cho xã hội (bỏ lọt tội phạm)
Qua phân tích cho thấy trong thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm các cơ quan có thẩm quyền (bao gồm các cơ quan bảo vệ pháp luật và các cơ quan khác như Hải quan, Kiểm lâm...) còn nhận thức không đầy đủ về tính chất và mức độ nguy hiểm "đáng kể" hay "không đáng kể" của các hành vi vi phạm pháp luật, nhất là vi phạm hành chính. Trong BLHS năm 1999, có rất nhiều tội phạm dấu hiệu phân biệt với các vi phạm pháp luật khác còn được
54
định lượng khái quát như "Gây hậu quả nghiêm trọng", "có số lượng lớn", "có quy mô lớn" lại chưa được giải thích hướng dẫn cụ thể nên giữa các cơ quan tố tụng, giữa các địa phương thiếu sự thống nhất trong nhận thức và áp dụng. Điển hình nhất là các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, xâm phạm trật tự công cộng như gây rối, đánh bạc, tổ chức đánh bạc... Việc bỏ lọt tội phạm còn do các cơ quan bảo vệ pháp luật xác định không đúng dấu hiệu pháp lý đặc trưng của một số tội phạm như tội lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm với các quan hệ dân sự, kinh tế. Có thể nói, bên cạnh việc "hình sự hóa các quan hệ dân sự kinh tế" gây ra hậu quả làm oan người vô tội, trong thực tế cũng tồn tại một hiện tượng các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử đã đưa các tội phạm chiếm đoạt phát sinh trong quan hệ hợp đồng dân sự, kinh tế chuyển sang giải quyết bằng thủ tục hành chính, dân sự hay kinh tế mà khoa học pháp lý gọi là hiện tượng "bỏ lọt tội phạm", hay nói cách khác là đã dân sự hóa, kinh tế hóa các hành vi phạm tội.
Chúng tôi xin nêu ví dụ để minh chứng cho trường hợp này như sau: Do mâu thuẫn từ trước với Trịnh Minh Tuấn, nên Dương Văn Tám đó rủ Tạ Văn Sấm, Nguyễn Văn Thành tìm Tuấn để đánh. Trên đường đi tìm Tuấn, bị can Tám luôn có lời lẽ kích động đồng bọn như “Tìm cách đánh chết mẹ nó đi”, hoặc “đêm nay tìm được sẽ đánh chết” hoặc là “Tìm đánh chết nó đi”. Khi gặp Tuấn, Sấm đã rút dao nhọn đâm chết Tuấn. Sau đó cả bọn chạy trốn, đi được một đoạn, Sấm nói với mọi người “Em đâm nó rồi”. Tiếp đó Tám bảo Sấm lau máu trên dao và chạy trốn. Cáo trạng chỉ truy tố Tạ Văn Sấm về tội “Giết người” theo điểm n khoản 1 Điều 93 BLHS. Theo quan điểm của chúng tôi thì trong vụ án này, mối quan hệ giữa Dương Văn Tám, Nguyễn Văn Thành, Tạ Văn Sấm là quan hệ tay ba và giữa chúng có sự thống nhất ý chí cho đến khi hành động. Đây là nguyên nhân dẫn đến kết quả để bị can Sấm dùng dao đâm chết nạn nhân. Trong đó, Dương Văn Tám là tên khởi xướng,
55
rủ rê, lôi kéo và liên tục kích động các đối tượng khác thực hiện tội phạm. Thế nhưng cáo trạng chỉ truy tố bị can Sấm tội giết người là bỏ lọt tội giết người đối với các bị cáo Tám và Thành. Ngoài ra, TANDTC còn phát hiện một số vụ án dân sự về tranh chấp quyền sở hữu, hợp đồng mua bán tài sản có dấu hiệu của tội phạm hình sự nhưng lại được thụ lý giải quyết theo thủ tục giải quyết các vụ án dân sự. Thí dụ: vụ án tranh chấp quyền sở hữu xưởng Thiên Phúc trị giá trên 3 tỷ đồng giữa bốn công dân Đài Loan với bà Lý Nữ ở Bình Dương với nội dung: bốn người có quốc tịch Đài Loan đầu tư tiền vốn, máy móc xây dựng xưởng mộc Thiên Phúc do bà Lý Nữ đứng tên chủ doanh nghiệp; sau đó bà Lý Nữ đã dùng một số thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt toàn bộ xưởng Thiên Phúc. TAND tỉnh Sông Bé và Toà phúc thẩm TANDTC tại thành phố Hồ Chí Minh đã thụ lý vụ án dân sự và quyết định buộc bà Lý Nữ phải trả lại toàn bộ xưởng Thiên Phúc cho các ông Diệp Giai Mậu và Lưu Trí Cường. Sau đó, tại quyết định số 30 ngày 28 tháng 8 năm 1998 Ủy ban Thẩm phán TANDTC đã huỷ các bản án sơ thẩm và phúc thẩm nơi trên để giải quyết lại vụ án nhận định rằng đây là vụ án có dấu hiệu phạm tội hình sự và chiếm đoạt tài sản của nhau.
