1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu những biểu hiện về cái cao cả trong tư tưởng Nguyễn Trãi

92 1,3K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 910,32 KB

Nội dung

mọi người chúng ta đều không khỏi ngạc nhiên trước tầm vóc rộng lớn và cao sâu của cuộc đời và hoạt động của Nguyễn Trãi: nhà chiến lược, nhà tư tưởng, nhà thơ, đồng thời là một con ngườ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

===========

ĐẶNG THU HƯƠNG

TÌM HIỂU NHỮNG BIỂU HIỆN VỀ CÁI CAO CẢ

TRONG TƯ TƯỞNG NGUYỄN TRÃI

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

HÀ NỘI - 2014

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

===========

ĐẶNG THU HƯƠNG

TÌM HIỂU NHỮNG BIỂU HIỆN VỀ CÁI CAO CẢ

TRONG TƯ TƯỞNG NGUYỄN TRÃI

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Mã số: 60.22.80

Người hướng dẫn khoa học: GS TS Đỗ Huy

HÀ NỘI - 2014

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 2

NỘI DUNG 11

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CỘI NGUỒN TƯ TƯỞNG CỦA NGUYỄN TRÃI VỀ CÁI CAO CẢ 11

1.1 Lý luận chung về cái cao cả 11

1.2 Cơ sở hình thành cái cao cả trong tư tưởng Nguyễn Trãi 28

1.2.1 Bối cảnh lịch sử 28

1.2.2 Cuộc đời hoạt động của Nguyễn Trãi 32

1.2.3 Những tiền đề lý luận 36

Chương 2: NHẬN DIỆN CÁI CAO CẢ TRONG TƯ TƯỞNG

NGUYỄN TRÃI 40

2.1 Cái cao cả trong tư tưởng yêu nước của Nguyễn Trãi 40

2.2 Cái cao cả trong tư tưởng Nguyễn Trãi về sức mạnh của nhân dân 48

2.3 Cái cao cả thể hiện trong tư tưởng khoan dung của Nguyễn Trãi 58

2.4 Cái cao cả trong khát vọng hoà bình của Nguyễn Trãi 60

2.5 Cái cao cả trong bi kịch của Nguyễn Trãi 63

2.6 Cái cao cả trong sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Trãi 69

KẾT LUẬN 82

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 85

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Nguyễn Trãi (1380-1442) hiệu Ức Trai, là vị đệ nhất đại thần khai quốc nhà Hậu Lê, một nhà bác học lớn, nhà tư tưởng, nhà văn hóa kiệt xuất đã được tổ chức UNESCO tôn vinh là Danh nhân văn hóa thế giới Năm 1980, trong lời khai mạc Lễ kỷ niệm 600 năm ngày sinh Nguyễn Trãi, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã viết: “ mọi người chúng ta đều không khỏi ngạc nhiên trước tầm vóc rộng lớn và cao sâu của cuộc đời và hoạt động của Nguyễn Trãi: nhà chiến lược, nhà tư tưởng, nhà thơ, đồng thời là một con người có

Là một nhân vật vĩ đại về nhiều mặt, rất hiếm có trong lịch sử, tư tưởng của Nguyễn Trãi là đề tài thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu bởi nó rất phong phú, đa dạng, mang tầm vóc giá trị lý luận to lớn Tư tưởng mỹ học của Nguyễn Trãi là một mặt hợp thành biện chứng trong toàn bộ tư tưởng của ông Nó hướng tới cái tốt đẹp, tới những mơ ước, khát vọng cao cả của con người cho dù họ đang gặp những nỗi bất hạnh của đói nghèo, chiến tranh và

áp bức

Nguyễn Trãi không phải là một nhà mỹ học với những công trình nghiên cứu, những hệ thống lý luận, phạm trù mỹ học chuyên biệt Nhưng qua khối lượng tác phẩm đồ sộ và qua chính cuộc đời, sự nghiệp, nhân cách,

tư tưởng của ông, chúng ta có thể nhận diện được những biểu hiện phong phú của tư tưởng mỹ học, đặc biệt là tư tưởng về cái cao cả Chính những tư tưởng thẩm mỹ này đã góp phần tỏa sáng nhân cách và tầm vóc vượt thời đại của người anh hùng Nguyễn Trãi

1 Từ đây trở đi, số thứ nhất chỉ thứ tự của tài liệu trong danh mục tài liệu tham khảo; số thứ hai chỉ số trang

Trang 5

Việt Nam là một quốc gia có nền văn hoá giàu bản sắc với bề dày truyền thống và những thành tựu rực rỡ Bản sắc ấy không phải là một cái gì tĩnh tại,

nó luôn vận động trong suốt tiến trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Nó được hun đúc và đúc kết thành một cơ cấu, một hệ thống giá trị mà ở đó chủ nghĩa yêu nước, lòng nhân ái khoan dung, tinh thần cộng đồng, ý chí tự lực tự cường được mọi người tin tưởng mong muốn noi theo và gìn giữ Bản sắc

ấy được hội tụ và kết tinh trong những nhà văn hóa tiêu biểu của thời đại Nguyễn Trãi là một nhà văn hóa như thế Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập như hiện nay, việc xây dựng và phát triển nền văn hóa của Việt Nam đứng trước những cơ hội và thách thức to lớn, đặc biệt là với vai trò ngày càng đắc lực của văn hóa, một “sức mạnh mềm” trong việc khẳng định và quảng bá hình ảnh, vị thế của Việt Nam ra cộng đồng thế giới Để có thể “hội nhập nhưng không hòa tan”, trước hết chúng ta phải giữ gìn và tiếp tục phát huy những truyền thống tốt đẹp, tinh hoa của dân tộc, trong đó không thể không kể đến những đóng góp của Nguyễn Trãi Đó chính là một trong những tiền đề cần thiết để xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc như Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã đề ra - một nền văn hóa thống nhất và đa dạng, chứa đựng những tinh hoa, bản sắc và sức sống của những giá trị dân tộc bền vững

Vì những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn vấn đề “Tìm hiểu

những biểu hiện về cái cao cả trong tư tưởng Nguyễn Trãi” làm đề tài

nghiên cứu trong luận văn thạc sỹ Triết học của mình

2 Tình hình nghiên cứu

Cuộc đời, sự nghiệp và tư tưởng của Nguyễn Trãi là một đề tài lớn đối với các nhà nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực khác nhau Việc nghiên cứu và

Trang 6

đánh giá tư tưởng Nguyễn Trãi ở nước ta đã có từ thế kỷ XV, năm 1464, khi

Lê Thánh Tông chính thức minh oan cho Nguyễn Trãi và khẳng định sự

nghiệp của ông “Ức Trai tâm thượng quang khuê tảo” và theo lệnh của Lê

Thánh Tông, Trần Khắc Kiệm đã bỏ ra 13 năm để sưu tập các tác phẩm của

Nguyễn Trãi, biên khảo tóm tắt tiểu sử Nguyễn Trãi và in ở đầu cuốn “Ức

Trai thi tập” năm 1480

Kể từ đó đến nay, nhiều công trình nghiên cứu về thân thế, sự nghiệp, con người, tư tưởng của Nguyễn Trãi đã được công bố, đặc biệt là từ nửa sau của thế kỷ XX, khi hòa bình lập lại ở miền Bắc: kỷ niệm 520 năm ngày mất của Nguyễn Trãi (1962) và đặc biệt là kỷ niệm 600 năm sinh Nguyễn Trãi (1980) với nghị quyết của UNESCO tôn vinh ông là Danh nhân văn hóa thế giới Nhiều công trình nghiên cứu có giá trị đã được xuất bản như:

- “Nguyễn Trãi, một nhân vật vĩ đại trong lịch sử Việt Nam” của Trần

Huy Liệu (1962), Nxb Sử học, Hà Nội: Khái quát về thân thế, lý tưởng, quan niệm, đức độ, tác phong, chủ trương xây dựng đất nước và vai trò của Nguyễn Trãi trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và giải phóng đất nước

- “Mấy vấn đề về sự nghiệp và thơ văn Nguyễn Trãi: Nhân kỷ niệm 520

năm ngày Nguyễn Trãi mất” (1963), của các tác giả Phạm Văn Đồng, Trần Huy

Liệu, Trần Văn Giàu, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội: Đó là những bài viết, nhận định sâu sắc về Nguyễn Trãi nhân kỷ niệm 520 năm ngày mất của ông - người anh hùng dân tộc, nhà quân sự lỗi lạc, tư tưởng của ông qua thơ văn

- “Nguyễn Trãi” của Trần Huy Liệu (1969), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

Cuốn sách đã tái hiện bối cảnh xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIV đầu thế

kỷ XV, gia đình, thân thế, sự nghiệp và các hoạt động của Nguyễn Trãi; nguồn gốc và nội dung tư tưởng, phương pháp tư tưởng của Nguyễn Trãi; sự chỉ đạo chiến lược chiến thuật qua các giai đoạn của cuộc kháng chiến chống

Trang 7

quân Minh; ý tưởng xây dựng đất nước và sự nghiệp thơ văn của ông Nói cách khác, tác giả đã nghiên cứu Nguyễn Trãi trên các khía cạnh nhà chính trị, nhà quân sự thiên tài, nhà văn học, nhà tư tưởng kiệt xuất

- “Nguyễn Trãi đánh giặc cứu nước” của Nguyễn Lương Bích, Nxb

Quân đội nhân dân (1973) Tác phẩm trình bày có hệ thống toàn bộ sự nghiệp đánh giặc, cứu nước và những hoạt động của Nguyễn Trãi trong 15 năm, từ sau khi đánh thắng quân Minh tới ngày ông mất, trong đó đã cố gắng làm rõ mấy điểm:

Một là, Nguyễn Trãi là người yêu nước và yêu dân; ông vừa tận trung

với nước vừa tận hiếu với dân Đó là một đặc điểm rất lớn trong tư tưởng và đạo đức làm người của Nguyễn Trãi, vì tận hiếu với dân là điều rất hiếm có trong các thời đại trước

Hai là, Nguyễn Trãi không chỉ đơn thuần là nhà tư tưởng quân sự như

các nhà binh pháp thời cổ Ông là nhà chính trị và quân sự lỗi lạc Tư tưởng chính trị vĩ đại của ông đã soi đường cho sự hình thành và phát triển những tư tưởng quân sự ưu tú của ông

Ba là, Nguyễn Trãi là người yêu nước thiết tha đồng thời là nhà chính trị

dân chủ kiên cường của dân tộc ta ở đầu thế kỷ XV Ở Nguyễn Trãi, tư tưởng

và hành động gắn chặt làm một Ông đã kết hợp lòng yêu nước với lòng yêu dân, tinh thần dân tộc dưới ý thức dân chủ để đánh giặc, biết dựa vào dân, động viên nhân dân, phát động chiến tranh nhân dân để đánh giặc, đánh giặc bằng mọi cách, đánh giặc trên mọi mặt: quân sự, chính trị, ngoại giao và địch vận

- “Kỷ niệm 600 năm sinh Nguyễn Trãi” của Phạm Văn Đồng, Võ

Nguyên Giáp, Nguyễn Khánh Toàn, (1982), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Đây là tập kỷ yếu của hội thảo khoa học nhân kỷ niệm 600 năm sinh

nhà khoa học đọc tại hội thảo Trong đó, có những nhận định rất xác đáng

về Nguyễn Trãi

Trang 8

- “Tư tưởng Nguyễn Trãi trong tiến trình lịch sử tư tưởng Việt Nam” của

Võ Xuân Đàn (1996), Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội Công trình này đưa đến một cái nhìn khái quát về tiến trình lịch sử tư tưởng Việt Nam và vị trí, vai trò của Nguyễn Trãi Trong tiến trình ấy, Nguyễn Trãi đã đánh một mốc son quan trọng

- “Nguyễn Trãi toàn tập: Tân biên” của Mai Quốc Liên, Nguyễn Khuê,

Nguyễn Quảng Tuân, (2000), Nxb Trung tâm nghiên cứu Quốc học; Văn

học Đây là công trình tập hợp các tác phẩm của Nguyễn Trãi: thơ chữ Hán, thơ chữ Nôm và văn chính luận

