Hoàn thiện ranh giới giữa tội phạm này với tội phạm khác

Một phần của tài liệu Hành vi nguy hiểm cho xã hội với tư cách là dấu hiệu bắt buộc thuộc mặt khách quan của tội phạm (Trang 96)

Trong 20 năm đổi mới, luật hình sự Việt Nam thực sự đã có những thay đổi và phát triển đáng kể. Tuy nhiên, trong sự phát triển đó còn có những hạn chế do yếu kém trong công tác lập pháp. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của luật hình sự. Trong thời gian tới, để thúc đẩy sự phát triển hơn nữa của luật hình sự chúng ta cần phải có những thay đổi nhất định trong việc sửa đổi, bổ sung BLHS. Đặc biệt trong việc hoàn thiện ranh giới tội phạm này với tội phạm khác và một tội với nhiều tội.

Trước hết, chúng tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm cho rằng, việc sửa đổi, bổ sung BLHS phải dựa trên cơ sở thực tiễn của tình hình tội phạm nhưng cũng phải dựa cả trên những tri thức khoa học luật hình sự. Chúng ta không thể giải quyết yêu cầu của thực tiễn tách rời với lí

93

luận mà phải vận dụng lí luận để giải quyết. Đó là cơ sở của việc hoàn thiện luật hình sự. Hoàn thiện luật hình sự phải được tiến hành song song cả về nội dung và hình thức. Trong đó, cần chú ý đặc biệt đến kĩ thuật xây dựng cấu thành tội phạm. Quá trình hoàn thiện luật hình sự cần phải vừa là bổ sung và vừa là loại trừ vừa là hình sự hoá vừa là phi hình sự hoá. Hoàn thiện luật hình sự cần phải được thực hiện thường xuyên, kịp thời nhưng phải có tính đồng bộ. Khi có đòi hỏi phải sửa đổi, bổ sung một vấn đề cần phải cân nhắc hướng sửa đổi, bổ sung không tạo ra sự bất hợp lí mới [36].

Qua thực tiễn điều tra truy tố xét xử chúng tôi đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện việc xác định về ranh giới tội phạm này với tội phạm khác và một tội với nhiều tội như sau:

Mặt khách quan của các tội xâm phạm tính mạng của con người là những biểu hiện của các tội xâm phạm tính mạng của con người diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan, bao gồm: hành vi khách quan của các tội xâm phạm tính mạng của con người, hậu quả nguy hiểm cho xã hội của các tội xâm phạm tính mạng của con người và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan với hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Nếu coi hành vi khách quan là nội dung biểu hiện thứ nhất và hậu quả nguy hiểm cho xã hội là nội dung biểu hiện thứ hai thì nội dung biểu hiện thứ ba của yếu tố mặt khách quan chính là mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan của các tội xâm phạm tính mạng của con người và hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Việc định tội theo cấu thành các tội xâm phạm tính mạng của con người không chỉ đòi hỏi phải xác định hậu quả nguy hiểm cho xã hội mà còn đòi hỏi phải xác định cả mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan của các tội xâm phạm tính mạng của con người và hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Một người chỉ phải chịu TNHS về hậu quả nguy hiểm cho xã hội (hậu quả chết người) nếu hậu

94

quả nguy hiểm đó do chính hành vi khách quan của họ gây ra. Hành vi khách quan của các tội xâm phạm tính mạng của con người được coi là nguyên nhân

gây ra hậu quả chết người nếu thoả mãn ba điều kiện: 1) Hành vi khách quan

của các tội xâm phạm tính mạng của con người xảy ra trước hậu quả về mặt

thời gian. 2) Hành vi khách quan của các tội xâm phạm tính mạng của con

người độc lập hoặc trong mối liên hệ tổng hợp với một hay nhiều hiện tượng khác phải chứa đựng khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả chết người. Khả năng này chính là khả năng trực tiếp làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động của tội phạm - con người đang sống. Ví dụ: khả năng gây chết người của hành động dùng dao sắc nhọn đâm vào ngực nạn nhân hay của

không hành động không cho trẻ sơ sinh ăn, uống... 3) Hậu quả chết người xảy

ra phải đúng là sự hiện thực hoá khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả của hành vi khách quan của các tội xâm phạm tính mạng của con người hoặc là khả năng trực tiếp làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động - con người đang sống.

