Chủ nghĩa yêu nước là thang bậc cao nhất trong hệ giá trị truyền thống Việt Nam. Ngay từ khi mới hình thành, dân tộc ta đã liên tục phải đấu tranh
41
với những kẻ thù mạnh hơn mình gấp nhiều lần, để bảo vệ lãnh thổ và chủ quyền dân tộc. Đó là mảnh đất thuận lợi làm nảy nở và phát triển vững chắc chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, xuyên suốt mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, nó không chỉ biểu hiện trong các cuộc kháng chiến mà còn thể hiện ở nhiều mặt: xây dựng kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Chính nhờ có chủ nghĩa yêu nước truyền thống mà dân tộc ta mới có sức sống mãnh liệt và liên tục phát triển. Và cũng chính chủ nghĩa yêu nước đã tạo cho Nguyễn Trãi sức mạnh để vượt qua những giới hạn của thời đại, của giai cấp, để làm nên lịch sử, để sống mãi với các đời sau.
Tư tưởng của Nguyễn Trãi về chủ nghĩa yêu nước là hệ thống tư tưởng rất đặc sắc, nó mang tầm vóc của cái cao cả trong lịch sử phát triển của các quan hệ thẩm mỹ truyền thống ở nước ta. Nguyễn Trãi là một nhà yêu nước vĩ đại. Chủ nghĩa yêu nước đã đưa Nguyễn Trãi đến với nhà Hồ, rồi đến với Lê Lợi trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, đó là những ngày hạnh phúc và có ý nghĩa nhất trong cuộc đời ông, và chỉ với khởi nghĩa Lam Sơn, tài năng của Nguyễn Trãi mới được phát triển nhất để phục vụ đất nước, phục vụ dân tộc và điều đó là niềm khát vọng lớn lao nhất của Nguyễn Trãi. Toàn bộ các mặt hợp thành tư tưởng vĩ đại của Nguyễn Trãi đều bắt nguồn từ cái gốc là chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam vì tư tưởng yêu nước là tư tưởng chủ yếu nhất, thường xuyên nhất, quán xuyến nhất của dân tộc Việt Nam.
Tư tưởng yêu nước của Nguyễn Trãi là tư tưởng yêu nước của một người anh hùng đầy khí phách và cũng là đỉnh cao của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam thời phong kiến. Đó là sự thể hiện ý thức trách nhiệm của ông đối với cộng đồng, đối với dân tộc được biểu hiện bằng nhận thức và hành động cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ và xây dựng đất nước.
Trong quan niệm của Nguyễn Trãi, cái cao đẹp của con người chính là lòng yêu nước thương dân, và đó cũng là cái quyết định nhất trong những yếu
42
tố tạo nên phẩm giá con người và đó cũng là cái cao cả truyền thống của dân tộc. Đạo lý của người yêu nước là phải tìm đường cứu nước, tức là sẵn sàng chấp nhận hy sinh thân mình cho Tổ quốc, vì nhân dân. Nguyễn Trãi là con người như vậy. Cái cao cả trong tư tưởng mỹ học về chủ nghĩa yêu nước của ông chính là chọn sự hy sinh cho quốc gia, dân tộc, xả thân vì nước, hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ mà lịch sử dân tộc trao cho. Yếu tố quan trọng của cái cao cả trong tư tưởng yêu nước của Nguyễn Trãi là vượt lên trên mọi lợi ích gia tộc, dòng họ chật hẹp, tất cả vì đại nghĩa dân tộc, trước hết là độc lập cho dân tộc.
Tư tưởng yêu nước của Nguyễn Trãi được hình thành, phát triển trong sự mâu thuẫn xã hội gay gắt giữa dân tộc Đại Việt và giặc Minh xâm lược tàn bạo; là chủ nghĩa yêu nước của một dân tộc nhỏ bé nhưng kiên cường, dũng cảm, quyết tâm đánh bại một đế quốc rất hùng mạnh; là khí phách Việt Nam đạt đến độ rất to lớn. Yêu nước, tự hào dân tộc và ý chí căm thù tột độ là những biểu hiện đặc sắc trong tư tưởng yêu nước Nguyễn Trãi.