Thực tế truy tố, xét xứ cho thấy không ít những trường hợp hành vi đã xảy ra thực sự là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS và cần được truy tố, xét xử nhưng các cơ quan có thẩm quyền lại xác định là không có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm, bao gồm các mức độ đã tuyên
hành vi hoàn toàn hợp pháp tuyên hành vi chỉ là vi phạm hành chính, dân sự
(dân sự hoá tội phạm) hoặc tuyên theo quy định của khoản 4, Điều 8 BLHS. Vụ án sau là biểu hiện của dạng vi phạm này: Tháng 7/2003, T bị bắt quả tang
về hành vi vận chuyển 0,14 m3
gỗ cẩm lai, bị xử phạt hành chính và tịch thu
tang vật. Khoảng 5 tháng sau, T lại mua 0,2m3
gỗ xẻ cẩm lai và 0,35m3 ván
56
Thuật thì bị Hạt Kiểm lâm thành phố Buôn Ma Thuật bắt quả tang, khởi tố và chuyển hồ sơ sang Cơ quan điều tra. Rõ ràng, hành vi của T đã cấu thành “tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng” (Điều 175 BLHS năm 1999). Cơ quan điều tra lại đề nghị miễn TNHS đối với T với lý do: sau khi bắt giữ T đã thành khẩn khai báo, mục đích vận chuyển gỗ chỉ là để sửa nhà nên hành vi của T không còn nguy hiểm cho xã hội nữa. Căn cứ được nêu ra hoàn toàn không phù hợp với quy định theo khoản 1 Điều 25 BLHS năm 1999 nhưng Viện kiểm sát vẫn quyết định đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can đối với T [3,tr.4]. Khoản 1 Điều 25 BLHS năm 1999 quy định người phạm tội được miễn TNHS nếu khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do chuyển biến của tình hình mà hành vi phạm tội hoặc người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa. Vào thời điểm này, không có sự chuyển biến tình hình nào làm giảm tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi vận chuyển gỗ trái phép. Nhà nước vẫn chủ trương chống khai thác, buôn bán gỗ lậu. Các tình tiết giảm nhẹ của T nói trên thật ra chỉ có thể có ý nghĩa để lượng hình khi xét xử. Việc vận dụng pháp luật để đình chỉ bị can, đình chỉ vụ án đối với T trong vụ án trên là sai lầm và tuỳ tiện.
