Hoàn thiện quy định của BLHS về các trường hợp loại trừ tính chất tội phạm của hành

Một phần của tài liệu Hành vi nguy hiểm cho xã hội với tư cách là dấu hiệu bắt buộc thuộc mặt khách quan của tội phạm (Trang 93)

chất tội phạm của hành vi

Thể hiện nguyên tắc nhân đạo của luật hình sự hiện đại, BLHS năm 1985, tiếp đó là BLHS năm 1999 đã ghi nhận trong phần chung một số trường hợp mà việc gây thiệt hại về mặt pháp lý hình sự trong những trường hợp ấy không bị coi là tội phạm và do đó TNHS được loại trừ. Đó là năm trường hợp khi mà hành vi tuy về mặt hình thức có những dấu hiệu của một hành vi nào đó được quy định trong phần các tội phạm BLHS nhưng có các yếu tố: tính chất nguy hiểm cho xã hội của nó không đáng kể (khoản 4 Điều 8); sự kiện bất ngờ (Điều 11); do người không có năng lực trách nhiệm thực hiện (khoản 1 Điều 13); phòng vệ chính đáng (khoản 1 Điều 15); tình thế cấp thiết (khoản 1 Điều 16). Tuy nhiên, chúng tôi cũng hoàn toàn nhất trí với quan điểm của GS.TSKH Lê Văn Cảm về việc nghiên cứu các quy định của BLHS năm 1999 về những trường hợp không coi là tội phạm và qua thực tiễn áp dụng các quy định ấy kể từ khi thi hành BLHS năm 1985 đến nay đã cho thấy còn một số nhược điểm cần phải khắc phục dưới đây:

Một là, các quy định của BLHS hiện hành về những trường hợp nêu trên

chưa bảo đảm tính nhất quán về mặt pháp lý vì mặc dù rõ ràng là về bản chất pháp lý của những trường hợp ấy hoàn toàn khác với bản chất pháp lý của một số chế định khác có liên quan và gần với chế định tội phạm (như lỗi, các giai đoạn thực hiện tội phạm...) nhưng BLHS lại ghi nhận cả năm trường hợp cùng một chương với các quy định về tội phạm. Nói một cách khác là hình thức mâu thuẫn với nội dung, vì tên gọi của chương III là "tội phạm" nhưng lại quy định cả những trường hợp không phải là tội

90

phạm là hoàn toàn không hợp lý. Hai là, BLHS hiện hành vẫn chưa điều

chỉnh một loạt vấn đề quan trọng như: khẳng định dứt khoát bản chất pháp lý chung, đầy đủ và toàn diện các trường hợp gây thiệt hại nhưng không phải là tội phạm. Ví dụ: Sự rủi ro chấp nhân được về kinh tế hoặc

nghề nghiệp, tình trạng bất khả kháng, bắt người phạm pháp... Ba là,

BLHS 1999 đã có những bước sửa đổi cơ bản và toàn diện so với BLHS năm 1985, đáp ứng được những đòi hỏi cấp bách trong việc giải quyết dứt khoát các góc độ lập pháp một số trường hợp loại trừ tính chất tội phạm của hành vi mới xuất hiện, nhưng cho đến nay vẫn chưa có các quy định nào trong phần chung của BLHS điều chỉnh vấn đề này. Kết quả nghiên cứu cho thấy, những trường hợp loại trừ tính chất tội phạm của hành vi là những trường hợp được quy định trong BLHS không bị coi là tội phạm do có các tình tiết làm cho việc gây thiệt hại được Nhà nước và xã hội khuyến khích hoặc chấp nhận và coi đó là hành vi hợp pháp [13, tr.501.502].

Những trường hợp loại trừ tính chất tội phạm của hành vi thường có đặc điểm là: vẫn xâm phạm đến các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ (nguy hiểm cho xã hội và gây ra thiệt hại đáng kể). Hành vi được thực hiện trong điều kiện hợp pháp (pháp luật quy định hoặc cho phép thực hiện). Để bảo vệ một lợi ích hợp pháp lớn hơn hoặc người thực hiện hành vi trong tình trạng bất khả kháng, không còn biện pháp lựa chọn khác. Từ những điều vừa trình bày trên, qua nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm lập pháp hình sự tiên tiến của các nước trên thế giới, chúng tôi xin đưa ra một số kiến giải sau đây: Trong BLHS cần có một chương riêng quy định về những trường hợp không phải là tội phạm. Trong đó ghi nhận tất cả các hành vi tuy có dấu hiệu tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể; các trường

91

hợp không phải chịu TNHS và các trường hợp loại trừ tính chất tội phạm của hành vi. Cụ thể như sau: Chương IV (sau chương III quy định về tội phạm) Những trường hợp loại trừ tính chất tội phạm của hành vi

Chương này gồm các điều sau đây:

Điều 23: Khái niệm trường hợp loại trừ tính chất tội phạm của hành vi (khoản 4 Điều 8 BLHS 1999)

Trường hợp loại trừ tính chất tội phạm của hành vi là những hành

vi tuy có dấu hiệu của tội phạm, nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.

Điều 24: Sự kiện bất ngờ (Điều 11 BLHS 1999)

Người thực hiện một hành vi gây nguy hại cho xã hội nhưng do sự kiện bất ngờ, tức là trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu TNHS.

Điều 25: Phòng vệ chính đáng (Điều 15 BLHS 1999)

1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại. Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu TNHS.

Điều 26: Tình thế cấp thiết (Điều 16 BLHS 1999)

1. Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây

92

một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm.

2. Trong trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, thì người gây thiệt hại đó phải chịu TNHS.

Điều 27: Gây hậu quả về mặt pháp lý hình sự trong tình trạng không có năng lực TNHS (khoản 1 Điều 13 BLHS 1999)

Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu TNHS; đối với người này, phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.

Ngoài các trường hợp trên theo quan điểm của chúng tôi còn có các trường hợp sau đây không phải là tội phạm: gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội; thi hành mệnh lệnh hoặc chỉ thị cấp trên; rủi ro chính đáng; gây thiệt hại do bị cưỡng bức... Nhưng trong phạm vi nghiên cứu luận văn này chúng tôi không phân tích cụ thể các trường hợp này.

Một phần của tài liệu Hành vi nguy hiểm cho xã hội với tư cách là dấu hiệu bắt buộc thuộc mặt khách quan của tội phạm (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)