Nguyễn Trãi yêu nước Đại Việt cuối thời Trần, nhưng trước sự khủng hoảng và suy đồi của triều Trần, ông đã nhận ra ở Hồ Quý Ly một khả năng có thể đưa đất nước thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng, đưa dân tộc thoát khỏi cảnh khốn cùng, nên Nguyễn Trãi tham gia vào sự nghiệp chấn hưng đất nước, chuẩn bị đối phó với giặc Minh xâm lược, mặc dù ông là con cháu nhà Trần. Những cải cách chính trị, cải cách cơ cấu kinh tế tài chính và đặc biệt là cải cách Nho học của Hồ Quý Ly đã gợi mở những tình cảm yêu nước to lớn ở Nguyễn Trãi. Năm 1392, Hồ Quý Ly đã dâng lên vua Trần Nghệ Tông cuốn
Minh đạo để mở đầu cho các cuộc cải cách chính trị, kinh tế và văn hóa. Sách
Minh đạo là một cú sốc lớn đối với Minh Thành Tổ bởi vì nó đòi sửa đổi văn
hóa của Thiên triều nhà Minh. Minh Thành Tổ tức giận cho rằng Hồ Quý Ly
vượt qua cả Tam hoàng, Ngũ đế. 14 thiên sách Minh đạo đã hấp dẫn Nguyễn
43
nước ở ông. Sách Minh đạo của Hồ Quý Ly đã chấn chỉnh chế độ giáo dục theo
một hướng tích cực và thái độ coi trọng chữ Nôm đã gợi mở những tư tưởng yêu nước của Nguyễn Trãi theo tinh thần độc lập dân tộc thoát khỏi khung giáo điều trong phát triển Nho học.
Để thực thi tư tưởng yêu nước của mình, Nguyễn Trãi không bị triết lý của Khổng Mạnh, ý thức của triều đại, quyền lợi của giai cấp câu thúc, ràng buộc mà hành động yêu nước của ông đã phù hợp và đáp ứng được đòi hỏi cấp bách của giai đoạn lịch sử lúc bấy giờ. Trừ bạo, yên dân là khát vọng của ông:
Trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngược Có nhân, có trí, có anh hùng
(Bảo kính cảnh giới - bài 5)
Lòng yêu nước của Nguyễn Trãi mang một nội dung cụ thể: yêu nước phải cứu nước, cứu dân và ông đã hành động theo tư tưởng đó. Nguyễn Trãi ra đời và lớn lên giữa những năm tháng Tổ quốc bị lâm nguy, khắp đất nước bị quân Minh dày xéo, tàn phá. Chính sách đốt sạch, phá sạch cùng với chính sách giết hại “dân đen”, “con đỏ” một cách vô cùng man rợ của giặc Minh là những tội ác tày trời, trời không dung, đất không tha:
“Chặt hết trúc Nam Sơn không ghi hết tội Tát cạn nước Đông hải không rửa sạch mùi”
(Bình Ngô đại cáo)
Khắp chốn bao cảnh binh đao, chết chóc. Hai mươi năm giặc Minh đặt vó ngựa lên nước ta là hai mươi năm đen tối “trời không dung, đất không tha”. Đau đớn thay! Bao cảnh khốn cùng của nhân dân. Nhục nhã thay! Đất nước đang tràn bóng giặc. Nguyễn Trãi đã bao đêm không ngủ, bao ngày quên ăn để tìm đường cứu dân, cứu nước:
“Nếm mật nằm gai há phải một hai sớm tối Quên ăn vì giận, sách lược thao suy xét đã tinh”
44
Hình ảnh Nguyễn Trãi đau đáu nỗi lòng dân, nước “đêm ngày cuồn cuộn” thật đẹp đẽ và cao cả.
Ý chí căm thù giặc sâu sắc là một trong những nguyên nhân khiến Nguyễn Trãi tìm đường cứu nước, cứu dân, đến với Lê Lợi và khởi nghĩa Lam Sơn - một cuộc khởi nghĩa với tư tưởng chủ đạo chính là lòng yêu nước truyền thống của nhân dân từ nghìn xưa, được phát động và triển khai đúng lúc khi mọi yếu tố đã trở nên chín muồi. Nguyễn Trãi là nhân vật lịch sử yêu nước rất nồng nàn. Khi vận nước lâm nguy thì cái đức của ông được bộc lộ
chủ yếu ở thái độ đối với kẻ thù dân tộc, ở hành động xả thân vì dân vì nước.
Dưới ách đô hộ của bọn phong kiến nhà Minh, ông đã khảng khái đi vào con đường đánh giặc cứu nước. Cùng với Lê Lợi, ông đã lãnh đạo cuộc kháng chiến trường kỳ và gian khổ chống quân Minh. Suốt thời gian kháng chiến,
ông tỏ ra là một mưu sĩ có uy tín trong nghĩa quân Lam Sơn. Bản Bình Ngô
đại cáo bất hủ thể hiện tư tưởng yêu nước tích cực của ông. Đó là một thiên
anh hùng ca nói lên sự vùng dậy của dân tộc để đánh giặc cứu nước.
