định hình phạt
Quyết định hình phạt là việc Toà án lựa chọn loại hình phạt cụ thể (bao gồm cả hình phạt chính và có thể cả hình phạt bổ sung) với mức độ cụ thể trong phạm vi luật định để áp dụng đối với người phạm tội. Quyết định hình phạt là giai đoạn rất quan trọng trong hoạt động xét xử của Toà án. Quyết định hình phạt đối với người phạm tội có ý nghĩa về chính trị xã hội và pháp lý. Quyết định hình phạt có căn cứ, đúng pháp luật, công bằng là tiền dề, điều
75
kiện để đạt được mục đích của hình phạt, nghĩa là mới có khả năng cải tạo, giáo dục người bị kết án trở thành người có ích cho xã hội, mới có tác dụng răn đe, phòng ngừa chung. đồng thời, quyết định hình phạt đúng còn góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh và phòng chống tội phạm, bảo vệ và tăng cường pháp chế xhcn và trật tự pháp luật.
Để quyết định hình phạt được chính xác Toà án phải căn cứ vào rất nhiều yếu tố như: căn cứ vào quy đinh của BLHS, văn cứ vào tính chất va mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội; căn cứ vào nhân thân người phạm tội và căn cứ vào các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS. Tuy nhiên trong phạm vi luận văn thạc sĩ này chúng tôi chỉ xin đi sâu vào việc phân tích thực tiễn quyết định hình phạt dựa trên căn cứ tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm và tình tiết tăng nặng giảm nhẹ TNHS.
Để có thể quyết định được loại và mức hình phạt cụ thể trong phạm vi luật cho phép, Toà án phải cân nhắc tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm là đặc tính về chất của tội phạm cho phép phân biệt tội phạm ở các chương khác nhau trong phần các tội phạm BLHS. Tính chất nguy hiểm cho xã hội là dấu hiệu đặc trưng cho tất cả các tội phạm thuộc một loại nhất định được xác định bởi tổng thể các dấu hiệu thuộc cấu thành tội phạm, nhưng dấu hiệu quan trọng nhất là ý nghĩa, tầm quan trọng và giá trị của những quan hệ xã hội bị tội phạm gây thiệt hại. Khi quyết định hình phạt toà án phải cân nhắc mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm đã thực hiện. Mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm là đặc tính về lượng của mỗi tội phạm cụ thể, cho phép phân biệt mức độ nguy hiểm cho xã hội giữa các tội phạm trong cùng nhóm hoặc đối với một tội nhưng trong những trường hợp phạm tội khác nhau. Thực tiễn xét xử cho thấy Toà án thường dễ mắc sai phạm, khi áp dụng các tình tiết có yếu tố định lượng, tình tiết phạm tội có tình chất côn đồ, tình tiết sử dụng vũ
76
khí, phương tiện hay thủ đoạn nguy hiểm khác (điểm d khoản 2 điều 133 BLHS năm 1999) và tình tiết phạm tội đối với trẻ em dưới 13 tuổi (khoản 4 Điều 112 BLHS năm 1999). Theo quy định, tình tiết nào đã được sử dụng để định tội thì không được tiếp tục dùng để định khung và tương tự, nếu đã dùng để định khung thì không thể dùng để tăng nặng TNHS. Tình tiết phạm tội có tính chất côn đồ thể hiện ở hành động coi thường pháp luật, dùng vũ lực để uy hiếp người khác, vô cớ hoặc chỉ vì nguyên cớ rất nhỏ mà đã đâm chém, thậm chí giết người. Có vụ án xử quá nhẹ nên sau khi kháng nghị, án đã tăng hơn 10 lần. Đó là vụ thanh toán nhau ở vũ trường Monaco (thành phố Hồ Chí Minh) vào năm 2002. Bản án sơ thẩm tuyên phạt bị cáo cầm đầu vụ này là Võ Văn S với mức án 2 năm tù cho hành vi ba lần dùng mã tấu đến vũ trường này để đánh nhau. Khi bị can ngăn, bị cáo quyết liệt dùng kiếm chém lại Công an và dân phòng, gây thương thích cho hai người, lại thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm. Vì vậy, phiên xét xử sơ thẩm lần hai Toà án đã tuyên phạt S với mức án tổng hợp là 21 năm tù [5, tr.9]. Sự chênh lệch quá lớn giữa lần sơ thẩm thứ nhất và lần sơ thẩm thứ hai là một dấu hỏi đối với cả hoạt động điều tra lẫn hoạt động xét xử, rằng liệu cơ phải tất cả đều là yếu kém về năng lực, về trình độ nhân thức hay còn lý do nào khác.
Một trong những căn cứ quan trọng khi quyết định hình phạt mà toà án phải xem xét và cân nhắc thận trọng và kỹ lưỡng đó là những tình tiết tăng nặng giảm nhẹ. Hay nói cách khác, căn cứ vào các trình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS Tòa án mới có thể quyết định loại và hình phạt phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và của cả nhân thân người phạm tội. Phân tích các quy định của BLHS năm 1999 có liên quan đến các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS, cũng như việc áp dụng chúng trong thực tiễn, chúng ta có thể nhận thấy vai trò của chúng trong việc quyết định hình phạt ở một số bình diện dưới đây.