Sở dĩ hiện tượng trên vẫn còn tồn tại là do kiến thức pháp luật và năng lực chuyên môn, nghề nghiệp thấp kém của một số người tiến hành tố tụng. Hoạt động truy tố, xét xử là những hoạt động áp dụng pháp luật. Mà quá trình định tội danh và quá trình quyết định hình phạt là trung tâm của các hoạt động này. Sai lầm nghiêm trọng nhất trong vụ án hình sự oan, sai là các cơ quan công tố và Tòa án đã không căn cứ vào các yếu tố cấu thành tội phạm để xét xử hành vi của bị can, bị cáo; không nắm hết tất cả các quy định có liên quan đến các yếu tố cấu thành này. Ví dụ, để nhận biết một hành vi là “lạm dụng tín nhiệm, chiếm đoạt tài sản” được quy định tại Điều 140 BLHS hay hành vi đó chỉ là biểu hiện của quan hệ dân sự về vay mượn của công dân với nhau thì
57
cần nắm được trong “hành tung” của cá nhân có thủ đoạn gian dối hay không, có những biểu hiện như bỏ trốn, có dùng tài sản vay mượn nào vào việc làm bất hợp pháp nào rồi dẫn đến mất khả năng thanh trả lại tài sản hay không; nói cách khác, cần làm cho rõ, ở đây có phải là quan hệ vay mượn tự nguyện, ngay thẳng và không trái pháp luật? Do không chịu đi sâu vào nắm rõ những tình tiết quan trọng đó mà chỉ căn cứ vào tố cáo của người cho vay tài sản mà thực tiễn của cái gọi của cái gọi là hình sự hoá các quan hệ dân sự, kinh tế trong những năm qua đã trở nên khá phổ biến, gây nhiều bức xúc trong dư luận. Trong thực tiễn xét xử, tỉ lệ các sai phạm trong việc định tội danh thuộc về các trường hợp đánh giá các yếu tố liên quan đến mặt chủ quan của hành vi. Chẳng hạn, trong các vụ án ngân hàng liên quan đến thế chấp tài sản, những tình tiết quan trọng như khi nhận thế chấp, bị cáo có biết hoặc buộc phải biết tài sản thế chấp là tài sản do phạm tội mà có hay không. Nếu làm rõ được tình tiết đó, ví dụ, bị cáo biết rõ điều đó thì đây là hành vi phạm vào tội “tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có” được quy định tại Điều 250 BLHS, nhưng nếu không có yếu tố đó thì đây chỉ là một hợp đồng thế chấp bình thường [69].
Qua nghiên cứu thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử các vụ án phát sinh từ các hợp đồng dân sự hoặc hợp đồng kinh tế chúng tôi thấy sai lầm của các cơ quan tiến hành tố tụng dẫn đến việc bỏ lọt hoặc xử lý oan, sai người vô tội thường xuất phát từ những nguyên nhân chính sau:
Thứ nhất, hiện nay về pháp luật, chưa có sự phân định thật rạch ròi giữa
các vi phạm pháp luật dân sự, kinh tế với tội phạm. Khái niệm "chiếm đoạt" trong tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" và tội "Lừa đảo... " là một khái niệm có tính chất "định tính". Để chứng minh được "hành vi chiếm đoạt" trong thực tiễn, ngoài việc xác định chính xác người có hành vi vi phạm không thực hiện nghĩa vụ hoàn trả tài sản các cơ quan tiến hành tố tụng còn
58
phải chứng minh được những biểu hiện khách quan để làm rõ được mục đích chủ quan của họ là nhằm chiếm đoạt tài sản. Nhưng biểu hiện khách quan như thế nào thì đủ yếu tố để chứng minh một hành vi chiếm đoạt từ trước đến nay nhìn chung chưa đề cập trong luật, vì vậy rất khó trong quá trình vận dụng trong thực tiễn. Trong BLHS 1985, ở các tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, các tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản đã không mô tả cụ thể các dấu hiệu cấu thành tội phạm. Đặc biệt, yếu tố "chiếm đoạt" - dấu hiệu để phân biệt với vi phạm dân sự, kinh tế - chưa được làm rõ. BLHS 1999 có quy định mới, phù hợp hơn: Đối với tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" (Điều 140), nhà làm luật đã cụ thể hóa tội phạm thành 2 dạng hành vi trong đó hành vi thứ 2 ở tiết b khoản 1 "vay, mượn thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản" trong hành vi này cơ quan tiến hành tố tụng chỉ cần chứng minh việc sử dụng tài sản vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không trả được tài sản mà không cần chứng minh ý thức "chiếm đoạt". Tuy nhiên tại tiết a, khoản 1 Điều 140 về tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" và Điều 139 quy định về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" thì vẫn phải chứng minh được ý thức chiếm đoạt của người không thực hiện nghĩa vụ thanh toán tiền hoặc tài sản. Đây là những yếu tố chưa được pháp luật xác định rõ ràng, vì vậy dễ tạo ra khả năng khách quan dẫn đến việc lầm lẫn giữa hành vi phạm tội và việc vi phạm nghĩa vụ dân sự hoặc nghĩa vụ kinh tế.
