Cái cao cả trong tƣ tƣởng Nguyễn Trãi về sức mạnh của nhân dân

Một phần của tài liệu Tìm hiểu những biểu hiện về cái cao cả trong tư tưởng Nguyễn Trãi (Trang 50)

Cái cao cả trong tư tưởng Nguyễn Trãi không chỉ thể hiện ở lòng yêu nước mà còn ở nhân cách của ông suốt đời gắn bó với nhân dân. Ở ông, lòng yêu Tổ quốc và yêu nhân dân là một. Đối với ông, yêu nước là bảo vệ Tổ quốc và yêu thương nhân dân. Quân giặc dày xéo Tổ quốc là tàn sát nhân dân. Nhân dân khổ đau là Tổ quốc bị xâm hại.

Trước Nguyễn Trãi hàng nghìn năm, Nho giáo là một học thuyết từ rất sớm đã nhận thấy vai trò của dân như một lực lượng sản xuất to lớn và có ảnh hưởng nhất định đối với sự thịnh – suy, hưng – vong của một chế độ xã hội.

49

Từ việc nhận thức được vai trò và sức mạnh của dân, cho nên các nhà Nho tiên Tần luôn đòi hỏi, yêu cầu nhà vua, người cầm quyền phải thật sự coi dân là gốc của nước, là “cha mẹ của dân”, do vậy phải bằng chính sách và hành động thiết thực quan tâm và chăm lo đời sống vật chất của dân, phải bảo vệ dân, giáo dục, giáo hóa dân bằng đạo đức, bằng những tấm gương đạo đức của mình và bằng việc thi hành đường lối Đức trị (Nhân trị, Nhân nghĩa) đối với dân. Đồng thời các nhà Nho cũng yêu cầu nhà vua, người cầm quyền phải luôn tu dưỡng đạo đức, đối xử đạo đức với dân, thi hành các biện pháp mang nội dung đạo đức, phải coi nhiệm vụ dưỡng dân và giáo dân là nhiệm vụ cơ bản, hàng đầu. Đó là tư tưởng xuất phát từ dân, lấy dân làm gốc. Mặc dù hầu hết các nhà Nho đều coi dân là gốc, dân là quý nhưng tư tưởng này cũng chỉ hình thành trên cơ sở bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị. Cho nên về thực chất, dân là gốc, là quý trong Nho giáo chỉ là phương tiện để giai cấp thống trị đạt được mục đích chính trị, chứ dân không phải là mục đích của nền chính trị. Cũng vì vậy, dân trong tư tưởng của Nho giáo mới chỉ dừng lại ở dân quý chứ chưa đạt tới dân quyền, chưa vươn tới chủ nghĩa nhân đạo được.

Những quan điểm tiến bộ về dân trong tư tưởng cổ đại Trung Hoa có ảnh hưởng rất lớn tới xã hội Việt Nam từ hàng ngàn năm nay. Những tư tưởng về thân dân, khoan dân, huệ dân... đã xuất hiện và đã góp phần tích cực vào việc làm cho thời đại Lý - Trần hưng thịnh. Tư tưởng an dân đã trở thành một đạo

lý vào thời Lý - Trần. Đến Nguyễn Trãi, vận dụng sách Minh đạo của Hồ Quý

Ly, quan điểm về dân đã được ông tiếp thu, kế thừa, mở rộng và nâng cao trong suốt thời kỳ hoạt động của mình. Đối với Nguyễn Trãi, yêu nước là thương dân, để cứu nước phải dựa vào dân, và cứu nước là để cứu dân, đem lại thái bình cho dân, cho mọi người. Ông đã nhắc đến dân 155 lần trong các tác phẩm của mình.

