Hoàn thiện khái niệm tội phạm và khái niệm cơ sở TNHS trong luật hình sự Việt Nam

Một phần của tài liệu Hành vi nguy hiểm cho xã hội với tư cách là dấu hiệu bắt buộc thuộc mặt khách quan của tội phạm (Trang 89)

trong luật hình sự Việt Nam

3.1.1.1. Hoàn thiện khái niệm tội phạm

Khái niệm tội phạm theo quy định tại Điều 8 BLHS năm 1999 là một trong những vấn đề cơ bản thể hiện tập trung nhất quan điểm của Nhà nước về tội phạm, về chính sách hình sự; quy định những dấu hiệu có tính nguyên tắc để phân biệt giữa tội phạm và không phải là tội phạm, giữa TNHS và những trách nhiệm pháp lý khác. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, phân tích khái niệm tội phạm cho thấy khái niệm này còn một số hạn chế sau đây:

86

Một là, chưa quy định dấu hiệu "đủ tuổi chịu TNHS" là một thiếu sót [13, tr. 306]. Dấu hiệu này nói lên thuộc tính của tội phạm, và theo chúng tôi, khái niệm "đủ tuổi chịu TNHS" không đồng nhất với khái niệm "có năng lực TNHS", vì có nhiều trường hợp tuy đủ tuổi chịu TNHS nhưng lại không có năng lực TNHS.

Hai là, về mặt hình thức tên gọi của Điều 8 là "Khái niệm tội phạm" nhưng trong nội dung Điều luật này lại quy định cả về "phân loại tội phạm", về "những hành vi không phải là tội phạm" là không bảo đảm tính lôgic về

bản chất pháp lý của tội phạm [13, tr.326]. Bởi vì, khái niệm tội phạm và

phân loại tội phạm là hai phạm trù độc lập, có ý nghĩa khác nhau. Trong đó, khái niệm tội phạm là định nghĩa pháp lý về tội phạm, thể hiện các dấu hiệu của tội phạm và là căn cứ để phân biệt tội phạm và hành vi không phải là tội phạm. Còn phân loại tội phạm là việc chia những hành vi bị coi là tội phạm thành các nhóm khác nhau theo những căn cứ khác nhau. Việc phân loại tội phạm thành các tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi được BLHS quy định (như quy định tại Điều 8) có ý nghĩa rất lớn đối với việc áp dụng các quy định của Phần chung của BLHS về nguyên tắc xử lý, tuổi chịu TNHS, thời hiệu truy cứu TNHS, điều kiện áp dụng một số loại hình phạt đối với người phạm tội nên việc phân loại tội phạm phải được thể hiện bằng một điều luật riêng. Đồng thời việc quy định ở khoản 4 Điều 8 về "những hành vi không phải là tội phạm" là quy định hoàn toàn đối lập với chế định tội phạm là không hợp lý.

Từ những điều vừa trình bày trên cho thấy, khái niệm tội phạm trong BLHS cần được hoàn thiện theo hướng:

- Quy định đầy đủ năm dấu hiệu của tội phạm là: "Hành vi nguy hiểm cho xã hội" (1), "được quy định trong Bộ luật này" (2), do người "có năng lực

87

TNHS" (3), "đủ tuổi chịu TNHS" (4), "có lỗi cố ý hoặc vô ý" (5). Với đầy đủ năm dấu hiệu này sẽ cho phép làm rõ bản chất và đặc điểm của tội phạm nói chung, thể hiện rõ các điều kiện của TNHS.

- Không quy định "sự phân loại tội phạm" và "những hành vi không phải là tội phạm" với hành vi được coi là tội phạm trong cùng một điều luật nhằm bảo đảm tính thống nhất giữa nội dung và hình thức.

Trên tinh thần đó, Điều 8 BLHS năm 1999 về khái niệm tội phạm cần

được sửa đổi, bổ sung như sau: "Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội

được quy định trong BLHS do người có năng lực và đủ tuổi chịu TNHS thực

hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật XHCN".

