MỘT SỐ VƯỚNG MẮC TRONG THỰC TIỄN XÉT XỬ CÁC

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các tội tham nhũng theo luật hình sự Việt Nam (Trang 80)

TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG

Qua nghiên cứu thực tiễn xét xử các tội phạm tham nhũng, việc áp dụng pháp luật hình sự đối với các tội phạm về tham nhũng ở nước ta trong thời gian vừa qua về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm, góp phần nâng cao hiệu quả các quy định của pháp luật về tội phạm. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự đối với loại tội phạm này vẫn còn một số tồn tại, vướng mắc và hạn chế, làm ảnh hưởng đến công tác phòng, chống tham nhũng như sau:

- Quy định của Bộ luật hình sự và Luật phòng, chống tham nhũng chưa có sự tương thích giữa khái niệm “tội phạm tham nhũng” với “hành vi tham nhũng”. Theo quy định tại Điều 3 Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 (được sửa đổi bổ sung vào các năm 2007 và 2012) thì có 12 nhóm hành vi được quy định là hành vi tham nhũng; tuy nhiên, theo quy định tại Mục A “Các tội phạm về tham nhũng” Chương XXI Bộ luật hình sự năm 1999 (được sửa đổi, bổ sung vào năm 2009) thì chỉ có 07 tội phạm quy định từ Điều 278 đến Điều 284 bị coi là tội phạm tham nhũng. Điều này dẫn đến việc có một số “hành vi tham nhũng” quy định trong Luật phòng, chống tham nhũng lại không bị coi là tội phạm tham nhũng” quy định trong Bộ luật hình sự. (ví dụ: hành vi đưa hối lộ, môi giới hối lộ được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi).

- Về việc xác định chủ thể của các tội phạm tham nhũng là người có chức vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 277 của Bộ luật hình sự năm

1999, nhận thức để xác định còn thiếu nhất quán, áp dụng không thống nhất. Đặc biệt việc xác định người "được giao thực hiện một công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ" trong một số trường hợp là rất khó khăn

- Một số dấu hiệu định khung hình phạt trong các tội về tham nhũng hiện nay chưa có hướng dẫn của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, như: thế nào là “gây hậu quả nghiêm trọng”, “gây hậu quả rất nghiêm trọng”, “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” hay “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác”… nên trong nhiều trường hợp còn có sự nhận thức khác nhau khi đánh giá chứng cứ và xác định tội danh, định khung hình phạt giữa các cơ quan tiến hành tố tụng. Mặc dù về nguyên tắc chung, để xác định được các dấu hiệu này, cần căn cứ vào những thiệt hại cụ thể để từ đó xác định tính chất nghiêm trọng của các hành vi phạm tội. Tuy nhiên, nội dung các tình tiết này đối với từng tội phạm tham nhũng là không giống nhau, vì vậy không thể coi gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng của tội phạm tham nhũng này giống như tội phạm tham nhũng khác. Tương tự, về tình tiết làm

"trái công vụ" trong cấu thành Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (Điều 281) và Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ (Điều 282) cũng chưa được hiểu thống nhất.

- Nhiều trường hợp trong các doanh nghiệp cổ phần, một số người được giữ một số quyền hạn nhất định trong việc quản lý tiền và tài sản của doanh nghiệp đã lợi dụng quyền hạn được giao chiếm đoạt số tiền, tài sản đó. Xét về bản chất, đây là hành vi tham ô tài sản của doanh nghiệp, là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tập thể và của công dân cần phải xử lý bằng các biện pháp hình sự. Tuy nhiên, do người thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản không thỏa mãn điều kiện về mặt chủ thể, không phải là người có chức vụ, quyền hạn theo quy định của pháp

luật hình sự, nên khó xử lý người có hành vi nêu trên về Tội tham ô tài sản theo quy định tại Điều 278 Bộ luật hình sự, do tài sản của Nhà nước trong cổ phần còn bao nhiêu %, người quản lý trực tiếp tài sản Nhà nước có hành vi phạm tội hay không… thậm chí trong nhiều trường hợp không thể xử lý về mặt hình sự. Trên thực tế, các cơ quan điều tra, truy tố thường khởi tố, điều tra, truy tố những người có hành vi nêu trên về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 139 Bộ luật hình sự hoặc Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 140 Bộ luật hình sự. Việc xử lý này là không hoàn toàn phù hợp, dẫn đến trách nhiệm hình sự không tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội.

