Cái cao cả trong bi kịch của Nguyễn Trãi

Một phần của tài liệu Tìm hiểu những biểu hiện về cái cao cả trong tư tưởng Nguyễn Trãi (Trang 65)

Trong mọi mỹ học, nói đến bi kịch là nói đến sự thống khổ và cái chết, nói đến xung đột, đến mâu thuẫn giữa cái đẹp và cái xấu, cái cao cả và cái thấp hèn. Bản chất thẩm mỹ của cái bi là cái đẹp, cái cao cả, cái anh hùng, cái mới, cái

64

chính nghĩa có một nội dung xã hội rộng lớn, tích cực đã bị thất bại, bị tiêu vong, bị hy sinh, tạo nên sự đồng cảm thẩm mỹ to lớn đối với đời sống xã hội, đối với sự phát triển của lịch sử. Nguyễn Trãi là một nhân vật cao cả, một vĩ nhân của lịch sử, trong cuộc chiến đấu chống lại cái sai, cái ác, cái giả, cái tiêu cực ở thời đại ông, ông đã bị chết một cách bi thảm mà 6 thế kỷ trôi qua vẫn đặt ra những vấn đề xã hội to lớn trước dân tộc và nhân loại.

Nguyễn Trãi là người suốt đời mang một hoài bão lớn: phải làm gì để đất nước được thái bình, phải làm gì để người dân thoát khỏi lầm than cực khổ. Với Nguyễn Trãi, nhân nghĩa gắn liền với an dân, đó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tư tưởng, tình cảm và sự nghiệp của ông: “Phàm mưu việc lớn phải lấy nhân nghĩa làm gốc, nên công to phải lấy nhân nghĩa làm đầu”. Cho nên ông đòi hỏi “phép nước phải thuận lòng dân, không lấy điều muốn của một người mà cưỡng ép nghìn muôn người phải theo”. Là một kẻ sĩ đích thực, ông “coi công việc của quốc gia làm công việc của mình, lấy điều lo của sinh dân làm điều lo thiết kỷ”, cho dù:

“Ðã biết cửa quyền nhiều hiểm hóc, Cho hay đường lợi cực quanh co”

vẫn cứ dấn thân để thực thi sứ mệnh của người trí thức:

“Trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngược Có nhân, có trí, có anh hùng”.

Có thể nói, cuộc đời Nguyễn Trãi là cuộc đời đầy ưu hoạn. Lên 5 tuổi ông đã mồ côi mẹ. Năm ông 10 tuổi, người ông ngoại kính yêu Trần Nguyên Đán qua đời, ông mất đi người đã luôn luôn ở bên ông để nuôi dạy ông bằng truyền thống dân tộc và đạo lý làm người. Theo cha trở lại nơi quê hương nghèo khổ là làng Nhị Khê, gia đình ông đã phải sống những ngày cơm không đủ no, áo không đủ ấm giống như bao tầng lớp người nghèo khó, vất vả khác.

65

Năm 20 tuổi đỗ Tiến sĩ và cùng cha làm quan cho nhà Hồ, ông lại trải qua những ưu hoạn của người trí thức trước muôn vàn khó khăn của đất nước và nguy cơ xâm lược của quân thù.

Năm ông 27 tuổi, non sông gấm vóc của tổ tiên đã nằm trong tay giặc. Cha và em bị bắt đi. Đồng bào sống khốn khổ dưới sự tàn bạo của quân thù. Những ưu hoạn lớn nhất của con người lại theo đuổi ông trong suốt những ngày lưu lạc xa nhà, những năm chiến đấu gian khổ. Biết bao bài thơ đã phản ánh những suy tư của Nguyễn Trãi trước cảnh nước mất, nhà tan, quân thù bạo ngược.

Bình sinh độc báo tiên ưu niệm, Tọa ủng hàn khâm dạ bất miên.

(Suốt đêm ôm mãi, lòng “lo trước”, Chăn lạnh choàng vai thức suốt đêm)

(Hải khẩu dạ bạc hữu cảm)

Nỗi lo dân đã thường xuyên day dứt Nguyễn Trãi. Làm gì đây để giúp ích cho nhân dân? Nhân dân còn sống dưới nanh vuốt của quân thù, nhân dân bao giờ được giải phóng? Nhân dân bao giờ trở lại cuộc sống no ấm, an vui? Nhân dân bao giờ hết nỗi sầu than, oán giận?