3.1.1.2. Hoàn thiện khái niệm cơ sở của TNHS

Cùng với chế định tội phạm và hình phạt, TNHS là một trong những chế định trung tâm và quan trọng của luật hình sự, nhưng cho đến nay chế định TNHS là gì? Cơ sở của TNHS là gì? Và bao gồm những yếu tố nào? Vẫn chưa được ghi nhận trong BLHS. Trong khi đó BLHS quy định hàng loạt các vấn đề liên quan đến TNHS như "có năng lực TNHS" (Điều 8), "Không phải chịu TNHS" (Điều 11), "Tình trạng không có năng lực TNHS" (Điều 13)...

TNHS, theo cách hiểu phổ biến nhất hiện nay, đó là hậu quả pháp lý của việc phạm tội mà người đã gây ra tội phạm phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình trước Nhà nước. Trách nhiệm đó có thể là hình phạt, cũng có thể là những biện pháp khác có tính chất cưỡng chế về hình sự như bắt, tạm giam, tịch thu tài sản... . Trách nhiệm đó phát sinh kể từ lúc tội phạm được thực hiện

88

và cũng từ thời điểm đó Nhà nước có quyền yêu cầu người phạm tội phải chịu trách nhiệm. Như vậy, TNHS khác với hình phạt, mặc dù hai phạm trù đó cùng chung một nguyên nhân phát sinh, nhưng cơ sở để áp dụng thì khác nhau. Tại Điều 2 BLHS nước ta chỉ nói về cơ sở của TNHS chứ không nói đến cơ sở của việc áp dụng hình phạt. Theo quy định tại Điều 2 về cơ sở TNHS có hai nội dung tạo thành hai mặt của vấn đề. Một mặt, chỉ người nào phạm một tội mới phải chịu TNHS và điều đó cũng có nghĩa là bất kỳ ai phạm tội cũng đều phải chịu TNHS. Mặt khác, tội phạm đó phải do BLHS quy định. Rõ ràng là, chế định TNHS trong BLHS hiện hành Việt Nam còn nhiều điểm hạn chế cần phải được khắc phục. Bởi vì "việc giải quyết vấn đề TNHS có ý nghĩa pháp lý - chính trị rất quan trọng, bởi là tính chất của chính sách hình sự của một Nhà nước, sự đánh giá mức độ dân chủ, pháp chế và địa vị pháp lý của cá nhân trong xã hội phụ thuộc vào việc giải quyết đó" [1, tr.9].

Tội phạm theo ý nghĩa pháp lý hình sự, đó là hành vi có đủ những yếu tố hợp thành tội phạm do luật hình sự quy định. Người làm luật quy định các dấu hiệu cần và đủ của một tội phạm, còn cơ quan điều tra, truy tố, xét xử, sau khi thấy hành vi cụ thể của người nào đó có đủ những dấu hiệu đó thì có thể thay mặt Nhà nước tiến hành việc truy cứu TNHS đối với người đã thực hiện tội phạm. Ngoài những yếu tố cấu thành tội phạm là cơ sở của TNHS có thể còn là những yếu tố nằm ngoài phạm vi của cấu thành tội phạm Theo chúng tôi, các đặc điểm của tội phạm theo khái niệm tội phạm đã trình bày bao gồm năng lực TNHS, đủ tuổi chịu TNHS, thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi trong việc thực hiện hành vi đó, và hành vi đó được BLHS quy định là tội phạm, cũng được coi là cơ sở của TNHS. Từ những nhận định trên đây

cho thấy: Cơ sở của TNHS là tổng hợp các đặc điểm của tội phạm và các yếu

tố cấu thành tội phạm theo quy định của BLHS . Điều 2 BLHS 1999 về cơ sở

89 Điều 2: Cơ sở của TNHS:

"Chỉ người nào phạm một tội đã được BLHS quy định và hành vi phạm

tội đó có đầy đủ các đặc điểm của tội phạm mới phải chịu TNHS".

Một phần của tài liệu Hành vi nguy hiểm cho xã hội với tư cách là dấu hiệu bắt buộc thuộc mặt khách quan của tội phạm (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)