Việc xác định thế nào là tài sản của Nhà nước trong các doanh nghiệp có một phần vốn góp của Nhà nước còn có nhận thức khác nhau, nên việc xác định hành vi nào phạm tội “Tham ô tài sản”, hành vi nào phạm tội “Trộm cắp tài sản” hoặc tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”…hiện vẫn chưa có sự thống nhất. Mặt khác, Bộ luật Hình sự năm 1999 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2000, được sửa đổi bổ sung năm 2009, nhưng đến nay vẫn thiếu các văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành, nhất là vấn đề xác định cấu thành tội phạm trong các doanh nghiệp có tài sản thuộc hình thức sở hữu chung hỗn hợp. Vì vậy, thời gian qua, có nhiều vụ án nội dung sự việc phạm tội thể hiện: các cá nhân làm kế toán, thủ kho, thủ quỹ, giao nhận hàng hóa trong các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có 100% vốn tư nhân, các doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài lợi dụng việc chủ doanh nghiệp giao nhiệm vụ quản lý tài sản để chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, Cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can về tội Tham ô tài sản. Do định sai tội danh dẫn đến việc điều tra, truy tố, xét xử không đúng pháp luật.

- Trong quá trình xét xử các vụ án tham nhũng, vấn đề giám định tư pháp cũng là một trong những vấn đề vướng mắc, làm ảnh hưởng đến quá

trình xét xử của Tòa án nhân dân các cấp. Đây là vướng mắc không chỉ của riêng ngành Tòa án mà là vướng mắc chung của cả cơ quan Công an, Viện kiểm sát.

Trong thời gian gần đây, ngày càng nhiều vụ án tham nhũng đề nghị giám định tư pháp nhất là trong các lĩnh vực như pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự. Trong đó giám định theo yêu cầu của cơ quan tố tụng chiếm đa số. Tuy nhiên, một số vụ việc giám định trong các lĩnh vực tài chính, xây dựng, đất đai, ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, nhu cầu giám định phục vụ công tác phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án về tài chính, thuế, ngân hàng, xây dựng cơ bản, đất đai… ngày càng lớn. Bên cạnh đó, theo phản ánh của cơ quan điều tra, việc cử người làm giám định của các cơ quan quản lý chuyên ngành thường không kịp thời, nhiều vụ việc kéo dài nhiều tháng, thậm chí hàng năm, làm chậm quá trình giải quyết vụ án.

Việc xác định thiệt hại về tài sản trong một số vụ án tham nhũng bắt buộc phải tiến hành trưng cầu giám định về tài chính kế toán, giám định kỹ thuật, giám định chất lượng công trình… Kết luận giám định trong những trường hợp này là nguồn chứng cứ quan trọng chứng minh tội phạm và nhiều khi là nguồn chứng cứ duy nhất. Nội dung yêu cầu giám định trong các vụ án tham nhũng bao gồm nhiều vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau (tài chính, xây dựng, kỹ thuật chuyên ngành…) cần thiết phải có sự điều phối, hợp tác của nhiều ngành khác nhau.

Một số trường hợp, nội dung yêu cầu giám định là nghiệp vụ chuyên môn mới phát sinh, phức tạp, khối lượng lớn như vụ Nguyễn Anh Tuấn và đồng phạm cố ý làm trái xảy ra tại Sở Quản lý kinh doanh vốn và ngoại tệ (Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn) đã kéo dài đến 5 năm do không thực hiện được yêu cầu giám định của Toà án Nhân dân Hà Nội.