Những ưu hoạn của nhân dân ngày đêm thôi thúc Nguyễn Trãi suy tư để tìm ra con đường đuổi giặc cứu nước. Ông đã đem tất cả trí tuệ, tâm huyết, tài năng cùng Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn giành lại đất nước. Người trí thức Nguyễn Trãi đã trở thành anh hùng bởi ông đã gắn bó với nhân dân trong sự nghiệp chiến đấu đánh đuổi quân thù.

Đất nước được hoàn toàn giải phóng, Lê Lợi lên ngôi “Vẫy vùng một

mảnh nhung y nên công đại định”! Nhưng khi “phẳng lặng bốn bề thái vũ mở

hội vĩnh thanh” thì cũng là lúc diễn ra các cuộc thanh trừng đẫm máu do

66

những bi kịch cung đình đó, ông những muốn lèo lái làm sao để “nhân nghĩa

duy trì thế nước yên” nhưng ông hoàn toàn bất lực và lâm vào thế bế tắc

“Triều quan chẳng phải, ẩn chẳng phải”.

Những lời gièm pha của bọn xiểm nịnh đã đưa ông vào nhà tù rồi gạt ông ra khỏi việc nước. Cuối cùng, nỗi ưu hoạn của ông đã được kết thúc qua vụ án Lệ Chi Viên. Nỗi oan tày trời này đã cắt đứt cuộc đời ông, giết hại cả nhà ông, để lại cho đời sau nỗi thương xót không bao giờ nguôi đối với người trí thức ấy của dân tộc.

Xem tiểu sử và qua các tác phẩm của Nguyễn Trãi, chúng ta thấy ông là người có đạo đức lớn, đúng với câu “bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất”. Những ngày sống trong cảnh nghèo khổ ở thành Đông quan và những ngày tháng gian khổ của cuộc khởi nghĩa trường kỳ chống quân Minh, ông vẫn giữ được chí khí của mình, không vì nghèo khổ hay gian nan mà thay đổi chí hướng, không vì uy vũ của kẻ thù mà ra làm quan với quân cướp nước. Cuộc khởi nghĩa thắng lợi, trong khi quan lại lớn nhỏ hầu hết đều lao vào cuộc sống ưu du hưởng lạc thì Nguyễn Trãi vẫn vui vẻ với cái nghèo, tự hào với cuộc sống thanh bạch của mình. Giữa cái triều đình tham ô đã trở thành thói quen, Nguyễn Trãi luôn luôn lòng tự nhủ lòng:

“Lòng thế bạc đen dầu nó biến Ta gìn nhân nghĩa chớ loàn đan”

(Bảo kính cảnh giới, bài 12)

Ông kiên quyết giữ vững nhân nghĩa và không bỏ lỡ cơ hội nào để khuyên mọi người giữ vững điều nhân nghĩa ấy. Ở Nguyễn Trãi, tài đức thật là vẹn toàn. Trong lịch sử phong kiến Việt Nam ít có được người tài đức vẹn toàn như Nguyễn Trãi. Nhưng tiếc thay ông đã không có đủ cơ hội đem tất cả chí hướng và tài năng của mình để cống hiến cho nước, cho dân, cho người đời. Xem ra,

67

cái họa mà Nguyễn Trãi phải gánh chịu đã nằm ngay trong lý tưởng dẫn dắt cuộc đời ông. Dường như Nguyễn Trãi đã biết trước được điều ấy:

“Cổ lai thức tự đa ưu hoạn. Pha lão tằng vân ngã diệc vân” (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Mạn hứng, số 61)

(Xưa nay người biết chữ thường lắm lo âu, hoạn nạn, ông già Tô Đông Pha đã nói như thế và ta cũng nói như thế)

Trong bài Biểu tạ ơn, ông có viết câu “Quần ngôn mặc kệ dèm pha”,

phải chăng Nguyễn Trãi cũng biết rằng, có nhiều thế lực đang tìm cách hãm hại ông bằng cách bịa đặt điều này điều khác. Đã có lúc ông ghê sợ cái lòng hiểm độc của con người. Ông từng than rằng:

“Ngoài chưng mọi chốn đều thông hết Bui một lòng người: cực hiểm thay!”