50

Theo dõi tiểu sử của Nguyễn Trãi, có thể thấy, gần như suốt cuộc đời, Nguyễn Trãi đã có cuộc sống gần gũi, gắn bó với nhân dân, hoà mình vào nhân dân. Trừ mấy năm sống ở Thăng Long và ở Côn Sơn với ông ngoại Trần Nguyên Đán, ông đã sống cuộc đời của một nho sĩ nghèo. Khi lớn lên, Nguyễn Trãi sống với cha ở Nhị Khê hàng chục năm, rồi sau khi phải lưu lạc trong nhân dân, Nguyễn Trãi đã tự mình mắt thấy tai nghe muôn vàn khổ cực của dân dưới ách quân cướp nước và bán nước. Nguyễn Trãi thương dân bởi ông thấy dân đã phải chịu nhiều đọa đày dưới sự thống trị hà khắc của giặc Minh, ông thống thiết trước nỗi đau khổ của nhân dân, lên án mạnh mẽ, đanh

thép những tội ác của kẻ thù đối với những dân đen, con đỏ vô tội. “Bình Ngô

đại cáo” là một bản cáo trạng đanh thép về tội ác tày trời của giặc Minh:

Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ… Dối trời lừa dân đủ muôn nghìn kế Gây binh kết oán trải hai mươi năm…

Trên nhiều trang thư gửi cho các tướng giặc, Nguyễn Trãi đã thống thiết nói lên điều đó: “Phương Chính, Mã Kỳ chỉ chuyên làm điều tàn ác, nhân dân khốn khổ, thiên hạ đều oán giận. Chúng khai quật mồ mả ấp ta, bắt cóc vợ con dân ta, người sống đã bị hại, người chết cũng ngậm oan”.

Đã bao đêm Nguyễn Trãi không ngủ để tìm đường cứu nước cứu dân, bao nhiêu nỗi cơ cực, mất mát của dân chúng là bấy nhiêu nỗi đau đớn trong tấm lòng Ức Trai.

Vì thương dân nên phải cứu dân. Cứu dân là cứu nước, cứu nước là cứu dân. Phát động kháng chiến cũng chính là cứu dân thoát khỏi họa diệt vong. An dân trong tư tưởng Nguyễn Trãi có nghĩa là chấm dứt, là loại trừ những hành động tàn ác, bạo ngược đối với dân. An dân còn là sự bảo đảm cho nhân dân có được một cuộc sống yên bình. An dân là không được nhũng nhiễu,

51

phiền hà dân. Với tư tưởng an dân, Nguyễn Trãi đã đưa ra một chân lý: phải giương cao ngọn cờ nhân nghĩa, an dân, phải cố kết lòng dân làm sức mạnh của nước, làm thế nước. Ông chủ trương cứu nước bằng sức mạnh của dân, muốn lấy lại được nước phải biết lấy sức dân mà kháng chiến. Đó là một chiến lược bất khả biến, có tính trường tồn, một quy luật dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.

Ông đã cùng Lê Lợi lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống quân Minh. Thời gian ấy Nguyễn Trãi đã có dịp đi sâu vào nhân dân, sống gần gũi với nhân dân, trong nhiều trường hợp lại hòa mình vào nhân dân. Do đó ông đã nhìn thấy những đức tính cao quý của nhân dân và những nguyện vọng chính đáng của họ. Đó là mười năm Nguyễn Trãi chứng kiến bằng mắt mình và bằng lòng mình lực lượng vĩ đại của nhân dân. Đó là lý do khiến tư tưởng nhân dân của Nguyễn Trãi đậm đà, tha thiết, sâu sắc và có nhiều nét độc đáo, rất gần gũi với quan niệm hiện đại.