- Về các hình thức trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội, Bộ luật hình sự quy định về các loại hình phạt được áp dụng, cao nhất là phạt tù từ hai

mươi năm, chung thân, tử hình đến các hình phạt nhẹ hơn từ một năm đến năm năm…Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng các hình thức trách nhiệm hình sự đối với loại tội phạm này cho thấy, việc áp dụng các hình phạt nhẹ tương đối nhiều, trong khi đó, số bị cáo bị áp dụng hình phạt chung thân, tử hình rất ít, đặc biệt đối với hình phạt tử hình. Từ năm 2000 đến năm 2010, hình phạt tử hình không được áp dụng đối với trường hợp nào. Chỉ đến năm 2013, mới ghi nhận trường hợp phạm tội tham nhũng bị áp dụng hình phạt tử hình. Đối với loại tội phạm này, việc áp dụng án treo cũng diễn ra phổ biến, có những trường hợp cho bị cáo được hưởng án treo là phù hợp nhưng cũng có rất nhiều trường hợp Tòa án các cấp cố tình cho bị cáo được hưởng án treo sai. Những trường hợp bị sai phạm, đa số đều bị kháng nghị giám đốc thẩm hoặc kiểm điểm nghiêm khắc đối với Thẩm phán xét xử.

Thực tế xét xử các tội phạm về tham nhũng hiện nay cho thấy, có một số trường hợp việc quyết định hình phạt nhẹ hoặc cho bị cáo được hưởng án treo cũng còn thiếu tính thuyết phục. Đây là một trọng những lỗi thường gặp khi xét xử. Lỗi này thường là do Hội đồng xét xử chỉ xem xét tính chất pháp lý đơn thuần mà chưa xem xét, cân nhắc đến yêu cầu đấu tranh đối với loại tội phạm này trong tình hình hiện nay, cũng như sự ảnh hưởng của việc giải quyết vụ án đối với tình hình chính trị, xã hội của địa phương, nên ra phán quyết chưa thực sự thuyết phục, đôi khi còn đặt nặng các tình tiết về nhân thân tốt, bồi thường thiệt hại, gia đình có công với nhà nước…để cho hưởng án treo, kể cả với trường hợp là chủ mưu, cầm đầu.

- Vấn đề định tội danh cũng là một trong những vướng mắc trong quá trình giải quyết vụ án. Đây không chỉ là vướng mắc của riêng ngành Tòa án mà của các cơ quan điều tra, viện kiểm sát. Nguyên nhân của việc định tội danh không chính xác là do xác định không đầy đủ các dấu hiệu của cấu thành tội phạm hoặc không phân biệt được các dấu hiệu khác nhau giữa tội phạm

này với tội phạm khác hoặc nhầm lẫn giữa các tình tiết định tội, nhất là đối với các tội mà dấu hiệu pháp lý có nhiều điểm tương đồng, khó phân biệt, như giữa tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” với tội “Lạm quyền trong khi thi hành công vụ”, giữa tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” với tội “cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng…”. Ví dụ như vụ án Phạm Kim Hoa bị Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh xét xử sơ thẩm về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” tại Bản án hình sự sơ thẩm số 266/2011/HSST ngày 29/8/2011. Theo cáo trạng: Tháng 9/2009, Phạm Kim Hoa phụ trách về tài chính công đoàn của Công ty Bưu chính viễn thông Sài Gòn, chưa lập báo cáo quyết toán quý 4 năm 2007 và có dư luận Hoa quản lý quỹ không rõ ràng nên Ban chấp hành Công đoàn Công ty yêu cầu Hoa bàn giao sổ sách, đồng thời quyết định thành lập ban kiểm tra tài chính Công đoàn để kiểm tra việc quản lý thu, chi quỹ Công đoàn. Này 31/12/2008, Ban kiểm tra kết luận từ tháng 2/2003 đến tháng 9/2007, Hoa có sai phạm trong quản lý quỹ, thanh toán các khoản chi trùng lập nhiều, chi không có chứng từ, hoặc chứng từ không hợp lệ, sai mức quy định gây thiệt hại cho Công đoàn 2.488.937.831 đồng. Trong đó, Hoa đã lập nhiều phiếu chi nhiều hơn số thực chi rồi đưa cho các nhân viên trong công ty ký phiếu chi và ký nhận tiền. Năm 2003, 2004 chiếm đoạt 182.015.019 đồng, năm 2005 chiếm đoạt 334.804.604 đồng. Tổng cộng 986.233.946 đồng, còn lại số tiền 1.502.703.885 đồng chưa đủ cơ sở buộc trách nhiệm hình sự đối với bị cáo. Hoa đã nộp 2.488.937.813 đồng khắc phục hậu quả. Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hồ Chí Minh truy tố bị cáo theo điểm 1 khoản 4 Điều 278 Bộ luật hình sự (với số tiền 986.233.946 đồng) và tại phiên toà Viện kiểm sát đề nghị xử phạt bị cáo 15-16 năm tù về tội “Tham ô tài sản”.

