Trường hợp thứ nhất: truy tố, xét xử hành vi không nguy hiểm cho xã hội (xử oan người vô tội)

Một phần của tài liệu Hành vi nguy hiểm cho xã hội với tư cách là dấu hiệu bắt buộc thuộc mặt khách quan của tội phạm (Trang 54)

cho xã hội (xử oan người vô tội)

Đây là những trường hợp rơi vào quy định tại khoản 4 của Điều 8 BLHS : “ Những hành vi tuy có dấu hiệu của phạm tội, những tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể, thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác”. Ở đây, cái sai thể hiện ở việc truy tố và xử lý hình sự cả ở những trường hợp này.

Thực tiễn điều tra, truy tố và xét xử cho thấy nhiều trường hợp các cơ quan tư pháp hình sự chỉ dựa trên những thông tin không xác thực, lại không điều tra, xét xử kỹ nên đã dẫn đến sai lầm tai hại. Khởi tố vụ án hình sự đối với cả những trường hợp tranh chấp dân sự, kinh tế hoặc chỉ là vi phạm hành chính. Bản chất của hiện tượng này là việc các cơ quan tiến hành tố tụng đã khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử cả những trường hợp vi phạm nghĩa vụ dân sự hay nghĩa vụ theo hợp đồng kinh tế mà lẽ ra phải giải quyết bằng các thủ tục tố tụng dân sự hay thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế. Đứng về phương diện pháp luật, hình sự hóa các quan hệ dân sự, kinh tế là hành vi vi phạm pháp luật. Bởi bên cạnh vi phạm về luật nội dung (luật hình sự) dẫn đến sai lầm trong việc áp dụng luật hình thức (luật tố tụng hình sự). Hình sự hóa các quan hệ dân sự, kinh tế còn gây ra hậu quả làm oan người vô tội, xâm phạm đến lợi ích chính trị, danh dự, nhân phẩm và quyền tự do của công dân. Về phương diện chung, hình sự hóa các quan hệ dân sự, kinh tế là việc khởi tố điều tra,

51

truy tố và xét xử oan người vô tội. Nhưng khái niệm làm oan người vô tội ở phạm vi rộng hơn. Việc làm oan người vô tội có thể xảy ra ở toàn bộ các tội phạm được quy định trong BLHS nếu quá trình khởi tố, điều tra, truy tố xét Cơ quan tiến hành tố tụng chứng minh sai người phạm tội hoặc sự kiện phạm tội. Vấn đề hình sự hóa các quan hệ dân sự, kinh tế là làm oan người vô tội trong lĩnh vực nảy sinh các quan hệ dân sự, kinh tế mà cũng chỉ bao gồm các quan hệ có tính chất giao dịch, hợp đồng giữa hai bên hoặc nhiều bên. Điều này cắt nghĩa rằng, vấn đề hình sự hóa các quan hệ dân sự, kinh tế thông thường nảy sinh ở nhóm tội phạm và hành vi: các tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139 BLHS), tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 140 BLHS) và tội sử dụng trái phép tài sản (Điều 142 BLHS) với các hành vi vi phạm hợp đồng vay, mượn tiền, tài sản hoặc cung ứng hàng hóa. Như vậy, vấn đề hình sự hóa các quan hệ dân sự, kinh tế thường xảy ra ở các hành vi có liên quan đến hợp đồng hoặc do không chứng minh được hành vi phạm tội không nằm trong các trường hợp hình sự hóa các quan hệ dân sự, kinh tế.

Có thể nêu ra một số vụ án điển hình mà Cơ quan tố tụng các cấp đã thụ lý và giải quyết để hiểu rõ hơn về nguyên nhân hình sự hóa các quan hệ dân sự, kinh tế. Vụ thứ nhất là vụ án Đoàn Thị Phận ở Cao Bằng phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của công dân đã được khởi tố, điều tra, và truy tố là đúng pháp luật. Song song quá trình điều tra vụ án này khi bị can Đoàn Thị Phận khai chị Mai Minh Phương, là Phó giám đốc Công ty sản xuất kinh doanh tổng hợp Cao Bằng (thuộc Ban Tài chính quản trị Tỉnh uỷ Cao Bằng) có vay và không trả tiền của Đoàn Thị Phận. Căn cứ vào lời khai của bị can Đoàn Thị Phận, ngày 8/3/2000 Cơ quan An ninh điều tra thuộc Công an Cao Bằng (xin lưu ý là Cơ quan An ninh điều tra chứ không phải Cơ quan cảnh sát điều tra) đã ra quyết định khởi tố bị can số 09 đối với chị Mai Minh Phương về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của công dân, Cơ quan An ninh điều tra

