Thực tiễn xét xử các tội phạm về tham nhũng

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các tội tham nhũng theo luật hình sự Việt Nam (Trang 72)

Thực tiễn xét xử của Tòa án nhân các cấp trong những năm qua cho thấy, số lượng lớn các tội phạm về tham nhũng đã được đưa ra xét xử, cách hình thức trách nhiệm hình sự được áp dụng đối với người phạm tội ngày càng nghiêm khắc. Điều đó thể hiện sự quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta trong công tác đấu tranh với nạn tham nhũng.

2.2.2.1. Về tổng số các vụ án và bị cáo bị xét xử về các tội về tham nhũng

Theo số liệu thống kê của Vụ thống kê tổng hợp-Tòa án nhân dân tối cao, từ năm 2009 đến năm 2013, trong cả nước, tòa án nhân dân các cấp đã đưa ra xét xử sơ thẩm tổng số 1310 vụ án với 2850 bị cáo, xét xử phúc thẩm 614 vụ án với 1198 bị cáo về các tội về tham nhũng. (Bảng 2.5)

Trong 5 năm, từ năm 2009 đến năm 2013, số vụ án về các tội về tham nhũng bị đưa ra xét xử sơ thẩm không tăng mà theo chiều hướng giảm đi. Số lượng vụ án về các tội về tham nhũng cao nhất vào năm 2009, với 299 vụ/714 bị cáo; thấp nhất vào năm 2011, với 220 vụ/ 485 bị cáo; tuy nhiên, đến năm 2012, 2013, số lượng vụ án về các tội về tham nhũng lại tăng lên, năm 2012 là 250 vụ/527 bị cáo, đến 2013 là 282 vụ/554 bị cáo. Năm 2009, có số vụ án ít

nhất, 58 vụ án /111 bị cáo bị xét xử phúc thẩm, cao nhất vào năm 2013, với 174 vụ án/227 bị cáo.

Về từng tội phạm về tham nhũng cụ thể được đưa ra xét xử như sau: Tội tham ô tài sản: trong 5 năm đã xét xử sơ thẩm 637 vụ án/1254 bị cáo, chiếm 48,6% tổng số các vụ án về các tội về tham nhũng và 44% tổng số các bị cáo phạm tội về tham nhũng, xét xử theo thủ tục phúc thẩm 322 vụ án/624 bị cáo, chiếm 52,4% tổng số các bị cáo phạm tội về tham nhũng được xét xử phúc thẩm và 52,1% tổng số các bị cáo phạm tội về tham nhũng. Số lượng vụ án xét xử sơ thẩm cao nhất vào năm 2009 với 154 vụ/339 bị cáo, thấp nhất vào các năm 2012 và 2013 cùng là 113 vụ án/212 bị cáo; Tội nhận hối lộ: trong 5 năm đã xét xử sơ thẩm 106 vụ án/246 bị cáo, chiếm 8,1%% tổng số các vụ án về các tội về tham nhũng và 8,6% tổng số các bị cáo phạm tội về tham nhũng, xét xử theo thủ tục phúc thẩm 62 vụ án/129 bị cáo, chiếm 10,1% tổng số các bị cáo phạm tội về tham nhũng được xét xử phúc thẩm và 10,8% tổng số các bị cáo phạm tội về tham nhũng. Số lượng vụ án xét xử sơ thẩm cao nhất vào năm 2013 là 26 vụ/52 bị cáo, thấp nhất vào năm 2010 với 16 vụ án/212 bị cáo; Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản: trong 5 năm đã xét xử sơ thẩm 242 vụ án/375 bị cáo, chiếm 18,5% tổng số các vụ án về các tội về tham nhũng, 13,1% tổng số các bị cáo phạm tội về tham nhũng, xét xử theo thủ tục phúc thẩm 81 vụ án/125 bị cáo, chiếm 13,2% tổng số các bị cáo phạm tội về tham nhũng được xét xử phúc thẩm và 10,5% tổng số các bị cáo phạm tội về tham nhũng. Số lượng vụ án xét xử sơ thẩm cao nhất vào năm 2009 với 66 vụ/ 99 bị cáo, thấp nhất vào các năm 2011 là 29/55 bị cáo; Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ: trong 5 năm đã xét xử sơ thẩm 234 vụ án/745 bị cáo, chiếm 17,8% tổng số các vụ án về các tội về tham nhũng và 26,1% tổng số các bị cáo phạm tội về tham nhũng, xét xử theo thủ tục phúc thẩm 112 vụ án/ 254 bị cáo, chiếm 18,2% tổng số các bị