Cách nhìn đó đã giúp Nguyễn Trãi cùng với Lê Lợi thu phục được lòng dân, động viên nhân dân, tổ chức họ trở thành những lực lượng kháng chiến

hùng mạnh trong cuộc chiến đấu với kẻ thù xâm lược trong thời điểm “tuấn

kiệt như sao buổi sớm, nhân tài như lá mùa thu”. Do biết dựa vào nhân dân

và được nhân dân tích cực ủng hộ, nghĩa quân Lam Sơn đã “lấy đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo”. Tư tưởng này đã được Nguyễn Trãi quán triệt trong suốt thời kỳ khởi nghĩa Lam Sơn và thời kỳ hòa bình, xây dựng đất nước Đại Việt thời Lê sơ. Cuộc khởi nghĩa thắng lợi,

Nguyễn Trãi thay Lê Lợi viết Bình Ngô đại cáo. Ngay ở câu đầu của áng kiệt

tác này, ông đã nói đến nhân dân: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”.

Khi bờ cõi đã yên, khắp chốn đã sạch bóng quân thù, Nguyễn Trãi hăm hở bắt tay vào thực hiện lý tưởng cao cả của mình - lý tưởng xây dựng một xã hội thái bình, hạnh phúc, sao cho “khắp thôn cùng xóm vắng không có một

52

tiếng hờn giận, oán sầu” - một xã hội lý tưởng như thời vua Nghiêu, vua Thuấn. Chí Nguyễn Trãi “ở nơi nhân dân” không phải chỉ khi ông còn hàn vi hay khi ông đang chiến đấu gian khổ chống quân xâm lược. Khi Nguyễn Trãi đã là một trọng thần ở triều đình, ông cũng luôn luôn nghĩ đến nhân dân.

Có một khía cạnh rất đáng quý trong tư tưởng về dân của Nguyễn Trãi, đó là tư tưởng trọng dân, biết ơn dân. Dân chúng vẫn luôn được ông nhắc tới và chú ý đề cao ngay cả sau khi kháng chiến đã thành công, đất nước đã giành được độc lập và bước vào xây dựng cuộc sống mới. Nguyễn Trãi nhận thức được rằng lực lượng làm ra thóc gạo, cơm ăn, áo mặc là do ở nhân dân: rằng điện ngọc cung vàng của vua chúa cũng đều do mồ hôi nước mắt của nhân dân mà có: “thường nghĩ quy mô lớn lao, lộng lẫy đều là sức lao khổ của quân dân”. Chính xuất phát từ suy nghĩ như vậy, nên khi đã làm quan trong triều đình, được hưởng lộc của vua ban, Nguyễn Trãi đã nghĩ ngay đến nhân dân, những người dãi nắng dầm mưa, những người lao động cực nhọc. Ông viết:

“Ăn lộc đền ơn kẻ cấy cày”.

Nguyễn Trãi còn nhìn thấy ở nhân dân lực lượng quyết định sự hưng vong của triều đại, đánh đổ triều đại này, dựng nên triều đại khác. Từ cuộc bại trận nhà Hồ, bài học lịch sử là muốn thắng lợi trong chiến tranh chống ngoại xâm thì chỗ dựa chắc chắn là lòng dân. Đó cũng chính là tư tưởng quán triệt trong hoạt động chính trị của Nguyễn Trãi sau này.

Nguyễn Trãi mang tầm vóc của cái cao cả không chỉ ở tình cảm sâu sắc của ông đối với nhân dân mà còn ở nhận thức của ông về sức mạnh to lớn của nhân dân. Ông đã nâng nhân dân lên thành sức mạnh tự giải phóng. Con đường cứu nhân dân là con đường phát huy năng lực tiềm tàng trong nhân dân và tập hợp nhân dân lại thành sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc. Nguyễn Trãi đã phân tích truyền thống dân tộc ta chống ngoại xâm và xây dựng quốc gia hùng mạnh từ quan điểm nhân dân. Nhà Trần thắng quân Mông - Nguyên là dựa vào nhân dân. Thất bại của nhà Trần sau này, và cả của nhà Hồ là mất

53

lòng dân và không tập hợp được sức mạnh của nhân dân. Giặc Minh thất bại cũng vì coi thường lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam.