77
Tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS có ý nghĩa làm cho tội phạm đã thực hiện và nhân thân của người phạm tội ít nguy hiểm hơn hoặc nguy hiểm hơn so với những trường hợp phạm tội mà không có tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng đó, đồng thời khi có nó người phạm tội sẽ được Tòa án áp dụng loại và mức hình phạt ít nghiêm khắc hoặc nghiêm khắc hơn. Tất nhiên, trong một vụ án nếu có càng nhiều tình tiết giảm nhẹ thì mức độ giảm nhẹ TNHS càng lớn và nhiều trường hợp chính những tình tiết giảm nhẹ này đã làm thay đổi phá vỡ giới hạn tối thiểu của khung chế tài. Khi xét xử, để tòa án quyết định một mức hình phạt lựa chọn loại hình phạt nhẹ hơn, khung hình phạt nhẹ hơn, mức hình phạt ít nghiêm khắc hơn hoặc thậm chí lựa chọn giữa hình phạt tù có thời hạn, tù không thời hạn, thậm chí là hình phạt tử hình một phần phụ thuộc vào việc người phạm tội có hay không có tình tiết giảm nhẹ TNHS, có một hay nhiều tình tiết giảm nhẹ TNHS, để từ đó Tòa án quyết định.
Tình tiết giảm nhẹ TNHS khi kết hợp với nhau, đáp ứng những điều kiện luật định khác thì chúng ảnh hưởng ở các mức độ khác nhau đến việc quyết định hình phạt (hay nói cách khác là đến vấn đề TNHS và hình phạt của người phạm tội), mà cụ thể là: 1) Tình tiết giảm nhẹ TNHS có khả năng làm giảm mức hình phạt trong giới hạn (phạm vi) một khung hình phạt. Các tình tiết giảm nhẹ này vừa được quy định trong luật (khoản 1 Điều 46), vừa được quy định trong các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật là có thể là tình tiết do Tòa án tự cân nhắc, xem xét và ghi rõ trong bản án. Tuy nhiên, chúng chỉ có giá trị giảm nhẹ TNHS trong từng trường hợp cụ thể và đối với từng người phạm tội cụ thể trong một khung (cấu thành) tương ứng với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. 2) Đối với từng vụ án và người phạm tội cụ thể khi có sự kết hợp của nhiều tình tiết giảm nhẹ TNHS với các điều kiện luật định khác, thì Tòa án có thể áp dụng hình phạt dưới mức tối thiểu của chế tài – hoặc có thể quyết định hình phạt dưới mức tối
78
thiểu của khung hình phạt hoặc quyết định một loại hình phạt nhẹ hơn. Cụ thể, “khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 BLHS, Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật; và trong trường hợp điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất của điều luật, thì Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hoặc chuyển sang một loại hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án” (Điều 47). Tuy nhiên, chỉ áp dụng quy định này khi đáp ứng hai điều kiện: Thứ nhất, phải có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ được quy định tại khoản 1 Điều 36 BLHS và thứ hai, hành vi phạm tội tương xứng với mức thấp nhất của khung hình phạt khi xét đến tính chất và mức độ nguy hiểm của trường hợp phạm tội cụ thể đó. Ngoài ra, cũng cần lưu ý rằng luật quy định Tòa án có thể được quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định, chứ không bắt buộc (nhất thiết) phải áp dụng. Việc quyết định có áp dụng hay không là thuộc về Hội đồng xét xử sau khi đã cân nhắc tổng hợp cả các yếu tố (căn cứ) khác nữa. 3) Các tình tiết giảm nhẹ TNHS tạo khả năng để Tòa án có thể làm giảm khung hình phạt. Đây là một mức độ ảnh hưởng cao của các tình tiết giảm nhẹ đến TNHS, nó “không chỉ có tác dụng phá vỡ giới hạn tối thiểu mà còn cả giới hạn tối đa của chế tài theo hướng giảm nhẹ”. 4) Theo quy định của BLHS hiện hành, chỉ có các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm liên quan đến các giai đoạn chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và người phạm tội là người chưa thành niên mới có giá trị giảm nhẹ ở mức độ này và sự ảnh hưởng giảm nhẹ này được thể hiện tại các Điều 52, 72, 73 và 74 BLHS năm 1999 [84]. Trong phần các tội phạm của BLHS đều cho thấy các tội cụ thể đều được quy định các khung hình phạt khác nhau, trong mỗi khung hình phạt đều quy định mức
79
hình phạt tối thiểu và mức hình phạt tối đa tuỳ theo tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội tương ứng. Tuy nhiên, khi xét xử Tòa án đã xác định bị cáo phạm tội ở khung hình phạt nào thì không được xử cao hơn hơn mức cao nhất của khung hình phạt đó kể cả bị cáo có nhiều tình tiết tăng nặng TNHS. Việc quy định này cho thấy tình tiết tăng nặng TNHS chỉ làm thay đổi mức độ chứ không làm thay đổi tính chất của tội phạm do người đó thực hiện đồng thời cũng thể hiện nguyên tắc nhân đạo của Luật hình sự
nhằm tránh bất lợi có thể áp dụng cho bị cáo. Ví dụ: Đỗ Mạnh H phạm tội