cáo phạm tội về tham nhũng được xét xử phúc thẩm và 20,4% tổng số các bị cáo phạm tội về tham nhũng. Số lượng vụ án xét xử sơ thẩm cao nhất vào năm 2013 với 59 vụ/135 bị cáo, thấp nhất vào các năm 2011 với 36 vụ án/86 bị cáo; Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ: trong 5 năm đã xét xử sơ thẩm 43 vụ án/93 bị cáo, chiếm 3,3% tổng số các vụ án về các tội về tham nhũng và 3,3% tổng số các bị cáo phạm tội về tham nhũng, xét xử theo thủ tục phúc thẩm 17 vụ án/34 bị cáo, chiếm 2,8% tổng số các bị cáo phạm tội về tham nhũng được xét xử phúc thẩm và 1,2% tổng số các bị cáo phạm tội về tham nhũng. Số lượng vụ án xét xử sơ thẩm cao nhất vào năm 2010 với 16 vụ/36 bị cáo, thấp nhất vào năm 2009 là 04 vụ án/12 bị cáo; Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi: trong 5 năm đã xét xử sơ thẩm 03 vụ án/05 bị cáo, chiếm 0,2% tổng số các vụ án về các tội về tham nhũng và 0,2% tổng số các bị cáo phạm tội về tham nhũng, xét xử theo thủ tục phúc thẩm 02 vụ án/03 bị cáo, chiếm 0,3% tổng số các bị cáo phạm tội về tham nhũng được xét xử phúc thẩm và 0,3% tổng số các bị cáo phạm tội về tham nhũng. Trong hai năm 2010, 2011, không có vụ án nào về loại tội này được xét xử; Tội giả mạo trong công tác trong 5 năm đã xét xử sơ thẩm 45 vụ án/123 bị cáo, chiếm 3,4% tổng số các vụ án về các tội về tham nhũng và 4,3% tổng số các bị cáo phạm tội về tham nhũng, xét xử theo thủ tục phúc thẩm 10 vụ án/35 bị cáo, chiếm 1,6% tổng số các bị cáo phạm tội về tham nhũng được xét xử phúc thẩm và 2,9% tổng số các bị cáo phạm tội về tham nhũng. Số lượng vụ án xét xử sơ thẩm cao nhất vào năm 2013 với 17 vụ/43 bị cáo, thấp nhất vào các năm 2009 là 05 vụ án/9 bị cáo và 2010 là 05 vụ án/23 bị cáo. (Bảng 2.1, 2.2)

Có tất cả 7 tội phạm về tham nhũng được quy định tại Mục A Chương XXI Bộ luật hình sự năm 1999 đều được áp dụng. Trong những tội này, tội tham ô tài sản chiếm tỷ lệ cao nhất, sau đó đến các tội Lạm dụng chức vụ,

quyền hạn chiếm đoạt tài sản; tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; tội nhận hối lộ; tội Giả mạo trong công tác; tội Lạm quyền trong khi thi hành công vụ; tội Giả mạo trong công tác chiếm tỷ lệ ít nhất. Từ năm 2009 đến 2013, số lượng từng loại tội phạm này có sự tăng, giảm nhất định. Ví dụ như đối với tội Tham ô tài sản, số lượng vụ án và số lượng bị cáo có sự giảm rõ rệt. Từ 154 vụ án/339 bị cáo, giảm xuống chỉ còn 113 vụ án/212 bị cáo; đối với tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ trong các năm từ 2010 đến 2012 có sự giảm đi nhưng đến 2013 lại tăng lên, hay tội Giả mạo trong công tác từ 5 vụ năm 2009, tăng lên 17 vụ năm 2013.