Khi đất nước được độc lập, Nguyễn Trãi được triều đình nhà Lê trao cho những chức vụ trọng đại, nhưng ông không bị danh vị chi phối. Ông tiếp tục thực hiện lý tưởng cao cả của mình trong sự nghiệp xây dựng đất nước. Mặc dù triều đình ấy, số đông quan lại đều là bọn gian tham, bè cánh, chỉ nghĩ đến củng cố quyền lợi riêng, nhưng Nguyễn Trãi vẫn kiên trì đấu tranh thực hiện lý tưởng cao cả của mình, giữ vững tấm lòng son:
“Một tấm lòng son, nóng hừng hực như lửa lò luyện thuốc đan; Mười năm chức rảnh, lòng như băng trong bầu ngọc”.
(Mạn hứng)
Và ông luôn luôn giữ vững chí khí cao cả của mình:
“Chớ cậy sang mà ép nề,
Lời chăng phải vuỗn khôn nghe”.
45
Tấm lòng lo cho dân, cho nước của ông không bao giờ thay đổi:
“Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông”;
(Thuật hứng - bài 5) “Quốc phú binh cường chăng có chước,
Bằng tôi nào thuở ích chưng dân”,
(Trần tình - bài 1) “Bui có một lòng trung liễn hiếu
Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen”.
(Thuật hứng - bài 24)
Và luôn luôn thao thức trong trí ông:
“Còn có một lòng âu việc nước Đêm đêm thức nhẫn nẻo sơ chung”.
(Thuật hứng - bài 23)
Sáu mươi tuổi, Nguyễn Trãi vui mừng khôn xiết viết Biểu tạ ơn vua vì
lại được vời ra chăm lo việc nước. Tuy tuổi đã cao nhưng Nguyễn Trãi vẫn giữ được nhiệt huyết của tuổi trẻ, của khát vọng và ước mơ suốt cả cuộc đời. Với tấm lòng tràn đầy trẻ trung, Nguyễn Trãi mong muốn cống hiến thật nhiều cho dân tộc không ngại chi tuổi tác, thời gian.
Nguyễn Trãi là nhân vật nồng nàn yêu nước, ông kiên quyết đứng lên đánh giặc cứu nước để xây dựng nên một nước Việt Nam giàu mạnh “không có tiếng hờn giận oán sầu”. Ở ông, đó là điều không bao giờ thay đổi. Đó là lý tưởng của cả cuộc đời ông. Vì lý tưởng đó, ông đã đấu tranh gian khổ chống quân Minh đến mười năm. Vì lý tưởng đó, ông đã đấu tranh không biết mệt mỏi chống bọn tham quan ở triều đình. Vì lý tưởng đó, ông đã rơi đầu dưới lưỡi dao oan nghiệt của bọn quyền thần.
Nguyễn Trãi đã bảo vệ lý tưởng của ông như bảo vệ bản thân tính mạng
46
những điều vừa nêu, đã hun đúc và phát triển tấm lòng vì dân vì nước của Nguyễn Trãi đến đỉnh cao nhất, để cả đời Nguyễn Trãi dù gian nan, nguy hiểm đến mấy vẫn luôn kiên định với lý tưởng cao đẹp, thiêng liêng này.
Yêu nước, sẵn sàng chấp nhận hy sinh cho quốc gia, dân tộc, vì nhân dân là lý tưởng mà Nguyễn Trãi đã phấn đấu suốt cả cuộc đời, đã phải vượt qua muôn vàn gian nan, vất vả, “thức ngủ chẳng quên”… Tất cả những hành vi cao thượng trên đây của Nguyễn Trãi đã trở thành nội dung tư tưởng mỹ học của ông, góp phần khẳng định sự nghiệp kinh bang tế thế của ông trong sự nghiệp phát triển của lịch sử dân tộc Việt Nam.
Lòng yêu nước Nguyễn Trãi còn biểu hiện ở lòng tự hào dân tộc, tự hào về nền văn hiến, truyền thống anh hùng, bất khuất của dân tộc. Đó là nguồn sức mạnh để Nguyễn Trãi và cả dân tộc vùng lên cứu nước và giữ nước. Sau
khi kháng chiến thành công, ông tự hào khẳng định trong “Bình Ngô đại cáo”:
“Như nước Đại Việt ta từ trước. Vốn xưng văn hiến đã lâu. Sơn hà cương vực đã chia Phong tục Bắc, Nam cũng khác.
Từ Đinh, Lê, Lý, Trần gây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, hùng cứ một phương. Dẫu cường nhược có lúc khác nhau
Song hào kiệt đời nào cũng có”.
