong hệ thống logistics nhằm tạo ra giá trịgia tăng cho hàng hóa ở mức độ cao nhất với tổng chi phi thấp nhất Giá trịgia tăng ở đây chính là sự hài lòng của khách hàng, nó là hiệu số giữa giá trịđầu ra với giá trị đầu vào, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế có quan

hệ và tác động qua lại với nhau Dịch vụ khách hàng có ảnh hưởng lớn đến thịphần, đến tổng chi phí bỏ ra và cuối cùng đến lợi nhuận của doanh nghiệp

Trong chuỗi hoạt động logistics thì dịch vụ khách hàng chính là đầu ra,

là thước đo chất lượng của toàn bộ hệ thống Do đó muốn phát triển logisticsphải có sự quan tâm thích đáng đến dịch vụ khách hàng Doanh nghiệp phải

có những phương pháp nghiên cứu, xác định được nhu cầu thực của kháchhàng, trên cơ sở đó xây dựng mục tiêu và cung cấp các dịch vụ có mức độphù hợp

Chất lượng dịch vụ phụ thuộc vào nhiều yếu tố: trước, trong và sau khigiao dịch với khách hàng Muốn có các dịch vụ khách hàng tốt cần nghiêncứu kỹ các yếu tố ảnh hưởng

Tóm lại, dịch vụ khách hàng là đầu ra của quá trình hoạt động logistic.Hơn nữa dịch vụ khách hàng là công cụ cạnh tranh hữu hiệu và là yếu tốmang tính quyết định trước tiên đối với hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt Hoạt động logistics

Trang 24

tích hợp có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố dịch vụkhách hàng.

Quản lý hoạt động dự trữ

Quản lý kho hàng (quản lý dự trữ hàng) là một bộ phận của hoạt độnglogistics nhằm quản lý việc dự trữ nguyên vật liệu, bán thành phẩm và hànghóa trong sản xuất và lưu thông

Mục đích của hoạt động quản lý vật tư, nguyên vật liệu là đảm bảo chosản xuất, lưu thông được diễn ra liên tục và hiệu quả, cân đối cung cầu và đềphòng rủi ro, bất trắc

Các công việc liên quan đến quản lý kho hàng trong hoạt động logisticsbao gồm: Thiết lập mạng lưới kho và chọn vị trí kho hàng (số lượng, quymô); thiết kế và lắp đặt các thiết bị kho hàng; tổ chức việc xuất nhập, lưu kho,bảo quản hàng hóa; thực hiện các công việc sổ sách, thống kê liên quan đếnnghiệp vụ kho hàng Nhờ có dự trữ mà chuỗi logistics mới có thể hoạtđộng liện tục nhịp nhàng và hiệu quả được

Các loại dự trữ chủ yếu phân theo vị trí trong hệ thống logistics:

Hình1 4 : Các loại dự trữ chủ yếu phân theo vị trí trong hệ thống logistics

Dự trữ là tất yếu khách quan, nó là kết quả của quá trình tái sản xuất xã

Dự trữ

nguyên vật

liệu

Dự trữ bán thành phẩm

Dự trữ sản phẩm trong khâu sản xuất

Dự trữ sản phẩm trong lưu thông

Trang 25

mới có thể diễn ra liên tục, nhịp nhàng Tuy nhiên phải biết lên kế hoạch dựtrữ thế nào cho vừa, phù hợp với từng thời điểm nhằm tránh tình trạng tồnđọng vốn Quản trị dự trữ trong logistics đòi hỏi phải có kiến thức sâu rộng vềchi phí dự trữ logistics, nhất là kiến thức về tổng chi phí logistics để có thểđưa ra những quyết định về thiết kế hệ thống logistics, các dịch vụ kháchhàng, số lượng và vị trí các kênh phân phối, mức dự trữ, hình thức dựtrữ, cách thức vận tải…

Tóm lại, hoạt động dự trữ có tác động trực tiếp tới nhiều hoạt động củachuỗi logistics Nên cần có sự cân đối giữa chi phí dự trữ và các khoản chi phílogistics khác Hoạt động dự trữ là khâu quan trọng trong toàn bộ hệ thốnglogistics Cần sử dụng tốt và phối hợp chặt chẽ các kỹ thuật: phân tích dự báo,

mô hình dữ trữ, hệ thống giải quyết đơn hàng

Dịch vụ vận tải

Quản lý vận tải và phân phối hàng là khâu trọng yếu nhất của hoạt độnglogistics, bởi vì kết quả của quá trình vận chuyển và phân phối hàng ảnhhưởng lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh Quản lý vận tải và phân phốihàng hóa nhằm quản lý công tác vận chuyển và phân phát hàng hóa đúng thờihạn, an toàn, đảm bảo đủ khối lượng và chất lượng

