Hoàn thiện một số quy định về các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS liên quan đến hành vi nguy hiểm cho xã hộ

Một phần của tài liệu Hành vi nguy hiểm cho xã hội với tư cách là dấu hiệu bắt buộc thuộc mặt khách quan của tội phạm (Trang 104)

nhẹ TNHS liên quan đến hành vi nguy hiểm cho xã hội

Chúng tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến khoa học đúng đắn và đầy sức thuyết phục của GS. TSKH Đào Trí Úc: “Pháp luật, dù có hoàn thiện đến mấy cũng không thể phản ánh và quy định hết được tất cả những hoàn cảnh

cụ thể của cuộc sống...”; đồng thời, qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn

áp dụng một số nội dung của các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS trong BLHS năm 1999 và trong văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật hiện hành, chúng tôi đề xuất một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện về các quy định này như sau:

Trong BLHS năm 1999 hiện hành còn thiếu một loạt các định nghĩa pháp lý cần thiết phải được bổ sung, đó là: định nghĩa về tình tiết định tội, tình tiết định khung, tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ TNHS. Những định nghĩa này có ý nghĩa hết sức quan trọng, làm cơ sở giúp cho các cơ quan tư pháp hình sự và Tòa án phân biệt và áp dụng chúng thống nhất trong quá trình xét xử các vụ án hình sự.

Hơn thế nữa, việc sử dụng thuật ngữ trong các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng TNHS còn chưa thống nhất trong BLHS năm 1999. Cụ thể, khoản 3 Điều 46 dùng thuật ngữ “dấu hiệu” còn khoản 2 Điều 48 lại sử dụng thuật ngữ “yếu tố”; khoản 3 Điều 46 dùng thuật ngữ “định khung”, nhưng khoản 2 Điều 48 lại sử dụng thuật ngữ “định khung hình phạt” và nhược điểm này cần được nhà làm luật kịp thời khắc phục. Luật quy định khi quyết định hình phạt, quyết định miễn hình phạt, cho người bị kết án hưởng án treo, Tòa án phải căn cứ vào “các tình tiết giảm nhẹ TNHS” (Điều 45, 54 và 60 BLHS năm 1999). Tuy nhiên, nhà làm luật nước ta cũng chưa quy định các tình tiết giảm nhẹ TNHS đã được cân nhắc ở bước (giai đoạn) quyết định hình phạt, có

101

được Tòa án xem xét và áp dụng khi cho miễn hình phạt, khi cho người bị kết án hưởng án treo hay không [83, tr.30].

Theo chúng tôi nhà làm luật nước ta cần ghi nhận tình tiết người phạm tội đầu thú là tình tiết giảm nhẹ TNHS quy định tại khoản 1 Điều 46 BLHS năm 1999. Lý do, thực tiễn vẫn áp dụng coi nó là tình tiết giảm nhẹ TNHS. Ngoài ra, Thông tư liên ngành số 05/TTLN ngày 2/6/1990 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) và Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn thi hành chính sách đối với người phạm tội ra tự thú đã không phân định rõ hai khái niệm tự thú và đầu thú mà gộp chung chúng lại với nhau. Và hơn nữa, nó cũng đáp ứng được yêu cầu của một tình tiết giảm nhẹ TNHS giống như tình tiết giảm nhẹ người phạm tội tự thú (quy định tại điểm o khoản 1 Điều 46 BLHS năm 1999). Vì có như vậy mới khuyến khích người phạm tội ra đầu thú và cũng nhằm nâng cao hiệu quả công tác vận động người phạm tội ra đầu thú [68, tr.36].

Bên cạnh đó các cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền cũng cần có văn bản hướng dẫn cụ thể về một số tình tiết tăng nặng TNHS còn nhiều cách hiểu chưa thống nhất trong việc quy định và áp dụng chúng trong thực tiễn hoặc đang được thực tiễn áp dụng PLHS đặt ra, chẳng hạn: trường hợp một người “đã tái phạm nguy hiểm, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội mới...” có bị coi là tái phạm nguy hiểm không [54, tr.300-301]; “phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng” (điểm k khoản 1 Điều 48); “phạm tội đối với người ở trong tình trạng không thể tự vệ được” (điểm h khoản 1 Điều 48) là như thế nào?

Kết luận Chương 3

Dựa vào mức độ nguy hiểm của hành vi nguy hiểm cho xã hội để phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật không phải là tội phạm, trong đó tính

102

nguy hiểm của tội phạm được xác định là "đáng kể". Ở mỗi một tội phạm cụ thể, tính nguy hiểm này phụ thuộc vào một hoặc một vài yếu tố nhất định. Những yếu tố này được quy định trong các cấu thành tội phạm cụ thể, trở thành yếu tố phân biệt tội phạm đó với các vi phạm pháp luật khác.

Vì vậy, có thể nói vai trò lớn nhất của hành vi nguy hiểm cho xã hội với tư cách là dấu hiệu bắt buộc thuộc mặt khách quan trong việc xây dựng cấu thành tội phạm là việc căn cứ vào hành vi nguy hiểm cho xã hội người ta có thể phân biệt ranh giới của tội phạm này với tội phạm khác, giữa một tội với nhiều tội. Hơn thế nữa nó còn có vai trò không nhỏ trong việc giúp tòa án đưa ra những quyết định hình phạt đúng đắn, chính xác và khách quan nhất.

