Theo báo cáo về công tác năm 2013 và nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2014 của ngành Tòa án nhân dân. Tòa án nhân dân tối cao sẽ cố gắng làm tốt công tác đào tạo, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án các cấp để tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho Ngành Tòa án với các hình thức như: đào tạo Thẩm phán, đào tạo cán bộ quản lý, đào tạo chuyên gia pháp luật và đào tạo cán bộ khác. Cùng với việc đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ cần chú trọng việc đào tạo các kiến thức xã hội; khả năng sử dụng các kỹ thuật tiên tiến và kỹ năng thực hiện công tác dân vận cho đội ngũ cán bộ, Thẩm phán. Kết hợp đào tạo trong nước với đào tạo ở nước ngoài để tăng cường đội ngũ cán bộ phục vụ yêu cầu hội nhập quốc tế. Nghiên cứu triển khai đề án đào tạo nguồn cán bộ Tòa án là con em dân tộc thiểu số, gia đình chính sách ở các tỉnh vùng sâu, vùng xa để bổ sung cán bộ cho Tòa án ở các địa phương này.
Trình độ và năng lực của các Thẩm phán hiện nay 100% có trình độ đại học luật hoặc tương đương. Nhưng có thể thấy, thực trạng đội ngũ Thẩm phán hiện nay vẫn còn hạn chế về chất lượng và số lượng. Thực tế có không ít các Thẩm phán trước khi bổ nhiệm chỉ làm việc ở một Tòa chuyên trách, hay một lĩnh vực (hình sự, dân sự, kinh tế, lao động, hành chính), nên khi xét xử ở một lĩnh vực khác thì khi mới được bổ nhiệm còn bỡ ngỡ, yếu về điều khiển phiên tòa, việc vận dụng, áp dụng pháp luật ở các lĩnh vực khác chưa nhuần nhuyễn. Đặc biệt đối với việc xét xử những tội phạm về tham nhũng, cần nhiều kiến thức ở những lĩnh vực chuyên môn khác nhau. Do đó, cần mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ thường xuyên theo từng lĩnh vực, theo nhu cầu đào đạo để vừa đảm bảo nâng cao trình độ chuyên môn, đồng thời vẫn đảm bảo công tác thường xuyên.
tra viên, Chuyên viên, Thư ký Tòa án là vô cùng quan trọng vì họ là nguồn bổ nhiệm Thẩm phán chính của ngành Tòa án. Mặt khác, phần lớn những người này trực tiếp nghiên cứu hồ sơ trong việc giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực bị khiếu nại, kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.
Tòa án nhân dân tối cao đã xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong toàn ngành, nội dung đào tạo không chỉ nâng cao kiến thức chuyên môn mà còn chú trọng đào tạo ngoại ngữ, tin học, công tác thống kê tổng hợp, nghiệp vụ kế toán. Việc làm tốt công tác đào tạo, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án các cấp để tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho ngành Tòa án. Đảm bảo cán bộ khi được quy hoạch, bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo hoặc ngạch Thẩm phán cao hơn phải được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức bổ sung nhằm nâng cao trình độ năng lực và phẩm chất đạo đức, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ở cương vị mới. Cùng với việc đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cần chú trọng đào tạo kiến thức xã hội, khả năng sử dụng kỹ thuật tiên tiến và kỹ năng thực hiện công tác dân vận cho đội ngũ cán bộ, Thẩm phán. Xây dựng Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực ngành Tòa án nhân dân giai đoạn 2013 - 2020 Thực tiễn hoạt động xét xử đã chứng minh rằng công tác đào tạo thẩm phán có chất lượng mới tạo điều kiện thuận lợi trong việc xây dựng đội ngũ thẩm phán giỏi về chuyên môn nghiệp vụ và vững vàng về bản lĩnh chính trị, đạo đức trong sáng. Hiện nay, Tòa án Nhân dân tối cao đang tiến hành triển khai xây dựng và thực hiện đề án nâng cao năng lực và quy mô của Trường cán bộ Tòa án.
Tòa án nhân dân tối cao tiếp tục phối hợp với Bộ Tư pháp đào tạo nghiệp vụ xét xử cho cán bộ Tòa án, đồng thời chủ động xây dựng các Đề án về đào tạo của ngành. Đặc biệt đã đề xuất và được Ban chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương ủng hộ nên Bộ Chính trị đã kết luận giao cho Tòa án nhân
dân tối cao thực hiện chức năng đào tạo đối với cán bộ, công chức trong ngành. Từ năm 2012 đã tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ và tập huấn các văn bản pháp luật mới cho các học viên là Thẩm phán, Thẩm tra viên và Thư ký Tòa án; đồng thời, tập trung củng cố đội ngũ giảng viên, đầu tư cơ sở vật chất, các trang thiết bị cho Trường cán bộ Tòa án và nghiên cứu đổi mới giáo trình, tài liệu, phương pháp giảng dạy để đáp ứng yêu cầu công tác đào tạo, tập huấn cán bộ trong tình hình hiện nay. Ban Cán sự Đảng Tòa án nhân dân tối cao cũng đang khẩn trương xây dựng Đề án tăng cường cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ cho ngành Tòa án nhân dân đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong tình hình mới. Tháng 4/2014, Trường Cán bộ trực thuộc Tòa án nhân dân tối cao đã mở khóa đầu tiên đào tạo nghiệp vụ xét xử cho các cán bộ, công chức của Tòa án nhân dân tối cao, tòa án nhân dân các tỉnh. Đây là những bước đi đầu tiên trong việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho hệ thống Tòa án. Khi được tự đào tạo, bên cạnh những kiến thức pháp luật chung cần trang bị cho người làm công tác xét xử, những giảng viên của Tòa án nhân dân tối cao sẽ có điều kiện truyền đạt những kinh nghiệm từ thực tiễn xét xử, những vướng mắc thường gặp, hướng xử lý đối với những vụ án cụ thể. Từ đó giúp các học viên học hỏi, rút kinh nghiệm, tránh những sai sót khi được làm công tác xét xử.
Bên cạnh đó, cần tổ chức tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên đối với hội thẩm nhân dân. Để xử lý vấn đề này, cần sửa đổi, bổ sung quy định về tiêu chuẩn hội thẩm theo hướng quy định người được bầu hoặc cử làm hội thẩm phải có uy tín, kiến thức, hiểu biết trên các lĩnh vực đời sống xã hội và trình độ pháp lý nhất định (tối thiểu phải có bằng trung cấp pháp lý hoặc ít nhất phải qua một lớp bồi dưỡng về pháp luật từ 3-6 tháng). Trong khi chưa sửa đổi được các quy định của pháp luật, các cơ quan có liên quan cần phối hợp tốt hơn với tòa án trong công tác tập huấn, bồi dưỡng cho hội thẩm về các văn
bản pháp luật, văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật mới, kỹ năng xét xử... Hội đồng nhân dân và Ủy ban Mặt trận tổ quốc cùng cấp cần xây dựng quy chế phối hợp và thực hiện tốt hơn việc quản lý, giám sát đối với hội thẩm từ việc thực thi nhiệm vụ, giữ gìn phẩm chất đạo đức đến việc tạo điều kiện thuận lợi để họ được bố trí thời gian hợp lý tham gia công tác tại tòa án cũng như bảo đảm các biện pháp bảo vệ hội thẩm và gia đình họ trong những trường hợp cần thiết.