Các công việc liên quan đến quản lý vận tải trong hoạt động kinh doanhlogistics: Chọn người vận chuyển (tự vận chuyển hay thuê); chọn tuyếnđường, phương thức vận tải, phương tiện vận tải; kiểm soát quá trình vậnchuyển; công việc giao nhận và bốc xếp; xử lý trường hợp hư hỏng, mất máthàng

Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics thông thường là người kinhdoanh dịch vụ vận chuyển hàng hóa không có tàu (Non–Vessel-Owning

Trang 26

Common Carriers - NVOCC), hoặc người kinh doanh vận tải đa phươngthức Họ tiến hành các hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu từ nơi cung ứngcho đến nơi sản xuất, vận chuyển sản phẩm từ nơi sản xuất cho đến nơitiêu dùng có thể bằng phương tiện của chính mình hoặc do họ thuê mướn,hay trên cơ sở một hợp đồng phụ (sub - contract) mà họ thay mặt cho chủhàng ký kết với người vận chuyển Khi thực hiện công việc vận chuyển,người kinh doanh dịch vụ logistics đóng vai trò là người được ủy thác của chủhàng Điều này có nghĩa là người kinh doanh dịch vụ logistics sẽ thay mặtkhách hàng đứng ra ký các hợp đồng về vận chuyển hàng hóa trên danh nghĩacủa chính mình và chịu trách nhiệm toàn bộ trước khách hàng về mọi vấn đềphát sinh trong quá trình chuyên chở hàng hóa Dù có là người vận chuyểntrực tiếp (tự mình tổ chức vận chuyển bằng chính phương tiện của mìnhhoặc phương tiện do mình thuê mướn) hay là người vận chuyển gián tiếp(thực hiện nghĩa vụ vận chuyển đã cam kết với khách hàng bằng cách ký hợpđồng phụ với người kinh doanh vận tải khác) thì người kinh doanh dịch vụlogistics vẫn phải chịu trách nhiệm trước khách hàng đối với toàn bộ mất mát,

hư hỏng xảy ra đối với hàng hóa, xảy ra trong toàn bộ quá trình vận chuyển

Người kinh doanh dịch vụ logistics phải giải quyết các vấn đề này bằngnhững phương pháp và kinh nghiệm cần thiết Khi lựa chọn phương thức vậntải thường sử dụng kết hợp một số tiêu chí quan trọng:

Trang 27

Tất cả dịch vụ logistics đều nhằm mục đích thỏa mãn cao nhất cho nhucầu của khách hàng (người sản xuất và người tiêu dùng) Trong dây chuyềncung ứng gồm rất nhiều khâu, giữa mắt xích của các khâu có các dịch vụ:giao nhận, xếp dỡ, lưu kho Nếu để hàng hóa phải tồn kho nhiều hoặc lưukho quá lâu sẽ gây thiệt hại cho hãng sản xuất, do đó cần phải giải quyết khâunày bằng những biện pháp khác nhau:

- Xác lập kênh phân phối, chọn thị trường tiêu thụ

- Chọn vị trí kho hàng

- Thiết lập các trung tâm phân phối, trung tâm logistics

- Quản lý quá trình vận chuyển

Có một số hãng đã đạt được quy trình sản xuất “không lưu kho” đối vớimột số mặt hàng nhất định, và có được lợi nhuận cao

Cùng với những hoạt động logistics khác, vận tải cũng đóng góp mộtphần giá trị gia tăng cho sản phẩm và dịch vụ Trước hết giải quyết được vấn

đề là đưa sản phẩm tới đúng nơi người tiêu dùng yêu cầu tức là giá trị hànghóa đã được tăng thêm Kế nữa đáp ứng yêu cầu về mặt thời gian Việc chọnđúng phương tiện và phối hợp các hình thức vận tải khác nhau chỉ với mụcđích cuối cùng sao cho vận chuyển càng nhanh hàng hóa tới tay người tiêudùng càng tốt Như vậy giá trị gia tăng trong khâu vận tải chính là việc kháchhàng được hưởng dịch vụ hoặc sản phẩm đúng nơi, đúng lúc

Để chuyên chở hàng hóa, người cung cấp dịch vụ logistics có thể chọnmột hoặc nhiều phương thức vận tải sau: đường biển, đường sông, đường bộ,đường sắt, đường hàng không