- “Nguyễn Trãi - Tác phẩm và dư luận” của Lê Trí Viễn, Trần Thị Băng

Thanh (2002), Nxb Văn học, Hà Nội Công trình này giới thiệu những tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Trãi và những nhận định, đánh giá, bình luận xung quanh tác phẩm của ông

- “Nguyễn Trãi - Hợp tuyển thơ” của soạn giả Gia Dũng, Nxb Hội nhà

văn, 2009 Đây là một công trình khá đồ sộ, gồm 5 phần:

Phần I: Về Nguyễn Trãi: tập hợp những bài viết, những bài phát biểu

của các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta, của các độc giả, các chính khách, các nhà nghiên cứu phê bình… trong và ngoài nước về sự nghiệp vĩ đại của

Nguyễn Trãi Phần II: Thơ Nguyễn Trãi, gồm các tác phẩm: Bình Ngô đại

cáo, Phú Chí Linh, Ức Trai thi tập, Quốc âm thi tập Phần III: Chí Linh Côn

Sơn - Địa linh nhân kiệt, tập hợp các thể loại văn học: Thơ, phú, bài minh được viết bằng chữ Hán, chữ Nôm (có dịch nghĩa và dịch thơ) của vua, của các đại quan và các bậc danh Nho về Chí Linh Côn Sơn địa linh nhân kiệt có nội dung liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi - Ức Trai tiên

sinh Phần IV: Thơ hiện đại viết về Nguyễn Trãi, tập hợp các tác phẩm thơ

của hàng trăm thi sĩ, nhà thơ nổi tiếng viết về Nguyễn Trãi, mà nội dung đề cập đến rất nhiều khía cạnh của cuộc đời và sự nghiệp của vĩ nhân, đương

Trang 9

nhiên về vụ án thảm khốc Lệ Chi Viên cũng được phản ánh qua hình tượng

thơ rất sâu sắc và đầy cảm xúc Phần V: Phụ lục, giới thiệu những hoạt động

tôn vinh Anh hùng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi và Lễ nghi học sĩ Nguyễn Thị Lộ

Nguyễn Trãi cũng là đề tài của nhiều công trình luận án, luận văn Tiêu

biểu như: “Thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm Nguyễn Trãi - quan niệm thẩm mỹ

và phương thức nghệ thuật”, Luận án Tiến sĩ ngữ văn, Viện khoa học xã hội

Việt Nam của tác giả Phạm Thị Ngọc Hoa (2012); “Quốc âm thi tập của

Nguyễn Trãi trong dòng thơ Nôm Đường luật Việt Nam”, Luận án tiến sĩ Ngữ

văn, trường Đại học sư phạm Hà Nội của tác giả La Kim Liên (2005); “Vấn

đề con người và giáo dục con người trong tư tưởng Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Ngô Thì Nhậm”, Luận án Tiến sĩ Triết học, Học viện Khoa học

xã hội, 2011

Trên các báo, tạp chí chuyên ngành: Triết học, Lịch sử, Văn học, Ngôn ngữ… trong nhiều năm qua đều có đăng tải các chuyên luận, khảo luận, bài viết về Nguyễn Trãi ở nhiều lĩnh vực khác nhau Có thể kể đến như:

Địa vị của Nguyễn Trãi trong quá trình phát triển của lịch sử văn học Việt Nam (1980) của tác giả Nguyễn Văn Hoàn, tạp chí Văn học, số 4;

Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi trong sự nghiệp giải phóng dân

tộc ở thế kỷ XV (1998) của Nguyễn Thị Thục Anh, tạp chí Triết học, số 6; Nhân cách nhà Nho trong con người Nguyễn Trãi (1998) của Nguyễn

Văn Bình, tạp chí Triết học, số 4;

Nhận thức lại thái độ thẩm mỹ của Nguyễn Trãi (2007), của Nguyễn

Phạm Hùng, tạp chí Khoa học, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn,

Đại học Quốc gia Hà Nội, số 1;

Về mối quan hệ tam giáo trong tư tưởng Nguyễn Trãi (2005) của Trần

Nguyên Việt, tạp chí Triết học, số 7

Trang 10

Về tư tưởng triết học của Nguyễn Trãi (2009) của Doãn Chính, tạp chí Triết học, số 9;

Nhìn một cách tổng quát, có thể thấy, các công trình nghiên cứu từ trước tới nay tập trung nhiều nhất vào sự nghiệp thơ văn Nguyễn Trãi Nguyễn Trãi

là một nhân vật lịch sử vĩ đại Điều rất đáng tiếc cho chúng ta là những tư liệu gốc về ông hiện còn lại quá ít ỏi sau cái án tru di tam tộc thảm khốc, tuy nhiên những gì còn lại cho đến ngày nay vẫn khẳng định ông là một tác gia lớn của văn học trung đại Việt Nam với những đóng góp quan trọng về nội dung cũng như hình thức nghệ thuật

Những chuyên đề nghiên cứu về từng mặt sự nghiệp của Nguyễn Trãi,

đã góp phần làm bật lên chân dung một nhà quân sự, nhà chính trị tài giỏi, nhà tư tưởng có tầm vóc lớn lao, vượt ra khỏi khuôn khổ của thời đại

Tuy nhiên, với tư tưởng mỹ học của Nguyễn Trãi, có thể thấy, sự đầu tư của giới nghiên cứu còn chưa nhiều và chưa thật xứng đáng Vấn đề nghiên cứu các tư tưởng mỹ học chuyên biệt của ông gần như là một khoảng trống Tính chất vượt thời đại với tầm vóc lớn lao về tư tưởng, nhân cách khiến ta không thể không nghiên cứu tư tưởng mỹ học của ông Bởi nó thống nhất với những tư tưởng khác của Nguyễn Trãi, giúp ta có cái nhìn toàn diện hơn, sâu sắc hơn về nhân vật lịch sử vĩ đại này Tuy nhiên, những tư tưởng mỹ học của một danh nhân văn hóa vĩ đại như Nguyễn Trãi hay Hồ Chí Minh là một đề tài

có phạm vi rất rộng lớn với biểu hiện phong phú về các quan hệ thẩm mỹ và không thể chỉ qua một vài công trình mà có thể khái quát hết được Trong

khuôn khổ luận văn này, chúng tôi chỉ bước đầu tìm hiểu những biểu hiện về

cái cao cả trong tư tưởng Nguyễn Trãi trên cơ sở nghiên cứu các tác phẩm

tiêu biểu và từ chính cuộc đời, sự nghiệp, nhân cách của ông Chắc chắn đây chỉ là cố gắng ban đầu của tác giả say mê những công trình đồ sộ của một nhân cách vĩ đại trong lịch sử quan hệ thẩm mỹ của dân tộc

Trang 11

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục đích: nhận diện và khái quát những biểu hiện của cái cao cả trong

- Nhiệm vụ:

+ Chỉ rõ cơ sở lý luận chung về cái cao cả

+ Phân tích cơ sở hình thành tư tưởng Nguyễn Trãi về cái cao cả

+ Phân tích những biểu hiện của cái cao cả trong tư tưởng Nguyễn Trãi + Đánh giá ý nghĩa của tư tưởng Nguyễn Trãi về cái cao cả trong lịch sử

tư tưởng Việt Nam

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng: tư tưởng của Nguyễn Trãi về cái cao cả

- Phạm vi nghiên cứu: cuộc đời, sự nghiệp và một số tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Trãi

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở lý luận

Đề tài dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; cơ sở lý luân mỹ học Mác - Lênin

5.2 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp lịch sử: đặt các sáng tác của Nguyễn Trãi trong bối cảnh vận động chung của dòng văn học trung đại Việt Nam, rộng hơn là môi trường văn hóa Hán - Nôm Mặt khác, căn cứ vào một số sự kiện chính trong cuộc đời tác giả để lý giải và phân tích một số luận điểm đưa ra trong luận văn

- Phương pháp phân tích tác phẩm: muốn hiểu được quan niệm thẩm mỹ

và những biểu hiện của cái cao cả trong tư tưởng Nguyễn Trãi, cần căn cứ trên chính tác phẩm của tác giả

Trang 12

- Phương pháp so sánh: so sánh thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm của Nguyễn Trãi, so sánh tác phẩm của Nguyễn Trãi với nhiều tác giả đương thời nhằm mục đích phát hiện ra nét độc đáo, sáng tạo của Nguyễn Trãi

- Phương pháp hệ thống: toàn bộ sáng tác của Nguyễn Trãi là một hệ thống có sự thống nhất và đa dạng trong quan niệm về thẩm mỹ nói chung và cái cao cả nói riêng

6 Đóng góp của luận văn

Luận văn đã chỉ ra những biểu hiện của cái cao cả trong tư tưởng Nguyễn Trãi để góp phần làm sâu sắc hơn ý nghĩa của tư tưởng Nguyễn Trãi trong lịch sử và những giá trị của nó đối với thời đại hiện nay

7 Ý nghĩa của luận văn

Luận văn đã làm rõ hơn cơ sở lý luận và cội nguồn tư tưởng Nguyễn Trãi

về cái cao cả

Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu cho sinh viên, học viên cao học và độc giả quan tâm đến

tư tưởng Nguyễn Trãi, đặc biệt là tư tưởng mỹ học của ông

8 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2 chương, 8 tiết

Trang 13

NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CỘI NGUỒN TƯ TƯỞNG

CỦA NGUYỄN TRÃI VỀ CÁI CAO CẢ 1.1 Lý luận chung về cái cao cả

Cái cao cả là một bộ phận hợp thành hệ thống khách thể thẩm mỹ trong

cái cao thượng, đều là những khái niệm dịch từ thuật ngữ sublime

Phạm trù cái cao cả xuất hiện trong khoa học muộn hơn phạm trù cái

đẹp Sở dĩ lý luận về cái cao cả được nghiên cứu muộn hơn cái đẹp bởi vì trong thời kỳ cổ đại, với tư duy vũ trụ luận, con người còn hòa nhập một cách chỉnh thể đối với tự nhiên Vũ trụ là một cơ thể tuyệt đối và con người hòa

nhập vào đó Trong khái niệm cái đẹp (kallos) của người Hy Lạp thì ý nghĩa

hòa hợp của con người với tự nhiên được biểu hiện là ý nghĩa chính Trải qua vài thế kỷ, con người đã vươn lên tách mình ra khỏi tự nhiên, và khẳng định sức mạnh của mình, con người đã đặt tự nhiên to lớn trong quan hệ với năng lực cải tạo của mình Lý thuyết về cái cao cả lúc đầu là khái quát cách sống của con người gắn với việc làm chủ các giá trị tinh thần của con người Phong cách sống cao thượng; phong cách nói hùng biện; phong cách viết hùng tráng, mạnh mẽ gắn với niềm tự hào sâu sắc của bản thân con người là đối tượng quan trọng xác lập các lý thuyết về cái cao cả đầu tiên trong lịch sử mỹ học Thoạt đầu, lý thuyết về cái cao cả được nghiên cứu theo ý nghĩa tu từ học chứ không phải là mỹ học Vào thế kỷ thứ I đầu công nguyên, một người học trò của Apôllôdore là Tsetsili, một nhà tu từ học nổi tiếng của Hy Lạp sinh tại thành phố Kalắcty thuộc Sisin đã viết tác phẩm bàn về cái cao cả Trong bài này ông trình bày các quy tắc riêng của phong cách cao cả, các vấn đề kỹ thuật của ngôn từ hùng biện, phân loại các tu từ và cách chuyển nghĩa, các phong cách của nghệ thuật diễn thuyết Khi đó, cơ sở xuất hiện lý luận về cái cao cả

Trang 14

ngoài nguyên tắc hùng biện phát triển, còn do nghệ thuật Hy Lạp cổ đại đã sản sinh ra những hình tượng vĩ đại Héc-quyn, A-sin, Prô-mê-tê, sự hiện diện của các Kim tự tháp và phong cách sống cao cả cho phép sự xuất hiện phổ biến hơn

lý luận về cái cao cả

Người đầu tiên phát hiện ra phạm trù cái cao cả là Pxêpđôlongin Trong

luận văn Bàn về cái cao cả, ông đã kể ra một loạt nguồn gốc của cái cao cả

Theo Pxêpđôlongin thì cái cao cả gắn với ba lĩnh vực chính: lĩnh vực tự nhiên, lĩnh vực tinh thần và lĩnh vực thần thánh