Luật hình sự là một trong những ngành luật lâu đời nhất trong lịch sử Nhà nước và pháp luật Việt Nam. BLHS được ban hành sớm nhất trong tất cả các bộ luật và cũng đã được Nhà nước quan tâm sửa đổi nhiều lần. BLHS năm 1999 ra đời đã là một bước tiến đáng kể góp phần hướng đến hoàn thiện PLHS. Song, các tình huống hành vi có tính nguy hiểm cho xã hội diễn ra trong cuộc sống lại quá đa dạng, ở tất cả các lĩnh vực và ngày càng phức tạp hơn. Sau một thời gian, BLHS năm 1999 đã bộc lộ khá nhiều bất cập.

Do đó để phân biệt được tội phạm với các vi phạm pháp luật khác và định tội danh và quyết định hình phạt đúng cũng như xây dựng các cấu thành tội phạm cụ thể một cách toàn diện và đúng đắn nhất chúng tôi đã mạnh dạn đưa ra hướng hoàn thiện một số quy định của BLHS có liên quan đến hành vi nguy hiểm cho xã hội trong việc: Việc xây dựng cấu thành tội phạm, phân định ranh giới giữa tội phạm và vi phạm, giữa tội phạm này với tội phạm khác và giữa một tội với nhiều tội, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS. Trên cơ sở đó góp phần hoàn thiện các quy định của BLHS hiện hành nhằm giúp cho hoạt động áp dụng pháp luật ngày càng hiệu quả hạn chế tối đa hiện tượng “bỏ lọt tội phạm và làm oan người vô tội”.

103

KẾT LUẬN

Hành vi nguy hiểm cho xã hội với tư cách là dấu hiệu bắt buộc thuộc mặt khách quan của tội phạm có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng các cấu thành tội phạm. Đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định ranh giới giữa tội phạm và không phải tội phạm cũng như ranh giới giữa tội phạm và tội phạm trong PLHS Việt Nam. Tuy nhiên đây là vấn đề rất phức tạp và khó khăn không chỉ trong lý luận mà còn cả trên thực tiễn áp dụng pháp luật. Bằng việc kết hợp một cách hài hòa các phương pháp nghiên cứu để phân tích các quy định của pháp luật hiện hành, tiếp thu một cách có chọn lọc những tri thức về PLHS một số nước tiên tiến trên thế giới, đánh giá, phân tích khoa học việc áp dụng PLHS ở nước ta thời gian qua, luận văn đã giải quyết một cách tương đối có hệ thống và toàn diện vấn đề “Hành vi nguy hiểm cho xã hội với tư cách là dấu hiệu bắt buộc thuộc mặt khách quan của tội phạm" trong PLHS Việt Nam trên các phương diện sau đây:

1. Đã xây dựng được một số khái niệm về hành vi vi phạm pháp luật, hành vi nguy hiểm cho xã hội tình, tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ TNHS; chỉ ra và phân tích được các đặc điểm của hành vi vi phạm pháp luật, hành vi nguy hiểm cho xã hội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng TNHS; Đó chính là những cơ sở lý luận để tác giả tiếp tục đi sâu vào nghiên cứu và phân tích thực tiễn áp dụng pháp luật

2. Đã phân tích chứng minh một số vụ án, ví dụ điển hình trong thực tiễn truy tố, xét xử về việc xác định tội phạm, định tội danh và quyết định hình phạt sai, không chính xác dựa trên cơ sở nghiên cứu phân tích và đánh giá hành vi nguy hiểm cho xã hội của tội phạm không đúng. Đồng thời thông qua đó để chứng minh giữa tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác đều có những dấu hiệu giống nhau, nhưng cái để làm ranh giới rõ nhất giữa chúng chính là yếu tố "mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi".

104

3. Luận văn đã phân tích và đưa ra sự khác biệt về mức độ nguy hiểm của hành vi được coi là tội phạm và những hành vi không phải là tội phạm để làm căn cứ xác định ranh giới giữa tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác và coi đây là căn cứ quan trọng để tội phạm hoá hoặc phi tội phạm hóa trong luật hình sự và đem lại ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn áp dụng pháp luật.

4. Bằng việc phân tích cụ thể các quy định của pháp luật hiện hành, luận văn đã xác định được khái niệm về những yếu tố làm ranh giới giữa tội phạm và các trường hợp loại trừ tính chất tội phạm của hành vi, đó là: sự kiện bất ngờ; tình thế cấp thiết; phòng vệ chính đáng…

5. Luận văn đã phản ánh một cách khái quát và chỉ ra nguyên nhân của những sai lầm thường mắc phải của việc để lọt tội phạm, truy cứu trách nhiệm người không phạm tội trong thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử. Những sai lầm, thiếu sót này thường được bắt nguồn từ nguyên nhân nhận thức không đúng, không đầy đủ về ranh giới giữa tội phạm và không phải là tội phạm trong luật hình sự Việt Nam. Đây cũng là cơ sở quan trọng để luận văn đưa ra những hướng hoàn thiện, khắc phục.

6. Luận văn đã đưa ra hướng hoàn thiện những quy định của BLHS hiện hành có liên quan đến dấu hiệu hành vi nguy hiểm cho xã hội nhằm góp phần xác định ranh giới giữa tội phạm với các hành vi không phải là tội phạm và ranh giới giữa tội phạm với tội phạm.

105

Một phần của tài liệu Hành vi nguy hiểm cho xã hội với tư cách là dấu hiệu bắt buộc thuộc mặt khách quan của tội phạm (Trang 104)