Trang 28

Hoạt động kho bãi

Hoạt động kho bãi là một bộ phận của hệ thống logistics, là nơi cất giữnguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm trong suốt quá trình chu chuyển

từ điểm đầu cho tới điểm cuối của dây chuyền cung ứng, đồng thời cung cấpcác thông tin về tình trạng điều kiện lưu trữ và vị trí của các hàng hóa đượclưu kho

Hoạt động kho bãi là hoạt động chiến lược nó ảnh hưởng tới quá trìnhvận chuyển, chất lượng dịch vụ khách hàng, tốc độ lưu chuyển hàng hóa vànhư vậy nó ảnh hưởng tới toàn bộ dây chuyền cung ứng Cho nên trong hoạtđộng này cần phải xác định tốt vị trí kho hàng Vị trí kho hàng được quyếtđịnh dựa trên các điều kiện cơ bản sau: gần các trung tâm bán hàng lớn, có cơ

sở hạ tầng tốt, thủ tục làm đơn giản( đặc biệt là thủ tục thông quan nếu làlogistics toàn cầu), có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và nhất là có tìnhhình chính trị-xã hội ổn định Đây chính là nguyên nhân lý giải 60% các trungtâm phân phối, các kho hàng lớn của Châu Âu đều tập trung ở Hà Lan

Người kinh doanh dịch vụ logistics không nhất thiết là người phải cókho, bãi Họ có thể tư vấn cho khách hàng những địa điểm lưu kho thuận lợicho quá trình giao nhận, chuyên chở, phân phối và thậm chí thay mặt cảkhách hàng để ký các hợp đồng lưu kho hàng hóa Bên cạnh việc thực hiệncác công tác lưu kho, lưu bãi, người kinh doanh dịch vụ còn cung cấp chokhách hàng các hoạt động về quản lý kho, quản trị dự trữ và đây là một bướctiến cao hơn so với công tác lưu kho, lưu bãi đơn thuần trong hoạt động giaonhận truyền thống trước đây

Trang 29

Người kinh doanh dịch vụ logistics phải chịu trách nhiệm đối với hànghóa trong thời gian hàng hóa được lưu kho nằm trong sự quản lý của mìnhtheo các quy định của pháp luật.

Các hoạt động làm tăng giá trị của hàng hóa là các hoạt động về dánmác, dán nhãn, kẻ ký hiệu mã hiệu, tái đóng gói, kiểm soát chất lượng, quản

lý đơn đặt hàng, thực hiện việc quản lý trả lại hàng cho nhà phân phối,

Hoạt động lưu kho có quan hệ mật thiết với hoạt động vận tảitrong chuỗi hệ thống logistics Cả hai cùng đóng góp giá trị gia tăng về thờigian và địa điểm của sản phẩm Thiết kế hệ thống cơ sơ sản xuất và kho hàngkhoa học, hợp lý sẽ tiết kiệm được chi phí vận tải ở cả đầu vào lẫn đầu ra của

hệ thống logistics

Một công việc có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động kho hàng

là quản lý hệ thống thông tin Phải thường xuyên cập nhập thông tin về mức

độ dự trữ , lượng hàng nhập kho, xuất kho, thực có trong kho, vị trí, tình trạnghàng hóa, các yêu cầu của khách hàng… Thông tin ở đây cần phải kịp thời vàchính xác Muốn làm được như vậy thì phải biết ứng dụng Hệ thống chia sẻ

và trao đổi thông tin điện tử (Electronic Data Interchange- EDI), hệ thống mãvạch, và phải vi tính hóa mọi hoạt động

IV Chất lượng dịch vụ logictics và các tiêu chí đánh giá

chất lượng dịch vụ logictics

Chất lượng dịch vụ logistics

Như khái niệm đã trình bày trong phần I,ta có thể thấy dịch vụ logisticschủ yếu bao gồm:Dịch vụ bốc xếp hàng hoá bao gồm cả dịch vụ bốc xếp

Trang 30

container,dịch vụ kho bãi và lưu trữ hàng hoá bao gồm cả kinh doanh kho bãicontainer và kho xử lí nguyên liệu , thiết bị , dịch vụ đại lí vận tải, bao gồm cảhoạt động đại lí làm thủ tục hải quan và lập kế hoạch bốc dỡ hàng hoá,cácdịch vụ hỗ trợ khác.