Nghiên cứu các tội xâm phạm tính mạng của con người chúng tôi thấy, quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan của các tội xâm phạm tính mạng của con người và hậu quả nguy hiểm cho xã hội của các tội xâm phạm tính mạng của con người tồn tại chủ yếu dưới hai dạng: quan hệ nhân quả đơn trực tiếp và quan hệ nhân quả kép trực tiếp. Quan hệ nhân quả đơn trực tiếp là dạng quan hệ nhân quả trong đó chỉ có một hành vi khách quan của các tội xâm phạm tính mạng của con người đóng vai trò là nguyên nhân của hậu quả chết người. Quan hệ nhân quả kép trực tiếp là dạng quan hệ nhân quả trong đó có nhiều hành vi khách quan của các tội xâm phạm tính mạng của con người đóng vai trò là nguyên nhân gây ra hậu quả chết người. Trong dạng quan hệ nhân quả này, có thể mỗi hành vi khách quan của các tội xâm phạm tính mạng của con người đều có khả năng thực tế trực tiếp làm phát sinh hậu quả, nhưng

95

cũng có thể mỗi hành vi đều chưa có khả năng này. Khả năng này chỉ hình thành khi các hành vi đó kết hợp với nhau [35].

Xác định đúng nguyên nhân dẫn đến hậu quả chết người không những giúp các cơ quan tiến hành tố tụng làm sáng tỏ vấn đề có hành vi xâm phạm tính mạng của con người xảy ra hay không mà còn có thể kết luận ai là người đã thực hiện hành vi đó. Thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử tội phạm giết người trong những năm gần đây cho thấy, không ít trường hợp, do xác định không đúng mối quan hệ nhân quả nên đã xử oan hoặc bỏ lọt tội phạm. Vụ án Bùi Văn Hưng là một ví dụ. Tại Bản án hình sự sơ thẩm số 84 ngày 31-7-2001, Tòa án nhân dân tỉnh H đã tuyên bố Bùi Văn Hưng không phạm các tội xâm phạm tính mạng của con người... Tại quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 12/HS-TK ngày 31-3-2003, Chánh án TANDTC đề nghị Hội đồng Thẩm phán TANDTC hủy án sơ thẩm để xét xử sơ thẩm lại theo hướng kết án Bùi Văn Hưng về các tội xâm phạm tính mạng của con người. Bởi lẽ, Bùi Văn Hưng là người tham gia thực hiện tội phạm một cách tích cực. Khi thấy anh Tới chạy từ trong nhà ra, Hưng đã cầm côn đánh liên tiếp vào anh Tới làm anh Tới bị ngã, tạo điều kiện để Nhiệm xông vào dùng dao đâm anh Tới. Trên người anh Tới không phải duy nhất chỉ có vết dao đâm của Nhiệm mà có rất nhiều vết thương bầm tím do vật tày gây ra phù hợp với hung khí do Hưng sử dụng. Vì vậy, có căn cứ để kết luận hậu quả anh Nguyễn Ngọc Tới bị chết là do hành vi phạm tội của Nguyễn Văn Nhiệm, Lê Đình Thành, Lê Đình Hồng và Bùi Văn Hưng gây ra [42].

Ngoài ý nghĩa như đã nêu trên, nghiên cứu nguyên nhân dẫn đến hậu quả chết người còn có ý nghĩa quan trọng trong việc định tội danh và phân biệt các tội xâm phạm tính mạng của con người với các tội phạm khác cùng có dấu hiệu hậu quả chết người. Nhiề u trường hợp vì xác định không đúng nguyên nhân gây ra hậu quả chết người nên đã có sự bất