Trong lĩnh vực tự nhiên, ông cho rằng, con người không bao giờ trải qua cảm xúc cao cả trong dạng của những con suối nhỏ cho dù chúng trong trẻo, thuần khiết và có ích Nhưng con người ta phải kinh dị khi nhìn thấy sự kỳ vĩ của sông Nin, sông Đanuyp, sông Ranh, nhất là khi nhìn thấy đại dương, núi lửa phun trào những dòng diêm sinh nóng bỏng Không phải lửa do chính con người phát hiện ra mà lửa thần gợi nên ở con người cảm xúc về cái cao cả Trong lĩnh vực tinh thần, cái cao cả thể hiện ở tư tưởng và niềm say mê phi thường vẻ đẹp của ngôn từ kết hợp với các tư tưởng vĩ đại Cái cao cả là cái giá trị bên trong, đối lập với cái khuếch trương bên ngoài Cái cao cả là lòng kiêu hãnh cự tuyệt hạnh phúc mà mình được hưởng Nó đối lập với tính hiếu danh nhỏ nhen, với lòng khao khát thống trị người khác Nói cách khác cao cả

là một phong cách nghiêng về các giá trị tinh thần, ít bon chen về vật chất Trong lĩnh vực thần thánh, theo Pxêpđôlongin thì cái cao cả bao gồm cả lực lượng siêu nhiên hùng mạnh biểu thị sự vĩ đại của Chúa Cảm xúc về cái cao cả nâng con người lên tới mức vĩ đại của thần linh Cái cao cả làm cho con người gần gũi với thần linh Những nhận xét cho rằng chính những hiện tượng

mà con người chưa lĩnh hội được và đối lập với con người đều hiện ra là những hiện tượng thực sự cao đẹp Và chính qua đó, có một hạt nhân hợp lý bao hàm trong những nhận xét của Pxêpđôlongin

Trang 15

Theo Pxêpđôlongin quy mô lớn của hiện tượng, sức mạnh phi thường đặt trước con người và các thước đo thông thường không thể đo được sự vật - đó

là bản chất của cái cao cả

Trong thế kỷ XVIII ở châu Âu có một nhà mỹ học lớn đã bàn sâu sắc và

có hệ thống hơn về phạm trù cái cao cả Đó là Etmun Buker (1729-1797), nhà

mỹ học Anh với tác phẩm Nghiên cứu triết học về nguồn gốc nhận thức của

chúng ta về cái đẹp và cái cao cả (xuất bản năm 1756) Tác phẩm đã phân

tích mối quan hệ giữa cái đẹp và cái cao cả Theo Buker, cái cao cả là những dạng biểu hiện to lớn của tự nhiên như bão tố, sấm chớp và các hiện tượng to lớn khác của xã hội thường mang lại tình cảm tiêu cực cho con người Tuy nhiên, con người cần phải tồn tại, phải bảo tồn và sinh tồn Cái cao cả đã làm cho con người duy trì được cuộc sống của mình Nếu không có những hiện tượng cao cả thì con người không vươn tới các hành động cao cả

Khác với khái niệm cao cả do Pxêpđôlongin và Buker đã nêu lên, nhà mỹ học lớn, sáng lập ra nền triết học cổ điển Đức I.Kant (1724-1804) đã phát

triển những tư tưởng của mình về cái cao cả trong công trình Phê phán năng

lực phán đoán Ở quyển II Phân tích pháp về cái cao cả ông đã nghiên cứu

biện chứng pháp của năng lực phán đoán thẩm mỹ từ quan năng về cái đẹp sang cái cao cả Ông đã nghiên cứu cái cao cả về mặt độ lớn: chất và lượng Cái cao cả tạo nên sự kinh ngạc về lượng, về cái vô hạn và khác với giá trị về chất do cái đẹp tạo nên Kant không quan tâm sâu sắc tới các hiện tượng cao

cả nảy sinh trong đời sống, ông chỉ quan tâm tới các hiện tượng ấy liên quan

gì đến xúc cảm thẩm mỹ mà thôi Kant đã giải quyết cái cao cả trong mối quan hệ độc lập với cái đẹp Ông nói: những cây sến cao vút và bóng râm tĩnh mịch trong khu rừng cấm là cao cả Những vườn đầy hoa nở, những lùm cây con con là đẹp Đêm là cao cả, ngày là đẹp Cái cao cả làm cảm động, cái đẹp làm say mê Cái cao cả và cái đẹp đều cho ta xúc cảm, nhưng trạng thái xúc

Trang 16

cảm khác nhau Tình cảm cao cả thỏa mãn xen lẫn dữ dội, khủng khiếp, tình cảm đẹp, khoái lạc, vui tươi Nếu cái đẹp được đặc trưng ở chất thì cái cao cả được đặc trưng ở lượng

I.Kant chia thành ba loại tình cảm cao cả: tình cảm cao cả khủng khiếp; tình cảm cao cả thanh cao và tình cảm cao cả huy hoàng Cao cả khủng khiếp

là trình độ thấp nhất của cái không hoàn hảo, sự thoái hóa về đạo đức Theo Kant, danh từ cao cả chỉ những cái gì to lớn vượt ra ngoài mọi sự so sánh Cái cao cả là cái gì mà đem so sánh với nó thì mọi cái khác đều nhỏ bé Người ta

dễ thấy rằng, trong thiên nhiên không có một cái gì dù chúng to lớn đến đâu

đi chăng nữa cũng không thể vượt được tầm kiểm soát của năng lực phán đoán Kant đi tìm cơ sở cho cái cao cả trong tâm hồn con người Theo Kant, cái cao cả là quan niệm của lý trí, quan niệm về sự vô hạn, không thể chứa trong một hình thức cảm tính nào Cái ta gọi là cao cả là biểu tượng của ta do

ta phán đoán mà suy xét, nó ứng vào khách thể chứ không phải bản thân khách thể Cái cao cả là do trí tưởng tượng và sự thích thú của ta tạo ra chứ không phải đối tượng tạo ra Cái cao cả là do ta quyết định chứ không phải bản thân đối tượng quyết định

Nếu nhiều nhà mỹ học trước đây đã quan niệm cái cao cả như những quang cảnh đồ sộ uy hiếp con người: biển cả, thác lớn, bão táp, sấm, thú dữ, sóng thần, núi lửa… thì I Kant cho rằng, niềm tự hào, sự ngạc nhiên của chủ thể về cái cao cả do chính bản thân chủ thể khắc phục sự sợ hãi mà có Cảm quan cao cả về uy lực là sức mạnh tinh thần của con người để vượt mọi thử thách, bất chấp khó khăn, khinh thường mọi lực lượng, khắc phục mọi sợ hãi Nhờ khắc phục sự sợ hãi mà tình cảm cao cả mới đạt đến được tự do Nói cách khác, những phân tích của Kant chỉ ra rằng, những hiện tượng ấy trở thành cái cao cả khi người thưởng thức nó được bảo vệ: “Trận cuồng phong như muốn quét sạch mặt đất, biển cả đang cuộn sóng, thác nước đổ ầm ào tạo

Trang 17

ra cảnh tượng con người trở nên nhỏ bé trước chúng, nhưng nếu ta được bảo

vệ, được an toàn thì cảnh tượng này đầy hấp dẫn và chúng ta được nhân sức mạnh tâm linh vượt ra ngoài những bé nhỏ đời thường, tạo cho ta dũng khí và sức mạnh so với sức mạnh siêu phàm của tự nhiên” Cái cao cả là biểu hiện sức mạnh kỳ diệu của con người đứng trước tự nhiên, làm cho con người vượt mọi hiểm nguy, đứng cao hơn hiểm nguy

Quan niệm về cái cao cả của Kant là một quan niệm tình cảm Ông không công nhận đối tượng cao cả có tính vật chất vì ngay từ đầu ông đã khẳng định tính cao cả không có trong tự nhiên Nếu nghệ thuật phản ánh những hiện tượng cao cả ấy, nếu các hiện tượng cao cả ấy xảy ra ở những người khác không mang lại cho ta nỗi lo sợ thì sự hồi hộp và tình cảm xúc động trong ta mang yếu tố khoái cảm trở thành thẩm mỹ Kant cũng cho rằng,

vì sự cao cả đích thực chỉ tâm hồn con người mới nắm bắt được, cho nên phải chuẩn bị tâm hồn về mặt này Nói cách khác, muốn có tình cảm về cái cao cả phải có sự rèn luyện về đức hạnh Muốn có một phán đoán cao cả nhất thiết phải được huấn luyện cả về năng lực nhận thức lẫn phán đoán thẩm mỹ Sự pha tạp giữa cái quyến rũ và cái sợ hãi trong tình cảm cao cả có thể chia người ta thành người có văn hóa và người thiếu văn hóa Những người đã được văn hóa chuẩn bị rồi thì vượt qua nhanh chóng sự khiếp sợ, tự tin và chiếm lĩnh sự quyến rũ Còn nếu chưa được văn hóa chuẩn bị, con người cảm thấy bé nhỏ, nỗi cực nhọc và sự hiểm nguy rất lớn Quan niệm này của Kant

có điểm hợp lý, bởi sự cảm thụ thẩm mỹ thật sự đòi hỏi chủ thể phải được giáo dục về thẩm mỹ và có một kiến thức phong phú về văn hóa nói chung Khác với I.Kant, nhà mỹ học duy tâm khách quan Hêghen (1770-1831)

có hai định nghĩa về cái cao cả Đó là “cái cao cả là ưu thế của ý niệm đối với hình thức” và “cái cao cả là biểu hiện về cái vô hạn” Ứng dụng quan niệm này vào trong phân tích cái cao cả trong lĩnh vực nghệ thuật, Hêghen gọi giai

Trang 18

đoạn này là giai đoạn của nghệ thuật lãng mạn Trong nghệ thuật lãng mạn thì cái cao cả biểu hiện trong diện mạo nội dung đè nén hình thức Tinh thần vượt khỏi hình thức là bản chất của cái cao cả Nói đến cái cao cả là nói đến mối quan hệ của ý niệm và vô hạn Cái cao cả đối lập với ý niệm hữu hạn, ý niệm

vô hạn là bản chất của cái cao cả Nó là giai đoạn cao trong sự vận động của tinh thần tuyệt đối Nghệ thuật lãng mạn là nghệ thuật cao cả, bởi các hoạt động âm nhạc, hội họa, thơ ca là gắn với tinh thần tuyệt đối nhất Nghệ thuật tôn giáo là nghệ thuật cao cả bởi vì nó gắn liền với tình yêu cao thượng và sự cứu rỗi Hêghen đã cho các loại hình nghệ thuật âm nhạc, hội họa, thi ca là các hình thức biểu hiện rõ nhất của cái cao cả

Đối lập với quan niệm của Hêghen, nhà mỹ học dân chủ cách mạng Nga

Tsécnưsépxki trong luận án Tiến sĩ Quan hệ thẩm mỹ của nghệ thuật đối với

hiện thực xuất bản năm 1855 đã phân tích toàn diện các mảng yếu tố của cái

cao cả trong mỹ học Hêghen và trình bày hệ thống lý luận về cái cao cả của mình Tsécnưsépxki đã đúng khi phê phán quan niệm về cái cao cả của Hêghen, đó là những quan niệm không chú ý đến bản thân sự tồn tại của cái cao cả Ông cho rằng: Cái cao cả không phải là ở ưu thế của ý niệm đối với hiện tượng mà là tính chất của bản thân hiện tượng Bản thân cuộc sống là cao

cả chứ không phải ý niệm gợi ra trong thâm tâm cái cao cả “Núi Cadơbếch hùng vĩ là tự nó Biển hùng vĩ là tự nó Xêda, Catông vĩ đại là tự nó chứ không phải ý niệm về cái vô hạn tạo ra”

Về bản chất “Cái cao cả là cái to lớn hơn tất cả những cái mà ta đem so sánh với nó” “Một vật cao cả là một vật có quy mô vượt hẳn những vật mà ta đem so sánh với nó, hiện tượng cao cả là hiện tượng mạnh hơn những hiện tượng khác mà ta đem so sánh với nó” [72;38] Và cũng từ đó, ông tách cái cao cả ra khỏi cái đẹp “Cái cao cả không phải là một sự biến dạng của cái đẹp, quan niệm về cái cao cả hoàn toàn khác với quan niệm về cái đẹp, giữa