Logistics là một ngành dịch vụ , sản phẩm của ngành không hiện hữusong đây cũng là một loại hàng hoá vì vậy chất lượng dich vụ logistics đượcxem xét thông qua khái niệm chất lượng nói chung

Theo tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hoá ISO , trong dự thảo DIS

9000:2000, đã đưa ra định nghĩa như sau:”Chất lượng là khả năng của tập hợpcác đặc tính của một sản phẩm ,hệ thống hay quá trình để dáp ứng các nhu cầu của khách hàng và các bên có liên quan.”

Như vậy chất lượng được đo bằng độ thoả mãn của khách hàng , sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng khi nó đáp ứng được nhu cầu của khách hàng,mà nhu cầu này lại luôn thay đổi vì vậy mà chất lượng của sản phẩm cũng cần thay đổi theo thời gian, không gian…Tuy nhiên các nhu cầu của khách hàng cũng phải được công bố rộng rãi dưới dạng các tiêu chuẩn, các quy định nhằm

dễ dàng cho việc kiểm tra đánh giá

Đối với hệ thống logistics,một hệ thống đạt tiêu chuẩn chất lượng khi nó

có khả năng thoả mãn nhu cầu của khách hàng.Hay chất lượng dịch vụ

logistics là tập hợp các khả năng của cả hệ thống có thể làm thoả mãn nhu cầucủa khách hàng về thời gian giao nhận , chất lượng bến bãi , độ an toàn của hàng hoá được vận chuyển,thái độ phục vụ,giá cả của dịch vụ…

Cũng như các loại hàng hoá khác chất lượng dịch vụ logistics mang đặc điểm chung của chất lượng đó là:

1/ Chất lượng dịch vụ đo bằng sự thoả mãn nhu cầu vì vậy mà dù vì bất kì lí

do nào nếu dịch vụ không được khách hàng chấp nhận có nghĩa là chất lượng dịch vụ logistics tại đó còn yếu kém

Trang 31

2/ Do chất lượng đo bằng sự thoả mãn nhu cầu mà nhu cầu thì luôn thay đổi nên chất lượng cũng cần thay đổi theo thời gian không gian.Đặc điểm nàycũng đúng đối với dịch vụ logistics Theo thời gian nhu cầu của khách hàng tăng lên Nếu như trước kia sản phẩm chỉ cần được mang đến đúng thời gian địa điểm là có thể được thì bây giờ dịch vụ phải tiết kiệm nhất cho khách hàng về thời gian cũng như tiền bạc….

3/ Khi xem xét chất lượng của dịch vụ ta chỉ xét đến đặc tính của khách hàng và đối tượng có liên quan như yêu cầu mang tính pháp chế,nhu cầu của cộng đồng xã hội.Việc vận chuyển hàng hoá ngoài làm vừa lòng khách hàng thì hàng hoá đó không được phép là hàng cấm theo quy định của pháp luật 4/Nhu cầu về dịch vụ logistics được cụ thể hoá thành các tiêu chuẩn để đánh giá

2 Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng dịch vụ logistics

Như bất kì loại hàng hoá nào,chất lượng dịch vụ logistics

được đánh giá bằng độ thoả dụng của khách hàng.Các tiêu chuẩn chủ yếu như:Thời gian giao nhận hàng,độ an toàn của hàng hoá được vận chuyển,chi phí vận chuyển hay chính là giá cả của mỗi chuyến hàng,….

2.1 Thời gian giao nhận hàng

Thời gian giao nhận hàng được xem xét trên hai phương diện là chính xác

về thời gian và tiết kiệm về thời gian

Thứ nhất : Sự chính xác về thời gian

Với sự phát triển ngày càng cao của công nghệ thông tin ,thời gian ngàycàng được chú trọng yêu cầu chính xác về thời gian không chỉ riêng một ngành nào mà với tất cả các ngành các dịch vụ.Đặc biệt đối với dịch vụ

Trang 32

logistics –dịch vụ vận tải giao nhận vấn đề về thời gian càng cần được chú trọng nhiều hơn Bất kì một doanh nghiệp nào hoạt động đều theo kế hoạch được vạch ra từ trước,việc vận chuyển hàng hoá cần chính xác về thời gian đểkhông làm ảnh hưởng đến kế hoạch của khách hàng Hơn thế nữa mỗi lô hàngđều cần nhân lực nhận hàng giao hàng vì vậy sự sai lệch về thời gian sẽ làm lãng phí nhân lực của khách hàng

Hiện nay với những điều kiện về đường xá ,về phương tiện vận chuyển ,

về địa hình địa lý…chưa đáp ứng được nhu cầu đề ra của ngành nên sự chính xác về thời gian là yếu tố ảnh hưởng lớn đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp

Thứ hai:Sự tiết kiệm về thời gian

Các mặt hàng vận chuyển là hết sức đa dạng và phong phú,có những mặt hàng có thời gian sử dụng không dài vì vậy mà nếu thời gian vận chuyển càngngắn thì thời gian đứng trên thị trường càng dài,hay có nhưng mặt hàng vận chuyển là nguyên vật liệu nếu càng chuyển được đến sớm thì càng sớm có thành phẩm Hơn nữa thời gian vận chuyển càng ngấn càng tiết kiệm chi phí cho khách hàng và cho cả bên vận chuyển

Các đại lí ở nước ta còn nhỏ lẻ vì vậy kho bãi còn hẹp , khả năng dự trữ hàng chưa lớn Một yêu cầu đặt ra là khách hàng có thể cần hàng bất kì lúc nào,dịch vụ logistics có thêm nhiệm vụ dự trữ hàng và vận chuyển theo thời gian mà khách yêu cầu.Để làm được điều này ngoài nhu cầu về phương tiện vận chuyển đa dạng kịp thời các doanh nghiệp còn cần hệ thống kho bãi rộng rãi để dự trữ hàng

2.2 Độ an toàn của hàng hoá

Hàng hoá vận chuyển rất đa dạng và phong phú,trong đó có ngững mặt hàng dễ bị tổn thất như hàng dễ vỡ, dễ ẩm mốc,hàng khó bảo quản…Đối với mỗi loại hàng hoá khác nhau cần có hình thức vận chuyển để mức tổn thất là

Trang 33

nhỏ nhất.Với những hàng hoá quan trọng các đơn vị vận chuyển còn cần mua bảo hiểm cao cho hàng hoá,có thể là bảo hiểm toàn bộ.

Mức độ đền bù thiệt hại cần được xác định rõ ràng và hợp lý nếu như có tổn thất.Việt Nam là một nước đang phát triển vì vậy cơ sở hạ tầng cũng như phương tiện vận chuyển còn lạc hậu , tổn thất trong quá trình vận chuyển còn nhiều.Tuy nhiên các doanh nghiệp phải đảm bảo tốt nhất cho hàng hoá được vận chuyển.Đặc biệt với hàng hoá vận chuyển bằng đường biển nếu có tổn thất thường là rất lớn vấn đề phân bổ tổn thất cần rõ ràng và chính xác

2.3 Chi phí vận chuyển

Trên thực tế tiết kiệm thời gian vận chuyển tức là đã tiết kiệm được một phần chi phí cho khách hàng.Tuy nhiên ngoài tiết kiệm thời gian ,để có mức chi phí thấp nhất cho khách hàng các các doanh nghiệp làm dịch vụ logistics cần phải có nhiều biện pháp giảm chi phí cho khách hàng.Như việc tìm ra hành thức vận chuyển tốt nhất tiết kiệm nhất,cải tiển rút ngắn các khâu rườm

rà gây lãng phí…

Khi nói đến chất lượng, giá cả thường được coi là một yếu tố khác nằm ngoài chất lượng , tuy nhiên khi khách hàng xem xét một hàng hoá độ thoả dụng của họ phụ thuộc rất nhiêù vào giá cả,thậm chí đây có thể là yếu tố quyết định đến việcc sử dụng hàng hoá.Theo định nghĩa về chất lượng thì chất lượng hàng hoá được đo bằng sự hài lòng của khách hàng vì vậy mà chi phí vận chuyển được coi là tiêu chuẩn quan trọng đánh giá chất lượng hàng hoá Để tồn tại , phát triển và chiếm lĩnh thị trường các doanh nghiệp đều tìm mọi biện pháp giảm giá thành nâng cao chất lượng Tuy nhiên đây không phảivấn đề đơn giảnvì giảm giá thành rất dễ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ.Đối với dịch vụ logistics giảm giá thành đồng nghĩa với việc công ty phải xây dựng được hệ thống kho bãi một cách khoa học ,tính toán kĩ lưỡng ,áp dụng công nghệ hiện đại,vi tính hoá các hoạt động…