Nhân dân là lực lượng tham gia chiến đấu bảo vệ hòa bình, bảo vệ đất nước. Theo ông, nhân dân có một sức mạnh vô địch; xưa cũng như nay, nhân dân luôn luôn hướng về chính nghĩa và chỉ theo những người đấu tranh cho chính nghĩa; không bao giờ nhân dân đồng tình với kẻ xâm lược. Nếu người đấu tranh chống xâm lược đề ra được đường lối phù hợp với lợi ích của nhân dân, tất nhiên họ được nhân dân tích cực ủng hộ. Khi nghĩa quân đã được nhân dân tận tình ủng hộ thì “nghĩa quân đi đến đâu, nghĩa thanh vang dậy, dân chúng bốn phương cõng địu nhau mà kéo đến theo nghĩa quân”. Như vậy thì nghĩa quân có thể lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh.

Nguyễn Trãi là người thấy rõ vai trò quan trọng, sức mạnh to lớn và công sức lao khổ của muôn dân trong sự nghiệp chiến đấu giải phóng dân tộc và sự nghiệp xây dựng một đất nước văn trị, thái bình. Trong quan điểm của Nguyễn Trãi, dân là một lực lượng to lớn, có sức mạnh: “Úp thuyền mới biết

sức dân như nước” và nhân dân có vai trò quyết định. Trong bài Quan hải,

Nguyễn Trãi khẳng định: “Phúc chu, thủy tín dân do thủy” (lật thuyền mới thấy sức mạnh của dân như nước). Với Nguyễn Trãi, dân là gốc của nước, của dân tộc. Giữ được cái gốc ấy thì giữ được nước, trị được nước, mất gốc thì nước mất nhà tan. Giữ dân trước hết là giữ được lòng dân, đó là lý tưởng mà Nguyễn Trãi theo đuổi suốt cả cuộc đời, là tư tưởng chủ đạo của Nguyễn Trãi trong việc giúp Lê Lợi giải phóng dân tộc, giúp triều đại mới xây dựng đất nước. Đây là cách nhìn mới mẻ, đầy sáng tạo và có sự trân trọng nhân dân đúng mực. Người làm vua, kẻ làm quan phải dựa vào dân trong đánh giặc cũng như xây dựng đất nước. Dù Nguyễn Trãi có gọi nhân dân là “dân đen”, “con đỏ” thì điều đó càng chứng tỏ tấm lòng chân thành của Nguyễn Trãi dành cho nhân dân.

54

Tư tưởng đề cao nhân dân ở Nguyễn Trãi còn phát triển lên cấp độ cao

hơn khi ông đề cập đến trách nhiệm của nhà cầm quyền đối với nhân dân.Tư

tưởng của ông về trách nhiệm của nhà cầm quyền đối với dân là kết tinh yêu cầu của thời đại, nó ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu tìm đường cứu nước cứu dân khi nước ta từ một nước chịu ách áp bức của quân xâm lược đến khi xây dựng và bảo vệ nền độc lập. Nguyễn Trãi đã tiếp thu sáng tạo tinh hoa văn hoá nhân loại, đặc biệt là sự kết hợp của Tam giáo: Nho, Đạo, Phật, cùng với truyền thống yêu nước thương dân tha thiết để hình thành tư tưởng về trách nhiệm của

nhà cầm quyền đối với dân. Trách nhiệm của nhà cầm quyền là trách nhiệm

dưỡng dân, trách nhiệm giáo dân và trách nhiệm an dân. Việc thực thi trách nhiệm là tuân theo đạo trời, hợp quy luật vì nhà cầm quyền cần phải trả ơn người dân đã trực tiếp lao động tạo ra của cải nuôi sống toàn xã hội. Nó xuất phát từ ý thức đạo đức trong mỗi người cầm quyền, và chỉ có thể thành công khi nhà cầm quyền có đủ bốn phẩm chất cơ bản: nhân, trí, dũng, trung.