Tại Bản án hình sự sơ thẩm số 266/2011/HSST ngày 19/8/2011, Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh áp dụng điểm d khoản 2 Điều 165; các điểm

b, p, s khoản 1, khoản 2 Điều 46; Điều 47 BLHS, xử phạt bị cáo 03 năm tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách 05 năm về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hồ Chí Minh kháng nghị yêu cầu xét xử bị cáo Hoa theo tội danh “Tham ô tài sản”. Bị cáo Hoa có đơn đề nghị bác kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và giữ nguyên quyết định của Bản án sơ thẩm.

Tại Bản án phúc thẩm số 301/2012/HSPT ngày 05/3/2012, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh áp dụng Điều 250 Bộ luật tố tụng hình sự, hủy bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. Chuyển toàn bộ hồ sơ cho Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh xét xử lại theo thủ tục chung.

Tại Bản án hình sự sơ thẩm số 456/2013/HSST ngày 27/9/2013, Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh áp dụng điểm a khoản 4 Điều 278; điểm b, p, s khoản 1 Điều 46; Điều 47 BLHS, xử phạt Phạm Kim Hoa 10 năm tù về tội “Tham ô tài sản”.

Bị cáo Hoa kháng cáo không phạm tội Tham ô tài sản mà chỉ phạm tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Hiện nay Tòa án cấp phúc thẩm đã thụ lý hồ sơ và chuyển Viện phúc thẩm 3 Viện kiểm sát nhân dân tối cao nghiên cứu để giải quyết theo thẩm quyền. Qua vụ án này cho thấy, vấn đề định tội danh đối với bị cáo còn có những quan điểm khác nhau giữa các cơ quan tiến hành tố tụng. Việc áp dụng tội danh nào đối với bị cáo còn có nhiều tranh cãi dẫn đến việc kéo dài thời gian giải quyết vụ án.

Đa số các tội tham nhũng đều có cấu thành tội phạm tương đối giống nhau; một số dấu hiệu định khung hình phạt trong các tội về tham nhũng hiện nay chưa có hướng dẫn của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, nên trong một số trường hợp còn có sự nhận thức khác nhau khi đánh giá chứng cứ và xác

định tội danh, khung hình phạt giữa các cơ quan tiến hành tố tụng. Mặt khác, mô hình tố tụng hình sự nước ta là phân chia quyền lực tư pháp theo từng giai đoạn thụ lý, giải quyết vụ án hình sự, đặc biệt là giữa điều tra, truy tố với xét xử. Giới hạn xét xử chỉ cho phép Tòa án xử về tội danh nhẹ hơn hoặc bằng so với đề nghị truy tố của Viện kiểm sát, nên khi xem xét thấy bị cáo phạm một tội nặng hơn thì Tòa án phải trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung, nếu Viện kiểm sát giữ nguyên quan điểm truy tố thì Tòa án phải xét xử theo đề nghị của

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các tội tham nhũng theo luật hình sự Việt Nam (Trang 80)