Trang 34

2.4 Cách thức phục vụ

Đối với các loại hàng hoá thông thường cách thức phục vụ không mang tính quyết định đối với chất lượng hàng hoá không Tuy nhiên đối với các ngành dịch vụ nói chung và với dịch vụ logistics nói riêng đây là một tiêu chuẩn quan trọng Cách thức phục vụ bao gồm thái độ của nhân viên như nhân viên trực điện thoại , nhân viên giao hàng,lái xe,áp tải hàng ,phương thức thanh toán,các thủ tục khi giao nhận hàng, ưu tiên ưi đãi với khách hàng,cáh thức chăm sóc khách hàng….Hiện nay thủ tục là một nguyên nhân làm mất thời gian vì vậy cần hạn chế thủ tục rườm rà nhưng vẫn cần bảo đảm đúng nguyên tắc.Khách hàng của ngành cũng rất đa dạng có thể là người trong nước cũng có thể là người nước ngoài vì vậy phương thức thanh toán phải đa dạng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng

2.5 Chất lượng kho bãi

Chất lượng kho bãi có thể được phản ánh qua tiêu chuẩn về độ an toàn của hàng hoá ,tuy nhiên như đã trình bày ở trên thì một lĩnh vực hoạt động rất lớncủa logistics đó là cho thuê bến bãi ,nhà kho.Vì vậy đây cũng chính là một tiêu chí để khách hàng đánh giá chất lượng dịch vụ

Trong lĩnh vực logistics,kho bãi không chỉ là nơi chứa hàng hoá mà còn

là nơi thực hiện choc năng của một trung tâm phân phối (Distribution center) thậm chí như là nơi cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng cho khách hàng ( Cross –docking)

Hiện nay với cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế các kho bãi của chúng ta chưa đáp ứng được 100% so với yêu cầu của khách hàng Tuy nhiên có nhữngyêu cầu cơ bản cần được đảm bảo như chống được ẩm mốc, thuận tiện cho việc vận chuyển ,đảm bảo giữ vệ sinh ,có thiết bị phòng cháy chữa cháy…Hàng hoásẽ đảm bảo hơn nếu kho bãi được trang bị các phương tiện hiện

Trang 35

đại,áp dụng công nghệ tiên tiến , và tất nhiên như vậy sẽ đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

Như vậy chất lượng dịch vụ logistics được đánh giá qua rất nhiều tiêu chí khác nhau Logistics ở nước ta chưa phát triển mạnh mẽ, các doanh nghiệp còn nhỏ lẻ và chưa có sự hợp tác thậm chí còn cạnh tranh thiếu lành mạnh.Sở

dĩ có hiện tượng này là do đây là một ngành khá mới mẻ chúng ta chưa có kinh nghiệm cũng như chưa có hình thức đầu tư thoả đáng,điều kiện nước ta chưa cho phép áp dụng khoa học kĩ thuật hiện đại vào quá trình vận

chuyển.Tuy nhiên chúng ta lạ có một điều kiện địa lí thuận tiện cho việc lưu chuyển hang hoá sang nước bạn Các doanh nghiệp logistics trong nước chỉ đáp ứng được 20% nhu cầu của khách hàng , phần còn lại do doanh nghiệp nước ngoài thực hiện Những năm gần đây hoạt động của ngành có xu hướng tăng đáng kể tuy nhiên vẫn cần sự nỗ lực lớn từ phía nhà nước cũng như ác doanh nghiệp

CHƯƠNG II:THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN

VINAFCO

I Giới thiệu chung về Công ty cổ phần Vinafco

Lịch sử hình thành Công ty cổ phần VINAFCO

Ngày 16/12/1987, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải đã ký quyết định

số 2339A/TCCB thành lập Công ty Dịch vụ vận tải Trung ương

Ngày 2/8/1993, Bộ Giao thông Vận tải có quyết định số1542QĐ/TCCB-LĐ thành lập lại Công ty Dịch vụ vận tải Trung ương là mộtDoanh nghiệp Nhà nước

Trang 36

Năm 1995, Bộ Giao thông Vận tải thành lập Tổng Công ty Dịch vụ vậntải trong đó Công ty Dịch vụ vận tải Trung ương là thành viên của Tổng Côngty.

