Các hành vi tham nhũng theo quy định của Luật phòng, chống

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các tội tham nhũng theo luật hình sự Việt Nam (Trang 63)

cực kỳ quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Trong những năm tới, phải đẩy mạnh toàn diện và kiên quyết cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

2.1.3. Các hành vi tham nhũng theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng chống tham nhũng

Do yêu cầu của công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong tình hình hiện nay, tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XI ngày 29/11/2005, Quốc hội đã thông qua Luật Phòng, chống tham nhũng. Điều 3 của Luật này đã quy định 12 hành vi tham nhũng chứ không phải là 11 hành vi hay 7 hành vi như các pháp lệnh trước đó của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Theo Điều 3 của Luật phòng chống tham nhũng năm 2005 thì các hành vi tham nhũng bao gồm:

- Tham ô tài sản; - Nhận hối lộ;

- Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản;

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;

- Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi; - Giả mạo trong công tác vì vụ lợi;

- Đưa hối lộ, môi giới hối lộ được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi;

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản của Nhà nước vì vụ lợi;

- Nhũng nhiễu vì vụ lợi;

- Không thực hiện nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.

Bên cạnh đó, hệ thống chế tài kỷ luật và hình phạt có thể áp dụng đối với hành vi tham nhũng không được quy định trong Luật Phòng chống tham nhũng.

Theo quy định của Bộ luật Hình sự, tội phạm về tham nhũng chỉ có bảy tội, so với quy định tại Luật phòng, chống tham nhũng thì vẫn còn năm hành vi tham nhũng chưa được coi là tội phạm tham nhũng.

Đối với các hành vi tham nhũng đã được quy định là tội phạm, mặc dù Bộ luật hình sự chưa quy định tại Mục A Chương XXI thì khi điều tra, truy tố và xét xử, các cơ quan tiến hành tố tụng cần phải coi đó là tội phạm về tham nhũng vì Luật Phòng chống tham nhũng là văn bản pháp luật có giá trị ngang

với Bộ luật hình sự và được ban hành sau Bộ luật hình sự năm 1999. Tuy nhiên, trên thực tế về tội danh, điều luật, các cơ quan tiến hành tố tụng vẫn phải áp dụng Bộ luật hình sự năm 1999 đối với người phạm tội. Vì đối với các hành vi tham nhũng quy định tại Luật Phòng chống tham nhũng nhưng chưa quy định trong Bộ luật hình sự thì không bị coi là tội phạm, vì theo quy định tại Điều 2 của Bộ luật hình sự, “chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự”.

Sau khi Luật Phòng chống tham nhũng có hiệu lực thì những hành vi đã được quy định tại Điều 3 Luật Phòng chống tham nhũng là hành vi tham nhũng, nhưng những hành vi này lại được quy định là tội phạm trong các chương khác của Bộ luật hình sự sự năm 1999 thì cũng phải coi đó là tội phạm về tham nhũng. Ví dụ: hành vi dùng tài sản nhà nước để đưa hối lộ được quy định tại Điều 289 Bộ luật hình sự năm 1999 chỉ là tình tiết định khung hình phạt và Tội đưa hối lộ (Điều 289) chỉ là tội phạm khác về chức vụ chứ không phải là tội phạm về tham nhũng, nhưng sau khi Luật Phòng chống tham nhũng năm 2005 có hiệu lực thì hành vi dùng tài sản của Nhà nước để đưa hối lộ nhằm được giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương mình, phải được coi là tội phạm về tham nhũng. Tuy nhiên, vấn đề cần được nghiên cứu kỹ và đề xuất trong quá trình sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các tội tham nhũng theo luật hình sự Việt Nam (Trang 63)