96

đồng quan điểm về định tội danh. Ví dụ: đêm ngày 24-9-1997, chị V đẻ đứa con đầu lòng. Người đỡ đẻ cho chị là bác sĩ N. Đây là ca đẻ ngôi ngược. Khi đỡ được ra thì đứa trẻ đã bị gãy một phần ba xương cánh tay trái, tình trạng yếu, chỉ còn thoi thóp và không khóc được. Vì vậy, bác sĩ N đã bảo với người nhà chị V là đứa trẻ đã chết và đóng cửa không cho người nhà chị V vào nhìn mặt đứa trẻ lần cuối. Khoảng 20 phút sau, bà T là mẹ của chị V đã liều xông vào. Thấy cháu bé vẫn còn thoi thóp thở, bà T gọi bác sĩ N, nhưng bác sĩ nói: "Nó chỉ còn thoi thóp thở, cứu sao được". Tuy nhiên, bà T vẫn cùng gia đình đưa cháu bé lên bệnh viện tuyến trên. Mặc dù đã được các bác sĩ tận tình cứu chữa, nhưng sau năm ngày điều trị, cháu bé đã chết. Xung quanh vụ án này có nhiều ý kiến khác nhau. Ý kiến thứ nhất cho rằng: bác sĩ N đã phạm các tội giết người. Ý kiến thứ hai lại cho rằng: bác sĩ N không phạm tội giết người mà phạm tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng [28]. Trong hai quan điểm trên, chúng tôi ủng hộ quan điểm thứ hai (đây cũng là quan điểm của tác giả đưa ra vụ án này). Bởi lẽ, nguyên nhân trực tiếp gây ra cái chết cho nạn nhân không phải do hành vi của bác sĩ N tác động vào cơ thể của nạn nhân mà do tình trạng nguy hiểm đến tính mạng của nạn nhân mà người phạm tội không cố ý gây ra. Từ vụ án và sự phân tích trên, chúng tôi cho rằng, dấu hiệu cơ bản nhất để phân biệt tội giết người với tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng đó là: trong tội giết người, can phạm bằng hành vi của mình trực tiếp tác động vào cơ thể của nạn nhân gây ra cái chết cho nạn nhân, còn trong tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, nguyên nhân trực tiếp gây ra cái chết cho nạn nhân lại không phải do hành vi của người phạm tội tác động vào cơ thể nạn nhân mà chính là tình trạng nguy hiểm và tình trạng

97

này không phải do người phạm tội cố ý gây ra. Căn cứ vào tiêu chí trên, chúng tôi cho rằng bác sĩ N không phạm tội giết người mà phạm tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.

Trong những năm gần đây, không ít người mắc dây điện trần để bảo vệ tài sản. Hành vi này đã gây ra hậu quả chết người, vì vậy, người mắc dây điện trần phải bị truy cứu TNHS. Tuy nhiên, hiện nay còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về định tội danh đối với hành vi phạm tội. Đa số định tội giết người, nhưng bên cạnh đó cũng có quan điểm định tội vô ý làm chết người. Để bảo đảm nguyên tắc pháp chế XHCN, các ngành ở Trung ương đã xây dựng văn bản pháp qui hướng dẫn thi hành. Tuy nhiên, trong trường hợp cụ thể này, ngay cả các cơ quan Trung ương cũng chưa có sự thống nhất. Theo Thông báo số 228/P4 ngày 26-5-1998 của Cục Cảnh sát điều tra Bộ Công an thì: Đối với các trường hợp dùng điện để bảo vệ tài sản, nếu bản thân các đối tượng đã có thông báo công khai, treo biển cấm, dặn dò những người xung quanh..., nhưng trong lúc trông coi lại bỏ đi làm việc khác để xảy ra hậu quả chết người thì họ sẽ bị xử lí về tội giết người với lỗi cố ý gián tiếp. Trường hợp khi mắc điện họ có thông báo cho mọi người biết đồng thời có tổ chức trông coi, đề phòng người qua lại, nhưng không may hậu quả chết người vẫn xảy ra thì có thể khởi tố về tội sử dụng điện trái phép gây hậu quả nghiêm trọng. Trường hợp việc chết người xảy ra sau khi người sử dụng điện trái phép đã ngắt điện, nhưng do tác động của thiên nhiên hoặc do người khác vô tình làm cho hệ thống dây bảo vệ đó bị dẫn điện dẫn đến chết người thì có thể khởi tố về tội vô ý làm chết người. Tuy nhiên, tại Công văn số 2293/KSĐT- TA ngày 08-11-1999 Viện kiểm sát nhân dân tối cao lại hướng dẫn: Đối với hành vi dùng điện diệt chuột... nếu trước, trong và sau khi mắc điện đã có các biện pháp phòng ngừa như: Thông báo về việc mắc điện cho mọi người biết; cử người trông coi cẩn thận; mắc điện vào ban đêm ở những nơi không có