Nguyễn Trãi đã có một cống hiến đặc biệt về khái niệm dân tộc ở thế kỷ XV. Trong định nghĩa dân tộc của Nguyễn Trãi, ông đã nêu lên năm yếu tố thống nhất: văn hiến, lãnh thổ, phong tục, chính quyền, nhân dân mà đại biểu là người anh tài, hào kiệt. Nguyễn Trãi đặc biệt nhấn mạnh vào yếu tố văn hiến. Đó là một phát hiện mới. Theo Nguyễn Trãi, nếu dân tộc Đại Việt là
47
còn là ở chỗ “Phong tục Bắc, Nam cũng khác” - nước Đại Việt thật là một
nước văn hiến. Đây thực sự là những tuyên ngôn đầu tiên và đầy tự hào về nền văn hiến dân tộc. Nguyễn Trãi đã nêu cao nền văn hiến của dân tộc để chống lại chính sách đồng hóa hiểm độc của giặc, để phản kháng lại thái độ miệt thị văn hóa “man di” của bọn phong kiến Đại Hán. Như vậy, ý thức về nền văn hiến lâu đời của dân tộc và đấu tranh để bảo vệ nền văn hiến ấy là một nội dung mới chỉ có thể tìm thấy sớm nhất trong tác phẩm của Nguyễn Trãi.
Nước Đại Việt qua văn chính luận của Nguyễn Trãi không phải chỉ là độc lập, chủ quyền, cương vực lãnh thổ mà còn là truyền thống lịch sử, truyền thống văn hiến lâu đời và “nhân dân bốn cõi”. Một quan niệm hoàn chỉnh nhất, triệt để nhất về đất nước, dựa trên chỉnh thể thống nhất về mọi mặt: lịch sử, địa lý, phong tục, văn hiến, chủ quyền, nhân dân… đã khẳng định không phải một quốc gia Đại Việt mà là một dân tộc Đại Việt với tất cả hàm nghĩa trọn vẹn của nó. Có thể khẳng định, từ tầm cao của lịch sử, Nguyễn Trãi đã bổ sung những mảng trống trong quan niệm về đất nước của người xưa và hoàn thiện quan niệm ấy ở cái mức cao nhất, sâu rộng nhất, đẹp đẽ nhất mà điều kiện lịch sử lúc bấy giờ cho phép. Cống hiến đặc biệt này thể hiện lòng yêu nước và yêu dân sâu sắc của Nguyễn Trãi, đã góp phần xây dựng tinh thần tự tôn, tự hào dân tộc, không chỉ cho thời đại ông mà còn cho muôn đời con cháu.
Năm 1397, triều đình xuống chiếu đưa việc học Nho học theo tinh thần
Minh đạo của Hồ Quý Ly xuống cấp dưới. Nguyễn Trãi lúc đó 17 tuổi đã cảm
nhận được một cuộc cải cách mới bắt đầu diễn ra để thoát khỏi những lối học
giáo điều theo các triều đại của Trung Quốc trước đó. Cuốn Minh đạo đến tay
Nguyễn Trãi với các chủ trương cải cách giáo dục của Hồ Quý Ly, ông thấy rõ sự thiết thực và một quá trình Việt hóa Nho học đã diễn ra. Với tinh thần yêu nước vĩ đại, ông đã chống lại quyết liệt những chính sách đốt sách, phá sách
48
đạo như quốc học về Nho giáo. Đó chính là ý nghĩa cao cả trong tư tưởng yêu
nước, là yêu sáng tạo, yêu cái mới, chống lại cái tiêu cực, cái bảo thủ.
Lòng yêu Tổ quốc Đại Việt còn được thể hiện rõ nét trong những bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của giang sơn, đất nước. Thiên nhiên chiếm một vị trí quan trọng trong toàn bộ sáng tác của Nguyễn Trãi, thể hiện một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế trước mọi vẻ đẹp của đất nước, từ những vẻ đẹp thôn dã, bình dị cho đến những vẻ đẹp kỳ vĩ, tráng lệ. Dù là lúc làm quan giữa triều hay khi về ở ẩn sống cuộc đời thanh bần giữa núi rừng, thiên nhiên vẫn chiếm một địa vị quan trọng, là người bạn tâm giao để Nguyễn Trãi ký thác nỗi lòng luôn quặn thắt những ưu tư thời thế. Tư tưởng yêu nước cao cả được thể hiện trong nghệ thuật là nét đặc trưng thẩm mỹ rất đặc sắc ở Nguyễn Trãi mà luận văn này sẽ phân tích ở phần sau.
Chính lòng yêu nước thiết tha ở Nguyễn Trãi, chính những tư tưởng yêu nước ngời sáng của Nguyễn Trãi, chính nhân cách anh hùng ở Nguyễn Trãi đã hội đủ nội dung của cái cao cả. Đó là cái đẹp to lớn được nhân dân yêu mến, kính trọng và có sức cổ vũ vô cùng lớn lao đối với nhiều thời đại, trở thành một hiện tượng thẩm mỹ không chỉ nhân dân ta xúc động mà nhân loại đã tôn