hiếp dâm trẻ em thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 112 BLHS năm 1999 có khung hình phạt quy định từ 12 năm đến 20 năm tù, thì khi quyết định hình phạt Tòa án không được xử phạt H hình phạt cao hơn 20 năm tù,
cho dù H có nhiều tình tiết tăng nặng TNHS đi chăng nữa. Tất nhiên, “số
lượng các tình tiết tăng nặng càng nhiều, ý nghĩa tăng nặng của từng tình tiết càng lớn, thì mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm và nhân thân người phạm tội càng cao, do đó hình phạt được quyết định đối với bị cáo càng phải
nghiêm khắc”
[34, tr.116], nhưng vẫn chỉ trong phạm vi một khung hình phạt. Đây chính là điểm khác biệt rất lớn giữa tình tiết tăng nặng TNHS với tình tiết giảm nhẹ TNHS. Điều 47 BLHS năm 1999 quy định việc quyết định hình
phạt nhẹ hơn như sau: “Khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại
khoản 1 Điều 46 của Bộ luật này, Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật; trong trường hợp điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất của điều luật, thì Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ
80
Ngoài ra, các tình tiết giảm nhẹ còn có ảnh hưởng ở các mức độ khác nhau đến việc giải quyết vấn đề TNHS và hình phạt người phạm tội mà từ đó họ có thể được loại trừ khả năng bị áp dụng hình phạt đặc biệt nghiêm khắc như hình phạt tù chung thân (Điều 34), hình phạt tử hình (Điều 35); hoặc được áp dụng các chế định nhân đạo của luật hình sự như: miễn hình phạt (Điều 54), án treo (Điều 60)… Mỗi tình tiết giảm nhẹ TNHS có ảnh hưởng khác nhau đối với những người phạm tội khác nhau trong cùng một vụ án hình sự đối với một tội phạm cụ thể. Cụ thể, trong một vụ án hình sự có thể có một tội phạm hoặc nhiều tội phạm, một người phạm tội hoặc nhiều người phạm tội, nên việc xác định tình tiết định tội, tình tiết định khung và tình tiết giảm nhẹ TNHS chỉ trong phạm vi một tội phạm cụ thể mà không được sử dụng tình tiết định tội hay tình tiết định khung của tội phạm này làm tình tiết giảm nhẹ TNHS của tội phạm khác, cũng như tình tiết giảm nhẹ của người phạm tội này làm tình tiết giảm nhẹ TNHS cho người phạm tội khác. Việc xác định các tình tiết giảm nhẹ TNHS là trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết một vụ án hình sự. Trách nhiệm này không được hiểu là các cơ quan tiến hành tố tụng phải xác định đủ các loại tình tiết: tình tiết định tội, tình tiết định khung, tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ TNHS. Nếu hiểu như vậy sẽ vi phạm nghiêm trọng đến các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Trong vụ án hình sự với một tội phạm cụ thể có thể có hoặc không có tình tiết giảm nhẹ TNHS, có thể có một hoặc nhiều tình tiết giảm nhẹ TNHS, có thể có tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm được quy định trong luật và có thể không được quy định trong luật. Điều này phụ thuộc vào các tình tiết khách quan của vụ án mà không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của những người tiến hành tố tụng trong vụ án đó [84].
Tòa án chỉ được áp dụng các tình tiết tăng nặng TNHS kể từ khi BLHS có hiệu lực pháp luật. Bởi lẽ, theo quy định tại khoản 2 Điều 47 BLHS năm
81
1999 thì “Điều luật quy định một tội phạm mới, một hình phạt nặng hơn, một
tình tiết tăng nặng mới... thì không được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã
được thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành”. Có một số tình
tiết tăng nặng TNHS chỉ có ý nghĩa áp dụng đối với một hoặc một số hành vi phạm tội hoặc đối với một số người phạm tội chứ không thể áp dụng đối với tất cả các tội phạm hoặc đối với tất cả người phạm tội. Ví dụ: Tình tiết “phạm tội có tính chất côn đồ” (điểm d khoản 1 Điều 48 BLHS năm 1999) chủ yếu áp dụng đối với các tội giết người (Điều 93), tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác (Điều 104) …
Đối với các vụ án có đồng phạm thì Tòa án chỉ được phép áp dụng các tình tiết giảm nhẹ TNHS hoặc tăng nặng TNHS đối với riêng bản thân người người phạm tội (nếu có), chứ không được áp dụng “đều” đối với những người đồng phạm khác. Điều này có nghĩa là các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS thuộc về người phạm tội nào, thì chỉ có người đó được giảm nhẹ hoặc bị tăng nặng TNHS, còn những người đồng phạm khác thì không bị áp dụng. Áp dụng chính xác các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS đối với người phạm tội trong vụ án hình sự nhằm đảm bảo sự phù hợp giữa mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội so với mức hình phạt được quy định trong khung hình phạt tương ứng tại Điều luật cụ thể của Phần các tội phạm