Cả cuộc đời Nguyễn Trãi “cật chưng hồ hải đặt chưa an” để suy nghĩ, để tìm câu trả lời: làm gì cho dân, những người dân lầm than, khổ cực. Chính vì vậy mà:

“Còn có một lòng âu việc nước Đêm đêm thức nhẵn nẻo sơ chung”.

(Thuật hứng - bài 23)

Từ lúc còn tuổi trẻ, Nguyễn Trãi đã mang trong mình hoài bão, lý tưởng, cống hiến hết mình cho dân, cho nước. Trải qua bao khó khăn, thăng trầm trong cuộc đời, lý tưởng ấy của Nguyễn Trãi càng mãnh liệt, khôn nguôi:

“Bui một tấc lòng ưu ái cũ

Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông”

(Thuật hứng – bài 5)

Mỗi dòng thơ là một dòng tâm huyết, mỗi bài thơ là một tấm lòng trong sáng, đầy sức sống. Nguyễn Trãi hiện lên trong lòng người đọc hết sức gần

55

gũi mà luôn có sự kính phục, đầy yêu thương, tự hào. Cả cuộc đời Nguyễn Trãi quên ăn, quên ngủ cũng chỉ vì hai chữ: dân, nước.

Có thể thấy, trong đời sống cũng như trong thơ văn, Nguyễn Trãi luôn luôn hướng về phía nhân dân. Ở Nguyễn Trãi, hình như lúc nào cũng có nhân dân. Trong những ngày gian khổ ở Lam Sơn, ông đã nghĩ đến nhân dân: “Nhớ xưa ở Lam Sơn đọc binh thư, đương lúc ấy chí đã ở nơi nhân dân”. Luôn luôn Nguyễn Trãi tự hỏi mình xem đã làm gì có ích lợi cho nhân dân:

“Quốc phú binh cường chăng có chước, Bằng tôi nào thửa ích chưng dân”

(Trần tình - bài 1)

Khi đọc sách, Nguyễn Trãi đã nhận ra rằng một người có trách nhiệm với Tổ quốc giang san như ông phải làm tất cả những gì để khỏi mất lòng dân:

“Đọc sách thì thông đòi nghĩa sách Đem dân mựa nỡ mất lòng dân”.

(Bảo kính cảnh giới - bài 57)

Được Lê Thái Tông cử ra làm nhạc với Lương Đăng, điều mà Nguyễn Trãi nghĩ đến đầu tiên không phải là làm cái gì để chiều ý vua, cũng không phải là đào, kép, nhạc cụ… mà là lòng dân, là nguyện vọng của nhân dân, của những người dân nghèo khổ ở thôn cùng xóm vắng: “Dám mong bệ hạ rủ lòng yêu thương và chăn nuôi muôn dân, khiến trong thôn cùng xóm vắng không có một tiếng hờn giận oán sầu”. Năm 1439, Nguyễn Trãi được vua Lê Thái Tông vời ra và trao cho chức Gián nghị đại phu tri tam quán sự kiêm trông nom việc quân dân ở hai đạo Đông, Bắc, trong tờ biểu tạ ơn, lại một lần nữa, Nguyễn Trãi nói lên hoài bão của ông: “Chuyên đọng Điển Phần, chí những muốn việc cổ nhân đã muốn. Để tâm dân chúng, mình trước lo điều thiên hạ phải lo”.

Cái chí của cổ nhân nói đây là cái chí của Phạm Trọng Yêm, một nhà kinh bang tế thế đời Tống đã tự vạch cho mình một phương châm xử thế là

56

“lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ”. Nguyễn Trãi đã nói và làm theo câu châm ngôn này. Đời sống cần kiệm liêm chính của Nguyễn Trãi khi ông còn hàn vi cũng như khi ông là trọng thần của nhà Lê nói lên rằng Nguyễn Trãi đã “lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên

Một phần của tài liệu Tìm hiểu những biểu hiện về cái cao cả trong tư tưởng Nguyễn Trãi (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)