Năm 1997, Bộ Giao thông Vận tải giải thể Tổng Công ty Dịch vụ vậntải và Công ty Dịch vụ vận tải Trung ương trở về trực thuộc Bộ Giao thôngVận tải

Trong giai đoạn từ 1993 đến 1997, Công ty đã liên doanh , liên kết vớicác đối tác trong và ngoài nước, tăng cường đầu tư để mở rộng quy mô sảnxuất kinh doanh như ký hợp đồng đại lý cho hãng DANZAS của Thụy Sỹ,liên doanh với Công ty Điện tử Hà Nội (HANEL) và 2 đối tác của Nhật thànhlập Công ty TNHH Tiếp vận Thăng Long (DRACO)

Giai đoạn 1998 - 2000, tổng vốn đầu tư của Công ty lên tới hơn 58 tỷđồng để tài trợ cho dây chuyền vận chuyển NH3, đầu tư thêm kho bãi, muamáy cắt phôi, dàn cán thép, mua tàu chở container

Năm 2001, Công ty Dịch vụ vận tải Trung ương cũng chính thứcchuyển sang công ty cổ phần theo Quyết định số 211/2001/QĐ/BGTVT của

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải chuyển Doanh nghiệp Nhà nước Công tyDịch vụ vận tải Trung ương thành Công ty cổ phần , với tên gọi đầy đủ làCông ty Cổ phần Dịch vụ vận tải Trung ương , gọi tắt là Công ty Cổ phầnVINAFCO

Từ khi thành lập đến nay, công ty đã đạt được nhiều thành tích , nhiềubằng khen của Bộ Giao thông Vận tải và của Chính phủ Ngoài ra, rất nhiều

cá nhân trong Công ty đã được vinh dự nhận bằng khen của Bộ Giao thôngVận tải, của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam

Trang 37

Hội nhập cùng xu thế mới của thị trường, nắm bắt được thời cơ và cơhội mới của thương hiệu VINAFCO trên thị trường Việt Nam, ngày 26 tháng

6 năm 2006 theo giấy phép niêm yết số 53/GPNY do Chủ tịch Uỷ ban Chứngkhoán Nhà nước cấp Theo đó, cổ phiếu của Công ty cổ phần VINAFCOđược niêm yết tại Trung tâm giao dịch Chứng khoán TP.HCM với mã giaodịch là VFC Và ngày 24 tháng 07 năm 2006 cổ phiếu của công ty cổ phầnVINAFCO đã chính thức giao dịch tại Trung tâm giao dịch TP.HCM với giákhớp lệnh phiên giao dịch đầu tiên là 30.000đ/1CP

Giới thiệu về công ty

 Tên Công ty: Công ty Cổ phần VINAFCO

 Tên tiếng Anh: VINAFCO JOINT STOCK CORPORATION

 Tên viết tắt: VINAFCO

 Biểu tượng của Công ty:

 Vốn điều lệ hiện tại: 67.756.270.000 đồng (Sáu mươi bảy tỷ, bảy trăm năm mươi sáu triệu, hai trăm bảy mươi nghìn đồng).

Trang 38

 Email: Vinafco@vnn.vn

 Giấy phép thành lập : Quyết định số 211/2001/QĐ-BGTVT ngày18/01/2001 của Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt phương án cổ phầnhoá và quyết định chuyển Công ty Dịch vụ vận tải TW thành Công ty

- Đại lý vận tải hàng hoá;

- Kinh doanh vật tư và dịch vụ các mặt hàng: than , thạch cao,apatite, quặng các loại , cát, xỉ perit, đá vôi, gỗ, ;

- Giao nhận kho vận quốc tế;

- Dịch vụ vận tải quốc tế, trong đó có vận tải hàng hoá quácảnh;

- Đại lý vận tải tàu biển và môi giới hàng hải;

- Nhận uỷ thác đại lý giao nhận, nhận uỷ thác vận tải hàngkhông;

- Kinh doanh vận tải và xếp dỡ, bảo quản các loại hàng hoá;

- Kinh doanh kho bãi, bãi container và thu gom hàng hoá;

- Dịch vụ sửa chữa thiết bị giao thông vận tải và tàu biển chocác hãng tàu;

- Nhận uỷ thác xuất nhập khẩu, làm thủ tục xuất nhập khẩuhàng hoá cho các chủ hàng;

Trang 39

- Kinh doanh dịch vụ mặt hàng phân bón các loại, khí NH3hoá lỏng, klinke;

- Kinh doanh nhập khẩu phương tiện thiết bị giao thông vậntải;

- Kinh doanh cung ứng mặt hàng lương thực (ngô, sắn, thức ăngia súc );

- Sản xuất, chế biến và kinh doanh sắt thép xây dựng;

- Sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng;

- Buôn bán thức ăn và nguyên liệu sản xuất thức ăn cho nuôitrồng thuỷ sản, thức ăn chăn nuôi gia cầm, gia súc, vật tư, máymóc, thiết bị, hàng tiêu dùng;

- Buôn bán lắp đặt bảo hành máy thiết bị bưu chính viễn thông(điện thoại, điện thoại di động, tổng đài);