52

thuộc Công an Cao Bằng cũng yêu cầu cơ quan chủ quản đình chỉ công tác đối với chị Mai Minh Phương v.v… để điều tra, rồi sau đó đến ngày 16/5/2000 chính Cơ quan An ninh điều tra thuộc Công an Cao Bằng lại ra quyết định số 03 đình chỉ điều tra đối với chị Mai Minh Phương vì không đủ căn cứ chứng minh Mai Minh Phương phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của công dân. Việc giải quyết vụ án này đã có hai vấn đề đáng lưu ý, trước hết là thẩm quyền và phạm vi khởi tố, điều tra không đúng theo quy định của Bộ Công an; thứ hai là đã hình sự hoá một quan hệ dân sự (quan hệ vay mượn tiền giữa bị can Đoàn Thị Phận và chị Mai Minh Phương). Bởi theo quy định tại khoản 1 Điều 139 về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định: “Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác ….”, có nghĩa là để xác định một người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì phải chứng minh được người đó có hành vi gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác. Nhưng trong vụ án trên cơ quan khởi tố đã không chứng minh được chị Mai Minh Phương có hành vi gian dối chiếm đoạt tài sản của bị can Đoàn Thị Phận bởi đây chỉ là quan hệ dân sự vay tiền đơn thuần của Phương và Phận. Tuy nhiên hậu quả của việc xác định tội phạm sai lầm trên đã dẫn đến việc chị Phương bị oan và mất việc làm, mất cả một quá trình phấn đấu - đến nay vẫn chưa được phục hồi công tác và chức vụ. Vụ thứ hai: Do quen biết nhau từ trước. Đoàn Thị Hoan nhiều lần vay tiền cho chị Lương Thị Vinh và lần nào cũng trả cả gốc lẫn lãi đúng hạn. Nhưng từ tháng 12 năm 2001đến tháng 1 năm 2002, Hoan vay 9 lần với tổng số tiền là 345 triệu đồng, đã trả được 102 triệu đồng tiền gốc và 157 triệu đồng tiền lãi. Số tiền còn lại Hoan không trả được cho chị Vinh là vì Hoan cho Nguyễn Thị Thìn vay lại, nhưng Thìn bỏ trốn, Cơ quan điều tra ra lệnh truy nã nhưng chưa bắt được Thìn. Với hành vi trên, Đoàn Thị Hoan đã bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và bị kết án 4 năm tù về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của công dân. Việc kết án như trên

53

rõ ràng là không đúng pháp luật, vì Hoan không hề chiếm đoạt mà người chiếm đoạt trong vụ án này là Thìn còn hậu quả giữa chị Vinh với Hoan chỉ là quan hệ dân sự. Sau khi bản án có hiệu lực pháp luật, Chánh án TANDTC đã kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm và Uỷ ban thẩm phán TANDTC đã xử tuyên bố Đoàn Thị Hoan không phạm tội.

Một vấn đề cần lưu ý là các hành vi hình sự hoá các quan hệ dân sự, kinh tế của các cơ quan bảo vệ pháp luật và những người tiến hành tố tụng không chỉ bắt đầu từ giai đoạn khởi tố vụ án, khởi tố bị can mà có khi còn được những người tiến hành tố tụng áp dụng từ giai đoạn tiền khởi tố (tức là giai đoạn trinh sát, xác minh từ khi nhận được đơn hoặc đề nghị của người khởi kiện). Lẽ ra, khi nhận được đơn hoặc đề nghị của người khởi kiện, người chỉ huy điều tra hoặc người được giao nhiệm vụ điều tra cần nghiên cứu thật kỹ, hỏi người khởi kiện cụ thể, xác minh theo trình tự giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo để xác minh xem vấn đề mà họ đưa ra thuộc quan hệ pháp luật nào (hình sự hay dân sự, kinh tế …) để từ đó xác định có đủ yếu tố cấu thành tội phạm hay không và chỉ khi xác định có đủ yếu tố cấu thành tội phạm mới áp dụng các biện pháp của tố tụng hình sự. Nếu làm được như vậy thì chắc chắn răng trên thực tế sẽ không bao giờ có việc hình sự hoá các quan hệ dân sự, kinh tế.

Một phần của tài liệu Hành vi nguy hiểm cho xã hội với tư cách là dấu hiệu bắt buộc thuộc mặt khách quan của tội phạm (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)