(Mạn thuật, bài 4)

Còn ở bài Tức sự (bài số 4) ông đã kêu lên: “Ghê thế biến bạc làm đen”

ý nói ghê sợ thói đời đổi trắng thay đen. Nhưng Nguyễn Trãi là một người có trách nhiệm. Ý thức trách nhiệm đã buộc ông phải gạt lệ từ biệt cha già nơi cửa ải để trở về đánh giặc cứu nước cứu dân, ý thức ấy đã thôi thúc ông dốc lòng tâm sức 10 gian khổ chiến đấu chống quân Minh, không ít lần đã phải “miệng hổ lăn mình” vào tận doanh trại của quân Minh để thuyết phục chúng đầu hàng. Ý thức trách nhiệm không cho phép ông được an nhàn hưởng lạc sau khi đất nước đã thái bình, do đó mà dẫu bị triều đình ghẻ lạnh, Nguyễn Trãi vẫn tận tâm tận lực với nước, với dân, dù đã ở cái tuổi 60 vẫn vui vẻ tạ ơn vua ra giúp việc nước. Nhưng cuối cùng, cuộc đời ông và cả gia tộc vẫn phải chịu thảm họa tru di. Rõ ràng, Nguyễn Trãi không có lỗi, tài năng và đạo đức của ông đã không thể thắng nổi những thế lực thống trị của giai cấp

68

phong kiến nhà Lê sơ vốn ghen ghét tài năng, đạo đức và sợ tài năng, đạo đức của ông.

Nhà sử học Trần Quốc Vượng đã đưa ra một nhận định rất sắc sảo: "Nguyễn Trãi tắm mình trong bầu không khí văn hóa ở đó đang diễn tiến cuộc đấu tranh gay gắt giữa truyền thống và đổi mới, cuộc đấu tranh gay gắt giữa xu hướng Trung Quốc hóa với xu hướng giải Trung Quốc hóa trong nội bộ các thế lực cầm quyền và giới trí thức, văn hóa Đại Việt. Hai mươi năm Minh thuộc, với chủ trương và âm mưu tái Trung Quốc hóa nền văn hóa Việt của bọn giặc Minh càng làm gay gắt thêm, phức tạp thêm cuộc đấu tranh nhằm xây dựng một nền văn hóa Việt Nam, một lối sống Việt Nam. Nguyễn Trãi đã dấn thân hết mình vào các cuộc đấu tranh chính trị, văn hóa, xã hội này; và tiếc thay, ông đã ra khỏi cuộc đời này một cách bi thảm"![19;96].

Chúng ta hãy ngẫm nghĩ hai câu thơ sau của Nguyễn Trãi:

Họa phúc hữu môi phi nhất nhật Anh hùng di hận kỷ thiên niên

(Quan hải)

Tạm dịch là:

Họa phúc có nguồn, đâu phải một buổi

Anh hùng để hận hàng mấy nghìn năm.

Hình như Nguyễn Trãi muốn trối mối hận của mình cho đời sau [13;19]. Sau thảm kịch Lệ Chi Viên, chính Lê Nhân Tông (1443-1459) đã khẳng định: “Nguyễn Trãi là người trung thành giúp đức Thái Tổ dẹp yên giặc loạn, giúp đức Thái Tông sửa sang thái bình. Văn chương và đức nghiệp của Nguyễn Trãi, các danh tướng của bản triều không ai sánh bằng” nhưng vẫn chưa thể minh oan cho ông mà phải đợi đến Lê Thánh Tông (1460-1497), do hàm ân về việc che chở cho mẹ con nhà vua lúc gian nan thủa hàn vi, mới xuống chỉ minh oan và “phục hồi” cho ân nhân của mình: “Ức Trai tâm thượng quang khuê tảo”.

69

Cuộc đời Nguyễn Trãi gắn với bi kịch Lệ Chi viên, đó là nỗi đau muôn đời không chỉ riêng mình Nguyễn Trãi và ba dòng họ Nguyễn Nhị Khê. Nó còn là nỗi đau của cả dân tộc này, đất nước này, của cả vùng đất địa linh nhân kiệt này. Nhưng Nguyễn Trãi sẽ sống mãi với non nước núi sông xưa, với nhân dân Tổ quốc núi sông nay. Bi kịch của một người trí thức ưu thời mẫn thế của dân tộc ta trong thế kỷ XV cũng là bi kịch cao cả của một anh hùng.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu những biểu hiện về cái cao cả trong tư tưởng Nguyễn Trãi (Trang 65)