Trang 19

chúng không có mối quan hệ bên trong và cũng không có sự đối lập bên trong”[72;171] Điều này lại bộc lộ mặt thiếu sót về phép biện chứng khi ông tách rời một cách tuyệt đối giữa cái đẹp và cái cao cả Hơn nữa, ông cũng chưa quan niệm được chất và lượng của bản thân cái thẩm mỹ Có những đại lượng rất to lớn nhưng nó không có ý nghĩa thẩm mỹ của cái cao cả Đúng là cái cao cả mạnh hơn, to lớn hơn, phi thường hơn nhưng đó phải là cái đẹp mạnh hơn, cái đẹp to lớn hơn, cái đẹp phi thường hơn mới là cái cao cả Cái cao cả chính là cái đẹp lý tưởng Nó đặc trưng bằng chất và số lượng gắn với

lý tưởng và là mức độ phát triển hài hoà hơn, sâu sắc hơn, mạnh mẽ hơn và có

ý nghĩa xã hội rộng lớn hơn của cái đẹp

Có thể thấy, những quan niệm trên về cái cao cả có những điều hợp lý, nói về một cái to lớn, tình cảm vĩ đại Song trong mỗi quan điểm đều tuyệt đối hoá các mặt quan hệ thẩm mỹ Kant tuyệt đối hoá mặt chủ thể khắc phục sự

sợ hãi Hêghen tuyệt đối hoá sự vận động của tinh thần tuyệt đối Tsécnưsépxki tuyệt đối hoá mặt lượng của đối tượng thẩm mỹ Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế của họ chính là ở chỗ, họ không có quan niệm đúng đắn về mối quan hệ giữa tự nhiên và con người, vật chất và lao động Khác với tất cả các quan niệm về cái cao cả trước đó, trên cơ sở tiếp thu những quan niệm về cái cao cả của nền mỹ học truyền thống châu Âu, Mác và Ăngghen giải thích cái cao cả xuất hiện trong quá trình lao động và chiến đấu của con người Các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác tin tưởng mạnh mẽ vào khả năng cải tạo thế giới của con người và tin tưởng tương lai con người với các phát minh khoa học của mình có thể chinh phục được các lực lượng tự nhiên,

do đó đã quan niệm: Bản chất thật sự của con người là vĩ đại, là cao cả hơn nhiều so với bản chất tưởng tượng của tất cả mọi vị “thần” có thể vốn chỉ là

sự phản ánh mơ hồ và sai lệch của chính con người

Trang 20

Trong quan niệm mỹ học này của Ăngghen, xuất phát từ cách hiểu cái cao cả không phải là cái vốn có của tự nhiên, mà nó sản sinh ra từ thực tiễn thẩm mỹ của con người, con người đã hiến dâng năng lực bản chất của mình chinh phục tự nhiên và do đó con người cũng trở thành cao cả Cái cao cả thuộc về con người Cái cao cả nhất trong tự nhiên, trong xã hội là lao động sáng tạo của con người, con người là sản phẩm trực tiếp của tự nhiên, nó phát huy năng lực bản chất của mình theo quy luật cái đẹp Tính thẩm mỹ của cái cao cả phụ thuộc vào sức mạnh của con người

Trong mỹ học Mác - Lênin, cái cao cả thể hiện tập trung, thực chất ở những sự kiện hoặc những hiện tượng trọng đại gợi ra trong con người một tình cảm đặc biệt, gắn liền với sự kính trọng, khâm phục, tự hào và vui sướng Cái cao cả nảy sinh từ những hiện tượng có quy mô, sức mạnh, ý nghĩa lớn lao Trước hết, mỹ học Mác - Lênin coi cái cao cả không phải là một ý niệm

mà là sản phẩm của thực tiễn thẩm mỹ Thống nhất với các nhà mỹ học duy vật coi cái cao cả là một hiện tượng khách quan, song mỹ học Mác - Lênin không thể chấp nhận quan niệm cho rằng, cái cao cả là cái to lớn hơn cái ta đem ra so sánh với nó

Cái cao cả cần được xem xét trong quan hệ thẩm mỹ chứ không phải trong quan hệ thực dụng Một hiện tượng tự nhiên được gọi là cao cả khi nó nằm trong quan hệ thực tiễn thẩm mỹ của con người và nói rõ sức mạnh bản chất của con người Nó cao cả đối với con người và loài người, các hiện tượng tự nhiên chưa được phát hiện bản chất cao cả của nó

Nói rằng cái cao cả tồn tại khách quan, nhưng khách quan trong quan hệ với thực tiễn thẩm mỹ của con người Con người với ý thức thẩm mỹ của mình ngày càng hoàn thiện mình sẽ không ngừng làm phong phú các hiện tượng cao cả của con người hiện đại đã làm chủ các đỉnh núi cao, khống chế được bão tố, nắm được quy luật của biển cả tạo ra một trình độ văn hóa mới, cái mà Kant đòi hỏi sự cần thiết nhất của xúc cảm cao cả

Trang 21

Có thể tán thành một phần nào với các nhà mỹ học duy vật rằng cái cao

cả mạnh hơn, phi thường hơn sự vật cùng loại, nhưng thực chất là cái đẹp

mạnh hơn, cái đẹp lý tưởng hơn, cái đẹp tiềm năng hơn, chứ không phải cái

ngoài thẩm mỹ Tsécnưsépxki đã tách cái cao cả ra khỏi cái đẹp, do đó ông không thể nào giải thích đúng bản chất thẩm mỹ của cái đẹp

Theo quan niệm của mỹ học Mác - Lênin, cái cao cả được đặc trưng bởi chất lượng và gần gũi với lý tưởng Nó là cái đẹp trở về với nó tập trung hơn, mạnh mẽ hơn và có ý nghĩa xã hội rộng lớn hơn

Cái cao cả phải tạo được niềm vui, sự khâm phục, sự hào hứng trong quá trình con người vươn lên làm chủ thiên nhiên, làm chủ xã hội và làm chủ bản thân mình

Có thể nói, cái cao cả là một phạm trù mỹ học cơ bản, thể hiện bản chất

của con người trong quan hệ thẩm mỹ mang giá trị cái đẹp mạnh hơn, gần gũi với lý tưởng xã hội tiên tiến

Như vậy bản chất thẩm mỹ của cái cao cả chính là phẩm chất thẩm mỹ của các hiện tượng, các quá trình lịch sử có một quy mô đồ sộ, các hình tượng nghệ thuật hoành tráng, biểu hiện sức mạnh bản chất của con người trong lao động, trong chiến đấu, mở ra những khát vọng mới để con người không ngừng hoàn thiện bản thân mình và cuộc sống quanh mình

* Bản chất cái cao cả trong cuộc sống

Cái cao cả được biểu hiện trong cuộc sống mang yếu tố thẩm mỹ trước hết là những cái đẹp của con người Đó là những cái đẹp trong lao động, trong các hành vi, trong các quan hệ ứng xử, trong đạo đức của con người Cái đẹp đó được nhân rộng ra, phát triển cao hơn trong hoàn cảnh khó khăn, cái đẹp từ cái thẩm mỹ bình thường đã mang yếu tố của cái cao cả Cái cao cả trong cuộc sống thể hiện cố gắng không ngừng của con người, vươn lên thực hiện các nhiệm vụ có ý nghĩa xã hội rộng lớn được nhiều người tôn vinh

Trang 22

Cuộc sống của con người là một quá trình chinh phục tự nhiên, cải tạo xã hội và khẳng định con người là chủ thể của sự phát triển lịch sử Khát vọng vươn lên, sức mạnh bản chất của con người được khẳng định trong quá trình lao động, chiến đấu, trong việc đáp ứng và giải quyết những yêu cầu và nhiệm

vụ của chính bản thân cuộc sống Quá trình ấy cũng nhằm đáp ứng và thoả mãn những nhu cầu thẩm mỹ nói chung của con người

Cái cao cả bao gồm những hiện tượng muôn màu, muôn vẻ trong tự nhiên, xã hội Cũng như cái đẹp, cái cao cả là một thuộc tính thẩm mỹ khách quan của những hiện tượng tự nhiên, xã hội Nhưng khác với cái đẹp, cái cao

cả gắn liền với ý nghĩa xã hội phi thường của đối tượng Nó mang trong bản thân sức mạnh tiềm tàng to lớn, một quyền lực đặc biệt gợi lên những tình cảm có tác dụng nâng con người vượt lên trên cái tầm thường, nhỏ mọn và giúp con người đấu tranh với cái thấp hèn

Những sự kiện hùng vĩ của tự nhiên như biển cả, sóng dữ, thác nước, những dãy núi đồ sộ, bão táp, bầu trời lóng lánh sao và thiên nhiên bát ngát mênh mông đều là những hiện tượng cao cả, nó mở ra cho con người những khả năng vô tận để chinh phục

Quá trình phát triển của lịch sử loài người cũng là quá trình con người từng bước khám phá, biến đổi, chinh phục tự nhiên nhằm hiện thực hóa, khách quan hóa những nhu cầu, mong muốn, tình cảm, ý chí chủ quan của con người Thiên nhiên đối với con người không còn là một thế lực huyền bí, khủng khiếp, rùng rợn luôn luôn rình rập, đe dọa cuộc sống của con người bằng những tai họa nó gây ra Một khi con người đã nắm bắt được những quy luật của tự nhiên

và hoạt động tuân theo những quy luật khách quan ấy, những hiện tượng kỳ vĩ của tự nhiên sẽ mang lại cho con người những khả năng mới hầu như vô tận để tiếp tục đồng hóa chúng Giữa tự nhiên và con người là đôi bạn đồng hành chung thủy, một mối quan hệ biện chứng, hài hòa Trong mối quan hệ đó, con

Trang 23

người là “tồn tại của tự nhiên đối với con người, còn tự nhiên thì rõ ràng trở thành tồn tại của con người đối với con người” [52;182]

Cuộc sống của con người là một quá trình sáng tạo không ngừng và khát vọng vươn lên của con người đã làm nảy sinh sức mạnh của nó Quá trình phát triển của lịch sử xã hội sẽ từng bước làm xuất hiện những khía cạnh mới, những phẩm chất, thuộc tính ngày càng có ý nghĩa to lớn hơn đối với con người, ngày càng đặt con người vào việc phải giải quyết các vấn đề khó khăn, phức tạp hơn Trong lao động cũng như trong chiến đấu, con người luôn luôn được thử sức với những nhiệm vụ lớn hơn sức có sẵn của mình

Sức mạnh bản chất của con người thể hiện ở khả năng lao động và sức sáng tạo Sự kiên trì, dũng cảm, sáng tạo cho sự phát triển đất nước, chống nghèo nàn, lạc hậu đều mang ý nghĩa thẩm mỹ của cái cao cả Nói cách khác, cái cao cả chính là thể hiện cái khả năng cải tạo thế giới to lớn của con người với những khát vọng mang tính chất lý tưởng thẩm mỹ sâu sắc Biển cả, sóng

dữ, thác nước, bầu trời là nơi con người chinh phục Hiện tượng thẩm mỹ càng hùng vĩ thì sức mạnh bản chất của con người càng cao Con người đã chinh phục những đỉnh cao lý tưởng in bóng mình trên các mái nhà của thế giới Con người đã quật ngã được các đợt sóng thần, ru biển ngủ trong tiếng thở bình yên

Trong những trận chiến đấu, cái cao cả được biểu hiện rõ rệt hơn bao giờ hết Chiến đấu vì sự giải phóng con người, chiến đấu chống áp bức bóc lột, xâm lược với khí phách kiên cường, lý tưởng tiên tiến Những cuộc cách mạng xã hội lớn lao, những cuộc đấu tranh long trời chuyển đất của quần chúng nhân dân có ý nghĩa sâu rộng với một dân tộc, một giai đoạn lịch sử, một thời đại, những cống hiến cho một sự nghiệp chính nghĩa, cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng xã hội mới tốt đẹp không có áp bức bất công, không còn nghèo nàn, lạc hậu là những cuộc đấu tranh vĩ đại Đó là cuộc tấn