2.2.2.2. Về việc áp dụng các hình thức trách nhiệm hình sự đối với các tội về tham nhũng (Bảng 2.3, 2.4)

Trong các hình thức trách nhiệm được áp dụng đối với các tội phạm về tham nhũng trong giai đoạn từ 2009 đến 2013, hình phạt tù từ 7 năm trở xuống là 1246/2850 bị cáo, chiếm tỷ lệ cao nhất 43,7%. Hình phạt tù cho hưởng án treo là 947/2850 bị cáo, chiếm tỷ lệ 33,2%. Hình phạt tù từ 7 năm đến 15 năm là 285/2850 bị cáo, chiếm tỷ lệ 10%. Hình phạt tù từ 15 năm đến 20 năm là 76/2850 bị cáo, chiếm tỷ lệ 2,7%. Hình phạt cải tạo không giam giữ là 62/2850 bị cáo, chiếm tỷ lệ 2,2,%. Hình phạt cảnh cáo là 19/2850 bị cáo, chiếm tỷ lệ 0,7%. Hình phạt tiền được áp dụng đối với 1/2850 bị cáo, chiếm tỷ lệ 9,4%. Hình phạt trục xuất được áp dụng đối với 06/2850 bị cáo, chiếm tỷ lệ 0,2%. Hình phạt tù chung thân và tử hình là 11 bị cáo, chiếm tỷ lệ 0,4%. Tuy trong nhóm hình phạt tù chung thân và tử hình có 11 bị cáo nhưng đều là các bị cáo bị áp dụng hình phạt chung thân, hình phạt tử hình không được áp dụng đối với bị cáo nào.

Có 15 bị cáo bị truy tố về các tội về tham nhũng nhưng khi đưa ra xét xử được tuyên không có tội. Có 14 bị cáo được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt.

Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tối cao, trong 6 tháng đầu năm 2014, Tòa án nhân dân các cấp đã xét xử sơ thẩm tổng cộng 101 vụ án/259 bị cáo về các tội phạm về tham nhũng. Trong đó, Tội tham ô tài sản xét xử 36 vụ/96 bị cáo, chiếm tỷ lệ cao nhất; Tội nhận hối lộ xét xử 11 vụ/38 bị cáo; Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản xét xử 24 vụ/35 bị cáo; Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xét xử 22 vụ/83 bị cáo; Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ xét xử 04 vụ/12 bị cáo; Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi xét xử 01 vụ/01 bị cáo, chiếm tỷ lệ thấp nhất; Tội giả mạo trong công tác xét xử 03 vụ/30 bị cáo.

Các hình thức trách nhiệm hình sự được áp dụng đối với người phạm tội. Có tổng số 44 bị cáo được hưởng án treo, trong đó số bị cáo phạm tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ được hưởng án treo nhiều nhất 22/44 bị cáo, Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi, không có bị cáo nào được hưởng án treo; Có tổng số 193 bị cáo bị áp dụng mức hình phạt tù từ 7 năm trở xuống, chiếm tỷ lệ cao nhất là các bị cáo phạm tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ 59/193 bị cáo; Có tổng số 39 bị cáo bị áp dụng mức hình phạt tù từ 7 năm đến 15 năm, trong đó Tội tham ô tài sản có số bị cáo nhiều nhất 24/39 bị cáo; Có tổng số 13 bị cáo bị áp dụng mức hình phạt tù từ 15 đến 20 năm, trong đó Tội tham ô tài sản chiếm tỷ lệ cao nhất 09/13 bị cáo, các Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, Lạm quyền trong khi thi hành công vụ, Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi, Giả mạo trong công tác, không có bị cáo nào áp dụng mức hình phạt tù này; Có tổng số 06 bị cáo bị áp dụng hình phạt chung thân và tử hình, số bị cáo này phạm tội Tham ô tài sản. (Bảng 2.6)

Tại buổi làm việc giữa Chủ tịch nước, Ban cán sự Đảng Toà án nhân dân tối cao và đại diện lãnh đạo một số cơ quan tư pháp vào ngày 15/7/2014,

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2014, các tội về tham nhũng đều được xét xử nghiêm minh, đặc biệt đối với người chủ mưu, cầm đầu, lợi dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản lớn của nhà nước. Tỷ lệ các bị cáo phạm tội tham nhũng được toà cho hưởng án treo được giảm hơn 50% so với cùng kỳ năm trước.