98

người qua lại và có canh gác, phòng ngừa, nhưng hậu quả chết người vẫn xảy ra thì họ sẽ bị xử lí về tội vô ý làm chết người. Nếu hành vi dùng điện để diệt chuột đã được chính quyền nhân dân nhắc nhở hoặc không có các biện pháp phòng ngừa, mắc điện ở những thời điểm hoặc ở những nơi mọi người thường qua lại và đã gây ra hậu quả chết người thì họ sẽ bị xử lí về tội giết người với lỗi cố ý gián tiếp. Hành vi sử dụng điện để diệt chuột gây chết người không bị xử lí về tội sử dụng điện trái phép gây hậu quả nghiêm trọng [10, tr.25-27].

Hai văn bản trên không những không thống nhất với nhau mà còn chưa đầy đủ và không có tính khái quát nên đã gây khó khăn cho các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc xử lí người phạm tội. Vụ án Ngô Văn Ấn là một ví dụ. Trong vụ án này, Toà sơ thẩm đã kết án Ngô Văn Ấn về tội vô ý làm chết người. Tuy nhiên, tại Quyết định giám đốc thẩm số 132/QĐ-GĐT ngày 13- 11-2002, Toà Hình sự TANDTC lại kết án Ngô Văn ấn về tội giết người với lí do: Ngô Văn Ấn nhận thức được hành vi sử dụng điện để bẫy chuột là rất nguy hiểm, có thể gây chết người. Chính quyền địa phương cũng đã nghiêm cấm sử dụng điện để bẫy chuột, nhưng ấn vẫn mắc dây điện xung quanh ruộng lúa của mình và không thông báo cho mọi người biết, không có biển báo nguy hiểm cũng không trông coi cẩn thận. Vì vậy, cần xử phạt Ngô Văn Ấn về tội giết người mới đúng [63, tr.4-5].

Để việc điều tra, truy tố, xét xử được dễ dàng và thống nhất, các CQĐT, truy tố có thẩm quyền cần vận dụng hướng dẫn tại Mục 12 Phần I Công văn số 81 ngày 10-6-2002 của TANDTC mà chúng tôi cho là khoa học và phù hợp với thực tiễn. Tuy nhiên, đây chỉ là Công văn không có giá trị pháp lí, vì vậy cần pháp điển hóa thành Nghị quyết hoặc Thông tư liên tịch. Trên cơ sở nội dung trong Công văn này, chúng tôi kiến nghị hướng dẫn như sau: Người nào mắc dây điện trần vừa nhằm bảo vệ tài sản, vừa nhằm ngăn chặn con người (như mắc dây điện trần để chống trộm...) và đã gây ra hậu quả

99

chết người thì phải bị xử phạt về tội giết người. Người nào mắc dây điện trần tuy chỉ nhằm bảo vệ tài sản, không nhằm ngăn chặn con người (như mắc dây điện trần để diệt chuột...), nhưng vì không có ý thức loại trừ loại trừ hậu quả chết người nên hậu quả này xảy ra thì cũng bị xử phạt về tội giết người. Người nào mắc dây điện trần chỉ nhằm bảo vệ tài sản, không những không nhằm ngăn chặn con người (như mắc dây điện trần để diệt chuột...) mà còn có ý thức loại trừ hậu quả chết người (cho dù hậu quả chết người xảy ra) thì chỉ bị xử phạt về tội vô ý làm chết người. Ngoài tội giết người và tội vô ý làm chết người, người mắc dây điện trần để bảo vệ tài sản không bị xử lí về bất cứ tội phạm nào khác vì hành vi này chỉ thoả mãn một trong hai cấu thành tội phạm nói trên - tội giết người hoặc tội vô ý làm chết người. Theo hướng dẫn này, Quyết định giám đốc thẩm số 132/QĐ-GĐT ngày 13-11-2002 của Toà Hình sự TANDTC kết án bị cáo Ngô Văn Ấn về tội giết người là hoàn toàn chính xác. Từ một số vụ việc cụ thể liên quan đến hành vi mắc dây điện trần nhằm bảo vệ tài sản, để áp dụng thống nhất những qui định của luật hình sự, chúng tôi kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền sớm ban hành văn bản hướng

Một phần của tài liệu Hành vi nguy hiểm cho xã hội với tư cách là dấu hiệu bắt buộc thuộc mặt khách quan của tội phạm (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)