Trang 24

công vào những thế lực dã man, tàn bạo giành lấy văn minh tươi sáng và cái đẹp Đó là cuộc đấu tranh chứa đầy những huyền thoại về cái cao cả

Trong sự nghiệp lao động và chiến đấu của nhân loại nói chung và nhân dân ta nói riêng, rất nhiều con người bình thường đã trở thành chiến sĩ thi đua, anh hùng lao động, anh hùng các lực lượng vũ trang với những phẩm chất thẩm mỹ cao cả Những con người này đã biết đặt lợi ích cao quý của cộng đồng vào các hoạt động sống, lao động và chiến đấu của mình Họ đã phải vượt qua rất nhiều khó khăn, khắc phục muôn ngàn trở ngại thực hiện thắng lợi các mục tiêu cao cả của cộng đồng Các hoạt động của họ mang dấu ấn của dân tộc và thời đại, đáp ứng các chuẩn mực thẩm mỹ về cái cao cả mà cả cộng đồng đã dùng làm thước đo Có thể nói, chủ nghĩa anh hùng là một hiện tượng thẩm mỹ nổi bật của cái cao cả trong cuộc sống Nhưng theo các nhà kinh điển, chủ nghĩa anh hùng không phải là phẩm chất thẩm mỹ cá nhân chỉ

có ở một vài người, cũng không phải là những phẩm chất sẵn có Mà đó là những phẩm chất gắn với thực tiễn thẩm mỹ của mọi người Mỗi người bình thường nếu thực hiện được xuất sắc các lý tưởng thẩm mỹ của xã hội về những phương diện nhất định đều vươn lên được cái cao cả

Các vĩ nhân đều là những con người cao cả Họ chính là những sứ giả của lịch sử, với sứ mệnh to lớn, cao cả mà lịch sử đã đặt ra và họ đã hoàn thành những nhiệm vụ ấy với một ý nghĩa thẩm mỹ sâu rộng Sức sống mãnh liệt và hoạt động phong phú của các vĩ nhân đã truyền đến các chủ thể thẩm

mỹ của thời đại tình cảm tôn trọng và biết ơn

Quá trình phát triển của cái cao cả là đi từ cái bình thường tới cái phi thường, sau đó cái phi thường lại trở thành cái bình thường mới Trong cái bình thường đó đã chứa đựng yếu tố phi thường Đó là quá trình hoàn thiện các lực lượng bản chất của con người Cái vòng khâu thẩm mỹ cứ diễn biến liên tục

Trang 25

Cái đang đến với lý tưởng trở thành cái lý tưởng, cái đã hoàn thiện, cái lý tưởng trở thành cái phi thường ở một môi trường thẩm mỹ mới Các cấp, các bậc của trường thẩm mỹ đang đánh dấu tính chất và hiệu lực của cái cao cả

Cái anh hùng mang nội dung tích cực của quá trình lịch sử Cái vĩ đại của lịch sử là nhân dân đã được tổ chức, được liên hiệp theo lý tưởng xã hội, đạo đức, thẩm mỹ tiến bộ Động lực của lịch sử là quần chúng nhân dân Nhân dân

là anh hùng cao quý nhất của lịch sử Khi thu hút được sức mạnh của nhân dân thì các anh hùng sẽ xuất hiện Anh hùng là người nhìn xa, thấy trước, tập hợp được nguyện vọng của đông đảo nhân dân Anh hùng là người đưa nhân dân đi đúng quy luật tất yếu của lịch sử

Những người anh hùng chân chính của dân tộc thường có ý chí và nghị lực phi thường Lòng nhân ái bao la ở họ đã tạo cho anh hùng một diện mạo văn hóa…

Đức tính khiêm tốn và giản dị của những anh hùng là sức mạnh vĩ đại nhất của họ Phẩm chất đạo đức này không làm mất đi uy tín của anh hùng Phẩm chất thẩm mỹ của anh hùng không phải ở sự thổi phồng quyền lực, quyền lực không phải phương tiện tiến thân của anh hùng Tình cảm nhân hậu, lòng yêu cái thiện, cái mỹ là sức mạnh để anh hùng vươn lên từ trong nhân dân

Sức mạnh lý tưởng và tình cảm lớn lao của con người đều được đưa vào nghệ thuật anh hùng ca và nghệ thuật hoành tráng Đây là một trong những mảng nghệ thuật biểu hiện sức mạnh bản chất của con người Ngày nay, với các công trình kiến trúc đồ sộ, với việc đưa con người ra khỏi sức hút của trái đất và cả việc con người từ bỏ các khát vọng xấu xa của mình đã chứng tỏ những lực lượng bản chất của con người đang phát huy Tiềm năng của con người là phong phú Cái cao cả chờ đón mọi sức mạnh bản chất của con người để tiếp tục khái quát những nét thẩm mỹ mới

Trang 26

Các khát vọng cải tạo thế giới và hoàn thiện thế giới của con người không ngừng gia tăng Tất cả những dự đoán của các nhà mỹ học nào đó về sự thay thế các phạm trù về cái sinh tồn, cái phi lý, cái tan rã cho những phạm trù mỹ học truyền thống như cái đẹp và cái cao cả đều vô căn cứ Tiến bộ xã hội là xu thế tất yếu của loài người Tan rã, hỗn loạn là tình huống phải khắc phục của cái hài hòa và cái cao cả

Cái cao cả và cái đẹp đều là những hiện tượng thẩm mỹ tích cực, đều góp phần thúc đẩy sự phát triển tiến bộ của xã hội, do đó đều phù hợp với lý tưởng thẩm mỹ xã hội tiên tiến Vì vậy, cái cao cả có mối liên hệ khăng khít với cái đẹp, chúng xuyên thấm lẫn nhau trong quá trình lịch sử Cái cao cả đối lập với cái cực xấu, cái khốc liệt, cái khủng khiếp Cái đẹp có trong tự nhiên, trong đời sống xã hội, trong con người, cả từ nội tâm đến ngoại hình Cái cao

cả cũng được thể hiện trong tự nhiên, trong con người, nhất là trong cuộc đấu tranh quyết liệt của con người cho một lý tưởng xã hội tiến bộ Mối quan hệ biện chứng giữa cái đẹp và cái cao cả còn thể hiện ở chỗ, cái cao cả thường gắn chặt chủ yếu với cái đẹp bên trong, cái đẹp tâm hồn của con người Một con người, một hành động được gọi là cao cả vì trước hết là nó đẹp Cái xấu cho dù có hành động phi thường đến đâu cũng không thể là cao cả được, trái lại càng thêm xấu, thêm thấp hèn

Về mặt chất lượng cái cao cả là đồng loại với cái đẹp, song ở cái cao cả, mặt số lượng cũng có một ý nghĩa thẩm mỹ nhất định Cái đẹp và cái cao cả là hai phạm trù đồng chất và có mối quan hệ chuyển tiếp Bất cứ cái cao cả nào cũng đều là đẹp, song không phải bất cứ cái đẹp nào cũng là cái cao cả Cái cao

cả là cái đẹp rực rỡ, cái đẹp cao độ, thanh cao, tuyệt vời, nó thanh lọc và gột rửa tâm hồn con người Cái đẹp và cái cao cả có sự khác nhau về mức độ lớn mạnh, một mức độ vượt trội hẳn lên Cái đẹp là sự tương ứng giữa hình thức đều đặn, cân đối, hài hòa, hợp với quy luật và nội dung thể hiện được bản chất

Trang 27

tốt đẹp của con người Cái cao cả thể hiện những hành động tích cực, có hiệu quả, đầy nhiệt tình, tác động mạnh đến quá trình phát triển tiến bộ của xã hội, của hiện thực thẩm mỹ Nó chẳng những đưa lại những tình cảm do cái đẹp đưa lại mà còn thể hiện rõ lý tưởng thẩm mỹ như cái đẹp để mang lại sự cảm phục, niềm tự hào, lòng biết ơn, nhất là khát vọng vươn lên lập chiến công Như vậy, cái cao cả chẳng những là cái đẹp, nó còn có tác dụng làm nảy nở cái đẹp, nhân cái đẹp lên gấp bội, cải tạo hiện thực theo quy luật của cái đẹp

Cái cao cả là cái đẹp được nhân lên gấp bội, nói như thế không có nghĩa

là nhiều cái đẹp cộng lại với nhau, không có tính quy định về chất của sự vật,

mà bao gồm đầy đủ cả hai mặt chất và lượng của cái cao cả Mặc dù chúng ta không coi nhẹ quá trình tích lũy những thay đổi không rõ rệt và dần dần về số lượng của cái đẹp, nhưng điểm quyết định là phải có bước nhảy vọt, bước quá

độ đột biến, tất yếu để cái đẹp được nhân lên gấp bội chuyển về chất sang cái cao cả

Cái đẹp cũng như cái cao cả đều là hai phạm trù mỹ học cơ bản và là những hiện tượng thẩm mỹ tích cực góp phần thúc đẩy sự phát triển tiến bộ của xã hội, do đó đều phù hợp với lý tưởng thẩm mỹ xã hội tiên tiến Song, để làm sáng tỏ hơn mối quan hệ giữa cái đẹp và cái cao cả trong cuộc sống, chúng ta còn phải trình bày sự biểu hiện, thâm nhập lẫn nhau của hai phạm trù này trong quá trình lao động sáng tạo của con người

Trong cuộc sống, cái cao cả không chỉ có quan hệ với cái đẹp, mà nó có

cả quan hệ với cái bi Các phẩm chất thẩm mỹ của cái đẹp, cái cao cả và cái bi

có một mối liên hệ sâu sắc Cái đẹp và cái cao cả của cuộc sống không phải lúc nào cũng chiến thắng được các lực lượng thù địch với nó Trong lao động không phải những người đạt tới danh hiệu anh hùng là họ không từng nếm trải

sự thất bại, có khi phải hy sinh tính mạng Trong chiến đấu cũng như vậy,

Trang 28

trước kẻ thù mạnh hơn, chúng ta cần đến những hành động dũng cảm Nhưng không phải lúc nào ta cũng chiến thắng kẻ thù Nhiều anh hùng đã ngã xuống cho trận chiến đấu được thắng lợi Vì lý do đó cái cao cả trong đời sống khi bị thất bại tạm thời thì có liên hệ với cái bi

Có những trường hợp cái bi đã làm tôn vinh cái cao cả, tạo cho cái cao

cả trở thành bất tử trong lòng nhân dân

Cái cao cả cũng có thể quan hệ với cái hài trong đời sống Không phải mọi anh hùng, mọi dũng sĩ, mọi lãnh tụ đều là những người luôn luôn hoàn thiện Trong quá trình trở thành cái cao cả, có nơi, có lúc cái cao cả mang một

số yếu tố của cái hài Người ta đã từng biết nhiều anh hùng và chiến sĩ thi đua

đã vụng về trong tình yêu Cái điểm yếu trong cái cao cả có khả năng trở thành cái hài trong cuộc sống: nhiều người lao động giỏi, chiến đấu kiên cường nhưng lại loay hoay không biết cầm cái kim, vá quần áo, không biết bật bếp ga, nhóm lửa thổi cơm… Cái đẹp, cái cao cả trong một thời điểm lịch

sử nào đó đã thỏa hiệp với cái xấu, đã để cho cái xấu lừa phỉnh và thất bại trước cái xấu không đáng thất bại Cái đẹp, cái cao cả đó sẽ trở thành hài hước Có người anh hùng ngoài chiến trận nhưng bị gục ngã trước những cám

dỗ thấp hèn, trở thành trò cười cho thiên hạ

* Cái cao cả trong nghệ thuật

Cái anh hùng, cái cao cả trong cuộc sống là cơ sở, là đối tượng của các hình tượng anh hùng và cao cả trong nghệ thuật Nghệ thuật của nhân loại và của dân tộc ta từ rất lâu đã quan tâm miêu tả cái cao cả Cái cao cả trong nghệ thuật có thể là những con sông, đỉnh núi, vạt rừng gắn liền với cuộc sống, với

sự chinh phục của con người đã từng được phản ánh trong biết bao nhiêu thần thoại, thi ca, có thể là những hình tượng anh hùng chiến thắng mọi cái xấu, song cũng có hình tượng không vượt qua được cái xấu trở thành hình tượng bi kịch Dù là hình tượng anh hùng ca hay bi kịch thì cái cao cả trong nghệ thuật