- Đại lý mua bán ký gửi hàng hoá;

- Khai thác và chế biến khoảng sản (được sự cho phép của nhànước);

- Cho thuê văn phòng và các dịch vụ cho thuê văn phòng.Trải qua 20 năm hoạt động và phát triển VINAFCO đã phát triển khôngngừng từ một đơn vị với 40 cán bộ công nhân viên, cùng số vốn và tài sản ít

ỏi, đến nay VINAFCO đã tạo dựng được khối tài sản lên đến hàng trăm tỷđồng, tổng số cán bộ công nhân viên hơn 600 người, tổng doanh thu hàngnăm hơn 400 tỷ đồng Từ một đơn vị ban đầu hoạt động chủ yếu trong lĩnhvực vận tải và dịch vụ vận tải, đến nay VINAFCO đã mở động hoạt động chủyếu trong lĩnh vực cho thuê kho bãi và phân phối hàng hóa, khai thác chếbiến khoáng sản và kinh doanh thương mại, xuất nhập khẩu, sản xuất thép,thông quan hàng hóa, kho ngoại quan và giao nhận quốc tế

Trang 40

Hiện nay, VINAFCO đang quản lý hoạt động của 5 công ty con doVINAFCO đầu tư 100% vốn gồm : Công ty tiếp vận VINAFCO (VINAFCOLogistics) , Công ty Vận tải biển VINAFCO (VINAFCO Shipping) , Công tyThép Việt-Nga VINAFCO (VINAFCO Steel ) , Công ty thương mại và vậntải quốc tế VINAFCO (VINAFCO IFTC), Công ty VINAFCO Sài Gòn.

Ngoài ra, VINAFCO cũng tham gia liên doanh góp vốn với số vốn gópchiếm từ 25% đến 50% tại các đơn vị : Công ty TNHH tiếp vận Thăng Long(DRACO), Công ty cổ phần khoáng sản VINAFCO ( Nghệ An) , Công ty cổphần khoáng sản Tân Uyên ( Bình Dương)

Logistics là hoạt động chủ yếu của Công ty cổ phần VINAFCO Mặc

dù đây là lĩnh vực khá mới mẻ tại Việt Nam nhưng với kinh nghiệm nhiềunăm hoạt động trong lĩnh vực logistics nên trong những năm qua Công tyluôn khẳng định được uy tín và vị trí hàng đầu trong ngành kinh doanh tiếpvận ở Việt Nam Các khách hàng của Công ty không chỉ có khách hàng trongnước mà còn có cả khách hàng nước ngoài (chủ yếu là các công ty liên doanhtại Việt Nam) như ICI, Nestle, Exxon Mobile, Honda VN, LG-Vina, Draco,Newchipxeng

Khách hàng sử dụng dịch vụ của trung tâm phân phối như sau:

- Khách hàng liên doanh nước ngoài (hoặc khách hàng lớn) sửdụng dịch vụ quản lý kho và vận tải phân phối;

- Khách hàng liên doanh (khách hàng lớn) thuê kho và vận tải phânphối;

- Khách hàng liên doanh (khách hàng lớn) thuê kho đặc chủng(kho bảo ôn);

- Khách hàng thuê kho thông thường;

Ngày đăng: 24/03/2015, 09:59

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình Vận tải và Giao nhận hàng hóa trong hoạt động ngoại thương-NXB GTVT,2003 Khác
2. Giáo trình Quản lí chất lượng – NXB Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3. Giáo trình Khoa học quản lý – NXB Đại học Kinh Tế Quốc Dân Khác
8. Kỹ sư tư vấn Đặng Đình Cung - Việt-Nam : Căn cứ hậu cần của Đông Nam á Khác
9. Đỗ Xuân Quang - Logistics tại Việt Nam: thực trạng, cơ hội và thách thức Khác
10.Bản báo cáo tài chính kiểm toán của Công ty cổ phần VINAFCO năm 2004, 2005, 2006 Khác
11.Bản cáo bạch năm 2006 của Công ty cổ phần Vinafco Khác
12.Bản báo cáo nhanh kết quả hoạt động kinh doanh 8 tháng đầu năm 2007 của Công ty cổ phần Vinafco Khác
1. Edward Frazzelle - Supply Chain Strategy - Logistics Management Library, 2003 Khác
2. What is Logistics & Supply Chain Management Khác
3. Carla Reed - Global Logistics and Transportation Khác
4. Developing Singapore into a global Intergrated Logistics Hub- Economics Development Board of Singapore,2002Website Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w