Thứ hai, do nhận thức chưa đúng của các chủ thể tố tụng về ranh giới
giữa hành vi phạm tội với các vi phạm có tính chất dân sự, kinh tế. Nguyên nhân này thể hiện ở việc người tiến hành tố tụng đã nhầm lẫn giữa điều kiện phải chịu TNHS với điều kiện chịu trách nhiệm dân sự, kinh tế do vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng. Như vậy, dẫn đến khả năng nhận thức nhầm lẫn giữa
59
các dấu hiệu của tội phạm với các vi phạm nghĩa vụ thanh toán có tính chất dân sự hoặc kinh tế. Một số người tiến hành tố tụng cho rằng cứ đến thời hạn thanh toán mà người có nghĩa vụ không trả tài sản là coi như có hành vi chiếm đoạt. Trong quá trình giải quyết các tranh chấp, người tiến hành tố tụng có thể bị lầm lẫn nếu không xem xét nguyên nhân của việc không thực hiện nghĩa vụ thanh toán là do người thứ ba đã chiếm đoạt hoặc chiếm dụng dẫn đến không có khả năng thanh toán đúng hạn.
Thứ ba, bên cạnh nguyên nhân chưa thống nhất về nhận thức giữa tội
phạm với các vi phạm có tính chất dân sự, kinh tế còn tồn tại nguyên nhân do thiếu trách nhiệm của người có thẩm quyền trong cơ quan tiến hành tố tụng. Nguyên nhân này thể hiện rất rõ trong ngành kiểm sát. Nó xảy ra ở cả kiểm sát viên trực tiếp làm công tác kiểm sát điều tra, đến cấp lãnh đạo chỉ đạo vụ án, không sâu sát trong chuyên môn, dẫn đến không phát hiện được oan, sai.
Thứ tư, bên cạnh những nguyên nhân trên, còn có sự cố ý sai phạm của
một số người tiến hành tố tụng, với những động cơ, mục đích cá nhân. Rất nhiều vụ chỉ là vi phạm dân sự, vi phạm kinh tế nhưng cơ quan tố tụng vẫn cố tình "hình sự hóa" để áp dụng các biện pháp tố tụng hình sự, kể cả bắt giam, buộc người nợ phải trả nợ. Đây thực chất là một hình thức lạm dụng PLHS để "đòi nợ thuê". Xét về bản chất thì việc các cơ quan tố tụng, người tiến hành tố tụng lạm dụng "hình sự hóa các quan hệ dân sự kinh tế" có tính chất nghiêm trọng hơn. Nhưng trong thực tế đó là việc rất khó phát hiện bởi người vi phạm thường là Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán. Họ có thể bám vào lý do nhận thức sai lầm để biện bạch việc làm vi phạm nhằm trốn tránh trách nhiệm trước pháp luật.
Cũng cần nêu một yếu tố khác khiến người ta "lựa chọn" biện pháp hình sự để can thiệp vào các quan hệ dân sự, kinh tế bởi trong thực tế, nếu việc giải quyết theo tố tụng dân sự hoặc tố tụng kinh tế thì việc đòi được nợ
60
hoặc hoàn trả tài sản thường bị kéo dài, thậm chí khó thực hiện vì phải thông qua các thủ tục pháp lý về hành chính, kinh tế phức tạp. Trong khi đó nếu khởi tố vụ án, khởi tố bị can thì hiệu quả rất rõ, trước nguy cơ có thể bị bắt tạm giam hoặc những phức tạp trong tố tụng, người bị khởi tố có thể phải bằng mọi cách thu xếp, thậm chí bán tài sản nhà cửa để trả nợ. Qua đây cũng thấy trong pháp luật tố tụng dân sự, tố tụng kinh tế và thực tiễn giải quyết các vụ án dân sự, kinh tế hiện nay còn nhiều tồn tại, bất cập.
Thứ năm, do thiên hướng buộc tội trong phong cách và tuy duy hoạt
động của các cán bộ tiến hành tố tụng. Thực tiễn xét xử cho thấy có không ít các vụ án định tội danh sai hoặc xác định không chính xác tội phạm là do tác phong và tư duy chỉ thiên về kết tội bị can bị cáo mà không chú ý đến các yếu tố thời gian, địa điểm xảy ra vụ án, các tình tiết mâu thuẫn trong lời khai của bị can, bị cáo, người làm chứng … và các chứng cứ gỡ tội, chứng cứ ngoại phạm liên quan đến tất cả những gì thuộc bốn yếu tố cấu thành hành vi tội phạm đang được xét xử. Thậm chí, nghiêm trọng hơn là việc nhiều chứng cứ,