Trang 29

cũng là những hình tượng hoành tráng như Kim tự tháp, tượng miêu tả thần Dớt của Phêđiát, hình tượng Prômêtê bị xiềng trên đỉnh Ôlimpơ…

Lịch sử của dân tộc ta và nhân loại là lịch sử của lao động Mác đã gọi lịch sử toàn thế giới chẳng qua là lịch sử của lao động và thông qua lao động của con người Cái vĩ đại nhất của lịch sử thuộc về quần chúng nhân dân Nhân dân là những người đã sáng tạo ra lịch sử Các hoạt động của quần chúng nhân dân chính là động lực của lịch sử Nhân dân ta đã tạo nên cái cao

cả, nuôi dưỡng cái cao cả và là đại biểu xứng đáng nhất của cái cao cả Nghệ thuật phản ánh các khát vọng cao cả của nhân dân sẽ được nhân dân lưu giữ,

và đến lượt mình, nhân dân sẽ là chủ thể sáng tạo ra mọi cái cao cả của cuộc sống và nghệ thuật

Người nghệ sĩ biến cái vô tận của vũ trụ, của biển trời mây núi và nhất là biến cái vô tận của xã hội, của lịch sử biến hóa không cùng, phát triển cách mạng không cùng thành cái cao cả đại diện chân chính cho dân tộc, cho thời đại, làm cho nó trở nên trường sinh bất tử Sự bất tử của những nhân vật cao

cả dựa vào quan niệm của nhân dân về con người cao cả đã giành được vinh quang bất tử bằng sự nghiệp chiến đấu, sáng tạo của mình và xứng đáng được mọi người yêu mến chứ không phải dựa vào quan niệm tôn giáo thần bí Nhân vật cao cả là người đại diện cho quần chúng, đấu tranh cùng với quần chúng giành lợi ích cho nhân dân, cho những mục đích và ý nghĩa phổ biến của xã hội Do đó, trái tim người cao cả tràn ngập những niềm tin vững chắc vào sự tất thắng của sự nghiệp mà mình hiến dâng cả cuộc đời để theo đuổi Cảm xúc

về sự bất tử của con người cao cả nhân đấy được biểu hiện trong sáng tạo nghệ thuật của chúng ta, nền nghệ thuật có tính triết học cao, đòi hỏi những tính cách có quy mô lớn, những mục đích đấu tranh cao quý, có tính phổ biến,

có ý nghĩa lịch sử toàn dân tộc, toàn thế giới

Cái cao cả có tác dụng đặc biệt lớn lao trong nghệ thuật, trong những thời đại chuyển biến của lịch sử, nó phản ánh sự gay go và phức tạp đặc biệt

Trang 30

của những vấn đề mà thời đại, lịch sử đặt ra cho nhân dân, cho những nhân vật ưu tú Cái cao cả trong cách mạng có thể gắn với cái chết của một số nhân vật đại diện cho quần chúng nhân dân, người đã hy sinh xương máu cả đời mình cho sự thắng lợi của chế độ mới Nhưng họ không đơn độc, mà bất tử trong lòng nhân dân Họ là biểu tượng ngời sáng cho sự chiến thắng đối với cái cũ, đối với các thế lực cản trở bước tiến của lịch sử

Trong công cuộc dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm của dân tộc ta,

đã có không ít những anh hùng, những vĩ nhân để lại dấu ấn đậm nét trong lịch sử và những tác phẩm miêu tả những con người cao cả, những tư tưởng cao cả Anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi là một trong những hình tượng như thế Ông không chỉ là một nhà chính trị, nhà quân sự tài năng mà còn là một nhà tư tưởng kiệt xuất của dân tộc Việt Nam cuối thế kỷ XIV - đầu thế kỷ

XV Một sự nghiệp vĩ đại, một khối lượng tác phẩm đồ sộ đã phản ánh những

tư tưởng cao cả, vượt tầm thời đại của ông

1.2 Cơ sở hình thành cái cao cả trong tư tưởng Nguyễn Trãi

1.2.1 Bối cảnh lịch sử

Cuộc đời, sự nghiệp và tư tưởng của Nguyễn Trãi gắn liền với bối cảnh lịch sử Đại Việt cuối thế kỷ XIV - đầu thế kỷ XV, trải qua các sự biến dồn dập: từ nhà Trần sang nhà Hồ, từ nhà Hồ sang sự thống trị của nhà Minh, từ

sự thống trị của giặc Minh sang cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, từ kháng chiến thắng lợi đến thời kỳ xây dựng đất nước cho đến ngày ông bị sát hại và đối với mỗi giai đoạn chuyển biến ấy, với tài năng và tư tưởng tiến bộ của mình, Nguyễn Trãi đã tham gia vào quá trình vận động đó của lịch sử Tư tưởng của Nguyễn Trãi được hình thành, nuôi dưỡng và phát huy tác dụng trong suốt thời kỳ đầy biến động, gian lao và bão táp ấy của lịch sử dân tộc Ông là nhà

tư tưởng lớn, tên tuổi ông sáng chói trong lịch sử dựng nước và giữ nước, trong lịch sử tư tưởng Việt Nam

Trang 31

Có thể nói, 62 năm cuộc đời Nguyễn Trãi đã chứng kiến những bước thăng trầm của lịch sử dân tộc và triều đại Ông đã sống 20 năm cuối triều Trần - một quyền lực truyền thống đã sa đoạ và gần như đã nằm trong tay khống chế của Hồ Quý Ly; 7 năm dưới triều Hồ - một quyền lực đang xây dựng dang dở; 20 năm dưới thời thuộc Minh và chống Minh thuộc - một thời

kỳ đầy bão táp của bạo lực bành trướng và đô hộ Trung Quốc, đầy bão của bạo lực quần chúng, của toàn thể dân tộc được tổ chức, vùng dậy đấu tranh chống bành trướng và đô hộ Trung Quốc, giải phóng dân tộc, giành độc lập,

tự do; và 15 năm đầu triều Lê, với những lộn xộn sau chiến tranh và đảo lộn thân phận xã hội quá nhanh của một triều đại dân tộc lớn cuối cùng của lịch

sử Việt Nam, đã có xu hướng chuyên chế “kiểu châu Á”

Chế độ phong kiến sau mấy thế kỷ hưng thịnh bắt đầu bước vào giai đoạn khủng hoảng với những biến động sâu sắc Kinh tế điền trang thái ấp đã trở nên lạc hậu, kìm hãm sự phát triển của sức sản xuất Trong lúc đó, kinh tế hàng hóa, kinh tế địa chủ phát triển làm lay chuyển cơ sở kinh tế điền trang thái ấp

Yêu cầu của xã hội Đại Việt cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV là thủ tiêu điền trang thái ấp, giải phóng nông nô, nô tỳ, thúc đẩy kinh tế địa chủ với quan hệ địa chủ tá điền phát triển nhằm mở đường cho chế độ phong kiến tiến lên giai đoạn mới cao hơn

Tầng lớp vua quan quý tộc nhà Trần ngày càng suy đồi, tăng cường bóc lột, vơ vét để hưởng thụ sau những năm tháng kháng chiến gian khổ

Tình hình kinh tế - xã hội ngày càng khủng hoảng nghiêm trọng: quý tộc, địa chủ bao chiếm ruộng đất, ruộng đất điền trang ngày càng nhiều, nhà sư, nhà chùa trở thành những địa chủ lớn Điều đó dẫn đến sản xuất tự do của nông dân bị đe dọa, số lớn nông dân bị nông nô hóa, số trở thành lưu vong, sản xuất nông nghiệp đình đốn Mất mùa, đói kém xảy ra thường xuyên Đời sống vô

Trang 32

cùng khốn khổ của nông dân dẫn tới hàng loạt cuộc khởi nghĩa do Ngô Bệ, Trần Tề, Phạm Sư Ôn lãnh đạo

Triều Trần từng bước suy sụp, dựa vào uy thế của ngoại thích, năm 1400

Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần, tự xưng là hoàng đế, đổi quốc hiệu là Đại Ngu, chính thức lập ra nhà Hồ (1400-1407)

Hồ Quý Ly đã nhận thức được những nguyên nhân sâu xa của tình trạng khủng hoảng của xã hội Đại Việt cuối thế kỷ XIV nên sau khi nắm quyền, Hồ Quý Ly mạnh dạn tiến hành một loạt cải cách nhằm giải quyết tình trạng khủng hoảng cuối thế kỷ XIV và phục hồi, củng cố quốc gia quân chủ trung ương tập quyền đang lâm nguy

Những cải cách của Hồ Quý Ly có mặt tiến bộ, tích cực nhưng chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu phát triển của xã hội Dưới triều nhà Hồ, xã hội Đại Việt

đã có những bước tiến nhất định, nhưng cuộc khủng hoảng kinh tế điền trang thái ấp và chế độ nông nô, nô tỳ vẫn chưa được giải quyết Nhà Hồ đứng trước những thử thách cực kỳ nghiêm trọng Chính quyền nhà Hồ mới thành lập chưa được củng cố, thiếu cơ sở xã hội vững chắc, mâu thuẫn xã hội có từ cuối thời Trần vẫn không được hòa hoãn Âm mưu xâm lược của nhà Minh ngày càng trở thành hiện thực

Lợi dụng sự khủng hoảng xã hội, sự phản ứng của nhân dân và sự chống đối của quý tộc nhà Trần đối với triều đại Hồ Quý Ly, ngày 19/11/1406 nhà Minh tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt và sau 6 tháng chống cự yếu ớt, cuộc kháng chiến của triều Hồ bị thất bại hoàn toàn

Sau 4 thế kỷ độc lập, tự chủ, với cuộc kháng chiến thất bại của Hồ Quý

Ly, lịch sử dân tộc lâm vào tình cảnh tăm tối Đó là sự thống trị tàn bạo của quân Minh, nó đã cản trở và kìm hãm gay gắt sự phát triển của xã hội Đại Việt, đe dọa nghiêm trọng vận mệnh của cả dân tộc và sự sinh tồn của mỗi con người

Trang 33

Thủ tiêu ách đô hộ của nhà Minh, quét sạch quân xâm lược ra khỏi bờ cõi, khôi phục nền độc lập, tự chủ cho đất nước là nhiệm vụ lịch sử và tiếng gọi thiêng liêng của dân tộc

Nguyễn Trãi đã tìm đến Lê Lợi, một hào trưởng đất Lam Sơn, một người yêu nước xuất thân thứ dân, không có bằng cấp, quan tước, nhưng có tài cao chí cả và uy tín, ảnh hưởng rộng lớn khắp vùng Đó là vị minh chủ có đủ tài đức đưa sự nghiệp giải phóng đất nước đến thắng lợi mà Nguyễn Trãi gửi gắm niềm tin

Từ đó, Nguyễn Trãi luôn luôn có mặt bên cạnh Bình Ðịnh Vương Lê Lợi

từ khi cuộc khởi nghĩa bùng nổ ở Lam Sơn cho đến khi kết thúc thắng lợi Cùng với Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã có nhiều cống hiến vĩ đại cho sự nghiệp cao

cả của dân tộc Ông là vị anh hùng dân tộc, một con người văn võ song toàn

có đầy đủ nhân, trí, dũng, là thiên tài trên nhiều lĩnh vực: tư tưởng, chính trị, ngoại giao, văn hóa,

Nguyễn Trãi không có những trước tác riêng về tư tưởng, không đề ra học thuyết, quan niệm, lý luận… thành một hệ thống quan điểm nào đó mà xuất phát từ chính thực tiễn đầy sôi động cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV để

tư duy, suy xét, từ đó hành động tích cực trong cuộc sống Chính vì vậy, tư tưởng của Nguyễn Trãi luôn gắn liền với thực tiễn lịch sử đầy biến động này trên nền tảng bề dày truyền thống hàng ngàn năm của dân tộc Đó là yếu tố tạo nên tính đa dạng, phong phú trong tư tưởng của ông

Nguyễn Trãi đã gắn bó cả cuộc đời mình với lịch sử đất nước và ông đã vượt lên tất cả những biến động của lịch sử bởi một tầm nhìn rộng lớn về chính trị và thời đại, bởi những cống hiến vĩ đại cho lịch sử và dân tộc Nói cách khác, Nguyễn Trãi là sản phẩm của một thời đại cao cả, thời đại với những vấn đề hết sức lớn lao mà nó đặt ra Và chính ông là người đã giải quyết được những vấn đề đó, đáp ứng được những điều kiện của lịch sử, xứng đáng trở thành một vĩ nhân của thời đại