Trong quá trình xét xử các vụ án hình sự nói chung và xét xử các vụ án về tham nhũng nói riêng, các Tòa án đã quán triệt và thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới; chủ động phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng theo đúng các quy định của pháp luật tố tụng và Quy chế phối hợp số 01/QCPH/VPBCĐTW- TTCP-KTNN-BCA-VKSNDTC-TANDTC ngày 15/01/2009 của Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước, Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao, nhằm đảm bảo giải quyết vụ án nghiêm minh đúng quy định của pháp luật, đặc biệt là các vụ án lớn, trọng điểm được dư luận xã hội quan tâm. Đến nay, nhiều Tòa án địa phương đã xây dựng được quy chế phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự, trong đó có các vụ án về tham nhũng; định kỳ hàng tháng hoặc quý tiến hành họp để trao đổi án, rà soát, thống nhất những vấn đề còn có ý kiến khác nhau về đánh giá chứng cứ và áp dụng pháp luật đối với các vụ án có vướng mắc, nhằm đảm bảo sớm giải quyết các vụ án. Đối với những vụ án về tham nhũng lớn, đặc biệt nghiêm trọng, các Tòa án đều cử Thẩm phán tham gia phối hợp ngay trong quá trình điều tra, truy tố để nắm chắc các tình tiết khách quan của vụ án, đảm bảo cho việc xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, tránh tình trạng trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung nhiều lần hoặc trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung không đúng quy định của pháp luật.

Quán triệt chỉ đạo của lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao đối với công tác giải quyết, xét xử các tội phạm về tham nhũng trong thời gian qua, các Tòa án đều khẩn trương nghiên cứu hồ sơ để đưa ra xét xử, đảm bảo việc giải quyết vụ án trong thời hạn theo quy định của pháp luật nên hầu hết không có án quá thời hạn xét xử do lỗi chủ quan của Thẩm phán. Hình phạt mà Tòa án áp dụng đối với các bị cáo đảm bảo nghiêm minh, tương xứng với tính chất, mức độ, hành vi và nhân thân của người phạm tội trong từng vụ án. Việc xử phạt tù nhưng cho bị cáo được hưởng án treo cũng được các Tòa án cân nhắc, đảm bảo yêu cầu đấu tranh phòng, chống các tội phạm này trong tình hình hiện nay. Vì vậy, các trường hợp phạm tội về tham nhũng và chức vụ được Tòa án cho hưởng án treo về cơ bản là đúng pháp luật. Hầu hết các bị cáo phạm các tội về tham nhũng được hưởng án treo là các bị cáo tham gia với vai trò thứ yếu, nhất thời phạm tội hoặc bị rủ rê, lôi kéo; có nhiều tình tiết giảm nhẹ (bị cáo hoặc gia đình bị cáo đã khắc phục toàn bộ hậu quả; bản thân hoặc gia đình có công với cách mạng…) và căn cứ vào đặc điểm nhân thân của bị cáo xét thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt tù có thời hạn, thì Tòa án căn cứ vào nguyên tắc quyết định hình phạt đối với các vụ án có đồng phạm và chính sách khoan hồng của Đảng và Nhà nước để cho bị cáo hưởng án treo. Đối với các đối tượng giữ vai trò là người tổ chức, cầm đầu, chủ mưu và thuộc các trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì khi xét xử thì Tòa án quyết định hình phạt nghiêm minh và không cho các bị cáo này được hưởng án treo.

Có thể thấy, các vụ án về tội phạm tham nhũng đều được các Tòa án khẩn trương nghiên cứu hồ sơ để đưa ra xét xử, đảm bảo việc giải quyết vụ án trong thời hạn quy định của pháp luật. Đối với những vụ án về tham nhũng lớn, đặc biệt nghiêm trọng, các Tòa án đều cử Thẩm phán tham gia phối hợp ngay trong quá trình điều tra, truy tố để nắm chắc các tình tiết khách quan của vụ án, đảm bảo cho việc xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, tránh

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các tội tham nhũng theo luật hình sự Việt Nam (Trang 72)