Trang 34

1.2.2 Cuộc đời hoạt động của Nguyễn Trãi

Nguyễn Trãi (1380-1442), nguyên quán xã Chi Ngại, huyện Phượng Sơn (nay là xã Cộng Hòa, huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương) sau dời đến làng Nhị Khê, huyện Thượng Phúc (nay là huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội) Nguyễn Trãi sinh ra trong một gia đình có truyền thống Nho học và khoa cử, cha là Nguyễn Phi Khanh, vốn là nhà Nho nghèo dạy học, thi đỗ Thái học sinh năm 1374, sung chức Tư nghiệp Quốc Tử giám dưới thời nhà Hồ; mẹ là Trần Thị Thái, con gái quan Tư đồ Trần Nguyên Đán Sáu tuổi, Nguyễn Trãi đã ham đọc sách và thời trẻ đã nức tiếng thơm về học vấn trong giới nhà Nho 20 tuổi, ông thi đỗ Thái học sinh trong khoa thi đầu tiên do nhà Hồ tổ chức (1400) sau đó làm quan đến chức Ngự sử đài chính chưởng (dưới thời Hồ Hán Thương 1401-1407)

Cuối năm 1406, giặc Minh xâm lược Đại Ngu Tháng 4 năm 1407, nhà

Hồ thất bại trong cuộc kháng chiến chống quân Minh, nhiều triều thần bị giặc bắt, đưa về Trung Quốc, trong đó có cha và em trai Nguyễn Trãi Tương truyền ông đã nghe lời cha quay trở lại để thực hiện ý nguyện cứu nước

Nhà Minh thôn tính nước ta và thực hiện chính sách cai trị tàn bạo Nguyễn Trãi bị giặc bắt và giam lỏng ở phía Nam thành Đông Quan Ông sống trong cảnh cơ cực, thiếu thốn của một người dân mất nước nhưng quyết không để giặc Minh dụ dỗ, mua chuộc Với lòng căm thù và ý chí quyết tâm sâu sắc, ông đã kiên trì đọc sách, suy ngẫm để tìm ra kế sách cứu nước, cứu nhà Sau đó, ông tìm cách trốn khỏi thành Đông Quan, tìm vào Thanh Hóa,

dâng Bình Ngô sách lên thủ lĩnh Lê Lợi và chính thức tham gia phong trào

khởi nghĩa Lam Sơn với mục đích “lo vận nước”, “cứu lê dân”, “rửa mối hận nghìn thu” để xây dựng “nền thái bình muôn thuở”

Trong sự nghiệp bình Ngô, Nguyễn Trãi giữ vai trò quan trọng và có nhiều cống hiến lớn lao trong việc đề ra đường lối cứu nước, khắc phục

Trang 35

những sai lầm của triều Hồ và các cuộc khởi nghĩa khác, phò tá Lê Lợi trong trù hoạch mưu lược đưa cuộc khởi nghĩa phát triển thành một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc mang tính nhân dân sâu rộng trên quy mô cả nước Nguyễn Trãi còn được Lê Lợi giao cho trọng trách tổ chức và chỉ đạo cuộc đấu tranh địch vận "ngã mưu phạt nhi tâm công, bất chiến tự khuất" (ta đánh bằng mưu nên đánh vào lòng người khiến không đánh mà chúng phải khuất phục) Vào giai đoạn kết thúc chiến tranh, Nguyễn Trãi là người đảm đương cuộc đấu tranh trên mặt trận chính trị, ngoại giao nhằm phát huy những thắng lợi quân sự để sớm chấm dứt chiến tranh “sửa hoà hiếu cho hai nước, tắt muôn đời chiến tranh” và có lúc “miệng hổ lăn mình, quyết nghị hoà để hai

nước can qua đều khỏi” Ông là người soạn thảo Văn hội thề Ðông Quan và viết Bình Ngô đại cáo, một bản tuyên ngôn độc lập bất hủ, một tổng kết tuyệt

vời về cuộc chiến tranh bình Ngô và toàn bộ lịch sử Việt Nam cho đến lúc đó Với vai trò và những cống hiến lớn lao trong khởi nghĩa Lam Sơn, Nguyễn Trãi đã trở thành một anh hùng cứu nước Đồng thời ông cũng đã chuẩn bị những ý tưởng cho việc xây dựng chế độ chính trị, quân sự, ngoại giao, giáo dục, văn hóa cho triều đại mới Năm 1426, với cương vị là Hàn lâm viện thừa chỉ, Nguyễn Trãi đã chủ động đề xuất với Lê Lợi tổ chức khoa thi để tuyển chọn người tài đức ra giúp nước Khi khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi với cương vị Nhập nội hành khiển, Lại bộ thượng thư, ông càng nỗ lực phát huy tài đức của mình

Nhìn lại trang sử đấu tranh 10 năm ấy, Nguyễn Trãi xuất hiện không chỉ như một nhà chiến lược đại tài, mà còn là một nhà tổ chức cỡ lớn, và cũng là một nhà ngoại giao khôn khéo, khi cứng rắn, khi mềm dẻo nhưng không bao giờ nhượng bộ về nguyên tắc

Có thể nói, thời gian 1418-1428 chính là thời gian mà đạo đức và tài năng của Nguyễn Trãi đã phát triển tới tầm thước của một thiên tài đáp ứng

Trang 36

nhu cầu bức thiết của lịch sử Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn không thể tách rời tên tuổi lộng lẫy của Nguyễn Trãi

Vương triều nhà Lê thành lập, Nguyễn Trãi lại hăm hở mong đem tài sức

ra phò vua, giúp dân, dựng nước Nhưng cũng từ đây, lý tưởng xây dựng đất nước của ông gặp rất nhiều khó khăn Lê Thái Tổ lên ngôi vua và bắt tay vào việc xếp đặt cho vương triều nhà Lê một kỷ cương mới Nguyễn Trãi đã được phong tước hầu, hàm thượng thư, dự việc cơ mật trong triều Ông vinh dự được ban cho tên họ của vua Nguyễn Trãi là vị triều thần anh tài bậc nhất trong triều đình, đang bước vào lứa tuổi sung sức và với tài năng của mình, lịch sử nước nhà còn có thể chờ đợi nhiều thi thố của ông trong sự nghiệp kiến quốc Ấy thế nhưng, giữa lúc “trăm họ” đang chờ đợi một cuộc sống thái bình với vua hiền tướng giỏi thì triều đình nhà Lê cũng bộc lộ đầy rẫy những mâu thuẫn gay gắt giữa các bè phái, kèm theo âm mưu xấu xa nhằm tranh giành quyền lực Tín nhiệm của nhà vua với các đại thần của mình đã bắt đầu mờ nhạt Một số công thần đã bị xử trí tàn nhẫn Năm 1429 nhà vua ra lệnh bắt Trần Nguyên Hãn khiến ông phải tự sát Năm 1430 lại giết hại Phạm Văn Xảo Nguyễn Trãi cũng bị nghi ngờ và bị hạ ngục rồi được tha và phục chức Nhưng

rõ ràng, vị trí của vị công thần khai quốc nhà Lê này đã bị giảm sút nhiều Nguyễn Trãi là người đã chứng kiến tất cả những bi kịch cung đình đó, nhưng ông hoàn toàn bất lực và gần như bị vô hiệu hoá

Lê Thái Tông (1433-1442) lên nối ngôi khi mới 10 tuổi Trong cương vị giúp rập nhà vua trẻ tuổi, Nguyễn Trãi tận dụng mọi cơ hội để hướng nhà vua vào mục tiêu xây dựng một đất nước cường thịnh, chăm lo đến cuộc sống của muôn dân Nhưng lợi dụng nhà vua còn ít tuổi, bọn quyền thần càng lũng đoạn triều chính, bọn quan lại xu nịnh, tham nhũng càng ra sức hoành hành,

sử dụng những thủ đoạn nham hiểm nhất để hãm hại những người tài năng, đạo đức Nguyễn Trãi đã đấu tranh quyết liệt với bọn chúng, nhưng điều trớ

Trang 37

trêu, đau đớn là trong cuộc đấu tranh đó, chân lý thuộc về Nguyễn Trãi nhưng quyền lực lại trong tay bọn quyền thần và ông hoàn toàn bị cô lập Ðây là những năm tháng đau buồn nhất của Nguyễn Trãi.

Trong mười mấy năm cuối đời, Nguyễn Trãi tuy vẫn giữ được quan hàm trong triều đình nhưng trong thực tế chỉ là một chức vụ rất “suông”, rất

“nhàn” Triều đình chỉ ủy thác cho Nguyễn Trãi nghiên cứu nghi lễ, điển chương, luật lệ, viết một số văn kiện có ý nghĩa lịch sử, địa lý, chính trị hoặc chủ trì một số kỳ thi thái học sinh những công việc xứng đáng với một Hàn lâm học sĩ hơn là một vị đại thần Một lần khác, Lê Thái Tông giao cho Nguyễn Trãi nghiên cứu dàn nhạc để ứng dụng vào nghi lễ triều đình, nhưng lại đặt bên cạnh Nguyễn Trãi một tên hoạn quan Rõ ràng là vị thế của Nguyễn Trãi ngày càng sa sút Chán nản đến thất vọng, Nguyễn Trãi đành phải từ quan về sống ẩn dật tại Côn Sơn Nơi đây trở thành nơi an dưỡng lý tưởng đối với một tâm hồn trong sạch, muốn xa lánh cõi đời dơ bẩn, muốn tìm trong cảnh vật thiên nhiên một niềm an ủi Nguyễn Trãi cố gắng vui với thơ ca, với non nước, với cuộc sống thanh bạch, an nhàn Nhưng với một con người nặng lòng yêu nước thương dân tha thiết, nuôi lý tưởng đuổi giặc cứu nước để xây dựng một quốc gia độc lập và giàu mạnh, để thực thi tư tưởng nhân nghĩa đưa lại thanh bình và yên vui cho mọi người, một con người giàu nghị lực và ý chí như Nguyễn Trãi thì ẩn dật đâu phải lẽ sống của ông Vì vậy khi nhà vua trưởng thành, bắt đầu nắm triều chính, trừng phạt một số quyền thần, năm 1439 mời Nguyễn Trãi trở lại giữ chức vụ trong triều Tuy đã tuổi

60, ông vẫn hăm hở đem tài sức ra cống hiến cho đất nước với niềm hi vọng:

Thương thần như ngựa đến tuổi già, còn kham rong ruổi,

Cho thần như thông qua năm rét, càng dạn tuyết sương

Quần môn mặc kệ dèm pha,

Thánh ý cứ bền tín nhiệm

(Biểu tạ ơn)

Trang 38

Nguyễn Trãi lại đảm nhiệm chức vụ cũ, kiêm thêm chức Hàn lâm viện Thừa chỉ và trông coi việc quân dân hai đạo Ðông, Bắc Ðó là những chức vụ quan trọng mở ra khả năng cho phép Nguyễn Trãi thực hiện hoài bão dựng nước của mình Nhưng chỉ 3 năm sau, một tai họa khủng khiếp xảy ra dẫn đến cái chết bi thảm của Nguyễn Trãi Nhân vua Lê Thái Tông sau khi duyệt binh

ở Chí Linh, ghé thăm Nguyễn Trãi ở Côn Sơn và trên đường trở về kinh bị từ trần đột ngột ở Lệ Chi Viên, bọn quyền thần dựng lên một vụ án kết tội ông cùng vợ là Nguyễn Thị Lộ đã ám hại nhà vua Ngày16 tháng 8 năm Nhâm Tuất (19-9-1442), Nguyễn Trãi cùng Nguyễn Thị Lộ và nhiều người thân thuộc bị hành quyết tại pháp trường Thăng Long Rõ ràng, vào cái tuổi ngoài sáu mươi, Nguyễn Trãi với bao nhiêu kiến thức, hoài bão vẫn chứa chan nhiệt tình vì dân vì nước, nhưng cung đình đã ghẻ lạnh quá chừng đối với một vị nguyên huân có một danh vọng quá lớn, có một học vấn quá uyên bác và một đạo đức quá thanh cao Cái án tru di tam tộc là một thảm án oan khốc trong lịch sử Việt Nam

Nguyễn Trãi là con đẻ của thời đại đầy biến động, đầy hoạn nạn và âu lo của lịch sử Việt Nam, ông đã trở thành một vĩ nhân, một ngôi sao Khuê lấp lánh trên bầu trời lịch sử Việt Nam thế kỷ XV Tên tuổi, sự nghiệp, tầm vóc

tư tưởng của Nguyễn Trãi đã vượt ra khỏi khuôn khổ của thời đại ấy

1.2.3 Những tiền đề lý luận

Mỗi nhân vật lịch sử nói chung, mỗi nhà tư tưởng nói riêng đều là sự kết tinh tinh hoa đất nước, dân tộc và thời đại họ Tư tưởng của Nguyễn Trãi trước hết chịu ảnh hưởng bởi những sự biến dồn dập của lịch sử dân tộc Việt Nam cuối thế kỷ XIV - đầu thế kỷ XV Qua các tác phẩm văn thơ của Nguyễn Trãi, chúng ta thấy, tư tưởng của ông còn chịu ảnh hưởng của nhiều học thuyết: Nho - Phật - Lão nhưng ở đó ông đã vận dụng các học thuyết này vào việc tôn vinh phẩm giá dân tộc

Trang 39

Nguyễn Trãi tự nhận mình là một nhà Nho Ở thời đại của Nguyễn Trãi không qua cửa Khổng sân Trình thì không thể là nhà Nho được Mọi nhà Nho đều giương cao lá cờ “Tam cương, ngũ thường”, “Trung hiếu tiết nghĩa” Nho giáo từ Đông Chu đến thời Nguyễn Trãi đã trải qua Hán Nho, Tống Nho và Hán Nho cũng như Tống Nho vào đến văn hóa Việt đã được Việt hóa Nguyễn Trãi sinh trưởng trong một gia đình nhà Nho, ông ngoại Trần Nguyên Đán và người cha Nguyễn Phi Khanh của ông đều là những trí thức uyên bác với kiến thức sâu rộng và tâm hồn cao đẹp, đều có tinh thần dân tộc và là những người thầy đầu tiên của Nguyễn Trãi Chính Nguyễn Trãi trong

Chuyện cũ về Băng Hồ tiên sinh đã ngợi ca ông ngoại và cha đẻ của mình về

tấm lòng thương nhân dân Ông đã đọc Nhân dân lục nguyệt tác của Trần Nguyên Đán và Xuân hãn của Nguyễn Phi Khanh và tự rèn luyện để trọn

niềm trung hiếu, lo trước, vui sau và gìn giữ tâm hồn thanh cao, trong sáng Ông đã sớm nổi danh và thành đạt Ông cũng tiếp thu ở nhiều nhà Nho trước

đó và cùng thời ông tư tưởng suốt đời “báo quốc”, “an dân”

Năm 20 tuổi Nguyễn Trãi đỗ tiến sĩ Ông luôn nói về trách nhiệm của nhà Nho Ông gìn giữ nho phong, nho thần Ông muốn bảo vệ Đạo Chu Công, Khổng Tử, ngợi ca Tử Lộ, Nhan Uyên, thương xót Khuất Nguyên và Đỗ Phủ, thán phục hào khí của Văn Tiên Tường, tấm lòng bè bạn của Bá Nha, Tử Kỳ Nguyễn Trãi chịu ảnh hưởng của Nho giáo về thiên mệnh, trung dung, tam cương, ngũ thường, tư tưởng nhân nghĩa… Nhưng, với cuộc đời và tâm hồn luôn gắn bó với thực tiễn nóng bỏng của xã hội Đại Việt hồi cuối thế kỷ XIV, đầu thế kỷ XV, tư tưởng Nho giáo của Nguyễn Trãi là một thứ “Nho học khai phóng”, mang nhiều nội dung vượt lên trên Nho giáo chính thống Bên cạnh đạo lý Nho giáo, Nguyễn Trãi còn thấm nhuần triết lý Phật

giáo với đức hiếu sinh, khoan dung, bác ái và từ bi: “Thân đã hết lụy thân nên

nhẹ; Bụt ấy là lòng bụt há cầu” (Mạn thuật); “thần vũ không giết”, “tỏ lòng

Trang 40

hiếu sinh” (Bình Ngô đại cáo) Trong thực tế, Nguyễn Trãi đã xin Lê Lợi tha cho mười vạn quân Minh khi chúng bại trận Trong Bình Ngô đại cáo, cùng

với việc lên án sự tàn bạo tột cùng của quân thù, Nguyễn Trãi còn biểu lộ tấm lòng yêu thương bao la của mình không chỉ đối với con người, với dân chúng,

mà còn đối với cả loài vật:

Bại nhân nghĩa nát cả càn khôn

Nặng khóa liễm vét không sơn trạch

Nào lên rừng đào mỏ, nào xuống bể mò châu

Nào lưới bẫy hươu đen, nào lưới dò chim trả

Tàn hại cả côn trùng thảo mộc

Nheo nhóc thay! Quan quả diên liên

Nguyễn Trãi còn chịu ảnh hưởng của tư tưởng Lão - Trang, thể hiện

ở lòng “thanh tĩnh vô vi”, nhàn tản, ung dung tự tại, không màng danh lợi của ông Như Đào Tiềm, Nguyễn Trãi đã làm hàng trăm bài thơ ngợi ca thú tiêu dao giữa cảnh trời mây trăng nước và bè bạn với chim hoa Nguyễn Trãi coi bầu trời là nhỏ bé, coi cuộc sống là hư vô

Nói về những tiền đề lý luận cho sự hình thành tư tưởng Nguyễn Trãi nói chung và tư tưởng về cái cao cả nói riêng, không thể không đề cập tới những

hiểu biết về truyền thống dân tộc ở ông Nguyễn Trãi đã đọc Binh thư yếu

lược của Trần Quốc Tuấn, ông đã vận dụng sự hiểu biết về Kinh dịch mà phân

tích truyền thống y học, kiến trúc, địa lý của các di sản văn hóa cha ông Nhân

tố chủ quan của nhân tài Nguyễn Trãi là nhân tố giữ vai trò quyết định trong việc hình thành tư tưởng của ông Ông không chỉ học tập qua sách vở mà còn học tập trong đời sống hàng ngày Thuở nhỏ ông sống trong lòng nhân dân lao động Lớn lên, qua 10 năm lưu lạc Nguyễn Trãi đã tích lũy rất nhiều tri thức địa lý, phong tục tập quán, lòng người ở nhiều vùng đất Đại Việt Đó là

cơ sở rất quan trọng để làm nguồn năng lượng cho Nguyễn Trãi chế định mưu lược trong sự nghiệp giải phóng Tổ quốc ở thế kỷ XV Nguyễn Trãi hiểu rất

Ngày đăng: 24/03/2015, 09:21

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đào Duy Anh, Văn Tân (1976), Nguyễn Trãi toàn tập, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Trãi toàn tập
Tác giả: Đào Duy Anh, Văn Tân
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1976
2. Nguyễn Thị Thục Anh (1998), Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi trong sự nghiệp giải phóng dân tộc ở thế kỷ XV, Triết học, (số 6), tr. 41-43 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triết học
Tác giả: Nguyễn Thị Thục Anh
Năm: 1998
3. Aristotle (2007), Nghệ thuật thy ca, Nxb Lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật thy ca
Tác giả: Aristotle
Nhà XB: Nxb Lao động
Năm: 2007
4. Lê Bảo tuyển chọn và biên soạn (1998), Nhà văn và tác phẩm trong trường phổ thông: Nguyễn Trãi, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà văn và tác phẩm trong trường phổ thông: Nguyễn Trãi
Tác giả: Lê Bảo tuyển chọn và biên soạn
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
5. Henri Benac, (2005), Dẫn giải ý tưởng văn chương, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dẫn giải ý tưởng văn chương
Tác giả: Henri Benac
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2005
6. Nguyễn Lương Bích (1973), Nguyễn Trãi đánh giặc cứu nước, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Trãi đánh giặc cứu nước
Tác giả: Nguyễn Lương Bích
Nhà XB: Nxb Quân đội nhân dân
Năm: 1973
7. Nguyễn Văn Bình (1998), Nhân cách nhà Nho trong con người Nguyễn Trãi, Triết học, (số 4), tr. 28-30 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triết học
Tác giả: Nguyễn Văn Bình
Năm: 1998
8. I. U. B. Bôrép (1974), Những phạm trù mỹ học cơ bản, Đại học Tổng hợp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những phạm trù mỹ học cơ bản
Tác giả: I. U. B. Bôrép
Năm: 1974
9. Nguyễn Sĩ Cẩn (1982), Về thơ văn Nguyễn Trãi, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về thơ văn Nguyễn Trãi
Tác giả: Nguyễn Sĩ Cẩn
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1982
10. Nguyễn Tài Cẩn, Vũ Đức Nghiệu (1980), Một vài nhận xét bước đầu về ngôn ngữ trong thơ Nguyễn Trãi, Ngôn ngữ, (số 3), tr.15-21 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ
Tác giả: Nguyễn Tài Cẩn, Vũ Đức Nghiệu
Năm: 1980
11. Xuân Diệu (2009), Các nhà thơ cổ điển Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nhà thơ cổ điển Việt Nam
Tác giả: Xuân Diệu
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2009
12. Vũ Trọng Dung (2008), Giáo trình Mỹ học Mác - Lênin, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Mỹ học Mác - Lênin
Tác giả: Vũ Trọng Dung
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2008
13. Gia Dũng (2009), Nguyễn Trãi - Hợp tuyển thơ, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Trãi - Hợp tuyển thơ
Tác giả: Gia Dũng
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn
Năm: 2009
14. Võ Xuân Đàn (1996), Tư tưởng Nguyễn Trãi trong tiến trình lịch sử Việt Nam, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng Nguyễn Trãi trong tiến trình lịch sử Việt Nam
Tác giả: Võ Xuân Đàn
Nhà XB: Nxb Văn hoá thông tin
Năm: 1996
15. Phạm Văn Đồng, Trần Huy Liệu, Trần Văn Giàu,.... (1963), Mấy vấn đề về sự nghiệp và thơ văn Nguyễn Trãi: Nhân kỷ niệm 520 năm ngày Nguyễn Trãi mất, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy vấn đề về sự nghiệp và thơ văn Nguyễn Trãi: Nhân kỷ niệm 520 năm ngày Nguyễn Trãi mất
Tác giả: Phạm Văn Đồng, Trần Huy Liệu, Trần Văn Giàu
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1963
16. Phạm Văn Đồng, Đặng Thai Mai, Trần Huy Liệu (1980), Trên đường tìm hiểu sự nghiệp thơ văn Nguyễn Trãi: tiểu luận, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trên đường tìm hiểu sự nghiệp thơ văn Nguyễn Trãi: tiểu luận
Tác giả: Phạm Văn Đồng, Đặng Thai Mai, Trần Huy Liệu
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1980
17. Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp (1982), Nguyễn Trãi người anh hùng dân tộc vĩ đại, nhà văn hoá kiệt xuất, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Trãi người anh hùng dân tộc vĩ đại, nhà văn hoá kiệt xuất
Tác giả: Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1982
18. Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Khánh Toàn,.... (1982), Kỷ niệm 600 năm sinh Nguyễn Trãi, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỷ niệm 600 năm sinh Nguyễn Trãi
Tác giả: Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Khánh Toàn
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1982
19. Phạm Văn Đồng, Giang Nam, Lê Trí Viễn… (1980), Sáu trăm năm Nguyễn Trãi: Thơ, văn, Nxb Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sáu trăm năm Nguyễn Trãi: Thơ, văn
Tác giả: Phạm Văn Đồng, Giang Nam, Lê Trí Viễn…
Nhà XB: Nxb Hà Nội
Năm: 1980
20. Phạm Văn Đồng (1983), Tổ quốc ta, nhân dân ta, sự nghiệp ta và người nghệ sĩ, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ quốc ta, nhân dân ta, sự nghiệp ta và người nghệ sĩ
Tác giả: Phạm Văn Đồng
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1983

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w